Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Cẩm nang làm giàu (tập 1)
Cẩm nang làm giàu (tập 1)
Cẩm nang làm giàu (tập 1)
Ebook494 pages11 hours

Cẩm nang làm giàu (tập 1)

Rating: 4 out of 5 stars

4/5

()

Read preview

About this ebook

Làm giàu hiểu theo nghĩa hẹp là kiếm ra nhiều tiền bạc, hiểu theo nghĩa rộng là làm cho cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng trở nên phong phú, hạnh phúc hơn. Điều đó có nghĩa làm giàu là nhu cầu chính đáng tồn tại trong bản thân mỗi người ngay từ khi bắt đầu có sự nhận thức về thế giới khách quan. Mặc dù vậy, để trở thành người giàu có trong thời buổi ngày nay không phải điều dễ dàng. Đối với những người chưa từng trải, tri thức kém, xuất phát điểm thấp ... thì chuyện bước chân lên bục vinh quang càng trở nên cực kì khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho viễn cảnh giàu có trở nên xa vời. Sau đây là một số nguyên nhân chính:
1. Khoa học làm giàu vừa mang tính xã hội vừa mang tính tự nhiên, nó là sự kết hợp tri thức của nhiều ngành khác nhau. Cùng với sự thay đổi chóng mặt của các hiện tượng, sự vật thì khoa học làm giàu cũng phải thay đổi theo. Những lí luận, qui luật ... làm giàu áp dụng ngày xưa không còn phù hợp trong thời đại mới. Làm giàu ngày xưa là theo bản năng, nhưng ngày nay nếu không học tập nghiêm túc không thể làm giàu thành công.
2. Con người ngày càng khôn ngoan, tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, dịch bệnh hoành hành, thiên tai thường xuyên ... cũng khiến cho công cuộc làm giàu ngày càng trở nên khó khăn hơn. Ngày xưa thì “chim trời cá nước” rất là phong phú, nhưng ngày nay thì mỏi mắt tìm kiếm mới có đồng tiền. Ngày xưa thì nuôi con gì, trồng cây gì cũng dễ, nhưng ngày nay sức đề kháng của vật nuôi, cây trồng ngày càng yếu kém, cứ sai kĩ thuật một chút là năng suất đạt được chẳng có bao nhiêu. Ngày xưa nhiều phân khúc thị trường còn bỏ ngõ, nhưng ngày nay mảng nào cũng có người chen chân khiến cho cơ hội làm giàu ngày càng bị thu hẹp.
3. Cuối cùng làm giàu khó bởi người đi làm giàu chưa đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm ...
Đất nước ta, dân tộc ta chỉ trở nên hùng mạnh, hạnh phúc khi giàu có. Chứng kiến mỗi ngày biết bao nhiêu người lao vào làm giàu cho quê hương, gia đình, bản thân nhưng thất bại thảm hại thấy thật đắng lòng. Trong những thất bại ấy có những thất bại gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải nhận thức ra: Muốn làm giàu trước tiên phải trang bị cho mình những tri thức khoa học, năng lực, phẩm chất, vốn liếng ... nhất định mới bắt tay vào cuộc.
Với mong muốn là người góp chút công sức giúp các bạn có cái nhìn tổng quan, nắm bắt được các lí luận, qui luật ... cần thiết trước khi bắt tay vào làm giàu, chúng tôi đã bỏ công sức biên soạn cuốn Cẩm nang làm giàu. Một phần kiến thức trong đây do chúng tôi thu lượm, nhưng hầu hết là chúng tôi tự đúc kết trong quá trình làm giàu của mình. Cẩm nang làm giàu bao gồm hàng ngàn bài viết chọn lọc được chia ra làm nhiều tập. Đó là những bài viết cung cấp cho bạn những lí luận chung trước khi bắt tay vào con đường khởi nghiệp. Đây cũng là tài liệu chúng tôi dùng để giảng dạy trong các lớp học làm giàu. Những bạn nào có nhu cầu về chúng hoặc cần giải đáp những vấn đề chưa hiểu rõ có thể liên lạc lại.
Mặc dù đã cố gắng chỉnh sửa lỗi chính tả, nội dung ... trước khi gửi đến bạn, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót mong bạn lượng thứ và góp ý để chúng tôi hoàn thiện cuốn Cẩm nang làm giàu ngày càng tốt hơn.
Xin gửi đến bạn cùng gia đình lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc!

Chat Master
28/07/2012

LanguageTiếng việt
PublisherChat Master
Release dateJan 30, 2015
ISBN9781310605277
Cẩm nang làm giàu (tập 1)
Author

