Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Kinh Dịch - Trí huệ và quyền biến (Quyển thượng)
Kinh Dịch - Trí huệ và quyền biến (Quyển thượng)
Kinh Dịch - Trí huệ và quyền biến (Quyển thượng)
Ebook474 pages8 hours

Kinh Dịch - Trí huệ và quyền biến (Quyển thượng)

Rating: 2 out of 5 stars

2/5

()

Read preview

About this ebook

Dịch giúp người đang hưởng phúc ngăn ngừa được hoạ ; đang gặp hoạ tìm ra nẻo phúc ; lạc trong hang tối tìm ra đường sáng ; chìm trong điều ác tìm ra điều thiện ; trí tuệ còn mù mờ trở nên sáng láng ; trí tuệ sáng láng thì thấy ánh hào quang ; có địa vị giữ gìn được địa vị ; người giàu có và các nhà kinh doanh tăng thêm của cải - đầy mà không tràn.

LanguageEnglish
PublisherDong A Sang
Release dateMar 8, 2014
ISBN9781311226006
Kinh Dịch - Trí huệ và quyền biến (Quyển thượng)
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Kinh Dịch - Trí huệ và quyền biến (Quyển thượng)

Related ebooks

Asian History For You

View More

Related articles

Related categories

Reviews for Kinh Dịch - Trí huệ và quyền biến (Quyển thượng)

Rating: 2 out of 5 stars
2/5

1 rating0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Kinh Dịch - Trí huệ và quyền biến (Quyển thượng) - Dong A Sang

    KINH DỊCH - TRÍ HUỆ VÀ QUYỀN BIẾN (QUYỂN THƯỢNG)

    By Đông A Sáng

    Copyring Đông A Sáng

    Smashwords Edition.

    LỜI NÓI ĐẦU

    Phần một :KINH DỊCH VÀ DỊCH HỌC

    Phần hai :KINH DỊCH (THƯỢNG KINH)

    MỤC LỤC

    AUTHOR

    LỜI NÓI ĐẦU

    Kinh Dịch xuất hiện từ thời thượng cổ, là cuốn Kinh đứng đầu những cuốn Kinh – quần Kinh chi thủ của Trung Hoa.

    Từ khi ra đời cho đến nay, Kinh Dịch đã cuốn hút không biết bao nhiêu nhà nghiên cứu thuộc nhiều thế hệ.

    Kinh Dịch không chỉ là thế giới hấp dẫn đối với các học giả Trung Quốc, học giả các nước phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, mà còn hấp dẫn các nhà nghiên cứu ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mĩ, Đức.

    Kinh Dịch bao gồm cả Đạo Trời – Đạo Đất – Đạo Người. Riêng Đạo Người, Kinh Dịch có 64 quẻ, tượng trưng các thời ; 384 hào tượng trưng 384 nhân vật điển hình, thiện có, ác có, sang có, hèn có ; mỗi nhân vật ở trong hoàn cảnh đặc biệt và có thời riêng.

    Trong thời chung, thời cơ riêng, ở hoàn cảnh đặc biệt, mỗi nhân vật điển hình trong Kinh Dịch thường đứng giữa ranh giới thiện – ác, tối – sáng, hoạ – phúc, thuận – nghịch, lợi – hại, tốt – xấu … chọn hướng nào là ẩn số của bài toán ở đời ? Phù hiệu, văn tự của mỗi quẻ, mỗi hào là những dữ kiện của những bài toán ấy.

    Dịch là biến dịch, biến hoá ; quan trọng của Dịch là chữ Thời. Các nhà nghiên cứu thường dựa vào các dữ kiện tìm ra đáp số là lợi hay hại, thuận hay nghịch, xấu hay tốt.

    Nếu người đọc tự đặt mình vào hoàn cảnh đặc biệt của nhân vật, trí huệ bừng sáng, tự quyền biến và tìm được hướng đi thích hợp cho mình, hợp với Đạo Người - Đạo Trời – Đạo Đất và hợp với chữ Thời. Do đó, chúng tôi đặt tên sách là KINH DỊCH – TRÍ HUỆ VÀ QUYỀN BIẾN

    Quyền là quả cân, muốn biết một vật nặng hay nhẹ, ắt phải buộc quả cân vào đòn cân rồi di động mới biết được trọng lượng chuẩn xác.

    Chữ quyền thường đi với chữ kinh – kinh quyền – tạm thời thích nghi, chữ biến - quyền biến - tuỳ cơ ứng biến, chữ mưu – quyền mưu.

    Kinh là luật lệ cao nhất trong xã hội, là chuẩn mực hành vi cơ bản của con người, là quy tắc bất dịch của Dịch. Trong đời sống, có trường hợp không thể dùng Kinh để xuất xử mà phải dùng quyền, thích nghi theo hoàn cảnh, sự việc, thì mới đạt được kết quả tốt đẹp. Cụ Nguyễn Du cho rằng, chấp kinh thì phải tòng quyền... phúc lộc mới dồi dào về sau.

    Chữ mưu (某) liên quan đến chữ mẹ mẫu (母), con mới sinh ra còn thơ dại, bao nhiêu việc người mẹ phải tính toán cho con. Mưu, theo nghĩa mưu của người quân tử, là người mẹ đỡ đầu cho mọi sự thành công ở đời.

    Chấp kinh tòng quyền vốn hàm nghĩa tuỳ cơ ứng biến, đã có quyền mưu phải tuỳ cơ ứng biến mới diệu dụng. Kinh Dịch bày cho người quân tử cách tính toán lợi - hại, chỉ cho người ta biết chấp kinh  tòng quyền  quyền biến.

