Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 3)
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 3)
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 3)
Ebook230 pages3 hours

Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 3)

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Hoàng Đế nội kinh cho rằng, những bậc thánh nhân, những người thông minh coi trọng dưỡng sinh, phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
Tương tự, việc trị lý quốc gia, phải phòng loạn trước khi loạn xảy ra, không để loạn lạc xảy ra mới trị loạn. Nếu để loạn lạc xảy ra mới trị loạn, khác nào lúc khát mới đào giếng, tướng sĩ khi lâm trận mới rèn vũ khí.
Muốn như vậy, thì phải có sách vỡ, phải đọc sách và ứng dụng; tất nhiên không có cuốn sách nào toàn diện hơn, hay hơn, tin cậy hơn, là sách tổ của ngành y – Hoàng Đế nội kinh.
Hoàng Đế nội kinh - Thiên Tố vấn (tập 3) : Từ thiên 70 đến 81.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJan 28, 2014
ISBN9781310892301
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 3)
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 3)

Related ebooks

Related categories

Reviews for Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 3)

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 3) - Dong A Sang

    Thiên 71 :LỤC NGUYÊN CHÍNH KỶ ĐẠI LUẬN

    Hoàng Đế nói :

    - Ta đã nghe sự sinh hoá bình thường, hoặc (sinh hoá) không bình thường của sáu khí, thắng khí và phục khí, các nguyên tắc trị liệu bệnh tật, các khí vị như ngọt, đắng, mặn, chua, nhạt v.v.

    Ta muốn nghe tổng luận về các khí trực trong năm thuộc các địa chi, các quy luật khí hoá; luận về các khí; luận về khách khí và chủ khí (trong vòng 60 năm); nguyên tắc, điều trị, điều dưỡng bệnh tật.

    Kỳ Bá thưa :

    - Trước tiên xác định thiên can, địa chi của năm, khí trực năm; tiếp là xét sự tương đồng hoặc không tương đồng giữa chủ vận, khách vận; sau đó là luận về những điều ngài vừa nêu.

    1. Thái dương hàn (Thuỷ) trực năm :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Thái dương hàn (Thuỷ) trực năm, (thi hành chính lệnh) thuộc những địa chi nào ? Những tình huống nào sẽ xảy ra ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Thái dương hàn (Thuỷ) trực năm (thi hành chính lệnh), là năm (có địa chi) Thìn, Tuất.

    1) Năm Nhâm* Thìn, Nhâm Tuất (Mộc vận):

    (1) Thái dương hàn (Thuỷ) trực năm, địa chi là Thìn, Tuất.

    Thái dương (hàn – Thuỷ) ti thiên.

    Thái âm (thấp - Thổ) tại tuyền.

    Đinh, Nhâm thuộc Mộc vận.

    Nhâm là năm dương, vận là Thái giốc (một trong ngũ âm).

    (2) Khí Thuỷ vận là phong (gió), nếu khí hoá bình thường thì tiếng gió hỗn loạn, vật thể khai mở.

    Nếu khí hoá bất thường, thì gió lớn nổi lên sinh ra sự gãy đổ, nhổ bật.

    Đối với nhân thể : Sinh bệnh đau đầu, chóng mặt, mắt mờ.

    (3) Khách vận (có 5 bước) : Sơ vận là Thái giốc (khách vận và chủ vận tương đồng, nên khí bình thường), vận thứ hai là Thiếu chuỷ, vận thứ ba là Thái cung, vận thứ tư là Thiếu thương, chung (cuối) vận là Thái vũ.

    (4) Chủ vận: Chủ vận tương đồng với khách vận, bắt đầu là Thái giốc, kết thúc là Thái vũ.

    2) Năm Mậu Thìn, Mậu Tuất (Hoả vận):

    (1) Năm Mậu Thìn, năm Mậu Tuất, Hoả vận thái quá (khắc hàn - Thuỷ ti thiên), tất Hoả vận tương đồng với bình khí (khí bình thường).

    Thái dương hàn (Thuỷ) ti thiên.

    Thái âm thấp (Thổ) tại tuyền.

    Mậu, Quý thuộc Hoả vận.

    Mậu là năm dương, vận là Thái chuỷ.

    (2) Khí Hoả vận vốn nóng, khí hoá bình thường thì ấm nắng và uất nhiệt.

    Khí hoá không bình thường, sinh viêm nhiệt, nóng chảy.

    Đối với nhân thể : Sinh bệnh nhiệt tà uất trệ.