Chat Master

Tôi “may mắn” được sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Chính cái nghèo khó đã hun đúc cho tôi một niềm khát khao giàu có ngay từ khi còn rất nhỏ. Hồi đó tôi luôn ao ước giá như mình gặp được một người có đủ kiến thức dẫn dắt mình, thế nhưng tôi đã không có được diễm phúc đó. Người thầy duy nhất của tôi là cha. Ông có những tư tưởng và suy nghĩ khá sâu sắc về cuộc sống, ngặt một điều ông lại là một nông dân chính gốc nên không có chút kiến thức gì về kinh doanh. Ông cần cù lao động vô cùng. Cả cuộc đời ông dường như chẳng biết lừa gạt ai. Ông tuyệt đối tin vào lẽ phải, vào công lí, và những chuẩn mực đạo đức đương thời. Ông cố gắng vắt kiệt sức mình chỉ để mong vợ con có cuộc sống hạnh phúc ... Nghĩ về ông đã không ít lần tôi đầm đìa nước mắt và tự hỏi: Tại sao một người như cha tôi mà suốt đời chỉ có nghèo là nghèo?!Không tìm được câu trả lời về giàu có từ cha mình, tôi đã mò mẫm tìm nó bằng mọi cách. Lúc nào trong đầu tôi cũng vang lên câu hỏi: Làm sao để giàu có? Nhiều lần câu hỏi đó đã làm tôi phát điên. Có một dịp cha đã hỏi tôi mục đích sống của tôi là gì, khi đó tôi bèn trả lời là tiền. Nghe vậy ông bèn nói nếu một người chỉ biết sống vì tiền thôi thì người đó thật tồi. Tôi đã không đồng ý với phán xét ấy, và cố gân cổ lên để biện minh rằng nếu con không xác định rõ mục đích con sẽ không thể đạt được nó. Thật ra tôi là một đứa trẻ tốt, và cha tôi cũng không sai. Tôi chỉ muốn kiếm nhiều tiền để giúp đỡ gia đình. Nghèo thường đi đôi với hèn. Chính nó là thủ phạm đã đem lại cho gia đình tôi nhiều bất hạnh, đem lại cho tuổi thơ tôi đầy nước mắt ... Và cho đến lúc trưởng thành, nhiều bạn bè đôi khi còn chỉ vào mặt tôi mà xối xả rằng: Mày cứ cho là mày giỏi tại sao mày vẫn cứ nghèo? Đấy, thế đấy! Khi bạn nghèo bạn chẳng khác con vật là mấy. Mọi quyền lợi, danh dự, hạnh phúc ... của bạn hầu như đều bị chà đạp. Tôi căm thù nghèo đói!Tôi đã quan sát mọi người rất kĩ, cố gắng nhật xét thật tinh tế, tự nghiền ngẫm để đưa ra những suy nghĩ thật sâu sắc ... Tôi đã lắng nghe, đọc biết bao nhiêu là sách làm giàu ... Tôi đã lăn lộn kiếm tiền từ khi còn học cấp hai ... Tôi đã rèn luyện mình thành một con người cực kì siêng năng, cực kì mạnh mẽ ... Tôi đã lần lượt ứng dụng vào cuộc sống vô vàn ý tưởng, sáng kiến, kế hoạch, đề án ... Nhưng hầu như tôi vẫn cứ nghèo. Kết quả mà tôi đạt được không cao, và số tiền kiếm được nhích một cách chậm chạp theo năm tháng. Tôi tự hỏi chả lẽ trên cuộc đời này không có cách nào để làm giàu từ hai bàn tay trắng hay sao?Dẫu biết rằng để giàu có phải có một “phương trình” gồm nhiều “ẩn số” hội tụ, song tôi vẫn không tin vào định mệnh. Tôi càng phấn đấu thì càng gặp nhiều khó khăn, nhục nhã, nhiều lúc tôi tưởng chừng như gục ngã, nhưng từ trong sâu thẳm bản ngã tôi quyết không lùi bước. Chắc có lẽ điều này có được là do hoàn cảnh tôi đã trải qua. Lời thề không đội trời chung với cái nghèo đã ăn sâu vào tận xương tủy tôi. Giá mà lúc đó có ai nói cho tôi biết tôi phải làm gì, nhưng bốn bề vẫn lạnh lùng im lặng.Tôi nghe người ta nói muốn giàu có phải siêng năng, cần cù ... Trời ơi! Bài học về cha tôi còn sờ sờ ra đấy, cả đời ông ấy siêng năng mà có giàu đâu! Tôi không có ý phủ định điều này, song hình như nó chưa phải là nhân tố quyết định. Với thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như bây giờ tất cả đều làm bằng máy móc, người ta đã không quan tâm bạn siêng năng hay lười biếng, mà lại quan tâm đến hiệu quả công việc bạn đem lại. Bạn chăm chỉ ư? Nhưng nếu bạn đầu tư sự chăm chỉ ấy sai chỗ liệu có mang lại một kết quả như mong đợi?Tôi lại nghe người ta nói làm giàu phải biết liều! Thật sự mà nói từ “liều” ở đây chỉ có thể sử dụng cho kẻ ngu dốt. Người giỏi thật sự chỉ trông đợi vào may mắn khoảng 10%, trong khi kẻ thiếu kiến thức lại trông đợi vào nó đến 90%. Thực tế đã chứng minh, rất ít kẻ ngu dốt giàu có!Tôi lại nghe người ta nói muốn giàu có phải học thật giỏi. Tôi cố gắng học giỏi, nhưng tôi lại thấy nhiều người học giỏi nhưng họ có giàu đâu. Nhiều nhà bác học, nhiều người đoạt các giải thưởng quốc tế vậy mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Ôi đau đầu!Tôi lại nghe người ta nói muốn giàu có phải học ngoại ngữ. Tôi cắm đầu vào học ngoại ngữ, cuối cùng đầu óc tôi trở nên tư duy rất hời hợt. Tôi suy nghĩ không thể sâu được vì suốt ngày tôi cứ lải nhải nói ngoại ngữ hoài.Tôi lại nghe người ta nói muốn giàu có phải có trong tay một nghề gì đó thật vững chắc. Tôi thử đi học nghề. Khi học nghề xong tôi đã không biết mình phải bắt đầu từ đâu, thế là tôi đành đi xin việc để sống qua ngày.Tôi lại nghe người ta nói muốn giàu có phải có kiến thức về kinh tế. Tôi lao vào nghiên cứu kinh tế quên ăn quên ngủ. Kinh tế đã trở thành máu trong cơ thể tôi. Tôi ăn cũng kinh tế, nói cũng kinh tế, ngủ cũng kinh tế ... Thế nhưng làm giàu đâu chỉ cần có kiến thức lí thuyết!Tôi lại nghe người ta nói muốn giàu có phải có vốn. Tôi đi làm tích góp được bao nhiêu tiền dồn hết vào mở một cửa hàng kinh doanh, kết quả tôi trắng tay. Đồng vốn tôi quá ít cộng với kinh nghiệm trận mạc non nớt là nguyên nhân của thất bại. Thất bại là mẹ thành công mà! Ừ, có lẽ đây là câu nói của những người biết an ủi người khác! Tôi phải thất bại đến bao nhiêu lần nữa thì thành công mới đến với tôi? Tôi chỉ sợ chưa tới lúc đó thì tôi đã chết rồi! Bạn cho rằng tôi quá bi quan ư? Không! Khi bắt tay vào làm bất cứ cái gì ai cũng muốn thành công không ai muốn thất bại cả. Thất bại càng nhiều thì tổn thất càng lớn. Càng thất bại thì càng đau khổ! Kinh nghiệm ư? Kinh nghiệm thì có đó, song chả lẽ chỉ có thất bại mới cho bạn kinh nghiệm sao? Kinh nghiệm có làm bạn giàu có không? Có ư? Ừ đúng đó, nhưng đối với một người hai bàn tay trắng như tôi điều đó nghe có vẻ “tiểu thuyết” quá! Tôi nghĩ thực tế hơn: Muốn thành công phải hạn chế thất bại đến mức tối đa!Tôi lại nghe người ta nói muốn giàu có phải biết lừa đảo, trốn thuế, buôn lậu, lấy vợ giàu ... Ôi chỉ nghe nói thôi đã có thể đoán được hậu quả của những việc làm đó. Tôi muốn giàu có để hạnh phúc chứ không muốn giàu có trong lao tù, bất hạnh ...Tôi lại nghe người ta nói “Buôn thuyền bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. Nhưng nếu mình không kiếm ra tiền thì để dành tiền làm sao đây? Hai việc này cần phải làm song song mới được.Tôi lại nghe người ta nói muốn giàu có phải biết đầu tư? Ôi lí thuyết bao giờ cũng tuyệt vời! Đầu tư vào cái gì và làm sao không phải ai cũng biết và có cơ hội thực hiện nó. Hầu như 100 người đầu tư thì hết 99 người thất bại. Khó thật!Tôi lại nghe người ta nói muốn làm giàu phải có tư duy làm giàu. Tư duy đó là tư duy như thế nào và áp dụng nó ra sao? Có lẽ câu nói đó từ những người thành đạt, họ đã làm được nên họ mới mạnh miệng, nếu họ thất bại họ cũng sẽ hoang mang không biết họ nên làm như thế nào. Mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng, cơ hội riêng, khó khăn riêng ... không thể áp dụng giống nhau như đúc. Khi một quyết định được đưa ra, chúng ta chỉ có thể biết nó đúng hay sai khi kết quả hiện diện. Lí thuyết muôn đời vẫn là lí thuyết, bạn chỉ có thể hạn chế thất bại của mình bằng cách trang bị thật nhiều qui luật suy nghĩ chung, đúng đắn. Nếu không có ánh sáng của những môn như triết học, logic học, tâm lí học ... thì mãi mãi bạn cũng chỉ sờ soạng trong bóng đêm. Đôi khi bạn làm đúng qui luật suy nghĩ, nhưng kết quả lại xảy ra hoàn toàn ngược lại. Bốn bề tối đen đâu là con đường cho bạn? Phải thật sâu sắc và sâu sắc hơn nữa mới hiểu mình cần phải làm gì để thành đạt!Tôi lại nghe người ta nói muốn giàu có bạn phải có một người thầy cực giỏi dẫn dắt! Ừ đúng đó! Nhưng tìm người đó ở đâu và làm sao bạn biết người ta là người giỏi? Lưu Bị phải mấy lần lên núi mời Khổng Minh xuống giúp, bạn liệu có phẩm hạnh và đầu óc nhìn người như Lưu Bị? Tôi đã không tìm ra người thầy cho mình, cho nên tôi luôn coi người thầy đó là tôi. Lúc nào cũng suy nghĩ hoàn thiện mình đó là một ông thầy tốt nhất!Tôi còn nghe người ta nói rất nhiều rất nhiều nữa. Họ nói rằng muốn giàu có phải thế này thế kia, song hình như những lí thuyết ấy còn nhiều khiếm khuyết. Chúng chỉ là một phần góp nhặt cho vinh quang của bạn. Tôi muốn một câu trả lời thật cụ thể để tôi có thể sờ tay vào giàu có khi