    Mục đích, giúp người đang hưởng phúc ngăn ngừa được hoạ ; đang gặp hoạ tìm ra nẻo phúc ; lạc trong hang tối tìm ra đường sáng ; chìm trong điều ác tìm ra điều thiện ; trí tuệ còn mù mờ trở nên sáng láng ; trí tuệ sáng láng thì thấy ánh hào quang ; có địa vị giữ gìn được địa vị ; người giàu có và các nhà kinh doanh tăng thêm của cải - đầy mà không tràn.

    Hệ từ hạ truyện viết : Dịch làm cho ta hiểu được sự lo lắng và duyên cớ, nên tuy không có thầy mà như có cha mẹ săn sóc (hựu minh ư ưu hoạn dữ cố, vô hữu sư bảo, như lâm phụ mẫu).

    Nói cách khác, Dịch thay thế người thầy để chỉ bảo người ta đạo làm Người, thay mặt cha mẹ săn sóc người ta trên con đường đời diệu vợi, bất trắc, đi đến thành công.

    Như đã nói, 384 hào là 384 bài toán, tiêu biểu cho vạn nẻo ngược xuôi trên đường đời, phù hiệu và văn tự là dữ liệu cơ bản của bài toán.

    Các nhà nghiên cứu thường dựa vào các dữ liệu cơ bản, để giải đáp, hoặc giải thích. Mỗi nhà nghiên cứu trong những lời giải thích thường có tính khác biệt, có chỗ trái ngược nhau, có chỗ quá giản lược mơ hồ, đôi khi khó tìm ra cơ sở manh mối của lời giải.

    Vì vậy, chúng tôi cố gắng tham khảo những sách có cách lí giải cụ thể, hợp lí, hợp tình, trong sáng dễ hiểu, được nhiều người chấp nhận. Vấn đề nào còn có chỗ khác biệt, chúng tôi nêu ra để bạn đọc tham khảo.

    Song song với việc tham khảo các sách Dịch hiện đại, có giá trị, để tìm cách giải 384 bài toán cân não trong hoàn cảnh đặc thù của 384 nhân vật điển hình... sách còn minh hoạ bằng các truyện trong sử sách, là những bài học lịch sử, rút ra từ đạo Dịch ; vì vậy, sách bao gồm cả triết – văn – sử, rất dễ đọc.

    Có học giả cho rằng, nếu chịu khó đọc Dịch, thì có thể hiểu thêm được cả triết lí, ưu khuyết cả ba nhà là Nho – Phật – Lão, nếu cảm tình với sách sẽ thấy thú vị hơn đọc cả chục bộ tiểu thuyết nổi tiếng khác.

    Dịch là công trình vật chất hữu hình đã hoàn thành, nhưng tinh thần Dịch lí mãi sinh sôi, mãi mãi chưa hoàn thành.

    Vì vậy, trong quá trình đọc, tham khảo, quý bạn đọc tự suy gẫm và tìm ra con đường riêng, các lí giải độc sáng của mình, phát minh giá trị mới. Đó là niềm vui và hứng thú khi đọc sách và cũng chính là tinh thần của Dịch.

    Cụ Phan Bội Châu, bác học uyên thâm, hơn 10 năm nghiên cứu Dịch, thiệp liệp Dịch học, nhưng khi phiên dịch xong cuốn Chu Dịch, Cụ nói rất khiêm tốn, chân tình, hào phóng và cảm động ! Xin tóm lược : Sự hiểu biết về Dịch học của Cụ chẳng khác gì lấy vỏ nghêu mà lường bể, ngồi trong ống mà dòm Trời… đối với nghĩa kín lời sâu của Dịch như người đứng ngoài ngõ… Chẳng qua vì (Dịch) như miếng ăn ngon, chẳng riêng mình (nên phiên dịch để tặng bạn đọc).

    Chúng tôi xin mạo muội, thành kính học tập tiền nhân, khi đọc được những cuốn sách hay, khoái chá như được ăn nem ăn chả, liền biên soạn - dịch thuật để giới thiệu với các bạn về cánh cửa Càn – Khôn, nẻo vào Kinh Dịch ; như lấy tấc lòng mà chia xẻ miếng ngon với bè bạn xa gần.

    Đó là tâm nguyện của người làm sách. Mong quý bạn đọc nhận tấc lòng, lượng thứ cho sự thiếu sót của sách !

    Phần một:KHÁI QUÁT KINH DỊCH VÀ HỌC DỊCH

    Chương 1 : SÁCH LẠ MẤY NGÀN NĂM

    TRUYỀN THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC KINH DỊCH

    Kinh Dịch là cuốn kinh đứng đầu các cuốn kinh (quần kinh chi thủ) của Trung Quốc.

    Nhưng nguồn gốc, người viết, những người tham gia hoàn thiện, thời đại xuất hiện, ý nghĩa tên sách, vẫn gây nhiều tranh luận cả mấy nghìn năm không dứt.

    Đó là một trong những nguyên nhân Kinh Dịch trở thành một cuốn sách kì lạ (kì thư) của Trung Hoa.

    Sau đây là những truyền thuyết, những thuyết được các học giả tương đối thống nhất :

    1. Tam cổ và tam thánh hoặc tứ thánh :

    Theo truyền thuyết, Kinh Dịch từ khi ra đời đến khi hoàn thiện, trải qua 3 thời kì là thượng cổ, trung cổ và thời Xuân Thu, gọi là tam cổ.

