Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 2)
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 2)
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 2)
Ebook221 pages3 hours

Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 2)

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Hoàng Đế nội kinh gồm 2 thiên (quyển): Thiên Tố vấn và Thiên Linh khu. Chúng ta có thể hình dung, mỗi quyển có 81 thiên (mục), hai quyển là 162 thiên (mục), mỗi thiên (mục) là một ngọn núi cao.
Mỗi ngọn núi, đều có những hang động kỳ thú, những suối nguồn tươi mát, những vùng nhiều hoa thơm cỏ lạ, làm cho tinh thần thêm giàu có, trí tuệ thêm mở mang, khiến chúng ta quên mệt nhọc, vui vẻ, vượt 81 ngọn núi này, rồi tiếp tục vượt qua 81 ngọn núi khác.
Sau cuộc hành trình, chúng sẽ ý thức về sinh mệnh, hiểu và ứng dụng về phép dưỡng sinh, biết được những kiến thức thông thường về phòng bệnh, hoặc khi bị bệnh, biết ít nhiều về nguyên nhân phát sinh, bệnh trạng, để yên tâm điều trị.
Quyển Hoàng Đế nội kinh - Thiên Tố vấn (tập 2) giới thiệu từ thiên 42 (mục) đến thiên 70 (mục).

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJan 13, 2014
ISBN9781310696206
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 2)
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 2)

Related ebooks

Related categories

Reviews for Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 2)

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Hoàng Đế nội kinh -Thiên Tố vấn (tập 2) - Dong A Sang

    HOÀNG ĐẾ NỘI KINH - THIÊN TỐ VẤN (tập 2)

    By Đông A Sáng

    Copyring Đông A Sáng

    Smashwords Edition.

    QUYỂN MƯỜI HAI

    QUYỂN MƯỜI BA

    QUYỂN MƯỜI BỐN

    QUYỂN MƯỜI LĂM

    QUYỂN MƯỜI SÁU

    QUYỂN MƯỜI BẢY

    QUYỂN MƯỜI TÁM

    QUYỂN MƯỜI CHÍN

    QUYỂN HAI MƯƠI

    MỤC LỤC

    AUTHOR

    QUYỂN MƯỜI HAI

    Thiên 42: PHONG LUẬN

    1. Bệnh hàn nhiệt :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Phong tà xâm nhập vào cơ thể, phát sinh nhiều bệnh khác nhau như hàn nhiệt, nhiệt trung, hàn trung, sang dương, lệ phong và những bệnh phong khác. Biểu hiện của bệnh khác nhau, tên bệnh cũng khác nhau, phong tà xâm nhập vào tạng phủ cũng khác nhau. Xin tiên sinh giải thích tỏ tường ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Phong tà xâm nhập vào cơ thể, lưu trệ ở da, khiến thấu lý (chỗ da ngoài, da trong giáp nhau) mở đóng thất thường, làm cho bên trong kinh mạch không điều hoà, thông thuận, vệ khí không thể phát tiết ra bên ngoài. Nếu, phong tà đi lại biến hoá đa đoan, phức tạp, làm cho thấu lý trương ra, thấu lý đã trương ra, thì khí dương tiết ra ngoài, khiến (bệnh nhân) cảm thấy gây gây và rét, không thích ăn uống. Nếu thấu lý đóng lại, khí dương ở bên trong, phát nhiệt (bệnh nhân) cảm thấy nóng, bực bội, sợ lạnh, ít ăn uống, hao gầy; nếu lạnh thì không ăn uống.

    Những triệu chứng vừa nêu, gọi là bệnh hàn nhiệt.

    2. Bệnh trung nhiệt, trung hàn :

    Phong tà nhập vào kinh Dương minh, đi vào vị, lại theo kinh mạch đi lên đuôi mắt và mắt. Nếu người béo (mập), thấu lý dày, kín (mật), phong tà không thể phát tiết ra ngoài, lưu ở bên trong, uất lại và hoá nhiệt, hình thành bệnh trung nhiệt; người bị bệnh trung nhiệt, thì tròng mắt vàng.

    Nếu người gầy (ốm), thấy lý thưa, lỏng (sơ, tùng), thì khí dương thoát ra ngoài, khiến (bệnh nhân) sợ lạnh, hình thành bệnh trung hàn; người bị bệnh trung hàn, thường chảy nước mắt.