thực hiện nó ngay kia!Tôi thấy nhiều bạn trẻ bây giờ thích làm chủ lắm, song để làm chủ không phải đơn giản đâu! Bạn làm chủ khi trong tay không có đồng vốn nào ư? Bạn nói bạn để dành tiền à? Ừ, để dành tiền thì được đó, nhưng để trong bao lâu và bao nhiêu thì đủ? Quá trình bạn đi làm thuê góp nhặt từng đồng thành vốn liếng sao mà lắm gian nan. Liệu ra kinh doanh chỉ với vốn thôi bạn có thành công hay không? Làm chủ bạn phải biết quản lí, biết ra quyết định, có nhiều phẩm chất hơn người ... Rồi hàng hóa bạn sản xuất là gì chứ? Khi sản xuất ra liệu có bán được không? Quá trình này quả rất gian nan gấp khúc, phải mất bao nhiêu thời gian bạn mới đụng đến giàu có. Lí thuyết nghe ra rất đơn giản, song nếu ai chịu suy nghĩ sâu sẽ thấy làm chủ quả không dễ. Ấy thế mà nhiều bạn trẻ chẳng cần đắn đo nhiều đã xin giấy phép thành lập công ty khi trong tay có vài chục triệu. Thực tế thì rất nhiều người vẫn thành đạt từ hai bàn tay trắng, nhưng không phải theo cách làm như bạn. Một khi vốn ít, bạn lại chọn con đường dài, rủi ro và tổn thất sẽ lớn. Khi qui mô phát triển tăng trưởng, nhu cầu hoàn thiện bản thân, áp lực công việc, chi phí kinh doanh ... tăng theo, liệu một người với tầm nhìn và phẩm chất kém có thể gánh vác được trọng trách? Nếu như trong quá trình thực hiện một khâu hay thao tác nào đó trật đường rầy, thì công sức gây dựng bao lâu nay của bạn sẽ đổ sông đổ biển. Bên cạnh đó, với hai bàn tay trắng ôm đồm quá nhiều việc bạn khó tập trung sức lực, trí tuệ để đạt đến độ sắc sảo. Biết đúng, biết sai, biết đủ, biết dừng ... luôn luôn là đòi hỏi cao nhất của người lãnh đạo. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 rút ra bài học xương máu cho tất cả mọi người: Ai cũng có thể gãy đổ bất cứ lúc nào nếu không hiểu rõ về qui luật phát triển! Ngày xưa phải gây chiến thì mới cướp đoạt được của cải trên tay kẻ khác, nhưng ngày nay vũ khí của các nước giàu chính là giao thương. Chúng ta không ai ngờ rằng thị trường bất động sản của Mĩ lại trở nên bi đát đến như vậy, có lẽ vì thế mà hàng loạt ngân hàng phải phá sản. Khi nghe tin tập đoàn General Motor lừng danh thế giới giải thể nhiều người đã không tin đó là sự thật. Tại sao lại có chuyện lạ lùng như vậy?Tôi đã tìm câu trả lời này sau rất nhiều năm trăn trở, cộng với việc nghiên cứu lịch sử kinh tế thế giới. Vào cái thời “ăn lông ở lỗ”, phương thức sản xuất của chúng ta chỉ là hái lượm, săn bắt, khi đó công cụ lao động của chúng ta cũng không có nhiều. Khi nhu cầu con người ngày càng tăng cao, việc đầu tiên chúng ta nghĩ đến là cải tiến công cụ lao động. Trải qua nhiều thế kỉ, nhờ khoa học kĩ thuật phát triển công cụ lao động đã phát triển thật dữ dội. Lúc này cái từ “công cụ lao động” đã biến tướng không thể tưởng nổi. Từ cái rìu, cái búa ... bây giờ công cụ lao động là robot, thậm chí cả con người. Các nước chạy đua nhau sáng chế ra nhiều công cụ lao động tân tiến, để nhằm sản xuất ra nhiều của cải vật chất với độ tinh xảo và lượng “chất xám” tồn tại trong nó rất cao. Những nước như vậy tất nhiên là những nước giàu. Một sản phẩm của họ sản xuất trong vài phút nhiều khi bạn phải làm cả năm mới đủ tiền mua. Công cụ lao động đã giúp họ gom tiền nhanh chưa từng có. Có công cụ lao động thì phải có phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất chính là công nghệ, bí mật khoa học kĩ thuật ... Trung Quốc thì có công nghệ sản xuất hàng siêu rẻ, siêu bắt chước, siêu nhanh. Khó ai ngờ được một chiếc xe máy Trung Quốc chỉ có vài triệu đồng. Nhật thì nổi tiếng với hàng chất lượng cao. Nói đến Nhật người ta nghĩ ngay đến chất lượng. Thái Lan thì có công nghệ du lịch. Họ đã phát triển một đất nước thua kém ta khá nhiều về tiềm năng, thành một đất nước chuyên dành cho du khách thập phương. Phương Tây thì lại khẳng định mình bằng cách đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, và tạo ra một phong cách làm việc chuyên nghiệp. Còn Việt Nam chúng ta? Chúng ta có phát triển về khoa học kĩ thuật để tạo ra nhiều công cụ lao động tốt? Chúng ta có công nghệ gì để tạo ra một thế mạnh cho mình hay không?Mặc dù rất giàu có, song Nhật Bản và Mĩ lại là những nước gặp nhiều khủng hoảng? Một khi chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hóa, thì công việc cuối cùng của chúng ta là bán chúng đi! Đây là lời giải cho bài toán giàu có! Bạn không bán được hàng hóa, dịch vụ của mình làm sao mà bạn giàu được cơ chứ! Bạn chỉ tập trung vào sản xuất ra hàng hóa, lượng sản xuất và lượng bán ra không cân đối tất yếu dẫn đến khủng hoảng!Đất nước ta nghèo ư?Việt Nam chúng ta muốn phát triển hùng mạnh phải tạo dựng được “tam giác phát triển” mà ba cạnh của nó chính là: Khoa học kĩ thuật, sản xuất và giao thương.Muốn giàu có phải sản xuất ra nhiều của cải vật chất, tinh thần. Hoạt động sản xuất chỉ thật sự phát triển khi được sự trợ giúp đắc lực của khoa học kĩ thuật. Ngược lại, khoa học kĩ thuật phát triển là để phục vụ cho sản xuất. Muốn đất nước phát triển việc đầu tiên cần làm là đầu tư vào đội ngũ nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Đội ngũ này đảm nhận vai trò như những người đi tiên phong, hướng đạo toàn bộ quá trình phát triển đất nước. Nhật Bản phát triển cũng nhờ xây dựng được một đội ngũ như vậy còn đa số người dân chỉ dừng ở trình độ “ứng dụng” mà thôi!Sản xuất ra thì phải trao đổi. Nó chỉ phát triển khi giao thương phát triển tốt. Ngược lại, muốn giao thương phát triển ta phải làm tốt từ khâu sản xuất. Giao thương là kim chỉ nam định hướng, chỉ đạo hoạt động sản xuất. Mối quan hệ giữa giao thương và sản xuất là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời.Giao thương được sự hỗ trợ của khoa học kĩ thuật, ngược lại khoa học kĩ thuật định hướng được hoạt động của mình là nhờ giao thương.Mối quan hệ giữa khoa học kĩ thuật, sản xuất và giao thương là mối quan hệ hai chiều trong một “tam giác phát triển” khép kín.Bạn lập nghiệp từ hai bàn tay trắng ư?Bạn phải thiết lập được một tam giác để phát triển chặt chẽ ba nhân tố cùng một lúc: công cụ lao động – công nghệ sản xuất (hay phương án kinh doanh) – bán hàng. Công cụ lao động và công nghệ sản xuất chịu sự chi phối của khoa học kĩ thuật. Chúng hơi khác nhau một chút, đó là công cụ lao động là một sản phẩm hữu hình, còn công nghệ sản xuất lại là sản phẩm vô hình của con người. Trong ba nhân tố này thì bán hàng là nhân tố quan trọng nhất. Nó đóng vai trò quyết định, thúc đẩy, hướng đạo ... toàn bộ hai nhân tố kia phát triển.Bạn muốn đi làm giàu thì hãy sắm sửa công cụ lao động cho mình đi! Đó là chiếc máy tính, dây chuyền sản xuất, một số bạn bè, tiền vốn (tiền vốn cũng coi là công cụ lao động vì nó có thể tạo ra của cải vật chất) ... Tất cả đã đủ và sẵn sàng lao vào cuộc chiến sinh tử chưa?Bạn muốn đi làm giàu thì hãy hoạch định cho mình phương án kinh doanh, sản xuất hay cách chế tạo sản phẩm đi ... Nếu không có một công nghệ hơn người thì chớ mà đâm đầu vào thị trường để phải trả giá đắng cay!Bạn muốn đi làm giàu thì hãy đi học bán hàng và bán hàng đi! Không bán được hàng hãy lập tức xóa mọi ý nghĩ về giàu có trong đầu mình bạn nhé!Nếu bạn tay trắng mà đi lập nghiệp, lời khuyên tốt nhất cho bạn là tập trung phát triển về nhân tố thứ ba trước. Nghĩa là chỉ bán hàng thôi hãy khoan nghĩ đến sản xuất, chế tạo công cụ lao động. Coi như điều đó đã có người khác làm thay bạn. Công việc của bạn là chỉ tập trung vào học, luyện kĩ năng, lập phương án ... để bán được hàng mà thôi! Tất nhiên, trong một tình huống nào đó bạn cũng có thể tiến hành cả hai nhân tố kia, song đó phải là hai nhân tố mất ít tiền bạc đầu tư nhất (vì bạn ít tiền mà), để hạn chế mức thấp nhất rủi ro.Hiện nay trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đang cố gắng quảng bá cho hàng Việt, họ kêu gọi, khuyến khích xài hàng Việt, họ nói xài hàng Việt là một hành động nhân văn ... Ôi thật thê thảm cho các doanh nghiệp của chúng ta! Chắc tôi viết đến đây các bạn đã hiểu tại sao chúng ta nghèo rồi chứ!Chúng ta làm kinh tế theo cái kiểu chụp giật, không tầm nhìn, không thương hiệu, phá giá, bán đổ bán tháo, bán sản phẩm thô ... chả trách nào chúng ta vẫn nghèo hoài!Bạn nào, doanh nghiệp nào, đất nước nào không thiết lập ba nhân tố trên một cách vững chắc, thì giấc mơ giàu có mãi mãi cũng chỉ là giấc mơ mà thôi!CM

