Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Trung y giản yếu (tập hai)
Trung y giản yếu (tập hai)
Trung y giản yếu (tập hai)
Ebook456 pages5 hours

Trung y giản yếu (tập hai)

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Cuốn “Trung y giản yếu” giới thiệu :
1.Các phương pháp chẩn bệnh; tìm hiểu công năng, mối quan hệ giữa lục phủ ngũ tạng, các nguyên nhân sinh
ra bệnh tật để phân tích xác định bệnh tật và các phương pháp trị liệu cơ bản.
2.Phân tích tính, vị và cách ứng dụng 260 loại Trung thảo dược.
3. Giới thiệu hàng ngàn phương thuốc và cách trị liệu trên 100 chứng, bệnh thường gặp.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJun 26, 2015
ISBN9781310505720
Trung y giản yếu (tập hai)
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Trung y giản yếu (tập hai)

Related ebooks

Reviews for Trung y giản yếu (tập hai)

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Trung y giản yếu (tập hai) - Dong A Sang

    Chương 1:NHỮNG CHỨNG BỆNH THƯỜNG GẶP

    Tiết 1:HO (KHÁI THẤU)

    A. KHÁI QUÁT

    Khi bị cảm mạo, sưng phổi hoặc tạng phủ bị bệnh ảnh hưởng đến phổi sinh ra ho, hen suyễn.

    Có nhiều nguyên nhân sinh ho, hen suyễn nhưng có thể quy về hai nguyên nhân: ho ngoại cảm và ho nội thương.

    1. Ho ngoại cảm

    Ho ngoại cảm: từ nhẹ đến nặng, ban đầu ho từng trận, sau đó ho cả ngày, thời kỳ đầu là ngoại cảm biểu chứng.

    Ho ngoại cảm được chia làm 3 loại: phong hàn, phong nhiệt, nóng nhiệt (táo nhiệt).

    2. Ho nội thương

    Ho nội thương: ho nhiều vào buổi sáng và buổi chiều, không thuộc biểu chứng.

    Ho nội thương được chia làm hai loại: hư lao, đàm thấp.

    B. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

    I. PHONG HÀN

    1.Biểu hiện:

    Do cảm mạo phong hàn, khí phổi không thông, tân dịch ngưng tụ, ho thanh âm nặng đục, ho liên tục không ngừng, cổ họng ngứa.

    Đàm ít, màu trắng, dễ khạc; chảy nước mũi, có mùi hôi.

    Người lạnh hoặc nóng, đau đầu, mệt; thân trên đổ mồ hôi.

    Lưỡi rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn hoặc phù chậm.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Phát tán phong hàn, dùng với thuốc thông khí phổi.

    - Phương thuốc 1

    + Tử tô diệp 3 tiền

    + Hạnh nhân 3 tiền

    + Cam thảo 1 tiền

    + Trần bì 2 tiền

    + Kiết cánh 1 tiền 5 phân

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    Gia giảm:

    + Ho lâu ngày, thêm Triết bối mẫu 3 tiền, Tiền hồ 2 tiền.

    + Ho đàm nhiều, thêm Bán hạ 2 tiền.

    + Ho cổ họng ngứa, thêm Thiền y 1 tiền, Xạ can 1 tiền.

    + Ho nhiều đàm, khí suyễn, thêm Thi hạ hoa 5 tiền, Khoản đông hoa 2 tiền, Tô diệp cải biến Tô tử 2 tiền.

    - Phương thuốc 2

    + Tang diệp 5 tiền

    + Băng đường 5 tiền

    + Hạnh nhân 3 tiền

    + Áp đản 1 cái

    Cách dùng: Nấu với một lượng nước trà còn lại khoảng 2 chén, uống nóng.

    - Phương thuốc 3

    + Thanh thông bạch 4 tiền

    + Di đường 1 lượng 5 tiền

    + Áp đản 1 cái (lấy lòng trắng)

    Cách dùng: Trước tiên, nấu 2 chén nước trà với Di đường còn 1 chén, tiếp theo bỏ Thông bạch vào, để sôi 2 lần, bỏ Thông bạch ra, bỏ Áp đản (lòng trắng trứng) vào, chia 3 lần để uống, uống nóng.

