Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

HÙNG BIỆN (Du thuyết, can gián và giao tiếp)
HÙNG BIỆN (Du thuyết, can gián và giao tiếp)
HÙNG BIỆN (Du thuyết, can gián và giao tiếp)
Ebook130 pages2 hours

HÙNG BIỆN (Du thuyết, can gián và giao tiếp)

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Người xưa cho rằng, đối với vua chúa, một lời nói đúng có thể làm cho đất nước hưng thịnh, một lời nói sai có thể mất nước ; đối với những trung thần, một lời can gián đúng lúc có thể sửa chữa những sai lầm khôn lường của đấng quân vương ; đối với những nhà ngoại giao, một lời nói hay có thể làm cho mối quan hệ hai nước thêm tốt đẹp, sự ứng đối mẫn tiệp có thể giữ được thể diện quốc gia ; đối với những nhà du thuyết tài năng, lời nói có sức mạnh hơn cả trăm vạn hùng binh, hoặc có thể làm sụp đổ cả trăm thành trì ; trong quan hệ bạn bè, tặng một lời nói hay đôi khi còn quý hơn cả vàng ngọc ; lời nói giàu trí tuệ, giàu lương tâm có thể làm cho con người hiển vinh, lời nói thất thố, ngu đần, gieo tiếng ác, thường mang nhục, mang hoạ vào thân.
Những lời nói hay, thận trọng, biện luận hợp lí, thuyết phục người khác, được các nhà nghiên cứu gọi là ngôn biện (dùng ngôn ngữ, lời nói để biện luận), chúng ta thường gọi là thuật hùng biện.
Cuốn sách : Hùng biện ( Du thuyết, can gián và giao tiếp) giới thiệu với quý bạn trên 40 thuật hùng biện, thuộc ba lĩnh vực : du thuyết, can gián và giao tiếp, với gần 100 mẩu đối thoại của các nhà hùng biện nổi tiếng trong lịch sử. Đồng thời, chúng tôi dẫn thêm trên 20 mẩu chuyện lí thú để bạn đọc tiện tham khảo.
Thú của người đọc sách, viết sách là được bàn luận, chúng tôi gọi là lạm bàn, mục đích là giải thích các biện pháp nghệ thuật ngôn từ, tên của mỗi thuật,... và luôn mở rộng cánh cửa để các bạn đọc cùng bàn luận, làm cho việc đọc sách thêm hấp dẫn.
Ông cha chúng ta từng dạy : Học ăn học nói (có thể hiểu học ăn là học cách cư xử, học nói là học cách nói năng giao tiếp, thuyết phục được người khác) và đó chính là chìa khoá vạn năng mở cánh cửa thành công trong việc tiến thân lập nghiệp, và cũng như tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
Chuyện kể rằng : Con quạ hỏi con chim khách : Tại sao lông tôi cũng đen như bạn, khi tôi kêu lên thì mọi người ghét bỏ và xua đuổi ? Còn bạn kêu lên thì mọi người vui vẻ, muốn bạn bay đến nhà ? Con chim khách trả lời : Vì tiếng kêu của chị báo hiệu những điều xấu, tiếng kêu của tôi báo hiệu những điều tốt lành.
Hi vọng cuốn sách này là con chim khách, đem lại cho quý bạn đọc nhiều điều bổ ích, dự báo cho quý bạn đạt được nhiều điều tốt lành trong cuộc sống.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateDec 7, 2013
ISBN9781311538901
HÙNG BIỆN (Du thuyết, can gián và giao tiếp)
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to HÙNG BIỆN (Du thuyết, can gián và giao tiếp)

Related ebooks

Related categories

Reviews for HÙNG BIỆN (Du thuyết, can gián và giao tiếp)

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    HÙNG BIỆN (Du thuyết, can gián và giao tiếp) - Dong A Sang

    HÙNG BIỆN

    (Du thuyết, can gián và giao tiếp)

    Đông A Sáng

    (Biên dịch)

    *

    Copyring Đông A Sáng

    Smashwords Edition.

    *

    MỤC LỤC:

    Chương một :Hùng biện và ngôn ngữ học.

    Chương hai: Du thuyết.

    Chương ba: Can gián.

    Chương thứ tư: Giao tiếp.

    Chương năm : Những mẩu chuyện về hùng biện.

    Sách tham khảo.

    *

    Chương một: HÙNG BIỆN VÀ NGÔN NGỮ HỌC

    I. SỰ QUAN TRỌNG CỦA LỜI NÓI

    1. Lời nói lay động cả đất trời

    Cách đây mấy ngàn năm, trong cuốn Kinh Dịch, Hệ Từ Thượng đã viết :

    Ở trong nhà nói lời hay lẽ phải, ắt ngoài xa ngàn dặm ứng theo, huống hồ người ở bên cạnh. Ở trong nhà, lời nói sai quấy, ắt ngoài xa ngàn dặm chống ta, huống hồ người ở bên ta. Lời nói ra khỏi miệng ảnh hưởng đến dân. Hành động nơi gần, kết quả nơi xa.