    Ba ông thánh tham dự vào việc viết và hoàn chỉnh Kinh Dịch là Bào Hy, thời thượng cổ, Văn Vương, thời trung cổ và Khổng Tử, thời Xuân Thu, gọi là tam thánh.

    Có thuyết cho rằng có bốn ông thánh, tứ thánh, tức là kể thêm Chu Công, thời trung cổ.

    Thời thượng cổ, Phục Hy vạch ra bát quái, lập ra 64 quẻ :

    Theo truyền thuyết, thời thượng cổ, Phục Hy, còn có tên là Bào Hy hoặc Thái Hạo, ông vạch ra 8 quẻ, mỗi quẻ lại thêm 8 ; 8 lần 8 thành 64 quẻ Kinh Dịch.

    Hệ từ truyện viết : Ngày xưa, vua Bào Hy trị vì thiên hạ, ngửa xem hình tượng trên Trời, cúi xem Đất, nhìn vết tích chim, thú và mọi vật trên đời, gần thì lấy nơi mình, xa thì phỏng theo vật, rồi bắt đầu làm ra tám quẻ để thông cái đức của thần minh, để phân loại muôn vật.

    (Cổ giả, Bào Hy thị chi vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa, quan điểu thú chi văn, dữ địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật, ư thị thỉ tác bát quái, dĩ thông thần minh chi đức, dĩ loại vật chi tình).

    Thời trung cổ, Văn Vương viết thêm lời thoán và Chu Công viết thêm hào từ :

    Sợ người đời không hiểu ý nghĩa uyên thâm 64 quẻ của Phục Hy, nên Văn Vương thêm lời thoán vào dưới 64 quẻ.

    Chu Công, con của Văn Vương, nối gót cha thêm hào từ ở dưới 384

    hào.

    Thời Xuân Thu, Khổng Tử viết thập dực :

    Mặc dù Văn Vương đã viết thêm lời thoán vào 64 quẻ, Chu Công viết thêm hào từ dưới 384 hào nhưng lời lẽ quá giản áo, ý nghĩa quá uyên thâm nên Khổng Tử viết thêm thập dực.

    Có thuyết cho rằng, sự thực chỉ có bảy truyện (thất dực) nhưng gồm 10 thiên nên gọi là thập dực, bao gồm :

    1.Thoán truyện (2 thiên)

    2.Tượng truyện (2 thiên)

    3.Hệ từ truyện (2 thiên)

    4. Văn ngôn truyện (1 thiên)

    5.Thuyết quái truyện (1 thiên)

    6. Tự quái truyện (1 thiên)

    7. Tạp quái truyện (1 thiên)

    Để dễ theo dõi, chúng ta có thể tóm tắt :

    Một, Phục Hy sáng tạo hệ thống phù hiệu, gồm : lưỡng nghi, bát quái, 64 quẻ, 384 hào.

    Hai, Văn Vương viết thêm lời thoán (soán) cho 64 quẻ.

    Ba, Chu Công viết thêm hào từ cho 384 hào.

    Bốn, Khổng Tử viết thêm thập dực ; trong đó có thoán truyện đi liền với thoán từ, đại tượng truyện gắn liền với quẻ, tiểu tượng truyện gắn liền với hào từ.

    Nói chung, Kinh Dịch có hai tầng văn hoá là hệ thống phù hiệu và hệ thống văn tự.

    2. Những tên gọi của Kinh Dịch :

    Chu Dịch, Dịch truyện, Dịch Kinh :

    Thời Xuân Thu, Chu Dịch dùng để chỉ 64 quẻ, quái từ, hào từ, gọi là kinh. Thời Chiến Quốc thêm Dịch truyện, gọi là truyện.

    Bắt đầu từ đời Hán, Chu Dịch và Dịch truyện được gọi chung là Dịch Kinh, tức là không phân biệt thành hai phần là kinh và truyện.

    Thông thường, người ta gọi tắt là Dịch Kinh, nhưng thực tế là trong đó bao hàm cả Dịch Kinh và Dịch truyện, tức là đã thêm phần truyện.

    Hai cách giải thích chữ Chu Dịch :

    Thứ nhất, Chu chỉ triều đại nhà Chu ; sách Chu Dịch chính nghĩa của Khổng Dĩnh Đạt, đời Đường, viết : Chu Dịch gọi là Chu, lấy từ địa danh của Kỳ Dương.

    Thứ hai, Chu chỉ mặt Trời, mặt Trăng chu lưu chiếu sáng khắp thiên hạ. Vì thế, hệ từ truyện viết : Biến động không ngừng chu lưu khắp lục hư.

    Tam kinh : Liên Sơn, Quy Tàng và Chu Dịch :

    Sách Chu lễ viết, Thái bốc nắm phương pháp ba kinh (tam kinh), một Liên Sơn, hai Quy Tàng, ba là Chu Dịch.

    Gọi ba kinh (tam kinh) là Liên Sơn, Quy Tàng và Chu Dịch, mục đích phân biệt Dịch thuộc 3 thời đại là Hạ, Ân, Chu.

    Liên Sơn Dịch, nhà Hạ, quẻ bắt đầu là quẻ Cấn, thuyết minh hồng thuỷ bao vây núi hoặc là ân trạch đối với con người.

    Quy Tàng, nhà Ân, ảnh hưởng mẫu hệ và chỉ thế giới vạn vật phải quy tàng về giữa trung tâm mở đầu là quẻ Khôn.