    3. Bệnh sang dương, ma mộc bất nhân :

    Phong tà nhập vào kinh Thái dương, theo kinh mạch kinh Thái dương đi đến các Du huyệt, phân tán, phân bố ở phần thịt; phong tà xung đột với vệ khí, khiến đường đi của vệ khí không thông thuận, khiến da thịt thủng, sưng lên, sinh bệnh sang dương (sang : bệnh nhọt, dương : nhọt). Nếu vệ khí ngưng sáp (rít), không thể vận hành, da thịt sinh bệnh ma mộc bất nhân, khác với bệnh dương (ngứa).

    4. Bệnh lệ phong :

    Bệnh lệ phong là do doanh khí bị nóng và bị hư nát, khí huyết đục không trong, sắc da sống mũi xấu (suy bại), da thịt sinh lở loét. Hoặc, do phong tà xâm nhập vào các kinh mạch, lưu lại không đi, sinh bệnh gọi là bệnh lệ phong. 5. Ngũ tạng và bệnh phong :

    1) Mùa Xuân, hoặc những ngày có thiên can là Giáp, Ất (Mộc), bị cảm phong tà, hình thành bệnh Can phong (can : gan).

    2) Mùa Hạ, hoặc những ngày có thiên can là Bính, Đinh (Hoả), bị cảm phong tà, hình thành bệnh Tâm phong (tâm : tim). 3) Trưởng Hạ, hoặc những ngày có thiên can là Mậu, Kỳ (Thổ), bị cảm phong tà, hình thành bệnh Tỳ phong.

    4) Mùa Thu, hoặc những ngày có thiên can là Canh, Tân (Kim), bị cảm phong tà, hình thành bệnh Phế phong (phế ; phổi).

    5) Mùa Đông, hoặc những ngày có thiên can là Nhâm, Quý (Thuỷ), bị cảm phong tà, hình thành bệnh Thận phong.

    Phong tà xâm nhập vào các huyệt Du của ngũ tạng, lục phủ, rồi chuyển vào trong, khiến ngũ tạng, lục phủ bị bệnh phong. 6. Các bộ vị và bệnh phong :

    1) Huyệt Du là cửa ngõ của cơ thể thông với ngoại giới, khi bị phong tà xâm nhập, thì khí huyết suy yếu, phong tà thừa cơ đi sâu vào hoặc bên trái, hoặc bên phải, hoặc theo một hướng (thiên) nào đó, hình thành bệnh Thiên phong (thiên : thiên lệch, nghiêng).

    2) Phong tà xâm nhập, từ huyệt Phong phủ, đi lên nhập vào não, hình thành bệnh Não phong.

    3) Phong tà xâm nhập vào não, liên quan đến mắt (mục), hình thành bệnh Mục phong; người bị bệnh Mục phong, hai mắt sợ lạnh.

    4) Uống rượu xong, bị phong tà, hình thành bệnh Lậu phong.

    5) Hành phòng (chăn gối) xong, bị phong tà, hình thành bệnh Nội phong.

    6) Tắm rửa, gội đầu xong, bị phong tà, hình thành bệnh Thủ phong (thủ : đầu).

    7) Phong tà xâm nhập vào cơ thể, ở lâu không đi, xâm phạm trường, vị, hình thành bệnh Trường phong (trường : đường ruột), hoặc bệnh Sôn tiết.

    8) Phong tà xâm nhập, lưu ở thấu lý, hình thành bệnh Tiết phong.

    Nói chung, phong tà xâm nhập, là một trong những nhân tố đầu tiên sinh bệnh tật. Sau khi phong tà xâm nhập vào cơ thể, phát sinh biến hoá, không theo quy luật nào cả, sinh ra các bệnh khác nhau, tên gọi khác nhau.

    7. Chứng trạng một số bệnh ;

    Hoàng Đế hỏi :

    - Ngũ tạng bị bệnh phong, chứng trạng biểu hiện khác nhau như thế nào ?

    1) Phế phong :

    Kỳ Bá thưa :

    -Đổ nhiều mồ hôi, sợ gió, sắc mặt trắng nhợt, thỉnh thoảng ho, khí ngắn.

    Ban ngày bệnh nhẹ, ban đêm bệnh nặng.

    Khi chẩn đoán, chú ý bộ vị trên lông mày, giữa lông mày, biểu hiện sắc trắng.

