Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Hồi ức Mèo Đen
Hồi ức Mèo Đen
Hồi ức Mèo Đen
Ebook183 pages2 hours

Hồi ức Mèo Đen

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Hồi ức Mèo Đen (Blackcat’s Memoir) là tập tản văn và truyện ngắn về số phận đặc biệt của chú mèo đen có tư chất hổ thích ngồi trên mái nhà; Những cái nhìn về cuộc sống đường phố; Làm cách nào một con vẹt châu Phi có thể sống qua nhiều đời; những mẩu hài hước về cuộc sống của cừu, những cây thần sống qua nghìn tuổi...

LanguageTiếng việt
PublisherMai Do
Release dateOct 24, 2013
ISBN9781301907724
Hồi ức Mèo Đen
Author

Mai Do

Name: Mai DoBorn and live in Hanoi, VietnamCurrently a Temple University student in Philadelphia.Mai loves to explore her hometown, the historic capital city of Vietnam. What a better way is writing a book about the restaurants scattered around the city? So began her journey to sample, as the French say, the crème de la crème of Hanoi cuisine.She researched and visited notable restaurants in the span of 2 years and compiled them in a handy e-book guide with over 100 restaurants of various kinds, reviews and prices.Name: Huan DoBorn and live in Ha Noi, Viet NamWork on Education and Social Development consultation and research; Writer, Translator.Published Books (literature):TÀO LAO GÀ (Hanoi Chicken Nonsense)VẸO RỒNG (Dragon Scraps)ÔNG VE CHAI (Mr. Garbage)HỒI ỨC MÈO ĐEN (Blackcat's Memoir)HÀ NỘI NGÀN NĂM ĂN VẶT (Hanoi Popular Street Foods)HANOI COLONIAL BUILDINGSHANOI TOP10Coming Soon:THÀNH PHỐ MỘT ĐÈN ĐỎ (The One Red Light City)

Read more from Mai Do

Related to Hồi ức Mèo Đen

Related ebooks

Reviews for Hồi ức Mèo Đen

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Hồi ức Mèo Đen - Mai Do

    Lời cảm ơn

    Nếu không thỉnh thoảng có người hỏi: Dạo này có viết lách gì không? hoặc Có gì mới gửi đọc cho vui? thì tôi đã dừng viết lâu rồi. Như đã giãi bày, viết lách dù toàn thứ tào lao, cũng lao tâm khổ tứ, bỏ bễ các cơ hội khác mà lại… không ra tiền.

    Sự giao cảm với bạn đọc, may mắn thay là nguồn khích lệ. Có bạn viết thư rằng đã đưa con mình vào thăm phần rơi rớt của nhà tù cổ Hỏa Lò sau khi đọc sách; một bạn khác phàn nàn khi ra Hà Nội đã đi tìm hàng phở gánh như trong sách mô tả mà không tìm ra, rồi có bạn cảm ơn về lời khuyên thực hành tiếp xúc da thịt với cha mẹ già… Những quan tâm như vậy của bạn đọc làm người viết cảm động.

    Cuốn HỒI ỨC MÈO ĐEN được xuất bản lần này là tập hợp ngẫu hứng những ký ức chưa quên, những trải nghiệm và cảm nhận của tác giả về người, cảnh, sự kiện loanh quanh. Tuy mang tên Mèo nhưng cuốn sách vẫn tiếp nối tinh thần của các cuốn Gà, Rồng và Ve đó là không câu nệ những trật tự không gian, thời gian hoặc những quan niệm gò bó. Tác giả chủ ý không đưa vào sách những truyện dài, những luận bàn ong đầu vì nghĩ rằng chúng nên để ở những cuốn sách riêng biệt, xuất bản vào những dịp thích hợp. Chỉ có một điều chỉnh nhỏ: với những nội dung ngắn có nguồn gốc tiếng nước ngoài, tác giả ý thức đưa cả nguyên bản để tăng tính trung thực của luận bàn, dẫn dụ.

    Tôi muốn cảm ơn vợ tôi và các con, người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong những ngày tôi miên man viết những chuyện tào lao. Được người thân đọc sách, góp ý và hỗ trợ là một may mắn của tác giả.