Related to Cẩm nang làm giàu (tập 1)

Related ebooks

Reviews for Cẩm nang làm giàu (tập 1)

Rating: 4 out of 5 stars
4/5

1 rating0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Cẩm nang làm giàu (tập 1) - Chat Master

    14. Làm chủ và làm thuê

    15. Con mắt của người làm giàu

    16. Bạn nghèo bạn sợ cái gì?

    17. Ảo tưởng làm giàu

    18. Làm việc hay lập nghiệp?

    19. Thái độ của kẻ nghèo hèn

    20. Học cách sử dụng người khác

    21. Tại sao bạn thích làm chủ?

    22. Cơ hội là gì?

    23. Nhận thức làm giàu sai

    24. Đừng làm giàu liều mạng!

    25. Chọn bạn mà chơi

    26. Sức mạnh ở tâm

    27. Tiền để đầu tư

    28. 3 nguyên tắc lập nghiệp

    29. Học cách suy nghĩ

    30. Tinh thần làm việc nhóm

    31. Văn bản hóa trong quản lí

    32. Ngôn ngữ hình ảnh

    33. Chưa có kinh nghiệm

    34. Năng lực sư phạm

    35. Ứng dụng khoa học kĩ thuật

    36. Điểm con người khác nhau

    37. Thất bại vì lâu sinh lợi

    38. Tôi suýt phạm tội ăn cắp

    39. Bản lĩnh hơn trong gian khó

    40. Tại sao thất bại?

    41. Tay trắng đầu tư

    42. Thay đổi hay kiên định?

    43. Tinh thần quyết thắng

    44. 5 vấn đề cần chú trọng

    45. Bức tranh giàu có

    46. Phân bổ sức lực

    47. Luận đàm về giàu có

    48. Phẩm chất người thành công

    49. Tố chất tạo nên số phận

    50. Cơ hội trong nghịch cảnh

    51. Làm sao quản lí tiền bạc

    52. Cái hốc của mình

    53. Khẩu hiệu và quyết tâm

    54. Chăn nuôi đầy rủi ro

    55. Học tập gì để giàu có?

    56. Con mắt học hỏi

    57. Làm giàu từ đặc sản

    58. Không làm được là thất bại!

    59. Nghèo do chí ngắn

    60. Mở cửa đón tương lai

    61. Ý nghĩa của giàu có

    62. Bạn có đầu óc kinh doanh?

    63. Điểm tựa trong kinh doanh

    64. Mặt bằng kinh doanh lí tưởng

    65. Tâm thế trong kinh doanh

    66. Giàu bền không phải ngẫu nhiên

    67. Đầu tư, tiết kiệm tốt sẽ giàu

    68. Quản lí bằng những con số

    69. Thắng lớn nhờ dự đoán giỏi

    70. Đừng chỉ nhìn thấy tiền

    71. Chất lượng là bền vững

    72. Tinh thần trách nhiệm

    73. Đề phòng bị chơi xấu

    74. Tiền bạc quí giá nhường nào?

    75. Thay đổi góc độ tư duy

    76. Cơ hội từ điều chưa thể

    77. Ganh đua để tăng năng suất

    78. Khai thác niềm đam mê

    79. Cơ hội ở bất cứ đâu

    80. Khó khăn song hành thuận lợi

    81. Giữ gìn đồng tiền cẩn thận

    82. Tình yêu và sự nghiệp

    83. Khéo léo mới giàu có

    84. Làm giàu không si mê

    85. Trực giác trong kinh doanh

    86. Mượn tiền để kinh doanh

    87. Biết người biết ta

    88. Dự đoán xu hướng

    89. Tối ưu hóa trong kinh doanh

    90. Vỏ bọc trong kinh doanh

    91. Trọng dụng nhân tài

    92. Tìm ra hướng đi mới

    93. Kinh doanh dạng chuỗi

    94. Cải tiến không ngừng

    95. Lùi để tiến

    96. Thắng lợi hoàn toàn

    97. Quan niệm về đồng tiền

    98. Đoàn kết trong kinh doanh

    99. Có tiền mới sinh ra tiền

    100. Giàu có một cách bền vững

    LỜI MỞ ĐẦU

    Làm giàu hiểu theo nghĩa hẹp là kiếm ra nhiều tiền bạc, hiểu theo nghĩa rộng là làm cho cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng trở nên phong phú, hạnh phúc hơn. Điều đó có nghĩa làm giàu là nhu cầu chính đáng tồn tại trong bản thân mỗi người ngay từ khi bắt đầu có sự nhận thức về thế giới khách quan. Mặc dù vậy, để trở thành người giàu có trong thời buổi ngày nay không phải điều dễ dàng. Đối với những người chưa từng trải, tri thức kém, xuất phát điểm thấp … thì chuyện bước chân lên bục vinh quang càng trở nên cực kì khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho viễn cảnh giàu có trở nên xa vời. Sau đây là một số nguyên nhân chính:

    1. Khoa học làm giàu vừa mang tính xã hội vừa mang tính tự nhiên, nó là sự kết hợp tri thức của nhiều ngành khác nhau. Cùng với sự thay đổi chóng mặt của các hiện tượng, sự vật thì khoa học làm giàu cũng phải thay đổi theo. Những lí luận, qui luật … làm giàu áp dụng ngày xưa không còn phù hợp trong thời đại mới. Làm giàu ngày xưa là theo bản năng, nhưng ngày nay nếu không học tập nghiêm túc không thể làm giàu thành công.

    2. Con người ngày càng khôn ngoan, tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, dịch bệnh hoành hành, thiên tai thường xuyên … cũng khiến cho công cuộc làm giàu ngày càng trở nên khó khăn hơn. Ngày xưa thì chim trời cá nước rất là phong phú, nhưng ngày nay thì mỏi mắt tìm kiếm mới có đồng tiền. Ngày xưa thì nuôi con gì, trồng cây gì cũng dễ, nhưng ngày nay sức đề kháng của vật nuôi, cây trồng ngày càng yếu kém, cứ sai kĩ thuật một chút là năng suất đạt được chẳng có bao nhiêu. Ngày xưa nhiều phân khúc thị trường còn bỏ ngõ, nhưng ngày nay mảng nào cũng có người chen chân khiến cho cơ hội làm giàu ngày càng bị thu hẹp.

    3. Cuối cùng làm giàu khó bởi người đi làm giàu chưa đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm …

    Đất nước ta, dân tộc ta chỉ trở nên hùng mạnh, hạnh phúc khi giàu có. Chứng kiến mỗi ngày biết bao nhiêu người lao vào làm giàu cho quê hương, gia đình, bản thân nhưng thất bại thảm hại thấy thật đắng lòng. Trong những thất bại ấy có những thất bại gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải nhận thức ra: Muốn làm giàu trước tiên phải trang bị cho mình những tri thức khoa học, năng lực, phẩm chất, vốn liếng … nhất định mới bắt tay vào cuộc.

    Với mong muốn là người góp chút công sức giúp các bạn có cái nhìn tổng quan, nắm bắt được các lí luận, qui luật … cần thiết trước khi bắt tay vào làm giàu, chúng tôi đã bỏ công sức biên soạn cuốn Cẩm nang làm giàu. Một phần kiến thức trong đây do chúng tôi thu lượm, nhưng hầu hết là chúng tôi tự đúc kết trong quá trình làm giàu của mình. Cẩm nang làm giàu bao gồm hàng ngàn bài viết chọn lọc được chia ra làm nhiều tập. Đó là những bài viết cung cấp cho bạn những lí luận chung trước khi bắt tay vào con đường khởi nghiệp. Đây cũng là tài liệu chúng tôi dùng để giảng dạy trong các lớp học làm giàu. Những bạn nào có nhu cầu về chúng hoặc cần giải đáp những vấn đề chưa hiểu rõ có thể liên lạc qua địa chỉ E-mail: chatmasterclub@yahoo.com

    Mặc dù đã cố gắng chỉnh sửa lỗi chính tả, nội dung … trước khi gửi đến bạn, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót mong bạn lượng thứ và góp ý để chúng tôi hoàn thiện cuốn Cẩm nang làm giàu ngày càng tốt hơn.

    Xin gửi đến bạn cùng gia đình lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc!

    Chat Master

    28/07/2012

    GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?

    Có một chuyện kể rằng: Một tỉ phú đang đi dạo dưới ánh nắng ấm áp của mùa đông, gặp một gã lang thang đang phơi nắng bên cạnh một bức tường, ông ta hỏi rằng:

    - Này tại sao anh lại không đi làm?