    Chu Dịch, nhà Chu, bắt đầu là quẻ Càn, tượng trưng trời là cao nhất ; tiếp đến là quẻ Khôn, thuyết minh tư tưởng có trời đất, sau đó mới có vạn vật (hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên).

    Hai bộ Liên Sơn và Quy Tàng đã thất lạc, chỉ còn Chu Dịch lưu truyền đến nay.

    HỆ THỐNG PHÙ HIỆU

    1. Lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái :

    Hai phù hiệu căn bản là vạch đứt (--) gọi là hào âm, và vạch liền (-), gọi là hào dương ; các nhà Nho gọi chung là âm dương, còn gọi là hai nghi (lưỡng nghi), vạch đứt gọi là âm nghi, vạch liền gọi là dương nghi.

    L

    ấy hai phù hiệu chồng lên nhau, ta có tứ tượng ; gồm thiếu dương, thái dương, thiếu âm, thái âm.

    Tiếp tục lấy 3 phù hiệu, ba vạch, ba hào, chồng lên nhau, hoặc lấy 1 phù hiệu chồng lên tứ tượng, ta có bát quái, còn gọi đơn quái ; gồm :

    C

    àn - Trời, Đoài - Chằm, Li - Lửa, Chấn - Sấm, Tốn - Gió, Khảm - Nước, Cấn - Núi, Khôn - Đất.

    Mỗi quẻ có hình quẻ, tên quẻ, tượng quẻ và khẩu quyết.

    Ghi chú (khẩu quyết) :

    Khôn sáu vạch đứt

    Chấn bát để ngửa

    Cấn chén để úp

    Khảm đầy ở trong

    Li rỗng ở trong

    Đoài hở trên

    Tốn đứt dưới

    (Khôn lục đoạn

    Chấn ngưỡng vu

    Cấn phúc uyển

    Khảm trung mãn

    Ly trung hư

    Đoài thượng khuyết

    Tốn hạ đoạn)

    2. Trùng quái và 384 hào :

    T iếp tục, chồng hai đơn quái lên với nhau (8.8), ta sẽ được 64 quái hoặc 64 quẻ, gọi là trùng quái.

    Ví dụ 1 :

    L

    ấy đơn quái Khôn – Địa, chồng lên đơn quái Càn - Thiên, ta có quẻ Địa Thiên Thái :

    Ví dụ 2 :

    L

    ấy đơn quái Càn - Thiên, chồng lên đơn quái Khôn - Địa, ta có quẻ Thiên Địa Bĩ:

    N ói chung, 8 đơn quái, trùng lên nhau thành 64 quái, tổng cộng 384 hào, là hệ thống phù hiệu của Chu Dịch.

    HỆ THỐNG VĂN TỰ

    1. Tự quái truyện :

    Tự quái truyện là giải thích thứ tự, nguồn gốc 64 quẻ, bắt đầu từ quẻ thứ nhất là Càn, quẻ thứ hai là Khôn, đến cuối cùng là quẻ thứ sáu mươi tư là Vị tế.

    Ví dụ :

    Mở đầu tự quái : Có trời đất mới phát sinh vạn vật (Hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên).

    Kết thúc tự quái bằng quẻ Vị tế : Vật chẳng thể cuối cùng. (Tạm) dừng ở đây (Vật bất khả cùng dã. Chung yên).

    Thông qua giải thích thứ tự, nguồn gốc 64 quẻ, người viết lồng vào tư tưởng vũ trụ luận, tồn tại luận, phương pháp luận và biện chứng luận.

    2. Thoán từ và thoán truyện :

    Thoán từ :

    Thoán (Soán) có nghĩa là đoán, đoán định, lời soán thường ngắn gọn, căn cứ vào tượng quẻ để đoán định việc tốt xấu, tình trạng của quẻ.

    Vì vậy, hệ từ thượng viết : Thoán, còn gọi là Soán, là lời của Văn Vương chỉ tình trạng của quẻ (Soán giả, hồ tượng giả dã).

    Ví dụ :

    Quẻ Càn - Trời, lời thoán chỉ có 5 chữ : Càn, nguyên, hanh, lợi, trinh.

    Thoán truyện :

    Mục đích của thoán truyện là giảng giải thêm cho rõ ý nghĩa của thoán (soán) từ.

    Thoán truyện chia làm 2 thiên, thiên thượng giải thích thoán từ của 30 quẻ đầu, thiên hạ giải thích thoán từ 34 quẻ sau.

    Thoán truyện căn cứ vào thoán từ để giải thích, bao gồm : giải thích tên quẻ, giải thích tượng của quẻ, căn cứ vào tượng của quẻ giải thích đức của quẻ, giải thích quái văn, giải thích thoán từ.

    Ví dụ :

    Quẻ Nhu, thoán từ viết : Nhu, có lòng thành thực tin tưởng, sáng sủa thì hanh thông, giữ vững điều chính thì tốt, dù gặp nguy hiểm. Như qua sông lớn, cũng thành công (Nhu, hữu phu, quang hanh, trinh cát. Lợi thiệp đại xuyên).

    Giải thích tên quẻ : Nhu có nghĩa là chờ đợi và cần dùng (Nhu, tu dã).

    Giải thích tượng quẻ, phía dưới : Phía trước (có Khảm  nước) hiểm trở (Hiểm tại tiền dã).

    Giải thích đức quẻ : Tuy Càn tính cương kiện mà chẳng bao giờ rơi vào nguy hiểm - khảm (Cương kiện nhi bất hãm, kì nghĩa bất khốn cùng hĩ).

