Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Nhịp sống hiện đại và dưỡng sinh tinh thần
Nhịp sống hiện đại và dưỡng sinh tinh thần
Nhịp sống hiện đại và dưỡng sinh tinh thần
Ebook154 pages6 hours

Nhịp sống hiện đại và dưỡng sinh tinh thần

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Tinh sung, khí đủ, thần được bảo toàn, thì con người mạnh khỏe, lâu già, sống thọ. Ngược lại, tinh khô, khí hư, thần suy nhược thì con người bệnh tật, chóng già, tuổi thọ ngắn. Do đó, cần phải nuôi dưỡng tinh, khí và thần, sách gọi tắt là tinh thần.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJan 14, 2014
ISBN9781311548832
Nhịp sống hiện đại và dưỡng sinh tinh thần
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Nhịp sống hiện đại và dưỡng sinh tinh thần

Related ebooks

Related categories

Reviews for Nhịp sống hiện đại và dưỡng sinh tinh thần

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Nhịp sống hiện đại và dưỡng sinh tinh thần - Dong A Sang

    NHỊP SỐNG HIỆN ĐẠI & DƯỠNG SINH TINH THẦN

    By Đông A Sáng

    Copyring Đông A Sáng

    Smashwords Edition.

    Chương 1: Nguyên tắc dưỡng sinh tinh thần

    Chương 2: Tâm tình và nhân tố sinh bệnh

    Chương 3: Mấu chốt điều dưỡng tinh thần

    Chương 4: Tình cảm và tinh thần

    Chương 5: Tinh thần liệu pháp

    Chương 6: Thuật điều chỉnh tâm tư

    Chương 7: Dưỡng sinh và xử thế

    Chương 8: Nghỉ ngơi – nhàn nhã và dưỡng sinh

    Chương 9: Dưỡng sinh và tuổi tác

    Chương 10: Phụ nữ và dưỡng sinh

    MỤC LỤC

    AUTHOR

    Chương một:NGUYÊN TẮC DƯỠNG SINH TINH THẦN

    I. TINH, KHÍ VÀ THẦN

    1. Tinh là vật chất cơ bản của sinh mệnh :

    Người xưa cho rằng, tinh là tinh hoa của cơ thể con người.

    Sách Hoàng đế nội kinh, thiên Linh khu viết: Thai trước tiên do tinh mà hình thành, tinh thành thì não tủy sinh, xương cứng, mạch được dinh dưỡng, gân cứng, da dẻ cứng rắn, râu tóc mọc dài...

    Nói chung, tinh là nguồn gốc của thân thể con người đồng thời cũng là hình thành hình thành con người, tinh là cơ bản của sinh mệnh con người.

    2. Khí là cội nguồn sinh hóa vật lực của con người :

    Y học Trung Quốc lý luận, chính khí cũng là vật chất cơ bản của con người, chính khí duy trì những hoạt động bình thường và đề kháng tật bệnh của sinh mệnh.

    Chính khí sung mãn thì con người khỏe mạnh, chính khí thiếu hụt thì sinh mệnh con người suy nhược.

    Do đó, nuôi dưỡng được chính khí thì sinh mệnh sinh trưởng, thân thể khỏe mạnh và sống lâu.

    3. Thần là thể hiện tổng hoạt động sinh mệnh của con người :

    Sách Hoàng đế nội kinh, phần Linh lan điển luận, cho rằng thần tàng ở trong tim (tâm).

    Thần là chủ quản những hoạt động của con người, nếu thần minh, sáng suốt, thì ở dưới an ổn.

    Người ta có thể nhận thức được thần tàng ở tim, qua công năng tư duy và biểu hiện qua tri thưcù, ý thức.

    4. Tinh, khí, thần, không thể tách rời nhau :

    Tinh, khí, thần có mối quan hệ gắn bó mật thiết, không thể tách rời: Thần do khí sinh, khí do tinh sinh, thần lại là thống ngự tất cả những hoạt động của sinh mệânh con người.

    Tinh là vật chất cơ bản của con người, khí là trạng thái công năng của tinh, thần lại là tối cao của các trạng thái công năng, tập trung biểu hiện ở hình thức con người.

    Cả ba nhưng lại là nhất thể, không thể tách rời, phân ly.

    Y học Trung Quốc cho rằng: Tinh tàng ở thận, thận lại là chủ quản của tinh, chế tác và chứa đựng tinh, gan lại là chủ quản về sự thông suốt của tinh.

    Tinh thận sung mãn hoặc thiếu thốn thì trạng thái công năng của cơ thể cũng khác nhau, tuổi thọ con người cũng dài ngắn khác nhau.

    Tinh sung mãn thì thần khang kiện, hình thể cường tráng, ăn ngon, ngủ yên, biểu hiện sinh mệnh con người hưng vượng.

