Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 1)
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 1)
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 1)
Ebook245 pages3 hours

Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 1)

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Hoàng Đế nội kinh không chỉ cần thiết cho thầy thuốc Đông y, Tây y; mà cho tất cả mọi người muốn bảo toàn sinh mạng - vốn quý nhất trong trời đất.
Hy vọng, cuốn sách này là một thầy thuốc vĩ đại, thầm lặng, tinh thông y thuật, giàu y đức, luôn luôn ở bên những ngưòi bạn thông minh, chăm sóc quý bạn như một người mẹ hiền.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateFeb 1, 2014
ISBN9781310509193
Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 1)
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 1)

Related ebooks

Related categories

Reviews for Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 1)

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Hoàng Đế nội kinh -Thiên Linh khu (tập 1) - Dong A Sang

    HOÀNG ĐẾ NỘI KINH - THIÊN LINH KHU (tập 1)

    By Đông A Sáng

    Copyring Đông A Sáng

    Smashwords Edition.

    QUYỂN MỘT (Thiên 1- 10)

    QUYỂN HAI (Thiên 11-20)

    QUYỂN BA (Thiên 21- 30)

    QUYỂN BỐN (Thiên 31- 40)

    MỤC LỤC

    AUTHOR

    QUYỂN MỘT

    Thiên 1 : THẬP NHỊ CỬU CHÂM

    1. Phương pháp châm thích (thời cổ đại) :

    Hoàng Đế nói với Kỳ Bá :

    - Ta rất thương yên muôn dân, nuôi dưỡng trăm họ, đồng thời cũng thu thuế của họ.

    Ta chỉ lo buồn nuôi dân không đủ và dân bị bệnh tật; không muốn họ, khi bệnh tật phải uống thuốc có độc tính.

    Ta muốn dùng phương pháp châm thích để trị liệu, để những người bị bệnh thông kinh mạch, điều lý khí huyết, làm cho kinh mạch, khí huyết nghịch thuận đều được điều hoà.

    Có được phương pháp (châm thích) vừa nêu, thì có thể truyền cho hậu thế !

    Muốn được như vậy, thì luận về phương pháp phải thật chính xác, toàn diện, trở thành phương pháp lớn, mới không mai một và thất truyền.

    Kỳ Bá thưa :

    - Thần xin trình bày theo thứ tự, trước là nói về việc trị liệu bằng châm (thích), sau xin trình bày về chín loại châm (Cửu châm).

    Phương pháp trị liệu bằng châm (thích) dễ nắm bắt, nhưng đạt đến trình độ tinh diệu thì lại rất khó.

    1) Hình và bệnh tình :

    Đối với những thầy thuốc kém cỏi, chỉ chăm chú vào hình (bệnh nhân); đối với những thầy thuốc giỏi thì căn cứ vào tình hình biến hoá của bệnh tình, mà trị liệu một cách thần diệu.

    Khí huyết tuần hoàn theo kinh mạch, ra vào, theo một cửa nhất định, bệnh tà theo cửa ấy, mà xâm nhập vào cơ thể.

    Nếu không hiểu rõ bệnh tình, thì không giải thích được nguyên nhân sản sinh ra bệnh tật.

    Sự ảo diệu của châm thích là ở chỗ nhanh hay chậm ?

    Thầy thuốc vụng, (khi châm thích) chăm chắm vào việc nắm chặt tay chân, xương cốt gần huyệt vị cố định (sợ bệnh nhân vùng vẫy); thầy thuốc giỏi (khi châm thích) quan sát sự động – tĩnh của kinh khí và sự biến hoá của khí cơ.

    Vì sự tuần hoàn của khí kinh khí không thể xa rời khổng không (huyệt), khổng không là nơi chứa đựng huyền cơ, là nơi cực kỳ vi diệu.

    2) Tà khí :

    Tà khí thịnh, thì không nên đón (nghinh) nó, không nên dùng phương pháp bổ (để châm thích).

    Tà khí suy giảm, thì không nên truy (đuổi) nó, không nên dùng phương pháp tả.

    Đợi lúc khí cơ biến hoá, mới trị liệu; việc trị liệu không nên sơ suất, dù là tơ hào.

    Không biết được sự biến hoá của khí cơ; tương tự, để ngược mũi tên lên giây cung, mà bắn, thì làm sao trúng đích ?

    3) Mạch khí :

    Phải nắm bắt sự lui - tới, thuận - nghịch của mạch khí, thì việc châm thích mới chuẩn xác.

    Thầy thuốc non yếu, thì không thể làm được những điều vừa nêu; chỉ có thầy thuốc giỏi, mới đạt được trình độ vừa nói.