    Căn cứ vào tượng quẻ Khảm dưới, Khôn trên để giải thích đức quẻ.

    Giải thích quái văn : Đợi để nuôi lòng thành tín, sáng sủa hanh thông, chiêm hỏi có thể tốt lành. Đó là (hào cửu ngũ) ở vào vị trí chính trung (Nhu hữu phu, quang hanh trinh cát, vị hồ thiên vị, dĩ chính trung dã).

    Giải thích thoán từ : Lợi cho việc qua nguy hiểm như sông lớn, mọi việc đều thu được thành công (Lợi thiệp đại xuyên, vãng hữu công dã).

    Những ví dụ trên, ta thấy ngoài việc giải thích thoán từ, thoán truyện còn chính trị hoá, luân lí hoá, triết hoá thoán từ.

    3. Đại tượng truyện :

    Mỗi quẻ đều có lời giải thích nghĩa cái tượng của quẻ, gọi là đại tượng truyện.

    Đại tượng có 3 đặc điểm : Mỗi quẻ có do hai bát quái (3 vạch, ba hào), còn gọi là kinh quái, cấu thành quẻ ; mỗi kinh quái, tượng trưng cho mỗi sự vật ; mỗi quẻ, ngoài việc tượng trưng cho sự vật còn tượng trưng cho việc người (nhân sự).

    Vì vậy, đại tượng truyện giải thích tên từng đơn quái, tiếp đến giải thích toàn quẻ, tiếp theo là giải thích việc người (nhân sự).

    Ví dụ 1 :

    Quẻ Mông : Dưới núi (Cấn), nước (Khảm) phun ra. Quân tử theo tượng ấy mà nuôi dưỡng đức hạnh (Sơn hạ, xuất tuyền, Mông. Quân tử dĩ quả hạnh dục đức).

    Giải thích tượng quẻ : Dưới núi (Cấn), nước (Khảm) phun ra, gọi là Mông (Sơn hạ xuất tuyền, Mông).

    Giải thích việc người (nhân sự) : Quân tử theo tượng ấy mà nuôi dưỡng đức hạnh (Quân tử dĩ quả hạnh dục đức).

    Ví dụ 2 :

    Quẻ Càn, đại tượng truyện viết : Sự chuyển vận của trời rất mạnh. Người quân tử theo đó mà cũng tự cường không nghỉ (thiên hành kiện. Quân tử dĩ tự cường bất tức).

    Giải thích tượng quẻ : Sự vận chuyển của trời rất mạnh (thiên hành kiện).

    Giải thích việc người (nhân sự) : Quân tử theo đó mà tự cường không nghỉ (Quân tử dĩ tự cường bất tức).

    4. Hào từ và tiểu tượng truyện :

    Hào từ :

    Dưới mỗi hào có hào từ gồm hai phần, một phần gọi là thuật, một phần gọi là tác.

    Thuật, còn gọi là tượng từ, là một bài ca dao cổ ; phần tác, còn gọi là chiêm từ, là lời chiêm đoán tốt xấu, được lặp lại nhiều lần trong Chu Dịch như : cát, hung, hối, lẫn.

    Ví dụ 1 :

    Quẻ Tiệm, thoán từ : Tiệm : Nữ quy cát. Lợi trinh.

    Sơ lục : Hồng tiệm vu can. Tiểu nhân lệ. Hữu ngôn. Vô cữu.

    Lục nhị : Hồng tiệm vu bàn. Ẩm thực khản khản. Cát.

    Cửu tam : Hồng tiệm vu lục. Chinh phu bất phục. Phụ dựng bất dục. Hung. Lợi ngự khấu.

    Lục tứ : Hồng tiệm vu mộc. Hoặc đắc kì giốc. Vô cữu.

    Cửu ngũ : Hồng tiệm vu lăng. Phụ tam tuế bất dựng. Chung mạc chi thắng. Cát.

    Thượng cửu : Hồng tiệm vu quỳ. Kì vũ khả dụng vi nghi. Cát.

    Không kể lời thoán và chiêm từ những câu còn lại là một bài ca dao cổ :

    Chim hồng tiến đến phiến đá lớn, ăn uống thảnh thơi

    Chim hồng tiến đến đất bằng, chồng đi xa không về, vợ có mang đẻ mà không nuôi

    Chim hồng nhảy lên cây, may tìm được cành thẳng mà đậu

    Chim hồng lên gò cao, vợ ba năm không sinh đẻ, nhưng không gì thắng nổi điều chính

    Chim hồng bay bổng ở đường mây, lông nó rớt xuống, có thể dùng làm đồ trang sức.

    (Hồng tiệm vu can, hồng tiệm vu bàn, ẩm thực khản khản

    Hồng tiệm vu lăng, chinh phu bất phục, phụ dựng bất dục

    Hồng tiệm vu mộc, hoặc đắc kì giốc

    Hồng tiệm vu lăng, phụ tam tuế bất dựng, chung mạc chi thắng

    Hồng tiệm vu quỳ, kì vũ khả dụng vi nghi)

    Ví dụ 2 :

    Quẻ Hoán, thoán từ : Hoán, hanh thông. Vua tới thái miếu, vượt qua sông lớn thì lợi. Giữ được đạo chính thì lợi. (Hanh. Vương cách hữu miếu, lợi thiệp đại xuyên. Lợi trinh).

    Sơ lục : Dùng con ngựa mạnh, để cứu vớt, tốt.

