Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 1)
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 1)
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 1)
Ebook280 pages5 hours

Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 1)

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Hoàng Đế nội kinh ra đời cách đây đã mấy ngàn năm, là sách tổ của ngành y (y gia chi tông), là một cuốn sách kỳ lạ (kỳ thư) bậc nhất trong kho tàng văn hoá Trung Quốc, càng ngày càng toả sáng.
Những điểm toả sáng của Hoàng Đế nội kinh là thể hiện lòng thương dân, nuôi dân, chăm lo sức khoẻ của dân; đề cao y thuật, y đức của và học vấn của người thầy thuốc. Người thầy thuốc trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu nhân sự, mới có thể dạy dân dưỡng sinh, phòng bệnh, trị liệu bệnh tật cho dân.
Vua, triều đình, phải xem sinh mệnh, sức khoẻ của dân là sinh mệnh, là sự cường kiện của đất nước, chăm lo sức khoẻ cho dân, là một quốc sách, trong toàn bộ quốc kế, dân sinh. Nếu chính quyền lấy dân làm gốc, gốc đã bị bệnh thì thân, cành, nhánh cũng khó mạnh khoẻ.
Xưa nay, từ vua chúa, đến thứ dân, từ kẻ giàu sang đến kẻ nghèo khó, từ khi sinh ra, ai cũng mong muốn bảo toàn sinh mệnh, khao khát sống khoẻ, sống vui và sống thọ. Khi nào những khao khát, mong ước ấy vẫn còn, thì Hoàng Đế nội kinh vẫn còn nguyên giá trị.
Đó là những nguyên nhân, đã làm cho Hoàng Đế nội kinh sống mãi với thời gian, được tôn kính, xem trọng, khai phá và được ứng dụng trong mọi thời đại.
Phương pháp vẹn toàn nhất, là tự lo cho sinh mệnh, sức khoẻ của mình, đề phòng bệnh tật, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Hoàng Đế nội kinh cho rằng, những bậc thánh nhân, những người thông minh coi trọng dưỡng sinh, phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
Muốn vậy, thì phải có sách vỡ, phải đọc sách và ứng dụng; tất nhiên không có cuốn sách nào toàn diện hơn, hay hơn, tin cậy hơn, là sách tổ của ngành y – Hoàng Đế nội kinh.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJan 11, 2014
ISBN9781311323002
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 1)
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 1)

Related ebooks

Related categories

Reviews for Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 1)

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 1) - Dong A Sang

    1. Hoàng Đế nội kinh ra đời cách đây đã mấy ngàn năm, là sách tổ của ngành y (y gia chi tông), là một cuốn sách kỳ lạ (kỳ thư) bậc nhất trong kho tàng văn hoá Trung Quốc, càng ngày càng sáng.

    Những điểm sáng của Hoàng Đế nội kinh là thể hiện lòng thương dân, nuôi dân, chăm lo sức khoẻ của dân; đề cao y thuật, y đức của và học vấn của người thầy thuốc.

    Người thầy thuốc trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu nhân sự, mới có thể dạy dân dưỡng sinh, phòng bệnh, trị liệu bệnh tật cho dân.

    Vua, triều đình, phải xem sinh mệnh, sức khoẻ của dân là sinh mệnh, là sự cường kiện của đất nước, chăm lo sức khoẻ cho dân, là một quốc sách, trong toàn bộ quốc kế, dân sinh. Nếu chính quyền lấy dân làm gốc, gốc đã bị bệnh thì thân, cành, nhánh cũng khó mạnh khoẻ.

    Xưa nay, từ vua chúa, đến thứ dân, từ người giàu sang đến kẻ nghèo khó, từ khi sinh ra, ai cũng mong muốn bảo toàn sinh mệnh, khao khát sống khoẻ, sống vui và sống thọ.

    Khi nào những khao khát, mong ước ấy vẫn còn, thì Hoàng Đế nội kinh vẫn còn nguyên giá trị.

    2.Hoàng Đế nội kinh gồm 2 thiên (quyển): Thiên Tố vấn và Thiên Linh khu; chúng ta có thể hình dung, mỗi quyển có 81 thiên (mục), hai quyển là 162 thiên (mục), mỗi thiên (mục) là một ngọn núi cao.