    4) Chính khí :

    Chính khí đi, là nghịch; chính khí đến, trở lại, là thuận; biết rõ thuận – nghịch của chính khí, thì can đảm khi trị liệu và không còn do dự.

    Chính khí hư, không dùng phương pháp tả; nếu dùng phương pháp tả, khác nào làm cho chính khí hư thêm.

    Tà khí thịnh, không dùng phương pháp bổ; nếu dùng phương pháp bổ, khác nào làm cho nó thực thêm.

    Đón tà khí, dùng phương pháp tả; lúc tà khí đi, thì dùng phương pháp bổ.

    Nếu dụng tâm quan sát, thì sẽ thấy những điều vừa nêu, rất là ảo diệu !

    5) Phương pháp tả, bổ :

    Phàm châm thích, chính khí hư nhược, thì dùng phép bổ; tà khí thịnh thì dùng phép tả, để trừ khí huyết ứ kết; nếu tà khí thắng, thì dùng phương pháp công và phương pháp hạ.

    Sách Đại yếu cho rằng : Tiến (châm vào) kim chậm, xuất (rút) kim nhanh, đè vào chỗ lỗ kim (vừa châm) gấp, là phương pháp bổ.

    Tiến kim nhanh, xuất kim chậm, không đè vào lỗ kim (vừa châm), là phương pháp tả.

    Phương pháp bổ, hoặc tả, ứng với việc có cảm giác hay không có cảm giác, tức là xem xét, cảm nhận (bằng cảm giác), trước khí khí đến và sau khi khí đi, rồi quyết định lưu kim hoặc rút kim.

    Bất luận, dùng phương pháp bổ, hoặc phương pháp tả, qua cảm giác, đã bổ thì phải được (khí), đã tả thì phải mất (khí).

    6) Hư, thực, bổ, tả :

    Yếu điểm của hư, thực, bổ, tả, của Cửu châm là rất vi diệu; bổ hay tả cũng đều thực hiện bằng châm kim.

    Phương pháp tả, là châm kim nhanh, sau khi đã được khí, thì lắc kim mạnh ở ûchỗ châm, rồi rút kim, để tả tà khí ra ngoài biểu (dương).

    Nếu, khi rút kim mà bịt chỗ vừa châm, là đóng lại, khiến tà khí đi vào bên trong cơ thể, khí huyết không thể lưu tán, tà khí không xuất ra được.

    Phương pháp bổ, là thuận với sự tuần hoàn của kinh mạch để châm, dùng kim để dẫn khí. Lúc châm, bệnh nhân có cảm giác như không có việc gì xảy ra, nhẹ nhàng như bị muỗi đốt vậy !

    Khi châm kim vào da thịt, khi được khí rồi, thì nhanh chóng rút kim, lẹ làng như mũi tên bật ra khỏi giây cung; tay phải rút kim, thì tay trái nhanh nhẹn, đè vào chỗ châm, khí lưu tại đó; lỗ châm đã bịt lại, đóng lại, khiến cho khí bên trong đầy đủ, máu không bị ứ, nếu bị ứ máu thì phải làm cho máu tản đi.

    7) Phương pháp cầm kim :

    Phương pháp cầm kim, chặt và có lực là tốt nhất; khi châm vào huyệt Du, thì kim phải thật thẳng, không nghiêng về bên trái, không nghiêng về bên phải.

    Lúc cầm kim phải tập trung tinh thần vào cây kim và quan sát bệnh nhân; quan sát hướng mạch máu đi, vận hành, nếu không thì rất nguy hiểm.

    Lúc châm, phải chú ý nhìn vào hai mắt, sắc diện, quan sát sự thay đổi, biến hoá tinh thần của bệnh nhân, xem thần khí thịnh hay suy; không nên sai sót !

    Mạch máu thường phân bố, nằm ngang chu vi các huyệt Du; cho nên, phải xem xét kỹ càng, khi châm thì tránh (mạch máu), lúc ấn, đè thì phải đầy đủ (sung, thực).

    2. Chín loại kim (cửu châm) :

    1) Tên gọi và độ dài :

    Nói về cửu châm, có chín loại, mỗi loại có hình trạng khác nhau và tên gọi khác nhau :

    (1) Sàm châm, dài 1 thốn, 6 phân.

    (2) Viên châm, dài 1 thốn, 6 phân.

    (3) Đề châm, dài 3 thốn rưỡi.

    (4) Phong châm, dài 1 thốn, 6 phân.