    - Vì sao phải đi làm? Gã lang thang trả lời.

    - Anh đi làm có thể kiếm được tiền mà! Tỉ phú nói.

    - Kiếm tiền để làm gì?

    - Kiếm được tiền thì có thể ở nhà to, hưởng thụ cao lương mĩ vị và khoái lạc trên đời.

    - Sau đó thì sao?

    - Khi anh già rồi, ăn mặc không phải lo, như tôi đây này, hàng ngày đi dạo phơi nắng, sướng không?

    - Lẽ nào bây giờ tôi chẳng phơi nắng đây ư?

    Câu chuyện trên có lẽ là tác phẩm của một người có óc hài hước và phần nào yêu thích triết học. Nghe ra có vẻ đúng. Khi đọc xong câu chuyện không ít người nghèo đã tìm thấy lời an ủi cho mình.

    Câu chuyện nhỏ được kể trong một bối cảnh nhất định, đã đem lại cho nhiều kẻ lang thang thấy cuộc đời giống như một ý thơ. Cuộc sống lang thang không những không bi ai, ngược lại còn làm cho người ta hâm mộ.

    Nhưng nếu tỉ phú nọ hỏi tiếp gã lang thang rằng:

    - Lẽ nào phơi nắng là tất cả của cuộc sống ư? Mặt trời lặn thì làm sao đây?

    Khi đó không biết gã lang thang sẽ trả lời ra sao.

    Rõ ràng, hạnh phúc nhiều khi có liên quan tới sự giàu có. Không cần tự lừa mình và lừa người nữa. Ngoài một số ít người coi cuộc đời là nghệ thuật, nhìn chung phần lớn người khác nếu rơi vào cảnh ngộ này quả thực là không thể chịu nổi.

    Người nghèo chỉ có thể nhìn thẳng vào cái nghèo của mình, mới có thể tìm được phương pháp thoát ra khỏi hiện trạng. Tất cả chúng ta đều là những người hiện thực, để đạt được giàu có chúng ta phải hành động và đánh đổi rất nhiều!

    TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC

    Có một chuyện kể rằng, có một cô vợ mua được một quả trứng gà về nhà, anh chồng thấy vậy bèn nói, giá mà quả trứng này đem ấp sẽ được một con gà, gà lại đẻ trứng, trứng lại ra gà, rồi dùng một đàn gà đi đổi lấy một con dê, dê mẹ sinh dê con, dê con đổi lấy bò, bò lớn sinh bò con, bán bò đi sẽ mua được một căn nhà, chẳng bao lâu chúng ta sẽ trở thành người giàu có …

    Trên đây không chỉ đơn thuần là một câu chuyện, mà nó còn là nếp nghĩ của biết bao nhiêu người nghèo. Thực tế để giải quyết bài toán giàu nghèo không thể chỉ dùng phép tính cộng dồn, hay trừ dần. Mỗi chúng ta sinh ra trên đời về cơ bản đều có những của cải sau đây:

    + Thời gian: Chúng ta không thể sống mãi. Giả sử mỗi tháng bạn để dành được 100 USD, một năm bạn sẽ có 1.200 USD, 10 năm bạn sẽ có 1.2000 USD. Nếu bạn bắt đầu để dành tiền từ năm 20 tuổi thì đến năm 60 tuổi bạn sẽ có 48.000 USD. Một người có số tiền này chắc hẳn không thể gọi là người giàu, huống hồ bạn làm ra tiền để hưởng thụ chứ đâu phải để đến cuối đời nhìn nó chơi, cho nên theo tôi cấp số cộng là điều kiện cần nhưng chưa đủ để giàu có. Nếu ai đã xác định cuộc đời mình phải giàu thì sẽ thấy rằng thời gian sống trên đời là chưa đủ. Nhiều người nói với tôi rằng tôi còn trẻ mà tôi có thể từ từ, tôi còn trẻ mà nên tôi có thể vấp ngã để học hỏi thêm … Tôi cho rằng những người nói như vậy là những kẻ tự bào chữa cho cái dở của mình, tất nhiên đó là những kẻ ngu dốt nhưng quan trọng hơn đó là những kẻ tìm lí do để rút khỏi con đường giàu có. Trên con đường chinh phục túi tiền của người khác không cho phép chúng ta bỏ phí một giây phút nào, không cho phép chúng ta mắc sai lầm. Sai lầm càng nhiều đồng nghĩa với thất bại.

    Người không muốn giàu có thật sự hay nói cái miệng, các câu cửa miệng của họ là giá như …, nếu mà … …, trong khi người muốn giàu có thật sự thường hành động. Nếu bạn đừng nói giá mà quả trứng này đem ấp sẽ được một con gà …, mà lao vào tính toán xem từ khi đem ấp cho đến khi có nhà phải mất bao nhiêu thời gian, chắc chắn bạn sẽ biết bạn sai lầm ở chỗ nào. Rồi còn phải tính toán coi liệu quả trứng đem ấp thì có nở không nữa … Quá trình lao vào tính toán, thí nghiệm … chính là quá trình hành động từng bước để tiến đến sự giàu có. Sức mạnh đầu óc của bạn để đâu mà chỉ biết sử dụng có cái miệng không vậy?!

    Giàu có là một quá trình. Hay nói cách khác để giải bài toán giàu có chúng ta phải giải một hàm phức. Trước khi giải bài toán nào việc đầu tiên tôi thường làm là xem xét hướng giải bài toán ấy, khâu tiếp theo mới là các bước giải cụ thể. Nếu bạn biết chắc rằng buôn lậu bị bắt sẽ phải vào tù thì tại sao bạn lại cứ đi theo hướng ấy? Bạn nói giàu có phải liều ư? Người liều thường hành động ngu xuẩn. Tôi đã nhiều lần đứng trước lựa chọn một là sẽ giàu có, hai là mất tất cả nên tôi rất hiểu. Tôi hoàn toàn thông cảm với những ai có ý chí làm giàu còn lớn hơn cả sự sống chết, danh dự và hạnh phúc của bản thân, gia đình, nhưng một khi đã lựa chọn con đường không có hậu bạn sẽ mất nhiều hơn được, và khó mà có kết thúc tốt đẹp.

    Chúng ta không thể làm cho thời gian dài ra, chính vì vậy để giải bài toán giàu có chúng ta phải dùng cấp số nhân. Thậm chí không nhân với một vài số hạng đơn lẻ mà sẽ nhân kép và rất phức tạp. Các bạn đã nghe nói đến phản ứng dây chuyền hạt nhân chưa? Bí quyết thiết lập bài toán phản ứng dây chuyền hạt nhân trong kinh doanh như thế nào, tôi chỉ có thể nói trong từng trường hợp cụ thể, và phải có những lí do thật đặc biệt!

    + Sức khỏe: Dù bạn nói bạn bị tàn tật đi chăng nữa, tôi vẫn khẳng định với bạn rằng mỗi người đều có một thể chất khác nhau. Không ai giống ai. Ai biết cách khai thác tối đa sức khỏe của mình người đó sẽ làm được nhiều việc khi sống trên đời. Nói như vậy bạn đừng hiểu sai mà cho rằng sức khỏe của mình giống như quặng than đá hay dầu mỏ …, nếu hiểu đúng phải hiểu sức khỏe chúng ta như một rừng cây, tài nguyên đất, hay bình ắc qui … Bạn muốn khai thác gỗ thì phải trồng cây, có cây thì mới khai thác được gỗ chứ! Có thể bạn sẽ ăn uống, tập luyện, hay sinh hoạt điều độ …, làm cách nào thì làm miễn là bạn có sức khỏe để chạy bền. Cuộc đời là một cuộc chạy đua đường dài chứ không phải cuộc chạy đua nước rút. Làm giàu không thể một sớm một chiều. Ai bền bỉ, nghị lực, ý chí ngày càng được hun đúc sẽ thắng!

    + Trí tuệ: Bạn nói bạn ngu ư? Tôi không nghĩ vậy. Tôi nghĩ khi nói ra câu nói đó phải đánh giá bạn là người hèn nhát, vì trí thông minh có hai loại: Một là biết và không biết, hai là có thể tự tư duy. Đại đa số người thông minh là người biết nhiều, còn người nghĩ ra cái này cái kia chẳng qua vì kiến thức của họ về lĩnh vực đó quá sâu sắc, cộng với một số chất xúc tác nữa mới nghĩ ra. Hãy coi bạn là một người bình thường, tất cả kiến thức đều phải học mới có. Ngày nay cùng với sự phát triển của mạng internet và khoa học kĩ thuật …, việc tự học trở nên khá dễ dàng. Vấn đề còn lại bạn là loại người nào mà thôi!