    2) Tâm phong :

    Đổ nhiều mồ hôi, sợ gió, môi lưỡi đen, khô nóng, dễ tức giận, sắc mặt đỏ, bệnh nặng thì nói năng khó khăn.

    Khi chẩn đoán, chú ý lưỡi, lưỡi chất hiện sắc đỏ.

    3) Can phong :

    Đổ nhiều mồ hôi, sợ gió, thường bi thương, sắc mặt hơi xanh, cổ khô nóng, dễ tức giận, có lúc chấp nhất vụn vặt, như phụ nữ.

    Khi chẩn đoán, chú ý đến dưới mắt, khuông mắt hiện sắc xanh.

    4) Tỳ phong :

    Đổ nhiều mồ hôi, sợ gió, thân thể mỏi mệt, tứ chi không muốn hoạt động, sắc mặt vàng, ăn uống không ngon.

    Khi chẩn đoán, chú ý mũi, chót mũi hiện sắc vàng.

    5) Thận phong :

    Đổ nhiều mồ hôi, sợ gió, mặt thủng, lưng đau nhức, không đứng thẳng được, sắc mặt đen như tro than, tiểu tiện khó khăn.

    Khi chẩn đoán chú ý má, má xuất hiện sắc đen.

    6) Vị phong :

    Cổ đổ nhiều mồ hôi, sợ gió, nuốt thức ăn khó khăn, do cách mô bị tắc, bụng đầy, nếu không đắp bụng, sinh trướng, ăn thực phẩm lạnh thì đi tả.

    Khi chẩn đoán, xem hình thể gầy, bụng trướng lớn.

    7) Thủ phong :

    Đau đầu, mặt nhiều mồ hôi, sợ gió, mỗi lần gió thổi, thì bệnh nặng hơn. Trước khi trời nổi gió một ngày, đau đầu không dứt, không dám ra khỏi nhà, khi gió ngừng thổi thì bệnh mới đỡ hơn.

    8) Lậu phong :

    Đổ mồ hôi nhiều, không dám mặc áo mỏng, lúc ăn thì mồ hôi đổ ra, lúc suyễn thì sợ gió, áo quần thường ướt đẫm mồ hôi, miệng khô, hay khát, không làm được việc nặng.

    9) Tiết phong :

    Đổ nhiều mồ hôi, mồ hôi ướt áo, miệng khô nóng, nửa thân trên mồ hôi như nước trong, không làm việc được, toàn thân phát lạnh.

    Hoàng Đế khen :

    - Giảng rất hay !

    CHÚ THÍCH VÀ ỨNG DỤNG

    1. Thiên này luận về tính chất, đặc điểm của phong tà; tính chất của phong tà là chủ động, biến hoá rất nhanh, gọi là giỏi đi và giỏi biến hoá vô số (thiện hành nhi số biến) hay gọi là biến hoá đa đoan. Thiên này cũng đưa ra rất nhiều bệnh phong, chứng minh : phong tà là yếu tố đầu tiên làm cho trăm bệnh phát sinh.

    2. Ngoài ra, thiên này cũng luận đến bệnh trạng của một số bệnh phong, phương pháp chẩn đoán bệnh phong.

    3. Nói chung, luận khá toàn diện về bệnh phong, nên đặt tên thiên là Phong luận.

    Thiên 43 : TÝ LUẬN

    1. Nguyên nhân và phân loại : 1) Nguyên nhân :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Bệnh tý (bệnh tê, tê liệt) sinh ra như thế nào ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Do 3 loại tà khí là phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm thấp) tập hợp, làm tổn hại con người, sinh ra bệnh tý.

    Phong tà thắng, gọi là Hành tý. Hàn tà thắng, gọi là Thống tý. Thấp tà thắng, gọi là Trước tý.

    2) Phân loại :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Bệnh tý được chia làm 5 loại, là loại nào ?

    Kỳ Bá thưa :

    - (1) Mùa Đông, bị bệnh, gọi là Cốt tý.

    (2) Mùa Xuân, bị bệnh, gọi là Cân tý.

    (3) Mùa Hạ, bị bệnh, gọi là Mạch tý.

    (4) Trưởng Hạ, bị bệnh, gọi là Cơ tý.

    (5) Mùa Thu, bị bệnh, gọi là Bì tý.