    (3) Khách vận : Sơ vận là Thái chuỷ, vận thứ hai là Thiếu cung, vận thứ ba là Thái thương, vận thứ tư là Thiếu vũ, chung vận là Thái giốc.

    (4) Chủ vận : Sơ vận là Thiếu giốc, vận thứ hai là Thái chuỷ, vận thứ ba là Thiếu cung, chung vận là Thiếu vũ.

    3) Năm Giáp Thìn, Giáp Tuất (Thổ vận):

    (1) Giáp Thìn, Giáp Tuất (hai năm tuế hội, cùng thiên phủ).

    Thái dương hàn (Thuỷ) ti thiên.

    Thái âm thấp (Thổ) tại tuyền.

    Giáp, Kỷ là Thổ vận.

    Giáp thuộc năm dương, vận là Thái cung.

    (2) Khí Thổ vận là âm vũ (mưa mờ), khí hoá bình thường, thì mềm mại, dày nặng, nhuận trạch.

    Khí hoá không bình thường, thì gió thổi, mưa tụ, sấm động kinh người.

    Đối với nhân thể : Bị bệnh thấp tà, bên dưới cảm thấy nặng.

    (3) Khách vận : Sơ vận là Thái cung, vận thứ hai là Thiếu thương, vận thứ ba là Thái vũ; vận thứ tư là Thiếu giốc, chung vận là Thái chuỷ.

    (4) Chủ vận : Sơ vận là Thái giác,vận thứ hai là Thiếu chuỷ, vận thứ ba là Thái cung, vận thứ tư là Thiếu thương, chung vận là Thái vũ.

    4) Năm Canh Thìn, Canh Tuất (Kim vận):

    (1) Thái dương hàn (Thuỷ) ti thiên.

    Thái âm thấp (Thổ) tại tuyền.

    Ất, Canh là Kim vận.

    Canh thuộc năm dương, vận là Thái thương.

    (2) Khí Kim vận mát lạnh, khí hoá bình thường, thì mù, sương nổi lên.

    Khí hoá không bình thường, thì tiêu sát, điêu linh

    Đối với nhân thể : Tân dịch khô, ngực vai đau, buồn bực.

    (3) Khách vận : Sơ vận là Thái thương, vận thứ hai là Thiếu vũ, vận thứ ba là Thái giốc, vận thứ tư là Thái thương, chung vận là Thiếu vũ.

    (4) Chủ vận : Sơ vận là Thiếu giốc, vận thứ hai là Thái chuỷ, vận thứ ba là Thiếu cung, vận thứ tư là Thái thương, chung vận là Thiếu vũ.

    5) Năm Bính Thìn, Bính Tuất (Thuỷ vận):

    (1) Bính Thìn, Bính Tuất (hai năm cùng là thiên phủ).

    Thái dương hàn (Thuỷ) ti thiên.

    Thái âm thấp (Thổ) tại tuyền.

    Bính, Tân là Thuỷ vận.

    Bính là năm dương, vận là Thái vũ.

    (2) Khí Thuỷ vận là lạnh lẽo tiêu sát, khí hoá bình thường là lạnh, gió nổi lên kịch liệt.

    Khí hoá không bình thường, tuyết sương, băng giá.

    Đối với nhân thể: Lạnh lẽo (đại hàn) ngưng trệ giữa các khe gân thịt, gân cốt.

    (3) Khách vận : Sơ vận là Thái vũ, vận thứ hai là Thiếu giốc, vận thứ ba là Thái chuỷ, vận thứ tư là Thiếu cung, chung vận là Thái thương.

    (4) Chủ vận : Sơ vận là Thái giốc, vận thứ hai là Thiếu chuỷ, vận thứ ba là Thái cung, vận thứ tư là Thiếu thương, chung vận là Thái vũ.

    6) Luận về tình huống các khí và bệnh tật :

    (1) Năm Thìn, Tuất, do Thái dương ti thiên (chấp chánh), khí (Thuỷ) thái quá sẽ đến trước thiên thời.

    Thái dương hàn (Thuỷ) ti thiên, khí nghiêm ngặt; Thái âm thấp (Thổ) tại tuyền, khí trầm tĩnh.

    Khí hàn Thuỷ giáng ở không trung (thái không); khí dương không thi hành được mệnh lệnh.

    Khí Thuỷ (ti thiên) và khí Thổ (tại tuyền) tương hợp, thành công đức.