    (Dụng chửng, mã tráng cát).

    Cửu nhị : Lúc li tán nên dựa vào ghế ngồi. Hối hận mất đi.

    (Hoán bôn kì kỉ. Hối vong).

    Lục tam : Đánh tan lòng riêng tây của mình đi. Không hối hận.

    (Hoán kì cung. Vô hối).

    Lục tứ : Giải tán bạn bè mình đi, rất tốt. Vì giải tán cái nhỏ để tập hợp cái lớn thành gò đống ; điều đó người không thể nghĩ đến được

    (Hoán kì quần. Nguyên cát. Hoán kì khâu. Phỉ dĩ sở tư).

    Cửu ngũ : Ban bố hiệu lệnh khắp nước như mồ hôi phát ra khắp thân thể, phát cho hết kho lẫm của vua để chu cấp cho dân. Không có lỗi.

    (Hoán hãn. Kì đại hiệu. Hoán vương cư. Vô cữu).

    Thượng cửu : Tan trừ được vết thương cũ thoát khỏi kinh sợ. Không có lỗi.

    (Hoán kì huyết. Khứ địch xuất. Vô cữu).

    Không kể đến lời thoán, hào sơ và các chiêm từ là một bài ca dao cổ.

    Nên dựa làm ghế ngồi

    Nên bỏ lòng riêng tây, nên giải tán bè đảng, tạo thành gò đống, ai mà nghĩ tới

    Đổ mồ hôi khắp, ban bố khắp nơi, đem kho lẫm cho dân

    Trừ được vết thương, không còn sợ hãi

    (Hoán bôn kì kỉ

    Hoán kì cung, hoán kì quần, hoán kì khâu, phỉ sở tư

    Hoán hãn, kì đại hiệu, hoán cư vương

    Hoán kì huyết, khử địch xuất)

    Tiểu tượng truyện :

    Mục đích tiểu tượng truyện là giải thích thêm cái tượng của hào.

    Tiểu tượng truyện ngắn, thường lặp lại các từ trong đại tượng truyện ; giải thích về việc người, nhân sự.

    Ví dụ :

    Quẻ Mông, hào sơ lục, hào từ viết : Mông, mở mang, nên dùng hình phạt, cốt cho họ thoát khỏi gông cùm nhưng đừng đi quá, hối tiếc (Phát Mông, lợi dụng hình nhân, dụng thoát chất cốc, dĩ vãng lẫn).

    Tiểu tượng truyện viết : Dùng hình phạt cho họ thoát gông cùm, nhưng làm cho đúng phép tắc (Lợi dụng hình nhân, dĩ chính pháp dã).

    Hào cửu nhị, hào từ viết : Bao dung kẻ mờ tối, tốt. Dung nạp hạng người nhu ám như đàn bà, tốt, như người con trai cai quản việc nhà (Bao Mông, cát. Nạp phụ cát, tử khắc gia).

    Tiểu tượng truyện viết : Dạy người con trai biết cai quản việc nhà, là sự tiết chế giữa cương và nhu (Tử khắc gia, cương nhu tiếp giả).

    5. Văn ngôn truyện : Càn văn ngôn - Khôn văn ngôn :

    Văn ngôn, có người giải thích văn ngôn là lời nói văn hoa, gồm hai thiên :

    Thiên trên, bàn về quẻ Thuần Càn, gọi là Càn văn ngôn.

    Thiên dưới, bàn về quẻ Thuần Khôn, gọi là Khôn văn ngôn.

    Nguyên nhân, hai quẻ này được bàn kĩ, là do chúng quan hệ mật thiết với nghĩa quân thần, cách xử thế, cách tu thân và bình thiên hạ.

    6. Hệ từ và hệ từ truyện :

    Hệ có nghĩa là buộc, là hệ thống ; dùng để buộc, để thêm các thuật ngữ, các quan niệm triết học vào dưới mỗi quẻ, mỗi hào, dưới các phù hiệu.

    Ví dụ :

    Sinh sôi gọi là Dịch (Sinh sinh chi vị Dịch).

    Cương nhu xô đẩy nhau sinh biến hoá (Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hoá).

    Dịch cùng tắc biến, biến tất thông, thông tất lâu dài (Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu)

    Dịch có thái cực, thái cực sinh hai nghi, hai nghi sinh bốn tượng, bốn tượng sinh tám quẻ (Dịch hữu thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái).

    7. Thuyết quái truyện :

    Khổng Dĩnh Đạt cho rằng Thuyết quái bàn từ đức nghiệp, sự biến hoá đến pháp tượng của bát quái.

    Thuyết quái truyện, gồm 11 chương, chủ yếu là giảng về tám quẻ đơn căn bản (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Li, Khôn, Đoài).

    Trong đó, ưu tiên giải thích 6 quái Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Li, Đoài là những tư tưởng khá quan trọng của Kinh Dịch.

    Ví dụ 1 :

    Ngày xưa, thánh nhân soạn ra Dịch là để thuận theo tính mà lập nên mệnh. Vì vậy, lập ra đạo trời là âm với dương ; lập ra đạo đất là nhu với cương ; lập ra đạo người là nhân với nghĩa.

    (Tích giả, thánh nhân chi tác Dịch dã, tương dị thuận tính mệnh chi lí.

    Lập thiên chi đạo viết âm dữ dương, lập địa chi đạo, viết nhu dữ cương, lập nhân chi đạo viết nhân dữ nghĩa).