    5. Tích tinh bảo toàn thần :

    Ngày xưa, các nhà dưỡng sinh rất coi trọng tinh và thần.

    Như đã nói, tinh là vật chất cơ bản của cơ thể con người, cấu thành con người và quan hệ đến sinh mệnh con người.

    Thần là cơ năng của sinh mệnh, thần được tinh khí điều hòa thì sinh hóa.

    Cho nên, phải tích tinh để bảo toàn thần.

    6. Trung hòa và hư vô :

    Người xưa cũng cho rằng, dưỡng thần tức dưỡng tâm, tức là bảo dưỡng tạng tâm, thực tế là điều tiết hoạt động tinh thần, ý thức và tư duy.

    Trung hoà và hư vô là cách dưỡng thần.

    II. HÌNH VÀ THẦN

    1. Hình là ngôi nhà hoạt động của sinh mệnh :

    Hình là chỉ là kết cấu chỉnh thể hình thể của con người, bao gồm lục phủ, ngũ tạng, kinh lạc, tổ chức kết cấu của tứ chi, những vật chất cơ bản như máu huyết, dịch...

    2. Thần là chủ tể hoạt động của sinh mệnh con người :

    Cơ bản vật chất của thần là tinh và khí.

    Theo nghĩa rộng, thần là tất cả những biểu hiện hoạt động sinh mệnh của con người, bao gồm: ngôn ngữ, nói hoặc im lặng, ứng đối hoặc phản ứng; những tình cảm hiện ra trên mặt, sắc diện; hơi thở; thể thái...

    Theo nghĩa hẹp, thần chỉ nhưng hoạt động tinh thần của con người, bao gồm: thần, phách, ý, chí, tư, lự, tri ...

    3. Hình là mẹ của thần :

    Trương Cảnh Nhạc, đời nhà Minh, viết: Giỏi dưỡng tính, trước tiên không thể không dưỡng hình, hình là ngôi nhà của thần minh.

    Hình và thần có mối quan hệ mật thiết, thần không thể xa lìa hình. Nếu thần xa lìa hình sẽ không thể sản sinh những hoạt động tư duy.

    Hình tráng kiện thì tinh thần đầy đủ, hình suy nhược thì tinh thần thiếu phấn chấn.

    Cho nên nói hình là mẹ của thần, không có hình thần trở nên vô tính.

    4. Thần là chủ của hình :

    Hoạt động của tinh thần được biểu hiện ra bên ngoài là hỷ (vui), nộ (giận), ưu (lo âu), tư (suy nghĩ), bi (buồn rầu), khủng (sợ), kinh (kinh hoảngï).

    Những hoạt động của tinh thần ảnh hưởng đến quá trình của sinh mệnh, sự biến hóa của máu huyết lục phủ, ngũ tạng; duy trì sự cân bằng âm dương; điều tiết công năng và trạng thái cùa tổ chức khí quan; làm cho hình thể biến hoá chủ động thích ứng với hoàn cảnh, duy trì sự cân bằng của con người với hoàn cảnh bên ngoài.

    Tinh thần, tâm tư xuất hiện sự khác thường, sẽ ảnh hưởng đến công năng của sinh lý của con người, dẫn đến phát sinh bệnh tật, thậm chí con người sớm suy nhược, thu ngắn tuổi thọ.

    Nói thần là chủ của hình, không có thần thì hình không thể hoạt động được.

    5. Động sẽ dưỡng hình, hình sẽ dưỡng thần :

    Động tức là hoạt động, sách Hoàng đế nội kinh, cho rằng phải làm cho khí huyết chảy không dừng, tuần hoàn không nghỉ, không nên ngồi lâu, nằm lâu sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông tuần hoàn của khí huyết.

    Nguyên lý động khả dĩ dưỡng hình là làm cho thân thể cường tráng, máu huyết được nuôi dưỡng và lưu thông; công năng tỳ vị cường kiện, tuổi thọ tăng lên.

    Tiền đề của động để dưỡng hình là hàng ngày phải thanh tĩnh tinh thần.

    Nói cách khác, hình và thần đều được dưỡng, nhưng trong đó dưỡng thần là quan trọng.

    Nếu hình và thần đều được dưỡng thì cho công năng sinh lý và những hoạt động nhậân thức, tư duy của con người bình thường.

    Sách Hoàng đế nội kinh, cho rằng, khí huyết sung mãn, tinh khí vững bền chân khí sẽ theo vào, thần thủ ở trong, hình và thần đều đầy đủ thì sẽ sống lâu trăm tuổi.

    III. TRỜI VÀ NGƯỜI TƯƠNG HỢP, BẢO TINH THẦN

    1. Con người và trời, đất tương ứng :

    Thế giới tự nhiên là điều kiện để cho con người tồn tại, con người sinh hoạt trong thế giới tự nhiên, đồng thời con người phải biến hóa theo thế giới tự nhiên.