    + Một số điều kiện vật chất và tinh thần khác: Bạn đừng nói với tôi rằng bạn chẳng có gì cả, bạn chẳng quen ai, chẳng ai chịu giúp bạn … Dù đó chỉ là những giá trị rất nhỏ nhưng bạn đừng coi thường nó. Về lí thuyết mà nói thì vốn càng ít rủi ro càng lớn. Trên thế giới này người vốn ít không thiếu, còn những người than mình chẳng có vốn đa phần là người thiếu kiến thức. Bạn đang sở hữu 4 loại vốn trên mà dám nói bạn không có vốn sao? Giả sử tôi đặt hằng số thời gian = A, biến số sức khỏe = B, biến số trí tuệ = C, biến số một số điều kiện vật chất và tinh thần khác = D. Để giải bài toán giàu có bạn phải lập một phương trình toán học:

    1) A + B + C + D = giàu có; hay:

    2) A(B + C) + D = giàu có; hay:

    3) Một phương trình nào khác.

    Ý tôi muốn nói ở đây là nếu D là một số nhỏ thì bạn phải cố tăng B và C lên, thực tế chứng minh, dù D có lớn đến đâu đi chăng nữa mà B với C nhỏ thì cũng tiêu. Ai nói rằng D nhỏ thì không thể kinh doanh được các ngành nghề cần số vốn lớn?

    Người nghèo bao giờ cũng làm từ việc bé làm đi, mua quả trứng rồi ấp nó nở thành gà, tại sao bạn không mua hẳn một con bò? Bạn nói bạn không có tiền hả? Thì mượn tạm con bò vậy! Bạn nói không ai cho bạn mượn con bò hả? Thì bạn tưởng tượng ra con bò vậy! Nói tới đây có lẽ bạn sẽ phì cười là tôi nói chuyện thật tếu đúng không? Không! Tôi là người đã rất nhiều lần thực hiện các thương vụ khi trong tay mình chẳng có gì cả! Một khi bạn dám hi sinh cả bản thân mình vì sự nghiệp giàu có chân chính thì bạn sẽ biết bắt đầu từ đâu!

    TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC

    Có một câu chuyện kể rằng, quốc vương nọ muốn cảm ơn một đại thần, liền để cho ông ra một điều kiện. Đại thần nói:

    - Thưa quốc vương yêu cầu của thần không cao, thần chỉ muốn đặt một hạt gạo trong ô thứ nhất của bàn cờ tướng, hai hạt gạo trong ô thứ hai, bốn hạt gạo trong ô thứ ba, 16 hạt gạo trong ô thứ tư …, tức là các ô kế tiếp được đặt gạo bằng lũy thừa kết quả của ô trước.

    Quốc vương vừa nghe xong cười thầm, nói:

    - Yêu cầu của khanh quá thấp, trẫm đồng ý, cứ làm như vậy đi!

    Việc đặt gạo được thực hiện nhanh chóng, một lúc sau thì các ô cờ nhỏ không còn chỗ chứa, phải đựng vào bao tải, bao tải cũng đầy đổi sang xe nhỏ, xe nhỏ cũng hết đành chứa vào kho … Quốc vương cho quân lính nhập gạo liên tục, mà các ô cờ giống như một cái hốc không đáy, càng lấp càng thiếu … Cuối cùng quốc vương phát hiện ông đã mắc lừa!

    Bạn thử ngồi nhân hết 64 ô cờ theo phép tính trên xem kết quả ra bao nhiêu. Thật là một con số đáng sợ đúng không?

    Việc làm giàu cũng giống như vậy. Khi chúng ta không có đồng nào trong tay, việc ngửa tay xin tiền người khác, hay bán sức lao động, trí tuệ … để kiếm những đồng vốn đầu tiên là cực kì khó, đó là cả một thời gian dài gian khổ, nhưng khi chúng ta đã có một số vốn nhất định chúng ta sẽ bắt đầu đầu tư.

    Với một đồng duy nhất trong tay, bạn chỉ có thể đầu tư vào một việc, nhưng khi đã có hai đồng, bạn bắt đầu nghĩ đến việc thứ hai. Cấp số nhân càng tăng lên khi số lượng tiền bạc phình to ra.

    Giống như xây nhà. Thời gian xây móng đến thời điểm đặt viên gạch đầu tiên rất là kì công, nhưng khi đặt được một viên gạch rồi bạn sẽ có điểm tựa để đặt tiếp viên gạch thứ hai, khi đặt được viên gạch thứ hai rồi bạn sẽ có điểm tựa để đặt tiếp hai viên gạch nữa …

    Vậy để giàu có chúng ta phải bắt đầu từ đâu?

    Câu trả lời: Hãy bắt đầu từ việc xây móngđặt viên gạch đầu tiên!

    Mọi cuộc cách mạng từ trước đến nay thành công hay không đều nằm ở giai đoạn chuẩn bị tốt. Bạn muốn bán bong bóng? Vậy trước khi bắt tay vào bạn đã điều tra thị trường, hoạch định kế hoạch …, chuẩn bị nhân lực, quần áo, bong bóng … chưa? Hãy tập chuẩn bị thật tốt.

    Sau khâu chuẩn bị hãy tập tiến từng bước vững chắc! Giả sử, mục tiêu của bạn là bán 100 cái kẹo, hãy tập bán cái kẹo đầu tiên thật suông sẻ. Ông bà ta hay nói: Đầu xuôi đuôi lọt!. Câu nói này chưa đúng lắm trong kinh doanh, bởi trong kinh doanh thì phải nói câu này: Thành công lớn = Tổng của thành công nhỏ. Muốn giàu có chúng ta phải tập không có bất cứ sai lầm nào!

    Để có một đồng đã là rất khó, nhưng nhân nó lên lại khó gấp vạn lần. Chính vì vậy mà nhiều người hay nói: Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng là vậy. Làm giàu là một công việc không bao giờ được nghỉ ngơi, những kẻ nói rằng kiếm tiền ra mà không xài thì kiếm tiền để làm gì thường không bao giờ giàu có. Đó là những kẻ hủy hoại bản thân, gia đình và xã hội. Người giàu có không bao giờ kiếm tiền để xài, mà kiếm tiền để đầu tư. Tôi giàu tôi đi du lịch, không phải việc tôi đi du lịch là tôi xài tiền, mà đó là hành động tôi đầu tư vào cuộc sống của mình để tôi càng giàu thêm. Một khi tinh thần tôi càng thoải mái, gia đình tôi càng hạnh phúc, kiến thức tôi càng mở rộng … thì tiền bạc lại càng chảy vào túi của tôi. Thật ngớ ngẩn nếu cuộc du lịch không giúp tôi thu được gì, mà còn làm mất đi tiền bạc và thời gian.

    Nhưng thật trớ trêu thay sống trên đời đâu phải ai cũng biết cách đầu tư tốt. Đầu tư vào cái gì? Lúc nào? Bao nhiêu? … Là những câu hỏi không dễ trả lời. Bạn đầu tư vào ngoại ngữ, trong khi tôi lại đi học nghề. Bạn đầu tư vào sản xuất, trong khi tôi lại đi bán hàng. Bạn đầu tư vào kết bạn, trong khi tôi lại đầu tư vào học tập, nghiên cứu chiều sâu … Vậy làm sao để biết chúng ta đầu tư vào cái gì là tốt? Lúc nào thì nên đầu tư, và đầu tư với công sức, tiền bạc … bao nhiêu thì đủ? Khi bạn hỏi câu này tôi lại nghĩ đến những môn khoa học chung, và một câu nói như thế này cuộc sống giả giả, thật thật, trắng trắng, đen đen, đúng đúng, sai sai, không có qui luật nào hết!. Thật ra trả lời câu hỏi của bạn cũng rất dễ thôi, muốn bạn hiểu làm sao làm được những điều trên tôi phải nhồi nhét vào óc bạn khá nhiều kiến thức, cộng với một số va chạm thực tế thì bạn mới hiểu ra. Nhưng làm như vậy thì mất quá nhiều thời gian của tôi, bởi bạn là gì chứ! Với lại, nhiều khi bạn hiểu ra thì bạn đã mất quá nhiều thứ không thể lấy lại được nữa rồi, như: Thời gian, tuổi trẻ, … Để trả lời ngắn gọn, thực tế nhất, và giúp bạn nhận thức ra liền bạn phải đầu tư gì ngay ngày mai, tôi có thể nói như vầy:

    - Thứ nhất, bạn cố gắng tìm hiểu thật kĩ về bản thân mình, hoàn cảnh, và những điều kiện … mà bạn có.

    - Thứ hai, tập lập kế hoạch và tính toán bằng giấy, bằng những số liệu cụ thể trước khi làm bất cứ điều gì.