    Ứng với sao Thần, sao Trấn, ánh sáng hai sao giao nhau rất mạnh.

    Ứng với ngũ cốc là các loại màu vàng (Thổ), màu đen (Thuỷ).

    Chánh (lệnh) ti thiên nghiêm túc, lệnh tại tuyền dư thừa và chậm.

    Do khí hàn (Thuỷ) nổi lên lớn, nên khí dương không thể duỗi ra được; vì thế, ở hồ đầm khí dương nóng không xuất hiện, không dâng lên; khi khí Hoả đến thì (những vùng hồ đầm) mới được thư thả.

    Nếu, khí thứ ba, là Thiếu dương (quân Hoả), khí Hoả thắng, tất sẽ ứng theo thời, thì mưa dầm dề không ngớt.

    Nếu, khí thứ tư, tại tuyền cầm quyền, thì nước mưa dừng, mây bay.

    Nếu, khí Thái âm chủ lệnh thì mây hội (tụ) ở Bắc cực; (lúc ấy) khí ẩm phân bố khắp nơi, vạn vật tươi nhuận

    Khí lạnh Thái dương (hàn – Thuỷ) phân bố ở trên cao, khí Thiếu âm (quân Hoả) ở dưới, thì sấm động lớn; khí ẩm và lạnh giao nhau và được duy trì liên tục.

    (2) Đối với nhân thể : Dễ sinh những bệnh thuộc hàn, thấp, da thịt mềm nhão, đi tả, huyết dịch tràn ra ngoài.

    7) Luận về chủ khí và khách khí :

    Sơ khí *(Mộc - Hoả):

    (1) Chủ khí là Quyết âm phong (Mộc).

    Khách khí là Thiếu dương tướng Hoả.

    Khí tại tuyền di chuyển và thoái vị; ẩm khí sẽ lưu hành rộng (đại hành), làm cho cây cỏ sớm tốt tươi.

    (2) Đối với nhân thể : Dễ bị những chứng dịch lệ; ẩm nhiệt phát tác, khiến thân nóng, đau đầu, nôn mữa, da thịt bị lở loét.

    Khí thứ hai (Hoả - Kim):

    (1) Chủ khí là Thiếu âm quân Hoả.

    Khách khí là Dương minh táo (Kim).

    Khí mát (Kim) lưu hành rộng lớn (đại hành), khí dương không được thư giãn.

    Cho nên, cảm thấy thê lương; cây cỏ gặp khí lạnh mát, khó sinh trưởng; khí Hoả bị áp chế.

    (2) Đối với nhân thể : Dễ bị bệnh uất khí, không thư thái, bụng trương đầy, khí lạnh cũng bắt đầu phát sinh.

    Khí thứ ba (Hoả - Thuỷ):

    (1) Chủ khí là Thiếu dương tướng Hoả.

    Khách khí là Thái dương hàn (Thuỷ).

    Khí ti thiên ban bố chánh lệnh, nên khí lạnh lưu hành, mưa đổ xuống.

    (2) Đối với nhân thể : Thường phát sinh bệnh, bên ngoài lạnh, bên trong nóng, ung thư, đi tả (hạ lỵ) như suối, tim nóng bực bội; nhiệt tà uất ở bên trong, nên tâm thần rất dễ bị thương tổn, bệnh không trị sớm, phần nhiều là tử vong.

    Khí thứ tư (Thổ - Mộc):

    (1) Chủ khí là Thái âm thấp (Thổ).

    Khách khí là Quyết âm phong (Mộc).

    Hai khí phong (Thổ), thấp (Mộc) giao tranh với nhau; khí phong và thấp đều hoá thành mưa; vạn vật nhân đó mà phát triển, hoá dục và thành thục.

    (2) Đối với nhân thể : Bị các chứng thiếu khí, nóng (đại nhiệt), da thịt mềm nhão, hai chân yếu, hạ lỵ màu trắng, màu đỏ.

    Khí thứ năm (Kim – Hoả):

    (1) Chủ khí là Dương minh táo (Kim).

    Khách khí là Thiếu âm quân Hoả.

    Khí dương đổi mới, biến hoá, các loại cây cỏ phát triển xum xuê, việc hoá dục thành thục.

    (2) Đối với nhân thể : Thư thái, không bệnh tật.

    Chung khí (Thuỷ - Thổ):

    (1) Chủ khí là Thái dương hàn (Thuỷ).

    Khách khí là Thái âm thấp (Thổ), tức là khí tại tuyền.