    Ví dụ 2 :

    Trời đất định rõ vị trí, núi đầm thông khí với nhau ; sấm gió ảnh hưởng với nhau ; nước lửa tương phản với nhau, bát quái giao nhau.

    (Thiên địa định vị, sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc, thuỷ hoả tương xạ, bát quái tương thác).

    8. Tạp quái truyện :

    Tạp quái truyện là phức tạp, linh tinh, không có chương ; tạp quái truyện khác với tự quái truyện ; tự quái truyện giải thích thứ tự, nguồn gốc quẻ, còn tạp quái truyện gần như thiên về giải thích tính chất của quẻ.

    Ví dụ :

    Càn cứng, Khôn mềm (Càn cương, Khôn nhu)

    Tỷ vui (Tỉ lạc) ; Sư lo (Sư ưu)

    Lâm, Quan là nghĩa (Lâm, Quan chi nghĩa).

    Tóm lại, theo truyền thuyết, từ lúc Bào Hy sáng tạo Kinh Dịch, thời nhà Chu (khoảng hơn 1000 năm trước CN) đến thời Chiến Quốc  Tần – Hán, khoảng 200 năm trước CN ; tức gần 1000 năm mới hoàn thiện, đã ảnh hưởng văn hiến Trung Quốc như hội hoạ, văn chương, toán pháp và cũng chính nền văn hiến ấy đã dần dần cấu thành Kinh Dịch.

    ĐỊNH NGHĨA - GIẢI THÍCH VỀ CHỮ DỊCH

    Chữ Dịch có nhiều định nghĩa hoặc nhiều cách giải thích khác nhau, sau đây là những giải thích, định nghĩa căn bản :

    1. Theo Bốc thư :

    Dịch là biến, dịch giả, biến giả, đây là cách giải thích phổ biến.

    2. Theo hình của chữ :

    Chữ dịch gồm 2 chữ, trên là chữ Nhật, mặt Trời, dưới là chữ Nguyệt, mặt Trăng ; sự biến hoá của mặt Trời mặt Trăng, biến hoá của âm dương.

    3. Theo nghĩa của chữ :

    Dịch tức là con chim không ngừng bay lên, chỉ sự biến động không ở một nơi, sinh mệnh của con chim không ngừng vận động.

    4. Theo hình tượng :

    Ngẩng lên nhìn tượng trời, cúi xuống xem hiện tượng của đất, trên trời thành tượng, dưới đất thành hình (tượng thiên pháp địa) là nghĩa căn bản của chữ Dịch.

    5. Theo con vật :

    Dịch tức là con tích di, con thằn lằn, loài bò sát có bốn chân, tuỳ theo hoàn cảnh mà biến hoá để tự bảo vệ mình. Tức mọi vật muốn tồn tại, phát triển phải thích nghi với hoàn cảnh khách quan.

    6. Sinh sinh gọi là Dịch (sinh sinh chi vị Dịch), biến hoá là Dịch, được xem là nghĩa chung nhất.

    Chương 2:NẺO VÀO KINH DỊCH

    NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẺ

    1. Cách đọc các quẻ :

    Như đã nói, kinh Dịch gồm có 64 quẻ, mỗi quẻ gồm 2 quẻ đơn thuộc tám quẻ (bát quái) chồng lên nhau.

    Quẻ đơn dưới gọi là nội quái hay còn gọi là hạ quái ; quẻ đơn trên gọi là ngoại quái hay còn gọi là thượng quái.

    Khi đọc tên quẻ, đọc ở trên xuống.

    Ví dụ 1 :

    Quẻ Thái, trên là Khôn (Địa), gọi là ngoại quái hoặc thượng quái.

    Dưới là Càn (Thiên), gọi là nội quái hoặc hạ quái.

    Đọc từ trên xuống là Địa Thiên Thái.

    Ví dụ 2 :

    Quẻ Bĩ, trên là Càn - Thiên, gọi là ngoại quái hoặc thượng quái.

    Dưới là Khôn - Địa, gọi là nội quái hoặc thượng quái.

    Đọc từ trên xuống là Thiên Địa Bĩ.

    2. Tên quẻ :

    Ngày nay, người ta cũng chưa tìm ra hết những căn cứ, nguyên tắc, ý nghĩa về việc đặt tên quẻ.

    Sách Chu Dịch cổ kinh kim chú, Cao Hanh đã nêu 8 nguyên tắc để đặt tên quẻ :

    Một, lấy một chữ trong phệ từ (lời đoán), nguyên tắc này chiếm đa số (47 quẻ).

    Ví dụ : Càn, Truân, Mông, Nhu, Tụng.

    Hai, lấy hai chữ trong phệ từ (4 quẻ).

    Ví dụ : Đồng nhân, Vô vọng, Minh di, Quy muội (4 quẻ).

    Ba, lấy một chữ trong phệ từ và thêm một chữ nữa.

    Ví dụ : Phệ hạp, Đại tráng, Tiểu quá.

    Phệ, Tráng, Quá là những chữ thêm vào.

    Bốn, lấy nội dung của phệ từ.

    Ví dụ : Đại súc.

    Phệ từ là ngựa, trâu, lợn.

    Năm, lấy một chữ trong phệ từ cùng với nội dung.

    Ví dụ : Gia nhân, Vị tế.

    Sáu, lấy một chữ trong phệ từ cùng với nội dung và thêm một chữ nữa.

    Ví dụ : Đại quá, Kí tế.

    Bảy, lấy hai chữ đầu trong quái từ để đặt tên.

    Ví dụ : Đại hữu, Trung phu.