    - Thứ ba, tập quan sát thực tế và nhận xét. Quan sát bằng mọi phương tiện. Quan sát làm sao để mỗi lần đưa ra phán đoán gần như chính xác.

    - Thứ tư, tập tự học. Học tất cả những gì có thể nhằm đạt được mục đích nhưng phải tự học là chính, tự suy nghĩ là chính. Học làm sao để không dựa dẫm vào người khác, phát huy càng nhiều tính độc lập càng tốt. Hãy cố gắng chọn lọc và tiếp nhận thông tin đa chiều.

    - Thứ năm, là hỏi. Hỏi tất cả những ai khôn hơn mình để học hết cái hay của người ta, để cân nhắc trước khi làm.

    - Và thứ sáu, là đừng nói lí thuyết. Hãy tập lao vào làm (làm hiệu quả để tạo ra thật nhiều của cải vật chất), yêu con người, yêu công việc, yêu lao động, yêu đồng tiền (dù chỉ một xu), và trân trọng bản thân mình.

    Nếu bạn làm được những điều trên, tôi tin tưởng nhất định sớm muộn gì bạn cũng sẽ thành công mà thôi!

    PHẨM CHẤT NGƯỜI GIÀU CHÂN CHÍNH

    1. Phẩm chất đầu tiên: Biết tìm ra động lực đúng!

    Hồi còn nhỏ tôi rất thích chơi tên lửa. Tôi hay chế tạo tên lửa bằng cách cuốn giấy thành ống tròn, rồi nhét thuốc pháo dưới đáy. Mỗi lần nhìn chiếc tên lửa bay vút lên không trung tôi vô cùng khoái chí. Từ việc quan sát trò chơi tên lửa, tôi đã nghiệm ra nhiều điều cho bản thân:

    Thứ nhất, một câu hỏi nảy ra trong đầu tôi là làm sao tên lửa lại bay được? Và câu trả lời đó là do thuốc pháo cháy đã tạo ra lực đẩy. Nếu như không có thuốc pháo thì liệu tên lửa có bay nổi không nhỉ? Câu trả lời là không. Như vậy muốn bay lên tên lửa phải có một cái gì đó làm động lực. Từ suy nghĩ như vậy, tôi liên tưởng đến con người. Phàm tất cả chúng ta sinh ra ai cũng đều có thời gian, sức khỏe, trí tuệ … để có thể làm một cái gì đó, song chúng ta sẽ không cất cánh được nếu không biết chọn động lực đúng. Động lực càng đúng đắn, càng mạnh mẽ thì càng giúp chúng ta tiến nhanh và mạnh hơn. Tuy nhiên, đó là nói lí thuyết vậy thôi, chứ việc chọn động lực thật không đơn giản. Nếu tôi chọn động lực là quê hương, dân tộc …, những khái niệm này nghe có vẻ mơ hồ. Bởi hồi đó, như bao bạn trẻ khác tôi chẳng định nghĩa nổi quê hương, dân tộc … là gì. Nếu may mắn bạn lớn lên trong tình yêu thương đùm bọc của nhiều người thì khái niệm này có vẻ gần gũi; nhưng nếu như bất hạnh thay bạn lại chứng kiến toàn cảnh người khác chà đạp người khác để vươn lên, thì trong lòng bạn khó mà nói lên tiếng yêu người khác. Không yêu quê hương dân tộc thì yêu cha mẹ vậy! Câu nói này có lẽ được nhiều người ủng hộ, vì cha mẹ luôn là người gần gũi và mình mang ơn. Nhưng thật trớ trêu nếu bạn nào phải sống trong cảnh mồ côi, thiếu tình thương cha mẹ, hay không được cha mẹ giáo dục về đức tính này. Nếu không thì yêu người yêu, yêu vợ hay chồng mình. Câu này cũng có lí. Thật may mắn cho ai có được một người yêu lí tưởng làm bạn đời và cũng là người tri kỉ. Song hồi đó tôi còn nhỏ lắm, nhà nghèo nên bạn trai còn hiếm huống hồ bạn gái. Suy nghĩ rất nhiều ngày cuối cùng thì tôi cũng nghĩ ra. Động lực chân chính ấy không gì ngoài bản thân tôi. Chỉ có yêu bản thân tôi mới khao khát sống, khao khát thành đạt, hướng thiện và tìm ra con đường đúng đắn để đi. Và chỉ khi tôi thành đạt thì tôi mới giúp được quê hương, dân tộc, gia đình, người yêu … được nhiều hơn. Từ suy nghĩ ấy, khi làm bất cứ điều gì tôi cũng tự hỏi liệu làm vậy tôi có được hạnh phúc không? Tôi cân nhắc từng việc làm, cẩn trọng từng lời nói, quí trọng từng phút giây … cố gắng làm sao để sống ý nghĩa nhất và mau mau thành đạt. Đó là mục đích chung, thế nhưng để làm giàu tôi cần phải xác định được một mục tiêu thật cụ thể để tiến bước. Hồi đó tôi cũng hay đọc sách báo, nhất là mấy loại sách báo nói về tấm gương mấy người thành đạt. Tôi ước mơ mình sẽ là triệu phú như họ. Tôi nhẩm tính nếu là triệu phú ít nhất tôi cũng phải có mười mấy tỉ đồng Việt Nam. Thế là tôi viết số tiền ấy ra giấy và cất đi. Tôi còn lấy một cây kim khâu chích vào ngón tay mình để máu chảy ra. Tôi lấy máu đó hòa với mực rồi viết lên một tấm vải trắng khẩu hiệu: Thành công hay là chết!. Viết xong tôi cẩn thận cất tấm vải đó vào một cái lọ. Đã rất nhiều năm trôi qua mỗi khi ngã lòng tôi lại lấy tấm vải cũ ra xem. Tấm vải nhắc tôi nhớ đến một lời hứa với bản thân: Nhất định tôi phải thành đạt!

    Thứ hai, như các bạn biết đâu phải tên lửa nào cũng bay thẳng được. Có động lực đúng, có đích đến là tốt, song để thành công cần nhiều thứ khác. Tên lửa bay được thẳng là do thân tên lửa cân bằng, một người muốn thành đạt cũng phải biết phát triển hài hòa. Sự hài hòa ở đây phải được hiểu là hài hòa so với mục đích của mình. Hồi đó tôi còn có một ý nghĩ quái lạ như thế này, giá mà tôi có nhiều cái đầu. Một đầu tôi sẽ học toán, một đầu tôi sẽ học văn …, nói chung là mỗi đầu tôi sẽ học một loại kiến thức, để làm sao cái gì tôi cũng biết hết. Nghĩ vẩn vơ nhiều ngày như vậy, cuối cùng tôi đã tìm ra câu trả lời. Nếu không có nhiều đầu thì tôi phải sử dụng người khác làm thay cho mình. Đây là đáp án đúng, ngặt một điều việc sử dụng người khác quả không đơn giản. Tôi phải có phẩm chất làm sao, tôi phải có kiến thức như thế nào … mới có thể làm được điều đó. Những câu hỏi này đã day dứt tôi mãi đến tận năm cuối cấp ba. Chắc cũng vì ý muốn đậu bằng được đại học đã làm tôi lao vào học như điên như khùng. Tôi chọn cho mình một ngành tự nhiên nên phải học thật giỏi ba môn toán, lí, hóa mới thi đậu được. Trong quá trình học toán tôi phát hiện ra một điều thú vị: Mặc dù không biết cách lập một đẳng thức, nhưng tôi có thể chứng minh được đẳng thức đó đúng hay sai. Không nhất thiết tôi phải có kiến thức về âm nhạc, nhưng tôi có thể biết ca sĩ đó hát hay hay dở; không nhất thiết tôi phải ra thị trường, song tôi có thể biết phương án tiếp thị của cấp dưới trình bày là đúng hay sai … Đây là loại kiến thức gì? Như các bạn biết, tất cả các sự vật tồn tại trên thế gian này nói chung và suy nghĩ của chúng ta nói riêng, đều tuân theo những qui luật nhất định. Nếu nắm được qui luật vận động này, sẽ không khó khăn gì phát hiện ra cái sai của quá trình vận động đó. Nói đến đây chắc các bạn đã hình dung ra tôi phải làm cái gì, phải học cái gì rồi chứ!

    Có hai câu chuyện tôi muốn kể thêm để làm sáng tỏ phẩm chất đầu tiên này:

    Câu chuyện thứ nhất: Hồi năm cấp hai tôi có đọc một mẩu chuyện. Mẩu chuyện đó kể về một nhà sư. Nhà sư đó đi đâu cũng đeo chiếc quan tài nhỏ ở cổ. Khi mọi người hỏi nhà sư đó rằng tại sao ông lại đeo chiếc quan tài ấy, thì ông ta đã trả lời như vầy:

    - Ta đeo chiếc quan tài này để khi ta đứng trước một điều khó xử trong cuộc sống ta sẽ nghĩ đến lẽ sống chết, chỉ khi thấu hiểu thế nào là lẽ sống chết ở trên đời ta mới tìm ra cách cư xử đúng.