    Mỗi ngọn núi, đều có những hang động kỳ thú, những suối nguồn tươi mát, những vùng nhiều hoa thơm cỏ lạ, làm cho tinh thần thêm giàu có, trí tuệ thêm mở mang, khiến chúng ta quên mệt nhọc, vui vẻ, vượt 81 ngọn núi này, rồi tiếp tục vượt qua 81 ngọn núi khác.

    Sau cuộc hành trình, chúng sẽ ý thức về sinh mệnh, hiểu và ứng dụng về phép dưỡng sinh, biết được những kiến thức thông thường về phòng bệnh, hoặc khi bị bệnh, biết ít nhiều về nguyên nhân phát sinh, bệnh trạng, để yên tâm điều trị.

    PHẦN MỘT:NẺO VÀO HOÀNG ĐẾ NỘI KINH

    I. KHÁI QUÁT VỀ HOÀNG ĐẾ VÀ VƯƠNG TRIỀU HOÀNG ĐẾ

    1. Ba bộ lạc hùng mạnh ở vành đai đồng bằng hạ du sông Hoàng Hà:

    Theo sử sách, vào thời đại truyền thuyết khoảng thế kỷ 23. TCN, trên vành đai đồng bằng vùng hạ du sông Hoàng Hà, có hơn một vạn bộ lạc lớn nhỏ; trong đó có ba bộ lạc lớn mạnh nhất, người đông nhất, chiếm đất đai rộng lớn nhất là Thần Nông, Cửu Lê và Hữu Hùng.

    Ba bộ lạc này và những bộ lạc khác, đánh nhau liên miên, tranh hùng, tranh bá.

    1) Bộ lạc Thần Nông :

    Bộ lạc Thần Nông, là hậu duệ của của Thần Nông; căn cứ địa là Trần Khâu (nay là Hoài Dương, Hà Nam); nhờ danh tiếng của Thần Nông để lại, bộ lạc Thần Nông được nhiều bộ lạc chung quanh tôn kính.

    2) Bộ lạc Cửu Lê :

    Bộ lạc Cửu Lê, căn cứ địa là Trác Lộc nay thuộc Sơn Tây, tù trưởng của bộ lạc là Xuy Vưu.

    Tương truyền, Xuy Vưu là người phát minh, chế tạo vũ khí, rất dũng mãnh trong khi đánh trận; ông có 9 người con trai, đều là những dũng sĩ, sức địch muôn người.

    Xuy Vưu cùng 9 người con trai đem quân công phá, thôn tính các bộ lạc khác; bộ lạc Cửu Lê rất thiện chiến, khiến các bộ lạc chung quanh rất sợ hãi và phải thần phục.

    3) Bộ lạc Hữu Hùng :

    Bộ lạc Hữu Hùng, căn cứ địa ở Hữu Hùng nay là Tân Trịnh, Hà Nam, tù trưởng của bộ lạc này là Cơ Hiên Viên, có trí tuệ và năng lực hơn người.

    Bộ lạc Cửu Lê chiếm cứ vùng bờ Bắc sông Hoàng Hà, bộ lạc Thần Nông hùng cứ ở mặt chính Đông; bộ lạc Hữu Hùng như bị kẹp vào giữa.

    Nếu bộ lạc Cửu Lê và Thần Nông liên minh với nhau, thì bộ lạc Hữu Hùng hai đầu đều thọ địch.

    4) Bộ lạc Hữu Hùng thôn tính bộ lạc Thần Nông :

    Để tránh nguy hiểm rình rập, Cơ Hiên Viên đã bất thần tấn công bộ lạc Thần Nông, trong lúc bộ lạc này còn say ngủ.

    Toàn bộ thành viên, người trong bộ lạc Thần Nông đều bị bắt làm tù binh, tất cả gia súc đều trở thành chiến lợi phẩm của bộ lạc Hữu Hùng.

    Sau thắng lợi này, Cơ Hiên Viên đã thuyết phục các tù binh, đa số là người của bộ lạc Thần Nông, lập thành một đội quân gọi là Viêm - Hoàng, vượt qua sông Hoàng Hà tấn công bộ lạc Cửu Lê, đánh thẳng vào căn cứ Trác Lộc.

    5) Sau trận Trác Lộc, bộ lạc Hữu Hùng lên ngôi bá chủ :

    Trận Trác Lộc, được xem là trận đánh lớn nhất trong thời đại truyền thuyết, được huy động mọi nguồn lực, từ mưu lược, quân đội, vũ khí, mãnh thú, đến sự trợ giúp của thần thánh.