    Khí tại tuyền được chính lệnh, nên khí ẩm (thấp – Thổ) lưu hành, khí âm hàn (Thuỷ) ngưng tụ ở thái không. (Do khí thấp – Thổ lưu hành) bụi đất mù mịt tràn đồng ruộng.

    (2) Đối với nhân thể : Cảm thấy thê lương, nếu khí Thổ không thắng, thì tỳ (Thổ) không được nuôi dưỡng; (vạn vật) tuy có thai nhưng chủ tử, không sinh.

    8) Nguyên tắc, phương pháp điều trị, điều dưỡng :

    Nguyên tắc chung :

    Phàm năm Thái dương hàn (Thuỷ) ti thiên, tất khí Hoả không đi (hành).

    (Ăn uống), ăn những thực phẩm có vị đắng, có công dụng tả Hoả, dùng phương pháp như dùng táo trị ẩm, dùng ẩm trị hàn.

    (Mục đích) giảm bớt cái uất của khí thắng, giúp nguồn sinh hoá của khí không thắng, cưỡng chế khí trung vận và khí ti thiên thái quá; giúp đỡ cho khí bị cưỡng chế, không thắng; không để cho vận khí thái quá, phát sinh bệnh tật.

    Phương pháp :

    Năm Thái dương hàn – Thuỷ ti thiên.

    Về ăn uống, ăn những loại ngũ cốc có công dụng bảo toàn chân khí.

    Về sinh hoạt, nên tránh hư tà, tặc phong, để chính khí được yên ổn.

    Căn cứ vào âm dương, ngũ hành, tương đồng hoặc không tương đồng, của khí trung vận, khí ti thiên, khí tại tuyền.

    Tức là căn cứ vào khí và vận, để chế định về tính, vị, nhiều hay ít của thuốc thang và thực phẩm.

    Chẳng hạn :

    Vận và khí hàn (lạnh), thấp (ẩm) tương đồng, là khí thắng, thì dùng (dược phẩm) có tính táo (khô), nhiệt (nóng) để hoá (giải).

    Vận và khí hàn (lạnh), thấp (ẩm) không tương đồng, thì dùng (dược phẩm) có tính táo (khô), thấp (ẩm) để hoá giải.

    Nói chung, vận và khí tương đồng, là khí thắng, thì dùng nhiều dược phẩm có tính cưỡng chế khí.

    Vận và khí không tương đồng, là khí suy (vi), thì dùng ít dược phẩm có tính cưỡng chế khí.

    Những điều nên tránh :

    Phàm, dùng thuốc có tính lạnh, tránh khí lạnh bắt đầu làm chủ lệnh.

    Dùng những thuốc có tính nóng, tránh khí nóng bắt đầu làm chủ lệnh.

    Dùng thuốc có tính mát, tránh khí mát bắt đầu làm chủ lệnh.

    Dùng thuốc có tính ẩm, tránh khí mát bắt đầu làm chủ lệnh.

    Điều dưỡng:

    Nếu dùng thực phẩm để điều dưỡng cũng phải tuân theo nguyên tắc vừa nêu.

    Tiểu kết :

    Khi khí hậu biến hoá bất thường thì cũng không nên câu nệ vào nguyên tắc nhất định, nhưng không tuân thủ quy luật,

    sẽ phát sinh những bệnh khác.

    Cho nên, phải căn cứ vào sự biến hoá của khí hậu bốn mùa mà quyết định nguyên tắc trị liệu.

    2. Dương minh táo (Kim) trực năm :

    1) Năm Đinh Mão, Đinh Dậu (Mộc vận):

    Hoàng Đế hỏi :

    - Dương minh táo (Kim) trực năm thuộc địa chi nào ?

    Những tình huống nào sẽ xảy ra ?

    Kỳ Bá thưa :

    - (1) Dương minh táo (Kim) ti thiên là năm Mão, Dậu.

    Năm Đinh Mão (tuế hội).

    Dương minh táo (Kim) ti thiên.

    Thiếu dương quân Hoả tại tuyền.

    Đinh, Nhâm là Mộc vận.

    Đinh là năm âm, vận là Thiếu giốc.

    (2) Kim khắc Mộc, nhưng Mộc vận bất cập thì thắng khí là thanh khí (Kim).

    Kim thắng Mộc, thì Mộc sinh Hoả; khí nhiệt (Hoả) là phục khí.

    Thắng khí và phục khí tương đồng trong 2 năm.