    (5) Phi châm, dài 4 thốn, rộng hai phân rưỡi.

    (6) Viên lợi châm, dài 1, 6 phân.

    (7) Hào châm, dài 3 thốn, 6 phân.

    (8) Trường châm, dài 7 thốn.

    (9) Đại châm, dài 4 thốn.

    2) Hình trạng và công dụng :

    (1) Sàm châm, đầu lớn, mũi rất nhọn, thích cạn; dùng để tả dương nhiệt, ở biểu.

    (2) Viên châm, hình như cái trứng, dùng để xoa bóp (án ma) ở da thịt, nhưng không làm tổn thương da thịt; mục đích sơ tiết tà khí ở khoảng giữa da thịt.

    (3) Đề châm, mũi nhọn, tròn, như hạt lúa (thử), dùng đè, nén kinh mạch, nhưng không hại đến da; mục đích dẫn chính khí, trừ tà khí.

    (4) Phong châm, ba mặt như ba lưỡi giao, dùng trị liệu những bệnh ngoan cố, bệnh thuộc cố tật.

    (5) Phi châm, đầu nhọn như lưỡi kiếm, dùng để thích mủ của mụt nhọt.

    (6) Viên lợi châm, đầu nhọn như sợi lông, tròn, nhọn, giữa kim hơi thô, dùng trị những bệnh cấp tính.

    (7) Hào châm, hình nhọn như vòi con muỗi, để châm nhẹ, chậm, vào da thịt, có thể lưu kim lâu, để dưỡng chính khí cho đầy đủ, tán hết khí tà, dùng để trị bệnh tê liệt (tý).

    (8) Trường châm, mũi nhọn, thân kim nhỏ và dài, dùng trị bệnh tê liệt, lâu ngày (tính theo tháng hoặc năm).

    (9) Đại châm, đầu nhọn, gãy khúc, tròn, phần sau như cây côn, dùng để tả nước tích ở nơi đốt xương.

    Bên trên, (thần đã trình bày về) độ dài, hình trạng, công dụng của chín loại kim.

    3.Coi chừng phạm sai lầm :

    1) Sâu cạn :

    Phàm, tà khí xâm nhập vào cơ thể, thì khí dương tà thường dừng và lưu lại (đình lưu) ở thượng bộ; khí đục (trọc khí), uế khí, thường dừng và lưu lại ở trung bộ; khí trong thường dừng và lưu lại ở hạ bộ.

    Châm thích ở các khổng huyệt, thuộc các khe gân cốt, thì (khí) dương tà sẽ xuất ra ngoài.

    Thích ở huyệt Hội, kinh Dương minh, thì khí đục, uế khí sẽ xuất ra ngoài.

    Nếu, thích quá sâu, tà sẽ nhập vào lý, khiến bệnh nặng thêm.

    2) Nối dáo cho giặc :

    Sở dĩ nói : Da thịt, gân mạch, các bộ vị, các khổng huyệt là nơi tạm trú của bệnh, biểu hiện riêng biệt của bệnh.

    Vì thế, không nên vội vàng, căn cứ vào chỗ riêng biệt ấy, để xác định hư chứng, hay thực chứng.

    Nếu căn cứ vào đó, mà trị liệu, khác nào bớt cái không đủ, lại thêm vào cái dư thừa, khiến cho bệnh nặng thêm; là sai lầm (là nối dáo cho giặc).

    3) Sai lầm chết người :

    Tinh, khí bệnh nhân hư, nhược, dùng phương pháp tả ở huyệt Du thuộc các tạng, dẫn đến âm hư và tử vong; là sai lầm.

    Khí dương của bệnh nhân không đủ, dùng phương pháp tả ở huyệt Du huộc 3 kinh dương, khiến cho chính khí suy nhược, tinh thần tán loạn, là sai lầm.

    Dùng phương pháp tả ở kinh âm, làm cho tạng khí hư tổn, bị tử vong, là sai lầm.

    Làm tổn thương kinh dương, khiến cho bệnh nhân phát cuồng, là sai lầm.

    Đây là những sai lầm tai hại của phương pháp dùng châm.

    4) Chọn kim :

    Nếu khi châm, khí chưa đến, thì cũng không cần hỏi hoặc theo dõi số lần hít – thở (của bệnh nhân); mà phải đợi khí kinh đến; khi rút kim, thì không nên châm lại (vào chỗ cũ).

    Như đã nói, hình trạng, công dụng của kim khác nhau, cho nên, phải căn cứ vào bệnh tình mà tuyển chọn loại kim thích hợp.