    Cuối cùng, quân bộ lạc Cửu Lê núng thế, Xuy Vưu chết trong đám loạn quân.

    Sau chiến thắng Trác Lộc, bộ lạc Hữu Hùng bước lên địa vị bá chủ, Cơ Hiên Viên được tôn làm Hoàng Đế.

    Sau nhiều năm, Hoàng Đế dùng phương thức hoà bình để giải quyết những mâu thuẫn giữa các bộ lạc, bình trị được thiên hạ. Xã hội thị tộc dần dần tan rã, chuẩn bị cho hình thức vương triều thống nhất, gọi là vương triều Hoàng Đế.

    Do sự liên minh giữa bộ lạc Thần Nông Viêm đế với Hữu Hùng để đánh bộ lạc Cửu Lê, sau đó là sự liên minh lâu dài, nên dân tộc Hoa Hạ sau này là dân tộc Hán, cho mình là con cháu của Viêm – Hoàng.

    Tóm lại, theo sử sách, Hoàng Đế vừa hàm ý một vương triều, vừa hàm ý địa vị thiên tử của Cơ Hiên Viên, người sáng lập vương triều.

    2. Vài nét về Hoàng Đế Cơ Hiên Viên:

    1) Thân thế :

    Ông được sinh ra ở đất Thọ Khâu Sơn Đông, sau chuyển đến sống bên sông Cơ Thuỷ; sử sách không nói, cha ông là ai, còn mẹ ông tên là Phụ Bảo.

    Khi được sinh ra, ông đã mang dáng vẻ thần kỳ, khác lạ, khi còn bọc trong tã đã biết nói; lúc nhỏ rất lanh lợi; lớn lên thì cần cù, siêng năng; khi trưởng thành, thì hiểu rộng, biết nhiều, nên được bộ lạc tôn làm tù trưởng.

    Như đã nói, sau khi đánh thắng Xi Vưu, ông được tôn làm Hoàng Đế.

    2) Tài năng, sự nghiệp :

    Ông đã lập ra chế độ tỉnh điền, quy hoạch toàn bộ đất đai trong toàn quốc, phân các thửa ruộng ra làm 9 phần theo hình chữ tỉnh, để quản lý và canh tác.

    Ông phát minh và chăm chỉ dạy dân cách gieo trồng ngũ cốc, thuần hoá gia súc; chế tạo đồ gốm, dùng để cất giữ lương thực; cách lấy bùn đất và đá để làm nhà ở trên những địa hình khác nhau; dùng da thú để làm quần áo mặc; dùng gỗ để chế tạo xe, thuyền; dạy binh pháp cho các tướng lĩnh và quân sĩ.

    Ông rất giỏi âm nhạc, phát minh ra sáo, đàn cầm, đàn sắt; chia âm thanh của con người thành 5 âm và 12 âm tiết.

    Theo Hoàng Đế nội kinh, ông là người thông minh, có trí nhớ tuyệt vời, ham học và hay hỏi; ông học được thuật dưỡng sinh và rèn luyện hàng ngày; ông tinh thông y học, dạy cho dân biết phép dưỡng sinh, đề phòng bệnh tật.

    Bên cạnh ông, có nhiều thái y, các thầy thuốc tài giỏi, giàu y đức; ông cũng cho ghi chép lại những lời bàn luận giữa ông với các lương y về y học, thành sách quý, cất giữ, để truyền cho hậu thế.

    Chứng tỏ, ông rất coi trọng văn hoá và y học; có lẽ vì thế, người ta lấy tên của ông Hoàng Đế) để đặt tên cho sách vở.

    3) Vợ và quần thần :

    Vợ của Cơ Hiên Viên, là nữ Luy Tổ của Tây Lăng thị, phát minh cách nuôi tằm, ươm tơ, dệt gấm.

    Theo các nhà nghiên cứu, tơ lụa của Trung Quốc nổi tiếng trên thế giới hơn bốn ngàn năm qua, bắt nguồn từ đó.

    Các quan đại thần của Hoàng Đế cũng rất giỏi giang : Thương Hiệt phát minh chữ viết; Lục Phủ phát minh bàn tính, phép tính; Dung Thành phát minh lịch pháp; theo Hoàng Đế nội kinh, thì quân sư Kỳ Bá rất giỏi về y thuật.

    Tất nhiên, những phát minh, thành tựu trên, đều là tập đại thành của nhiều người đi trước, nhiều đời trước.