    Thế giới tự nhiên ảnh hưởng và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ thể và cơ thể sẽ sinh ra những phản ứng tương ứng; những phản ứng này thuộc phạm vi sinh lý, nếu vượt quá giới hạn phạm vi sinh lý sẽ nảy sinh bệnh tật.

    Thuyết cho con người và trời đất tương ứng không phải là tiêu cực và bị động mà là tích cực và chủ động.

    Con người không chỉ chủ động trong việc thích ứng với tự nhiên mà còn tích cực cải tạo thế giới tự nhiên, lợi dụng thế giới tự nhiên để bồi bổ sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.

    Tuy vậy, cũng phải thừa nhận, năng lực phản ứng sinh lý của con người có giới hạn, đối với thế giới tự nhiên và xã hội.

    Ví dụ: Sự thay đổi của không khí hoặc sự đột biến của xã hội, vì cơ năng điều tiết của con người có giới hạn, không kịp phản ứng để thích nghi, sẽ sinh bệnh tật.

    2. Hoàn cảnh ảnh hưởng đến tâm lý và sinh lý :

    Ai cũng biết, hoàn cảnh tự nhiên và xã hội có tác động mạnh mẽ đến tâm sinh lý của con người.

    Nếu thiên nhiên mưa thuận gió hoà, xã hội thanh bình, tuổi thọ con người sẽ cao hơn.

    Nếu thiên nhiên nhiều thiên tai bão lũ, xã hội loạn lạc, thì tuổi thọ con người như bị rút ngắn.

    Lịch sử cũng đã chứng minh: Thời nguyên thuỷ, con người chỉ lo chống chọi với lực lượng thiên, đấu tranh với thú dữ, nên tâm lý thuần phác, đơn giản,

    Thời kỳ thạch khí, thời kỳ đồ sắt, để thích ứng với thời đại, nên sinh lực của con người phát triển, khỏe mạnh, tuổi thọ được cải biến và cao hơn, tất nhiên đời sống tâm lý cũng phong phú hơn.

    Thời kỳ xã hội phong kiến, tâm lý con người phức tạp; y học có nhiều tiến bộ, một mặt phản ánh được sức khỏe con người được chăm sóc nhưng mặt khác biểu hiện nhiều bệnh tật sản sinh trong lòng xã hội, tâm lý con người phức tạp.

    Ngày nay, một số nước trên đường hiện đại hóa đã phát sinh ra nhiều vấn đề: môi trường ô nhiễm, nạn thất nghiệp, tội phạm gia tăng, nhiều bệnh truyền nhiễm, nhịp sống con người căng thẳng

    Đặc biệt, những bệnh như cao huyết áp, cơ tim bị xơ cứng, tiểu đường... chứng tỏ tâm lý của con người bị dồn ép, căng thẳng, lo sợ đến mức nào.

    Nói chung, hoàn cảnh thiên nhiên, xã hội ảnh hưởng đến đời sống sinh lý và tâm lý của con người rất mãnh liệt.

    2. Thuận theo bốn mùa để điều dưỡng tinh thần :

    Bốn mùa (tứ thời) còn được gọi là bốn khí (tứ khí), chỉ bốn mùa xuân, hạ, thu đông; thần là tinh thần và ý chí.

    Hoạt động, sinh hoạt, y phục tùy theo bốn mùa trong năm mà thay đổi tương ứng cho thích hợp.

    Những người cơ nhỡ nghèo khó trong xã hội, đôi khi không có điều kiện thích ứng được với thời tiết bốn mùa. Ví dụ :

    Bức sốt nhưng vẫn áo bông

    Tưởng rằng mình ốm hoá ra không

    (Tú Xương)

    Sự vật vận động theo quy luật của bốn mùa là: Xuân sinh (sôi), hạ trưởng (thành), thu thu (hoạch), đông tàng (cất dấu).

    Con người cũng tuỳ quy luật bốn mùa trong năm mà điều chỉnh, tương ứng, thích ứng, làm cho tinh thần, ý chí luôn mới mẻ.

    Sách Hoàng đế nội kinh gọi phương pháp này là thuận thời dưỡng sinh.

    3. Mùa xuân, tình chí sinh sôi

    Thời tiết ấm áp của ba tháng mùa xuân, thế giới tự nhiên phơi phới, vạn vật sinh sôi, thay áo mới.

    Do đó, ta phải dậy sớm, đi tản bộ, thả lỏng thân thể, tinh thần mở rộng, làm cho tình chí vui vẻ.

    Mùa xuân, tình chí thích nghi với sự sinh sôi và phát triển, thông đạït, không thích hợp với sự bóc lột (tình chí), thui chột và

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1