    Nói chung, đã hạ kim, thì được khí, tức là việc trị liệu sẽ đạt được hiệu quả. Tương tự, gió thổi thì mây tan, thấy được trời xanh. Đó là đạo lý của châm thích.

    4. Giới thiệu các huyệt Nguyên :

    1) Ngũ tạng, lục phủ :

    Hoàng Đế hỏi :

    - Mong tiên sinh giảng những tình huống khí kinh của ngũ tạng và lục phủ.

    Kỳ Bá thưa :

    - Kinh mạch ngũ tạng, mỗi tạng có 5 du huyệt, là Tỉnh, Huỳnh, Du (Thâu), Kinh, Hợp; 5 ( huyệt du) nhân 5 (tạng), là 25 huyệt du.

    Kinh mạch lục phủ, mỗi phủ có 6 du huyệt là Tỉnh, Huỳnh, Du, Nguyên, Kinh, Hợp; 6 ( huyệt du) nhân 6 (phủ), là 36 huyệt du.

    Tạng, phủ có 12 đường kinh mạch, mỗi kinh có một lạc, cọng thêm 2 lạc của mạch Nhâm, mạch Đốc và một lạc lớn (đại lạc) của tỳ; tổng cọng là 15 lạc.

    12 kinh, cọng 15 lạc, tổng cọng là 27 mạch khí, tuần hoàn, chu chuyển toàn thân; khí kinh xuất ra ở khổng huyệt.

    2) Giải thích tên huyệt :

    Tỉnh, tượng nước suối mới chảy qua núi; tức khí kinh chảy qua khổng huyệt.

    Huỳnh, tượng nguồn nước suối chảy liu riu; tức khí kinh rất yếu và đang đổ vào khổng huyệt.

    Du (còn đọc là thâu), tượng nước chảy đổ vào kênh, rạch, như chuyển thâu, vận hành; tức kinh khí từ từ thịnh và lớn.

    Kinh, tượng nước chảy ở kênh, rạch; tức kinh khí đang lúc thịnh vượng.

    Hợp, tượng trăm con sông, đều đổ về biển; tức là kinh khí hợp lại, nhập vào trong.

    Nói chung, 27 kinh mạch, ra vào, vận hành qua năm du huyệt là Tỉnh, Huỳnh, Du, Kinh, Hợp.

    Nhân thể có 365 (bộ vị) là nơi giao nhau của các khớp xương (quan tiết); những bộ vị (quan tiết giao nhau) trên nhân thể, là chỉ nơi thần khí du hành, ra vào, chứ không phải chỉ liên quan đến da thịt, gân cốt một cách cục bộ.

    Nếu hiểu điều cốt yếu vừa nêu, chỉ một lời mà nắm được tất cả (các vấn đề khác); nếu không hiểu điều cốt yếu vừa nêu, sẽ hiểu một các tản mạn, vụn vặt.

    5. Luận thêm về phương pháp trị liệu bằng châm thích :

    1) Quan sát, phân biệt, chẩn mạch :

    Quan sát sắc mặt và nhãn thần (của bệnh nhân), để biết là chính khí tiêu tán, hay chính khí hồi phục.

    Phân biệt hình mạnh yếu, âm thanh (của bệnh nhân), để biết chính (khí), tà (khí), hư hay thực.

    Sau đó, tay phải châm kim, tay trái phụ nắm kim; châm xong, đợi khí đến, thì rút kim.

    Phàm, trước khi dùng kim, phải chẩn mạch, quan sát tượng mạch, để biết khí tạng hư hay thực, mới có thể tiến hành trị liệu.

    2) Coi chừng phạm sai lầm :

    Nếu khí ngũ tạng bên ngoài bị kiệt, tuyệt, lại dùng kim theo phương pháp bổ khí dương bên ngoài, khiến dương thịnh, âm hư, gọi là trùng kiệt; đã bị trùng kiệt, ắt tử vong.

    Mặc dù, bệnh nhân có vẻ an tĩnh, thực chất là thầy thuốc đã lấy các huyệt du (khoảng) dưới nách và ngực, để châm, làm cho khí tạng thoát hết ra ngoài; (bệnh nhân) có vẻ an tĩnh, thật ra là đang chờ chết.

    Khí ngũ tạng bên ngoài hư, tuyệt, lại dùng phương pháp bổ âm bên trong; thì âm thịnh, dương hư, gọi là nghịch quyết, là tử chứng.

    Trước giờ lâm tử, bệnh nhân biểu hiện nóng nảy, là do thầy thuốc lấy huyệt ở tứ chi (để châm thích) khiến khí dương suy kiệt, gây nên.