    Câu trả lời của nhà sư có lẽ rất cao siêu, tôi nghĩ rằng bạn phải nghiền ngẫm rất nhiều lần trong cuộc đời mới hiểu được.

    Câu chuyện thứ hai, có một bạo chúa muốn trả thù kẻ thù của mình. Ông ta sai bịt mắt và nhốt 10 tráng sĩ trong ngục tối. Suốt nhiều tháng trời ông ta dùng nhục hình hành hạ 10 tráng sĩ đó, ông ta nói rằng ông ta muốn đào tạo họ thành những kẻ sát thủ, mà một kẻ sát thủ thì phải có một mốt thù đến tận xương tủy. Do đó mà ông ta đã làm vậy. Sau nhiều ngày tháng hành hạ, ông ta mở mắt cho họ và nói cho họ biết kẻ thù của họ là ai (tất nhiên là kẻ thù của ông ta). Ông ta cho 10 người họ đánh lẫn nhau để tuyển ra một người duy nhất. Khi chín người lao vào đánh nhau chí tử, thì một người vẫn đứng ngoài cuộc. Đến khi còn một người duy nhất, thì anh ta mới ra tay hạ người đó. Khi hạ xong người đó, bạo chúa đã hỏi anh ta làm sao anh ta lại có thể chiến thắng được tất cả họ, anh ta điềm đạm trả lời: Tôi chiến thắng được họ là do tôi muốn sống và biết chọn đúng thời cơ để ra tay.

    Câu chuyện trên đã góp một cái nhìn rõ nét hơn cho những ai muốn theo đuổi nghiệp kinh doanh. Ý chí kinh doanh phải lớn như lòng căm thù và khao khát sống của anh chàng trong câu chuyện, nhưng để thắng lợi cần phải biết chọn đúng thời cơ để ra tay. Lòng căm thù ở đây không nên hiểu theo nghĩa tiêu cực mà là tích cực. Nghèo đói, nhục nhã … chính là kẻ thù của chúng ta. Nếu ai có lòng căm thù không đủ lớn, người đó không thể trở thành một nhà kinh doanh lớn được!

    2. Phẩm chất thứ hai: Tập yêu lao động, không ngại khó, ngại khổ để luyện cho đức tính nghị lực ngày càng lớn, biến ý chí thành sắt thép.

    Có người nói: Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Nhiều bạn trẻ chưa từng trải khi nghe câu nói này có vẻ rất khó hiểu. Thôi thì tôi liên hệ đến bản thân tôi cho các bạn dễ hình dung hơn.

    Nhà tôi vốn đông anh em, để giáo dục các con có ý thức lao động, ba tôi ra một qui định: Mỗi sáng anh em phải phân công nhau quét nhà, mỗi người sẽ rửa chén bát trong vòng một năm sau đó đến người kế tiếp. Ban đầu anh tôi rửa chén bát một năm, sau đó đến tôi. Khi hết hạn một năm, tôi bàn giao lại cho em gái tôi, thế nhưng cuộc bàn giao gặp một sự cố. Em gái tôi đang bận học luyện thi, công việc học rất quan trọng nên nó chỉ tập trung vào học mà thôi. Nghĩ thôi để nó tập trung vào học, cộng với sự động viên của ba là hãy làm giùm em nó một năm rồi năm sau nó sẽ làm, tôi chấp nhận kéo dài hợp đồng có kì hạn. Ngày nào tôi cũng phải rửa ít nhất là ba lần chén bát, ban đầu thì tôi thấy rất gượng ép, nhưng lâu dần nó trở thành một thói quen. Cùng thói quen rửa chén bát, nhiều thói quen khác cũng hình thành trong tôi. Lâu dần tôi thấy sống trên đời được làm việc thật thú vị. Tôi trở nên yêu lao động lúc nào không hay. Chính vì yêu lao động, tôi lao vào làm hết việc này đến việc kia, không chỉ làm cho mình mà còn giúp đỡ người khác. Thói quen lao động đã đem lại cho tôi rất nhiều lợi ích:

    + Tôi được mọi người rất yêu mến. Chính điều này đã đem lại cho tôi nhiều cơ hội lớn lao trong cuộc đời.

    + Tôi trở thành một người đàn ông lí tưởng mà nhiều người hằng mong ước.

    + Đầu óc sáng tạo trong tôi ngày càng nảy nở. Tôi đã cải tiến việc rửa chén bát mất khoảng nửa tiếng xuống còn vài phút. Có lần mẹ tôi nhờ tôi chà vẩy một kg cá bống kèo. Nếu cầm từng con mà chà xuống cát, thì ít nhất tôi cũng phải mất khoảng hai tiếng đồng hồ. Ấy vậy mà bằng việc đổ tất cả chúng vào một cái túi vải có cát rồi chà, tôi chỉ mất có 5 phút. Đây là món quà tuyệt vời nhất từ lao động. Chỉ có lao vào làm việc thì cơ hội và trí sáng tạo của ta mới nảy nở mà thôi.

    + Nghị lực của tôi ngày càng lớn. Đức tính lao động bền bỉ đã giúp tôi có thật nhiều nghị lực để vượt qua biết bao nhiêu chông gai sau này.

    + Ý chí ngày càng được hun đúc. Điều đặc biệt đối với người có ý chí lớn là họ thường hành động. Nhìn một người có ý chí lớn bạn rất khó nhận ra, bởi ý chí không thể hiện ra bên ngoài, nhưng theo dõi cách họ làm, phấn đấu thì bạn sẽ hiểu. Cuộc sống có thể làm người có ý chí thất bại nhưng không thể đè bẹp ý chí vươn lên – đức tính tuyệt vời nhất của một người có ý chí.

    + Niềm tin ở bản thân lan tỏa sang cả người tiếp xúc. Niềm tin, niềm kiêu hãnh từ bản thân có thể lan truyền, nếu bạn không tin hãy thử tiếp xúc với một người có niềm tin đủ lớn xem. Ở bên một người có niềm tin đủ lớn, bạn sẽ thấy ấm áp và vững tin hơn rất nhiều.

    + Và một điều hết sức quí báu nữa mà lao động đem lại cho ta đó là sức khỏe. Người lười biếng có một tinh thần rất bạc nhược, một sức khỏe suy đồi, trong khi người yêu lao động luôn sống lạc quan và khỏe khoắn.

    Con đường của người thành đạt không trải thảm hoa, để sống ý nghĩa, không sa ngã thì yêu lao động là phẩm chất cao quí nhất của con người!

    3. Phẩm chất thứ ba: Biết tiết kiệm, sống giản dị, không phô trương.

    Như đã nói, phẩm chất đầu tiên của một nhà kinh doanh là phải biết tìm ra động lực đúng. Bạn không thể bắt chước tôi và tôi cũng không thể bắt chước bạn. Động lực mà bạn tìm ra chỉ có thể đúng với bạn mà không đúng với tôi. Tuy nhiên, một động lực đúng là một động lực sẽ làm bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Trong phần một, tôi cũng đề cập đến việc chọn ra một mục tiêu cụ thể cho cuộc đời mình. Bạn nào khôn ngoan sẽ chọn được mục tiêu phù hợp với sức mình, nhưng bạn nào thiếu kiến thức sẽ biến con đường làm giàu thành con đường đi vào tử ngục. Chúng ta đi làm giàu để cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hơn. Nếu con đường giàu có biến chúng ta thành nô lệ, thành kẻ dã tâm, thành người mất hết hạnh phúc, niềm vui …, thì tôi e rằng đó không phải con đường làm giàu chân chính.

    Con người không so sánh với loài vật, song tôi thấy nhiều kẻ sống trong xã hội đã hiểu sai về sự giàu có. Họ nói có tiền là có tất cả. Họ lao vào kiếm tiền, khi có tiền thì họ lao vào ăn uống, quậy phá, xài tiền, cặp bồ cặp bịch … Nhiều người không hiểu vì thù đời hay lóa mắt vì đồng tiền, họ bán rẻ lương tâm, hạnh phúc, tình thân … Nhiều người họ lại cảm thấy hạnh phúc khi người khác trầm trồ khen ngợi, tôn vinh, tán thưởng … Cuộc sống chỉ vì miếng ăn, cái mặc, sự hào nhoáng bên ngoài e rằng đó không phải là cuộc sống hạnh phúc. Tạo hóa rất công bằng khi cho chúng ta cái này lại lấy đi của chúng ta cái khác. Không điều

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1