    4) Xã hội :

    Sử sách miêu tả, thời kỳ Cơ Hiên Viên – Hoàng Đế, là một xã hội vô cùng tốt đẹp, người đi đường không nhặt vàng rơi, đêm ngủ không đóng cửa, mưa thuận gió hoà, nhân dân thuần phác, hiền hoà.

    5) Tiểu kết :

    Cơ Hiên Viên chết ở núi Kiều Sơn, có sách nói, ông thọ 120 tuổi, sau khi chết hoá rồng bay lên trời.

    Hậu duệ của ông không ngừng lớn mạnh, tất cả người Trung Quốc xưa nay đều là con cháu của ông. Ở Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam, Hà Bắc … đều xây dựng đền thờ và lăng mộ của ông.

    Nói chung, Hoàng Đế, Cơ Hiên Viên, là một vị đế vương lý tưởng, được nhân dân, sử sách ca ngợi và tôn trọng nhất trong lịch sử, trên dưới năm ngàn năm của Trung Quốc.

    II. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOÀNG ĐẾ NỘI KINH

    1.Thời đại ra đời :

    Hoàng Đế nội kinh là bộ sách tổ của ngành y và kỳ lạ nhất trong lịch sử văn hoá Trung Quốc, được nhiều cuốn sách nổi tiếng, ra đời rất sớm như Hán thư, Nghệ văn chí nhắc đến, nhiều sách y học xưa nay trích dẫn.

    Nhưng niên đại ra đời của Hoàng Đế nội kinh vẫn còn nhiều tranh luận, qua nhiều thời đại và còn nhiều bí ẩn.

    Nhìn chung, có hai phái chính, bàn về sự ra đời của Hoàng Đế nội kinh:

    1) Tiên Tần -Xuân Thu - Chiến Quốc :

    Đại diện là các học giả như Thiệu Ung đời Tống, Tang Duyệt, Phương Dĩ Tuệ đời Minh, Nguỵ Diên Đông đời Thanh.

    Những học giả giả trên, đã tiến hành so sánh, đối chiếu, phát hiện sự tương đồng của tư tưởng, học thuật, cách hành văn, văn tự về khí tượng … giữa Hoàng Đế nội kinh với cách sách nổi tiếng xuất hiện thời Tiên Tần, Xuân Thu, Chiến Quốc.

    Rồi đi đến kết luận thiên Tố Vấn ra đời vào thời Tiên Tần, Xuân Thu, Chiến Quốc.

    2) Thời Tần – Hán :

    Đại diện là Trình Di, Tư Mã Quang đời Tống; các học giả phái này cho rằng, Hoàng Đế là người cai trị thiên hạ, trăm công ngàn việc, không có thì giờ để bàn luận y học với Kỳ Bá và những danh y khác.

    Vì thế, các học giả cho rằng, Hoàng Đế nội kinh ra đời vào giữa thời ky Tần - Hán.

    3) Tiểu kết :

    Hiện nay, nhiều sách dịch từ cổ văn ra bạch thoại, hoặc nghiên cứu Hoàng Đế nội kinh, thường thiên về quan niệm là cuốn sách này ra đời thời Xuân Thu – Chiến Quốc.

    Vì giai đoạn này, là giai đoạn trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, là mảnh đất tốt cho cuốn sách hoàn thiện.

    Xét về sự đồ sộ, toàn diện về y học của Hoàng Đế nội kinh, mặc dù xuất hiện ở thời đại nào, thì sự thai nghén - hình thành - tập đại thành – hoàn thiện, phải trải qua ít nhất là mấy trăm năm, hoặc gần cả ngàn năm.

    Tương tự, Kinh Dịch phải trải qua mấy ngàn năm từ Phục Hy – Văn vương - Khổng Tử, như con chim mới đủ lông đủ cánh để bay lên !

    2. Các nhân vật trong sách, các bản sách, các chương và hình thức thể hiện :

    1) Nhân vật Kỳ Bá :

    Như đã nói, Hoàng Đế là khai sáng ra vương triều Hoàng Đế thịnh trị, là ông vua hiền minh; có vợ hiền, tần tảo; có nhiều quan đại thần tài giỏi, trên nhiều lãnh vực, trong đó có Thái sư Kỳ Bá.