    2. Bệnh tý và tạng phủ :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Bệnh tý cũng là một loại bệnh tà, xâm nhập vào tạng, phủ như thế nào ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Các tổ chức khí quan tương hợp với ngũ tạng; tà khí lưu lại lâu trong cơ thể, không trừ khử nó đi, lúc bị cảm thêm tà khí, thì nó sẽ từ tổ chức khí quan đi đến tạng tương hợp :

    1) Bệnh Cốt tý không lui, bị cảm thêm tà khí, thì tà khí sẽ xâm nhập vào thận.

    2) Bệnh Cân tý không lui, bị cảm thêm tà khí, tà khí sẽ xâm nhập vào gan.

    3) Bệnh Mạch tý không lui, bị cảm thêm tà khí, tà khí sẽ xâm nhập vào tâm.

    4) Bệnh Cơ tý không lui, bị cảm thêm tà khí, tà khí sẽ xâm nhập vào tỳ.

    5) Bệnh Bì tý không lui, bị cảm thêm tà khí, tà khí sẽ xâm nhập vào phế.

    Tóm lại, bệnh tý, do phong, hàn, thấp sinh ra, theo từng mùa, nếu bị cảm thêm tà khí, gọi là trùng cảm, thì tà khí sẽ xâm nhập vào tạng tương ứng. 3. Các triệu chứng :

    Bệnh tý xâm nhập vào tạng phủ; tạng, phủ khác nhau, triệu chứng cũng khác nhau :

    1) Phế tý Bực bội, cảm thấy đầy, suyễn, nôn mửa.

    2) Tâm tý :

    Huyết mạch không thông, nóng nảy, bực bội thì tim đập mạnh, đột nhiên khí ngược lên sinh suyễn, cổ khô, hay ợ; quyết khí ngược lên, sinh sợ hãi.

    3) Gan tý :

    Đêm ngủ bỗng giật mình kinh sợ, uống nước nhiều, tiểu nhiều lần; đau nhức do kinh gan trên dưới chằng nhau, anh ách, như phụ nữ có thai.

    4) Thận tý :

    Bụng dễ trướng, xương chân mềm khó đi, đi thì phải cúi xuống, xương sống nhô lên, trông quái lạ, gù lưng, lưng cao hơn đầu.

    5) Tỳ tý :

    Uống nước nhiều lần, tiểu tiện khó, bụng sôi, khi đại tiện (thức ăn không thấy tiêu).

    6) Bàng quang tý :

    Ăn vào thiếu phúc, vùng bàng quang, thấy đau nhức như bị dội nước nóng, tiểu tiện rít, trệ không thấy thông, chảy nước mũi trong. 4. Triệu chứng và tạng : Tinh khí của ngũ tạng, lúc an tĩnh, thì (tinh) thần thủ ở bên trong, nếu nóng nảy thì tinh khí (của của ngũ tạng) dễ bị hao tổn; nếu ăn uống quá nhiều thì vị bị tổn thương.

    1) Nếu hít thở ngắn gấp, tức bệnh tý đang phát sinh tại phế.

    2) Nếu quá lo lắng, tức bệnh tý đang phát sinh tại tâm.

    3) Nếu đái són (di niệu), tức bệnh tý đang phát sinh tại thận.

    4) Nếu cảm thấy mỏi mệt, suy nhược, tức bệnh tý đang phát sinh tại gan.

    5) Nếu da thịt gầy mòn, tức bệnh tý đang phát sinh tại tỳ.

    Tóm lại, loại bệnh tý lâu ngày, càng ngày càng lấn sâu vào trong, nếu phong tà thiên về thịnh, thì bệnh dễ lành.

    5. Bệnh trạng :

    Hoàng Đế hỏi :

    - 1) Có bệnh tý nào dẫn đến tử vong hay không ? 2) Có bệnh đau nhức, lâu không khỏi ? 3) Có bệnh lại chóng khỏi là tại sao ?

    Kỳ Bá thưa :

    - 1) Bệnh tý vào đến ngũ tạng, tất chết. 2) Bệnh tý ở gân cốt thì đau nhức, lâu khỏi. 3) Bệnh tý ở da thịt, thì chóng khỏi.

    Hoàng Đế hỏi :

    - Tại sao bệnh tý lại xâm nhập vào ngũ tạng ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Là do ăn uống không điều độ, hoặc do sinh hoạt ăn ở, là nguyên nhân chính.