    Lời nói, việc làm là then chốt của người quân tử. Then chốt vừa buông, chủ cho vinh nhục. Lời nói và việc làm của người quân tử có thể lay động cả đất trời, lẽ nào không thận trọng.

    (Quân tử tư kì thất, xuất kì ngôn thiện, tắc thiên lí chi ngoại ứng, huống kì nhĩ giả hồ. Cư kì thất, xuất kì ngôn bất thiện, tắc thiên lí chi ngoại vi chi, huống kì nhĩ giả hồ. Ngôn xuất hồ thân, giá hồ dân. Hành phát hồ nhĩ, kiến hồ viễn.

    Ngôn hành quân tử chi khu cơ. Khu cơ chi phát, vinh nhục chi chủ dã. Ngôn hành, quân tử chi sở động thiên địa dã, khả bất thận hồ.)

    2.Luận ngữ – sách bàn về lời nói

    Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đề cập khá nhiều kinh nghiệm về lời nói, ông cho rằng lời nói gắn liền với đức nhân, là đức hạnh, là sáng suốt, là để kết giao bạn bè, có trường hợp nên nói, có trường hợp không nên nói, xét người phải xét giữa lời nói và việc làm. Cụ thể :

    Về đức nhân, Khổng Tử khuyên Tư Mã Ngưu : người nhân, phải dè dặt lời nói. Ông nhận xét : người dùng lời nói khéo, làm ra sắc mặt hiền lành, là người ít có lòng nhân.

    Về đạo đức, ông nói : lời nói xảo trá làm loạn đạo đức.

    Về đức hạnh, Khổng Tử nói : nghe chuyện ngoài đường rồi nói chuyện ở ngoài đường là bỏ mất đức hạnh của mình vậy.

    Về sáng suốt, Khổng Tử nói với Tử Trương : lời gièm pha như nước ngấm dần, lời vu cáo bức thiết như cắt da, không nghe lời gièm pha, vu cáo là sáng suốt, là nhìn xa.

    Về kết giao bạn bè, Khổng Tử dặn Tử Cống : bạn bè có điều gì lầm lỗi phải hết lòng khuyên bảo và khéo dẫn dụ. Nếu bạn không nghe thì thôi, không nên nói nhiều sẽ tự mang lấy nhục.

    Về giao tiếp, Khổng Tử cho rằng : người có thể cùng nói chuyện được mà không nói chuyện với người ấy, là bỏ mất người. Người không thể cùng nói chuyện được mà cứ nói, là uổng lời. Người trí không bỏ mất người, cũng không để phí lời.

    Về lời nói và việc làm, Khổng Tử khuyên : người quân tử nên chậm chạp về lời nói nhưng nên nhanh nhẹn về việc làm.

    Thấy Tử Dư nói nhiều nhưng lười biếng hay ngủ ngày, Khổng Tử nói : trước đây, đối với người, ta nghe lời nói mà tin việc làm. Nay, thấy Tử Dư, đối với người, không chỉ nghe lời nói mà phải xem xét việc làm.

    Khổng Tử nhấn mạnh : Người nói khoác lác mà không hổ thẹn, đến khi làm việc thường khó đúng như lời nói.

    2.Sức mạnh của ba tấc lưỡi – quý lưỡi

    Sau khi Mao Toại thuyết phục được Sở Vương liên minh (tung ước) với Triệu chống Tần, Bình Nguyên Quân khen Mao Toại : Tiên sinh dùng ba tấc lưỡi mạnh hơn trăm vạn hùng binh !

    Hay, Lí Bạch khen tài hùng biện của Tô Tần như nước chảy, có thể làm đổ cả thành cao ngàn trượng, làm lún cả địa thế xung yếu dài hàng trăm xích

    Thành Lạc Dương có Tô Quý Tử

    Lời nói sắc như kiếm kích

    Tuy chưa mang tướng ấn sáu nước

    Nhưng xe ngựa đi lại, khác gì rồng bay.

    (Lạc Dương, Tô Quý Tử

    Kiếm kích sâm từ phong

    Lục ấn tuy vị bội

    Hiên xa nhược phi long.)

    Theo Sử kí, Lưu Bang vừa sai Hàn Tín đánh Tề, vừa sai Lệ Thực Kỳ du thuyết Tề đầu hàng. Hàn Tín được tin, định rút quân không đánh nước Tề nữa. Khoái Thông nói với Hàn Tín :

    – Ngài có lệnh tiến quân, chưa có lệnh sao lui quân được ? Vả lại, ngài cùng mấy vạn quân chiến đấu gian khổ đã hơn năm trời mới hạ được 70 thành nước Tề. Nay, Lệ Thực Kỳ chỉ uốn ba tấc lưỡi hạ được hơn 70 thành nước Tề ; lẽ nào một đại tướng như ngài lại không bằng một thư sinh vô danh tiểu tốt ?

    Hàn Tín nghe Khoái Thông, không có ý định rút quân nữa.

    Vì cái lưỡi có sức mạnh, nên các nhà du thuyết rất quý lưỡi. Chuyện kể rằng, Trương Nghi học thầy Quỷ Cốc, có lần uống rượu với tướng quốc nước Sở bị nghi trộm ngọc, bị bọn thuộc hạ tướng quốc đánh cho một trận la lết, Trương Nghi cũng không nhận tội.