    Cảm ơn Thu Do ở kookiestudio đã vẽ bìa cho sách.

    Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bạn bè, bạn đọc gần xa, các nhà chuyên môn liên quan và quan tâm tới cuốn sách này. Tình cảm, sự chia sẻ và giúp đỡ của các bạn là niềm vui, sự động viên và nguồn cảm hứng vô giá dành cho tác giả.

    Đỗ Huân

    Thông tin Tác giả - Tác phẩm - Ebook:

    http://www.smashwords.com/profile/view/dohuan

    Đọc thêm:

    http://www.taolaoga.blogspot.com

    5 nhớ 10 quên

    Tặng chị Lê Hương Quỳnh

    Trí nhớ của gã có vấn đề. Gã đến gặp bác sỹ tâm lý và phàn nàn mình thường xuyên bị sập khóa quên chìa. Tay bác sỹ vốn là bạn gã, khuyên: Trí nhớ của ông ở mức báo động rồi đấy. Ông cần chịu khó chữa bệnh kẻo muộn!. Rồi bác sỹ phân tích trước sau tác hại của quên: nào là khi lái xe gã có thể đạp nhầm phanh sang ga, nào là không mở khóa quần gã vẫn đái, nào là ăn rồi gã lại bảo chưa ăn v.v. Gã phát hoảng nghĩ mình giờ thành con mồi cho thử máu, siêu âm. Gã còn lan man nghĩ tới cảnh 2-3 bệnh nhân chung giường với nguy cơ bội nhiễm.

    - Ông chớ có hoảng! Bệnh ông không cần nằm viện. Chỉ cần ông luyện tập kiên trì và đúng phương pháp là trí nhớ sẽ hồi phục - Không chỉ giải thích, tay bác sỹ còn nhiệt tình hướng dẫn cho gã những bài tập phục hồi trí nhớ vừa hay vừa đơn giản. Đơn giản tới mức gã nhập tâm nhớ luôn trong… 24 giờ trước khi quên sạch. Quên nhưng may sao gã còn nhớ lời căn dặn: Cố nhớ những điều đã quên là phương pháp chữa quên cần nhớ.

    Nhớ mãi… Cuối cùng hắn nhớ ra lời khuyên: Cách luyện trí nhớ hay nhất là cho ai đó vay tiền!. Không rõ vì sao trong cả đống phương pháp bác sỹ gợi mở hắn lại nhớ độc phương pháp tiền. Phải chăng đối với một nhà xã hội học nghèo kiết xác như gã, tiền là thứ lởn vởn nhiều nhất trong đầu?! Phương pháp này lại rất oái ăm vì tiền là điều kiện… đầu tiên dẫn tới thành công. Kẹt tiền nhưng gã không dám hỏi vợ vì vợ gã có trí nhớ cực tồi - Mụ không quên thứ gì bao giờ. Hỏi mụ tiền khác nào kích hoạt mụ nhớ lại cả trăm thứ xấu xa của gã mà mụ đang tạm quên.

    Bí quá, gã đành nhớ tới 5 triệu đồng vợ đưa để chữa răng mà gã chưa kịp quên. Gã đắn đo: Nhăn nhó sâu răng với tè bậy ra quần trước đám đông cái nào mất thể diện hơn? – Sau một hồi nghĩ ngợi mung lung, gã quyết định đầu tư tiền vào nhớ.

    Gã ôm răng đau, mang tiền ra quán cafe nơi có mấy ông bạn nếu cho vay không sợ chạy làng.

    - Có ông nào muốn vay tiền không? - Cả quán cafe kinh ngạc nhìn gã.

    - Lãi suất thế nào? - Tay chủ xưởng, quen làm việc với ngân hàng, phá tan sự im lặng, cất giọng dò la.

    Nhà xã hội học lúc này mới gãi đầu trình bày liệu pháp cho vay chữa bệnh hay quên của mình. Cả bàn được mẻ cười to.

    - Tưởng ông trúng số hay mới bán nhà, bán đất - Một ông bạn bô bô – Nếu ông có ý định dùng tiền thì có chỗ đích đáng đấy. Nhớ không, năm ngoái ông kẹt công tác nên nhắn tôi ứng tiền viếng bố thằng X? Biết ông hay quên, tôi không tiện nhắc 200 ngàn.