    Kim khắc Mộc, do Mộc bất cập, nên táo (Kim) thuộc ti thiên thắng.

    Kim thắng, sẽ kiêm Mộc hoá, khiến Kim vận trở nên bình khí.

    Tóm lại, trong 2 năm, vận khí là phong (Mộc), thắng khí là thanh (Kim), phục khí là nhiệt (Hoả).

    (3) Khách vận : Sơ vận là Thiếu giốc (khách vận tương đồng với chủ vận, khí được chính hoá), vận thứ hai là Thái chuỷ; vận thứ ba là Thiếu cung, vận thứ tư là Thái thương, chung vận là Thiếu vũ.

    (4) Chủ vận : Chủ vận tương đồng với khách vận, khởi đầu là Thiếu giốc, chung vận là Thiếu vũ.

    2) Năm Quý Mão, Quý Dậu (Hoả vận):

    (1) Năm Quý Mão, Quý Dậu (hai năm cùng tuế hội).

    Dương minh táo (Kim) ti thiên.

    Thiếu âm quân Hoả tại tuyền.

    Mậu, Quý là Hoả vận.

    Quý là năm âm, vận là Thiếu chuỷ.

    (2) Thuỷ khắc Hoả nhưng Hoả vận bất cập, thì khí hàn (Thuỷ) thắng.

    Khí hàn (Thuỷ) thắng thì Hoả sẽ sinh Thổ, khí mưa – vũ (Thổ) là phục khí.

    Thắng khí và phục khí tương đồng trong 2 năm.

    Hoả khắc Kim, nhưng Hoả vận bất cập, nên (Hoả) đủ sức để khắc (Kim); cho nên, Kim ti thiên đắc chính, khiến Kim vận trở nên bình khí.

    Tóm lại, trong 2 năm, vận khí là nhiệt (Hoả), thắng khí là hàn (Thuỷ), phục khí là vũ (Thổ).

    (3) Khách vận : Sơ vận là Thiếu chuỷ, vận thứ hai là Thái cung, vận thứ ba là Thiếu thương, vận thứ tư là Thái vũ, chung vận là Thiếu giốc.

    (4) Chủ vận : Sơ vận là Thái giốc, vận thứ hai là Thiếu chuỷ, vận thứ ba là Thái cung, vận thứ tư là Thiếu thương, chung vận là Thái vũ.

    3) Năm Kỷ Mão, Kỷ Dậu (Thổ vận):

    (1) Năm Kỷ Mão, Kỷ Dậu. Dương minh táo (Kim) ti thiên.

    Thiếu dương quân Hoả tại tuyền.

    Giáp, Kỷ là Thổ vận.

    Kỷ là năm âm, vận là Thiếu cung.

    (2) Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ vận bất cập, thì khí phong (Mộc) thắng.

    Khí Mộc thắng, thì Thổ sinh Kim, khí mát - lương (Kim) là phục khí.

    Thắng khí và phục khí tương đồng trong 2 năm.

    Tóm lại, trong 2 năm, vận khí là vũ (Thổ), thắng khí là phong (Mộc), phục khí là lương (Kim).

    (3) Khách vận : Sơ vận là Thiếu cung, vận thứ hai là Thái thương, vận thứ ba là Thiếu vũ, vận thứ tư là Thái giốc, chung vận là Thiếu chuỷ.

    (4) Chủ vận : Sơ vận là Thiếu giốc, vận thứ hai là Thái chuỷ, vận thứ ba là Thiếu cung, vận thứ tư là Thái thương, chung vận là Thiếu vũ.

    4) Năm Ất Mão, Ất Dậu (Kim vận):

    (1) Năm Ất Mão (là thiên phủ), Ất Dậu (vừa tuế hội, vừa thiên phủ).

    Dương minh táo (Kim) ti thiên.

    Thiếu âm quân Hoả tại tuyền.

    Ất, Canh là Kim vận.

    Ất là năm âm, vận là Thiếu thương.

    (2) Hoả khắc Kim nhưng Kim bất cập, thì khí nhiệt (Hoả) thắng.

    Khí Hoả thắng Kim, thì Kim sinh Thuỷ, hàn (Thuỷ) là phục khí.

    Trong 2 năm, thắng khí và phục khí tương đồng.

    Kim vận tuy bất cập, nhưng lại được Kim ti thiên tương trợ, cùng với Kim vận, sinh bình khí.

    Tóm lại, trong 2 năm, vận khí là lương - mát

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1