    Lục phủ có các huyệt Du, nên tà phong, hàn, thấp bên ngoài, dễ xâm nhập vào huyệt Du, lưu trệ ở những phủ tương ứng.

    6. Phương pháp trị liệu :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Phương pháp trị liệu bằng thích đối với bệnh tý như thế nào ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Đối với ngũ tạng thì lấy huyệt Du (huyệt Du : mạch khí dồn lại như nước chảy liên tục, mạch khí to và sâu), lục phủ thì lấy huyệt Hợp (huyệt Hợp : mạch khí tụ hợp thành dòng, vừa to vừa sâu, như các dòng suối hợp lại thành sông). Tức là quan sát và lần theo kinh mạch của bộ vị nào có triệu chứng phát bệnh, rồi căn cứ vào bộ vị ấy, lấy huyệt Du hoặc huyệt Hợp tương ứng, thích thì khỏi bệnh.

    7. Doanh khí, vệ khí và bệnh tý

    Hoàng Đế hỏi :

    - Thế doanh khí (1),vệ khí có phát sinh bệnh tý hay không ?

    Kỳ Bá thưa :

    - Doanh khí là tinh khí sinh hoá từ thuỷ cốc, doanh khí có công năng vận hành (tinh khí), bình hoà, điều hoà ngũ tạng, phân bố đến lục phủ; sau đó, theo các mạch chằng chịt, tuần hành trên dưới qua các tạng, các phủ.

    Vệ khí (2) là hãn khí (hãn : mạnh, tợn; khí mạnh mẽ) sinh hoá từ thuỷ cốc, vệ khí lanh lẹ, trôi chảy, không đi vào trong mạch, ở khoảng giữa trong da, thớ thịt và các màng mở, tản mác ở hoang (dưới tim, trên hoành cách mô), mô (hoành cách mô), ngực và bụng.

    Doanh khí, vệ khí vận hành nghịch, loạn thì sinh bệnh, doanh khí, vệ khí vận hành thuận thì bệnh mới khỏi.

    Tóm lại, doanh khí vệ khí không tương hợp với các loại tà khí như phong, hàn, thấp, thì không sinh bệnh tý.

    8. Luận thêm về các chứng :

    Hoàng Đế khen :

    - Giảng rất hay !

    Bệnh tý biểu hiện nhiều triệu chứng :

    1) Có chứng cảm thấy đau.

    2) Có chứng không đau, như chứng ma mộc bất nhân.

    3) Có chứng lạnh (hàn).

    4) Có chứng nóng (nhiệt)

    5) Có chứng ẩm nhuận, là tại sao ?

    Kỳ Bá thưa :

    - 1) Chứng cảm thấy đau là do hàn khí thắng.

    2) Chứng không đau, do bệnh lâu ngày, tà xâm nhập sâu, doanh khí vệ khí trệ, rít, khiến khí huyết kinh lạc rỗng, sinh chứng ma mộc bất nhân; do chứng ma mộc bất nhân, da không được nuôi dưỡng, vì thế cảm thấy không đau.

    3) Chứng cảm thấy lạnh, do khí dương trong cơ thể không đầy đủ, khí âm thịnh, khí âm hỗ trợ thêm thế cho tà khí, phát sinh lạnh.

    4) Chứng cảm thấy nóng, do khí dương trong cơ thể thịnh, khí âm không đầy đủ, khí dương và phong tà tương hợp cưỡi lên bộ phận âm, phát sinh nóng.

    5) Da ẩm nhuận, đổ nhiều mồ hôi, do bị ẩm tà quá nhiều, lại thêm khí dương trong cơ thể không đầy đủ, khí âm thịnh, thấp tà thịnh và âm khí tương hợp, phát sinh da ẩm, nhuận.

    9. Bệnh tý và hàn, nhiệt (dự phòng) :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Bệnh tý có chứng không đau nhức là tại sao ?

    Kỳ Bá thưa :

    - 1) Bệnh tý phát sinh ở xương, tất thân nặng.

    2) Phát sinh ở mạch, tất máu ngưng, rít không thông.

    3) Phát sinh ở gân, tất (thân thể, tay chân) khó duỗi ra.

    4) Phát sinh ở da thịt, tất sinh chứng ma mộc bất nhân.

    5) Phát sinh ở da, tất lạnh.

    Nếu bị trong năm chứng vừa nêu, thì không đau. Bị bệnh tý,

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1