    Nếu thích bệnh tà, đã (châm trúng khí) mà không rút kim, sẽ làm cho tinh khí hao tổn; hoặc, châm chưa trúng (khí) mà đã rút kim, thì khí tà lưu trệ ở bên trong không tán ra. Tinh khí tiết ra ngoài, hao tổn, thì bệnh càng thêm nặng; tà khi lưu trệ ở bên trong, phát sinh mụt nhọt.

    1) Mối quan hệ giữa huyệt Nguyên và ngũ tạng :

    Năm tạng (ngũ tạng) có sáu phủ (lục phủ), sáu phủ có 12 huyệt Nguyên; 12 huyệt Nguyên xuất ra ở khớp xương 2 cùi tay và khớp xương 2 đầu gối (tứ quan).

    Ngũ tạng bị bệnh, thì cũng ứng với các 12 huyệt Nguyên; người dùng 12 huyệt Nguyên, thuộc tứ quan, để trị liệu bệnh tật thuộc năm tạng.

    12 huyệt Nguyên, là nơi ngũ tạng bẩm thụ khí và vị của 365 bộ vị (nơi giao nhau của các khớp xương) toàn thân.

    Cho nên, ngũ tạng bị bệnh, thì thấy sự phản ứng của 12 huyệt Nguyên; ngược lại, qua phản ứng của 12 huyệt Nguyên, thì biết bệnh tình của ngũ tạng.

    2) Giới thiệu 12 huyệt Nguyên :

    Tim, phổi ở trên cách (hoành cách mô), thuộc bộ vị dương.

    Phổi là tạng âm (thuộc bộ vị dương), là thiếu âm trong dương; huyệt Nguyên là Thái uyên (trái, phải là 2 huyệt).

    Tim tạng là dương (thuộc bộ vị dương), là thái dương trong dương; huyệt Nguyên là Đại lăng (trái, phải, là 2 huyệt).

    Gan, tỳ, thận ở dưới cách (hoành cách mô), thuộc bộ vị âm.

    Gan là tạng dương (thuộc trong bộ vị âm), là thiếu dương trong âm; huyệt Nguyên là Thái xung (phải, trái, là 2 huyệt).

    Tỳ là tạng âm (thuộc bộ vị âm), là Chí âm trong âm; huyệt Nguyên là Thái bạch (trái, phải, là 2 huyệt).

    Thận là tạng âm (thuộc bộ vị âm), là Thái âm trong âm; huyệt Nguyên là Thái khê (trái, phải, là 2 huyệt).

    Huyệt Nguyên của cao (chỗ dưới quả tim) là Cưu vĩ (1 huyệt); huyệt Nguyên của hoang (dưới tim, trên hoành cách mô) là Khí hải (1 huyệt).

    Bên trên vừa trình bày 12 huyệt Nguyên, nơi khí đổ vào, dùng để trị liệu bệnh của ngũ tạng và lục phủ.

    3) Phương pháp trị liệu :

    Nếu bị bệnh bụng trướng, lấy (huyệt) thuộc 3 kinh dương; bị bệnh sôn tiết (đi cầu ra thức ăn), lấy (huyệt) thuộc 3 kinh âm.

    Ngũ tạng bị bệnh, thân thể tượng như con sông bị ô nhiễm, bị trói buộc, phát sinh bế tắc.

    Con sông bị ô nhiễm lâu ngày, cũng có thể gột rửa, lắng trong, bị trói buộc, bế tắc dài lâu, cũng có thể khai thông.

    Vì thế, nói bệnh lâu ngày, không chữa trị được, là không chính xác !

    Thầy thuốc giỏi phương pháp châm thích, thì dùng kim để gột rữa ô nhiễm, cởi giây trói, khai thông bế tắc cho ngũ tạng và thân thể.

    (Bệnh nhân) bị bệnh lâu ngày cũng có thể chữa trị được; còn nói (bệnh nhân) bị bệnh lâu ngày không chữa trị được, là người chưa biết kỹ thuật châm thích.

    Trị liệu nhiệt chứng bằng châm thích, tượng dùng tay nhúng vào nồi canh nóng (hàm ý nhanh).

    Trị liệu âm hàn bằng châm thích, tượng người cầm tay một bước ra đi lại dừng, đi rồi còn ngoảnh lại (hàm ý chậm).

    Nếu nhiệt tà xuất hiện ở bộ phận âm, thì lấy huyệt Túc tam lý, nếu đã thích một các chuẩn xác, nhưng bệnh không lui, thì đợi khí tà đến mới rút kim, nếu tà khí không lui, thì

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1