    Sử sách ghi, Kỳ Bá xuất thân ở huyện Khánh Dương Cam Túc ngày nay; ông là người tài trí, bác học, nhiều tài, thông hiểu thiên văn, địa lý, tinh thông y thuật, ông không chỉ là thái sư, thái y mà còn là người thầy truyền dạy y thuật cho Hoàng Đế.

    Ông đã viết nhiều sách, tiêu biểu như Kỳ Bá kinh 10 quyển, Kỳ Bá cứu kinh, Hoàng Đế Kỳ Bá … nhưng đều thất truyền, chỉ còn cuốn Hoàng Đế nội kinh thiên Tố vấn. Vì những cống hiến vĩ đại cho y học, nên người đời sau, tôn Kỳ Bá làm ông tổ của nền y học Trung Hoa. Danh y Trương Chi Thông đời Thanh gọi Kỳ Bá là thiên sư.

    2) Bản cổ văn, bản hiện đại và bản lưu hành:

    Các nhà nghiên cứu cho rằng, Hoàng Đế nội kinh vốn có 2 bản, một bản là cổ văn, một bản là văn hiện đại; nội dung bản cổ văn chỉ có 18 chương, còn cuốn chúng ta thấy ngày nay, có hơn 168 chương, nội dung phong phú, đa dạng hơn nhiều so với bản cổ văn.

    Chứng tỏ, người đời sau, khai phá bản cổ văn, hình thành, hoàn thiện và mượn danh Hoàng Đế để đặt cho tên sách.

    Hoàng Đế nội kinh hiện đang lưu hành được chia làm 2 quyển lớn còn gọi là thiên là Tố vấn chia thành 24 quyển nhỏ và Linh khu, mỗi quyển có 81 thiên 9.9.

    Thiên 87, Cửu châm luận giải thích số 81 như sau : Thánh nhân sáng lập ra số lý của trời đất, từ số 1 đến số 9; căn cứ vào đó mà phân định đất thành 9 dã, 9 nhân 9 là 81, 81 gọi là số Hoàng chung.

    3) Hình thức diễn đạt :

    Hoàng Đế nội kinh được diễn đạt bằng hình thức đối thoại, hỏi – đáp, nhân vật chính là Hoàng Đế và Kỳ Bá; bên cạnh đó còn có những nhân vật khác như Thiếu Sư, Lôi Công, Quỷ Du Khu ...

    Nhờ thể hiện bằng hình thức đối thoại, hỏi – đáp, làm khiến cho Hoàng Đế nội kinh sinh động, bất ngờ, thú vị !

    Việc đặt vấn đề, giải đáp vấn đề, nghị luận trao đổi, của những nhân vật trong sách, thái độ tôn trọng lẫn nhau, thẳng thắn, tri thức uyên bác, lập luận rất chặt chẽ.

    III. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA HOÀNG ĐẾ NỘI KINH

    1. Quan niệm trời – người hợp lại một thiên nhân hợp nhất

    Quan niệm trời thế giới tự nhiên – người hợp lại một thiên nhân hợp nhất, hoặc, nói rõ hơn là trời - người - đất, là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ cuốn sách.

    Thiên 71, Tà khách Linh khu viết :

    Trời tròn, đất vuông; tương ứng là người đầu tròn, bàn chân vuông.

    Trời có Mặt Trời, Mặt Trăng; người có hai mắt.

    Đất có 9 châu; con người có 9 khiếu.

    Trời có gió mưa; người có vui giận.

    Trời có sấm sét; người có thanh âm.

    Trời có bốn mùa; người có tứ chi.

    Trời có ngũ âm; người có ngũ tạng.

    Trời có sáu luật; người có lục phủ.

    Trời có mùa Hạ, màu Đông; người có lạnh nóng.

    Trời có 10 thiên can; người có 10 ngón tay.

    Đất có 12 thần địa chi; người có 2 chân 10 ngón chân, cọng với 2 dịch hoàn; nữ, không có dịch hoàn nhưng có khả năng mang thai.

    Trời có âm dương; người có vợ chồng.

    Một năm có 365 ngày; con người có 365 huyệt vị.

    Đất có núi cao; con người có hai vai, hai đầu gối.

    Đất có hang sâu; con người có nách vào khoeo chân.

    Đất có 12 con sông lớn; con người có 12 đường kinh mạch.

    Đất có khe nước nhỏ chảy; con người có vệ khí.

    Đất có cỏ; con người có lông.