    Gã giật mình! Rồi tiếp theo ông bạn viếng bố thằng X đến lượt ông bạn ứng tạm tiền học cho con rồi ông bán chịu đồng hồ… lên tiếng. Các món nợ, không thiếu người làm chứng, cứ lũ lượt kéo về. 5 triệu đồng chữa răng thế là trả nợ cái vèo. Số tiền còn lại trong túi, vừa đủ cho gã trả tiền cafe tạ tội. Còn may là chính tay chủ xưởng đang định vay tiền đã hào phóng cho gã vay lại 5 triệu đồng chữa răng với lãi suất 0%. Gã vừa mừng, vừa ngượng vừa ngao ngán: Cuộc đời không có gì để nhớ vẫn còn hơn không có gì bị quên!

    Nhưng rồi gã tự thấy rằng sau hôm làm tín dụng ngoài quán cafe, trí nhớ của mình có nhúc nhích đi lên, mà bằng chứng có hẳn hoi:

    Gã lẩm nhẩm nhớ được qua đêm số chứng minh thư, số tài khoản ngân hàng và cả mã số thuế công ty. Tiếc rằng khi giao dịch, gã bỗng quên số nào là số nào.

    Còn nữa, ở lễ hội gì đó (!) tình cờ gã gặp lại một trong những cô gái tuyệt nhất mà gã từng yêu. Chỉ có điều gã không thể nhớ là cô nào.

    Tiếp đà, gã lần hồi nhớ được lời khuyên: Cách tốt nhất để nhớ gì đó là cố quên nó đi. Gã đã cố quên ngày cưới của mình để rồi hôm nay, lần đầu tiên sau 20 năm, gã hỏi vợ đầy ẩn ý: Em có nhớ hôm nay là ngày gì không?. Nhận hoa gã tặng, vợ gã ngây ngất còn gã thì nở mày nở mặt dù ngay sau đó, nhờ vợ, gã phát hiện ngày cưới thực ra rơi vào ngày hôm qua!

    Dù sao, gã tin là trí nhớ của mình đang khá lên trông thấy. Gã chỉ còn 3 điều không thể nhớ: gã không nhớ các khuôn mặt, không nhớ tên người và không nhớ… điều thứ 3 là gì.

    Gã gọi điện cho bác sỹ và nhận được lời khuyên: Đối với ông, viết ra giấy là bí quyết hay nhất cho trí nhớ!

    Cơm ngon khó đỡ

    25 năm trước, ở Hà Nội cái gì cũng hiếm, cơm áo gạo tiền hiếm đã đành đến người giúp việc cũng thật khó tìm. Dù nghèo và đói việc nhưng nhiều người không muốn giúp việc gia đình: Làm gì thì làm, chứ làm con sen, thằng ở, hầu hạ kẻ khác là không nhé!

    Nói khó mãi anh mới thuyết phục được cô hàng xóm trông con giúp mình: Anh bận công trường, chị dạy học tối ngày, đằng nào cô cũng phải trông con Bông, vậy nhờ cô trông luôn con Tũn giúp anh chị. Hai đứa chúng nó lại hợp nhau. Trời rét căm căm, cô đỡ phải cọ rửa xe máy, đỡ dầu mỡ chân tay, thu nhập vẫn vậy…

    Nhờ cô hàng xóm mọi việc giờ trôi chảy. Con Tũn có người chăm sóc. Anh và vợ rảnh tay việc mình.

    2-3 tháng trôi qua, bỗng một hôm cô hàng xóm sang gặp anh trịnh trọng xin thôi việc. Anh ngạc nhiên lắm: Anh chị bồi dưỡng ít chăng? Hay xóm giềng điều tiếng?

    Mong hai bác bỏ qua cho. Em không thể trông con Tũn được nữa. Cơm nhà bác ngon quá! Lúc thịt rim, khi tôm rang. Nhai cơm (!) đút cho con Tũn mà nhiều khi em không cưỡng được, em cứ nuốt mất.