    Về đến nhà, bà vợ chì chiết cho rằng, không học du thuyết thì đâu mang hoạ vào thân.

    Trương Nghi chỉ hỏi, lưỡi mình còn không ? Vợ tức cười đáp còn. Trương Nghi nói : Thế là đủ !

    Có thể Trương Nghi tin vào tài hùng biện của mình, cũng có thể cái lưỡi kiếm ăn rất khá, nên quý cái lưỡi hơn mọi thứ trên đời.

    4.Mạnh Tử – người nói nhiều

    Thấy Mạnh Tử đi du thuyết các nước, nói nhiều, môn đệ của ông là Công Đô Tử, hỏi :

    -Người ngoài ai cũng bảo rằng thầy ưa biện luận, là tại sao ?

    Mạnh Tử đáp :

    – Thầy đâu có ưa biện luận, chẳng qua là bất đắc dĩ đấy thôi. Thầy muốn sửa lại lòng người cho ngay, chặn tà thuyết, đánh đổ những nết bất chính, trừ tuyệt những lời bậy bạ, để tiếp tục công nghiệp của ba vị thánh ngày xưa (vua Vũ, Chu Công và Khổng Tử).

    5. Thuật nói chuyện trong ca dao dân gian Việt Nam

    Nhân dân Việt Nam cũng đề cập đến lời nói, trước hết là phải học nói, song song với việc ứng xử, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, học ăn học nói, học gói học mở (học ăn – ứng xử, học nói – học giao tiếp bằng ngôn ngữ, học gói – học cách đặt vấn đề – học mở – học cách giải quyết vấn đề).

    Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần, tức là thận trọng ; phải lựa lời (chọn lựa ngôn từ thích hợp) :

    Lời nói không mất tiền mua

    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

    (Ca dao)

    Không những vậy, người khôn ngoan còn phải chú trọng đến ngữ điệu, âm sắc của lời nói :

    Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

    Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.

    (Ca dao)

    Lạ nhất là những lời nói thủ thỉ tâm tình về tình yêu đôi lứa, có vị ngọt thấm thía, nói ngọt lọt tận xương, nói như mật rót vào tai, một cô gái đã trách móc người tình :

    Anh nói với em như rìu chém xuống đá

    như rạ (cái rựa) chặt xuống đất

    như mật rót vào tai

    Bây chừ anh đã nghe ai

    Bỏ em giữa chốn non Đoài khổ chưa !

    6. Tặng lời nói hơn tặng vàng ngọc

    Tuân Tử cho rằng : Tặng ai một lời nói, nặng hơn cả vàng đá, châu ngọc ; thấy ai nói một lời, đẹp hơn cả văn chương hoa gấm ; nghe ai nói một lời vui, như nghe tiếng trống, tiếng chuông, tiếng đàn cầm, đàn sắt.

    Tư Mã Thiên viết trong Sử kí : lời hay có thể bán được, phẩm hạnh cao thì có thể hơn người. Người quân tử tặng nhau lời nói, kẻ tiểu nhân cho nhau tiền của.

    II. KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGÀNH HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HOÁ VÀ NGÔN NGỮ

    Theo các nhà nghiên cứu, có một số ngành học liên quan đến văn hoá và ngôn ngữ chính yếu sau : Phù hiệu học (Semiotics), Thần thoại học (Mythologics), Văn hoá nhân loại học (Cultural Anthropology), Thi pháp (Poestics), Mô phỏng học (Monologicques), Tiểu thuyết xã hội học (Fictiontitious Sociology), Ý tượng tu từ học (Rhetoric of the image).

    Trong những năm gần đây, những ngành học mới, những phương pháp mới nghiên cứu về ngôn ngữ được lưu hành khá rộng rãi : phân tích văn bản văn học (Analysis of literary texts) ; Phân tích kết cấu và phong cách văn học (Analysis of Literary structure and style) ; Phân tích văn thể và ý tượng (Analysis of style and image), Phân tích kết cấu tự sự (Analysis of narrative structure) ; Giải phẫu phê bình (Anatomy of criticism) ; Kết cấu chủ nghĩa ngôn ngữ học (Lingguistics of structuralism).

    Những môn ngôn ngữ học thịnh hành và tiên tiến hiện nay là : Phân tích ngữ nghĩa (Analysic of semantic meaning), Phân tích kết cấu (Analysis structure), Thâm tầng kết cấu ngôn ngữ (Deep structure), Thâm tầng ngữ nghĩa (Deep sematic meaning).

    III. THUẬT HÙNG BIỆN VÀ NGÔN NGỮ HỌC

    Thuật hùng biện (du thuyết, can gián, giao tiếp) xét bậc thấp là kĩ xảo ; đạt đến trình độ cao là nghệ thuật (thuật) ; xét về mục đích là sách lược, là mưu kế ; xét về ý nghĩa đôi khi câu chuyện bao hàm ý nghĩa triết lí, triết học.

    Xét

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1