    Trời có đêm ngày; con người có dậy thức, nằm ngủ.

    Trời có các vì sao; con người có hai hàm răng.

    Đất có những núi nhỏ; con người có những đốt xương nhỏ.

    Đất có núi đá; con người có những đốt xương nhô cao.

    Đất có thảo mộc; con người có gân, mô.

    Đất có đô thị; con người có những bắp thịt nhô lên.

    Một năm có 12 tháng; con người, tứ chi có 12 tiết.

    Đất có chỗ bốn mùa cây cỏ không mọc; con người suốt đời không sinh sản.

    Trên đây vừa thuật sự tương ứng của nhân thể với trời đất.

    Căn cứ vào quan niệm trên, Hoàng Đế nội kinh khuyên con người nên thuận ứng với quy luật tự nhiên để sinh tồn, tránh bệnh tật và nâng cao tuổi thọ.

    2. Thuyết âm – dương, thuyết ngũ hành, là cơ sở lập luận của cuốn sách

    1) Thuyết âm dương :

    Trời – đất, mọi vật, mọi việc, mọi hiện tượng được quy loại về một âm, một dương. Tương tự, quan niệm của Kinh Dịch : Một âm, một dương là Đạo (Nhất âm, nhất dương chi vị Đạo) !

    Thiên bốn mươi mốt, Âm dương hệ nhật nguyệt Linh khu viết :

    Âm dương, vốn có tên gọi- hữu danh nhưng vô hình, âm – dương là hai mặt đối lập để thuyết minh về sự vật; cho nên từ 1 có thể suy ra 10, 10 có thể suy diễn đến trăm, ngàn, vạn trường hợp.

    Thiên thứ sáu Âm dương ly hợp luận Tố vấn viết: Phạm vi âm dương, trời đất là rất rộng, nhưng cũng có thể vận dụng vào việc suy diễn về những con số : Từ mười đến một trăm, từ một trăm đến một ngàn, từ một ngàn đến một vạn. Dù suy diễn đến số vô tận đi nữa, cũng không ra ngoài nguyên tắc đạo lý âm dương một âm, một dương.

    Giữa khoảng trời đất, khi vạn vật mới sinh ra sơ sinh, chưa trồi lên được mặt đất, gọi là âm trong âm.

    Khi đã trồi lên khỏi mặt đất, thì gọi là dương trong âm; có dương thì vạn vật mới sinh trưởng, có âm vạn vật mới hình thành.

    Vạn vật sinh sôi, do khí mùa Xuân ấp áp; vạn vật sinh trưởng, do khí mùa Hạ viêm nhiệt; vạn vật thu thành, do khí mùa Thu mát mẻ; vạn vật thu tàng, do khí mùa Đông lạnh lẽo.

    Nếu âm dương vận hành không theo thứ tự bốn mùa thì khí hậu bất thường, thiên địa sinh, trưởng, thu, tàng cũng trở nên bất thường.

    Đối với con người, đạo lý âm dương biến hoá theo quy luật, thì chúng ta có thể dựa theo quy luật mà suy đoán.

    Thiên thứ tư, Kim quỷ chân ngôn luận viết :

    Luận theo và phân chia cơ thể theo học thuyết âm dương ta có:

    Đối với cơ thể : Những bộ phận, bộ vị bên ngoài thuộc dương; những bộ phận, bộ vị bên trong thuộc âm.

    Đối với thân thể, trước sau: Lưng thuộc dương, bụng thuộc âm.

    Đối với phủ lục phủ, tạng ngũ tạng : Tạng thuộc âm; phủ thuộc dương.

    Tạng ngũ tạng, thuộc âm, gồm gan, tim, tỳ, phổi, thận.

    Phủ lục phủ, thuộc dương, gồm đảm mật, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu.

    2) Học thuyết ngũ hành :

    Học thuyết ngũ hành cho rằng, thế giới do năm nguyên tố là Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ hình thành, năm nguyên tố này có mối quan hệ tương sinh, tương khắc; mọi sự vật, sự việc, mọi hiện tượng trong thế giới đều quy loại về ngũ hành. Ta có thể tham khảo bảng quy loại sau :

    3. Sách tổ của ngành y Y gia tông) :

    Theo các nhà nghiên cứu, sau khi ứng dụng học thuyết âm dương, ngũ hành vào y học, thì kết cấu phức tạp của cơ thể đã được hệ thống, trong đó ngũ tạng

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1