    5 anh em trên một chiếc giường xinh

    Nhập viện, anh phải chung giường với một tay đô con bò mộng. Hắn chắc bằng nửa tuổi anh nhưng thân xác thì gấp đôi. Giường sắt mét hai lạnh giá, 2 con bệnh trở đầu đuôi, hai đầu người hai phía còn khúc giữa lùng bùng một đống chăn to. Nhiều chuyện lạ từ đống chăn to sù đó.

    Vì sốt li bì nên khi tỉnh giấc anh mới nhận thấy mình chênh vênh mép giường, cảm giác nao nao sắp rơi xuống vực. Bới đống chăn, anh thấy tay hàng xóm nguyên si giày thể thao hãng Nike đang gáy khò khò. Giày được bọc túi ni lon cẩn thận. Hắn giải thích sau đó: Nằm viện 2 tháng em mất 2 đôi giày. Đành nguyên giày đi ngủ. Được cái con bệnh mới mổ này cũng biết điều nên tối hôm sau đôi giày từ dưới chân chạy lên đầu thay gối.

    Dù sao anh thấy mình vẫn còn may hơn lũ trẻ con nheo nhéo đằng kia. Có tới 5 đứa trẻ trên một chiếc giường xinh. Anh nghĩ: Thực là bọn trẻ đi… ngồi viện.

    Một căn phòng 50 mét vuông có tới ba chục con bệnh viêm nhiễm tiêu hóa cùng ngần ấy người nhà thì ít chuyện mới gọi là lạ. Khắp nơi người ăn, kẻ thụt liên miên. Cười, khóc, chém gió… đủ cả. Hơn 40 năm sau chiến tranh oánh nhau, bệnh viện anh nằm, thực ra, vẫn giống một bệnh viện dã chiến. Sự khác nhau có nhẽ giờ có nhiều điện thoại quá. Chuông đổ inh ỏi. Gọi nhau ầm ầm.

    Reng…reng… Alô, bác Hòa ạ, em xin báo bác tin vui, ông nhà mình xì hơi được rồi! Mừng quá!

    Reng…reng… Alô, bố nó à, em bật loa, bố động viên con một câu: Tũn ơi! Cố rặn đi con! Ỉa được mới trở thành phi công anh hùng được!"

    Cũng phải mất 2-3 hôm anh mới quen với nằm chung tập thể.

    Tuy nhiên, cũng có thứ khó quen. Như chuyện xảy ra cách đây mấy hôm. Đêm đông mơ màng bỗng có tay ai đó xục xạo vùng cấm chim anh. Nắm chim anh rồi thấy tay rụt vội. Không có gì chộn rộn bằng bị sờ chim trên giường trong đêm thanh vắng. Choàng mở mắt, anh nhận ra cô vợ trẻ tay hàng xóm đang bối rối. Anh đoán dưới đống chăn ngồn ngộn, nàng đã định hướng sai khi lùa bô cho ông xã đi tè. Là anh suy diễn, vừa chạm chim anh, lập tức nàng nhận ra bé cái nhầm. Dù anh đã quả quyết: Không sao! nhưng cả tuần sau đó cứ thấy anh là nàng đỏ mặt.

    Rồi như để lại quả, chỉ sau đó vài hôm, lại đêm khuya thanh vắng, thằng con trai 20 tuổi ngái ngủ của anh cũng dò mìn nhầm sang chim hàng xóm. Có điều, nằm viện thâm niên nên tay đô con bò mộng này bình thản lên tiếng: Cảm ơn! Đây chưa buồn….

    Vầy vò áo da

    Ngày đó tình cờ anh quen nàng ở chỗ mấy ông bạn, toàn con nhà khá giả. Không vồn vã cũng không lạnh nhạt, nàng khiến con tim anh rung rinh rạo rực. Rồi anh vẩn vơ nghĩ ngợi những chuyện vừa nghiêm túc, vừa xa vời. Anh tìm cớ đến nhà nàng để nói và làm những chuyện vu vơ.

    Một hôm anh tới trồng cây si nhà nàng. Việc vu vơ anh nghĩ ra hôm đó là… lao vào nhà vệ sinh. Khi quay ra, tình

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1