    Tám, tên quẻ không liên quan đến phệ từ.

    Ví dụ : Khôn, Thái, Tiểu súc.

    3. Bốn cách giải thích tên quẻ :

    Một, lấy vị thứ của một hào.

    Ví dụ :

    Q

    uẻ Phong Thiên Tiểu Súc, xét toàn quẻ chỉ có một hào âm - nhu, ở vị trí âm, đắc vị, một hào âm mà súc được năm hào dương ở trên ở dưới ; âm gọi là tiểu, nên gọi tên quẻ là Tiểu Súc (Nhu đắc vị thượng hạ nhi ứng, viết Tiểu Súc).

    Hai, lấy tượng để giải thích.

    V

    í dụ :

    Quẻ Sơn Thuỷ Mông, trên là núi có tính dừng, dưới là nước có tính hiểm. Thoán viết : Dưới núi có vũng nước hiểm tối tăm, vì hiểm nên ngừng lại, nên gọi là mù mờ (Sơn hạ hữu hiểm, hữu hiểm nhi chỉ, Mông).

    Ba, nghĩa tên quẻ.

    V

    í dụ :

    Quẻ Sư, thoán truyện giải thích : Sư là đông người (Sư, chúng dã).

    Bốn, giải thích theo hình.

    V

    í dụ :

    Quẻ Lôi Phệ Hạp, hình dung cái miệng, có cái que chắn ngang, cắn cái que đi thì mới ngậm được miệng, gọi là Phệ Hạp.

    Q

    uẻ Sơn Lôi Di, giống cái miệng mở rộng để nuốt thức ăn, biểu thị nuôi nấng, nên đặt quẻ là Di.

    4. Thứ tự 64 quẻ :

    Để dễ nhớ thứ tự các quẻ, sách Chu Dịch bản nghĩa, Chu Hy đã viết bài Quái danh thứ tự ca, tạm chia làm 2 đoạn, đoạn trên 30 quẻ, thượng kinh, đoạn dưới 34 quẻ, hạ kinh :

    Càn Khôn Truân, Mông, Nhu, Tụng Sư.

    Tỉ Tiểu Súc chừ Lí, Thái, Bĩ.

    Đồng nhân Đại hữu, Khiêm, Dự, Tuỳ.

    Cổ, Lâm, Quán chừ, Phệ hạp, Bí.

    Bác, Phục, Vô vọng, Đại súc, Di.

    Đại quá, Khảm, Li, tam thập bị.

    Hàm, Hằng, Độn chừ và Đại tráng.

    Tấn và Minh di, Gia nhân, Khuê.

    Kiển, Giải, Tổn, Ích, Quải, Cấu, Tuỵ.

    Thăng, Khốn, Tỉnh, Cách, tiếp Đỉnh, Chấn.

    Cấn, Tiệm, Quy muội, Phong, Lữ, Tốn.

    Đoài, Hoán, Tiết chừ tới Trung Phu.

    Tiểu quá, Kí tế kiêm Vị tế.

    5. Cách sắp xếp thứ tự quẻ :

    Có hai cách giải thích về việc sắp xếp thứ tự quẻ :

    Một, vũ trụ sinh thành có tính quy định bên trong. Do đó, các quái kề nhau, 64 quái, đều phải giữ mối quan hệ, dựa vào nhau để sinh tồn.

    Ví dụ :

    Càn và Khôn, trời và đất tương giao sinh vạn vật.

    Vì vạn vật mới sinh sôi, nên tiếp Khôn là Truân.

    Do vạn vật mới sinh còn ấu trĩ mông muội, nên tiếp là Mông…

    Cứ suy luận tiếp theo, đến hết 64 quẻ.

    Hai, sách Chu Dịch chính nghĩa, Khổng Dĩnh Đạt cho rằng, 64 quẻ sắp xếp theo từng cặp, mỗi cặp 2 quẻ, theo quy tắc không biến thì phục.

    V

    í dụ 1 :

    (Trên : Càn biến thành Khôn)

    (Dưới : Khảm biến thành Li)

    Biến là các hào dương biến thành hào âm hoặc ngược lại.

    V

    í dụ 2 :

    (Trên : Quẻ Truân biến thành quẻ Mông)

    (Dưới :Quẻ Nhu biến thành quẻ Tụng)

    Phục là quẻ trên đảo xuống dưới, quẻ dưới đảo lên trên. Phục quái còn có những cách gọi khác là tổng quái, phản quái, đối nghịch tượng, đảo tượng, giao quái.

    Trừ 8 quái không đảo được là Càn, Khôn, Di, Đại quá, Khảm, Li, Trung phu, Tiểu quá, những quái còn lại đều đảo được.

    6. Quẻ âm – quẻ dương :

    Đơn quái:

    Các nhà nghiên cứu Dịch học cho rằng, hai quẻ Càn – Khôn là thể, sinh ra 6 con (lục tử), theo nguyên tắc dương sinh ra âm, âm sinh ra dương.

    Càn sinh ra Tốn, Li, Đoài, tức là dương sinh ra âm.

    Vậy, Tốn, Li, Đoài là những quẻ âm.

    Khôn sinh ra Chấn, Khảm, Cấn, tức là âm sinh ra dương.

    Vậy, Chấn, Khảm, Cấn là những quẻ dương.

    Hoặc, theo nguyên tắc trong dương có âm, trong âm có dương làm gốc (Dương trung hữu âm, âm trung hữu căn).

    T

    ức đơn quái nào hào dương ít hơn hào âm là quẻ dương

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1