    Trị cảm mạo, ngừng ho.

    - Phương thuốc 4

    Thông tuyên lý khí hoàn (đã chế thành hoàn).

    Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày uống 2 lần với nước.

    - Phương thuốc 5

    Quất hồng hoàn (đã chế thành hoàn).

    Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày uống 2 lần với nước.

    II. PHONG NHIỆT

    1.Biểu hiện:

    Do phong nhiệt phạm vao phổi làm cho tân dịch trong phổi thành đàm, đàm nóng dâng lên phổi, làm cho thở khó khăn; thường thấy ho âm thanh gấp, không thông, thèm uống nước mát.

    Đàm dính, màu vàng; thân trên nóng, sợ lạnh, tự đổ mồ hôi, cổ họng nóng đau, miệng khát hoặc mũi xuất huyết.

    Đầu lưỡi hồng, lưỡi đóng rêu vàng, mạch loại phù.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Tán phong nhiệt, tuyên phế hòa đàm.

    - Phương thuốc 1

    + Bạc hà diệp 1 tiền 5 phân

    + Tang diệp 3 tiền

    + Ngưu phương tử 3 tiền

    + Hạnh nhân 3 tiền

    + Kiết cánh 1 tiền 5 phân

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    Gia giảm:

    Sốt cao, thêm Hoàng cầm 3 tiền, Sơn chi 3 tiền.

    Nếu cổ họng đau, thêm Đại thanh diệp 5 tiền.

    Đàm dính khó khạc, thêm Đông qua nhân 5 tiền, Qua lâu 5 tiền.

    Miệng khát, ho nặng, thêm Thạch cao 6 tiền, Thiên hoa phấn 5 tiền.

    - Phương thuốc 2

    + Sinh khương trấp

    + Thái trấp

    + Lê trấp

    Cách dùng: Cho các nước thuốc trên vào chén, thêm đường. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

    III. TÁO NHIỆT

    1. Biểu hiện:

    Do tà khô làm cho phổi tổn thương, phế âm bị hao tổn; thường thấy ho đàm ít hoặc không có đàm hoặc ho đàm dính khó khạc, có khi ho khạc đàm có gân máu, ngực đau.

    Sắc mặt ửng hồng, tâm lý nóng nảy, cảm giác mũi và cổ họng khô.

    Đại tiện bón, tiểu tiện ít và có sắc vàng.

    Đầu lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch số lớn.

    2. Phương pháp trị liệu:

    Thanh nhiệt, nhuận táo

    - Phương thuốc 1

    + Sa sâm 4 tiền

    + Tang diệp 3 tiền

    + Sinh thạch cao 6 tiền

    + Mạch đông 3 tiền

    + Bối mẫu 3 tiền

    + Nguyên sâm 4 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    Gia giảm:

    Ho, miệng khát, thêm Thiên hoa phấn 3 tiền.

    Sườn đau, gia thêm Uất kim 3 tiền hoặc Hải cáp xác 4 tiền.

    Đại tiện khô nóng, thêm Qua lâu nhị 3 tiền, Tỳ bà diệp 3 tiền.

    Ho đàm có gân máu, thêm Bạch mao căn 5 tiền, Trúc như 3 tiền.

    - Phương thuốc 2

    + Bách hợp 3 tiền

    + Khoản đông hoa 3 tiền

    + Tang bạch bì 3 tiền

    + Lai bặc tử 1 tiền 5 phân

    Cách dùng: Sắc nước uống. Trị ho lâu ngày không bớt, trị trẻ em ho 100 ngày.

    - Phương thuốc 3

    + Đại cam lê 1 trái

    + Xuyên bối mẫu (bột) 3 tiền

    + Bằng đường 3 tiền

    Cách dùng: Lê bỏ hạt. Cho đường, Xuyên bối mẫu và trái lên vào nấu, lấy nước uống.

    IV. HO HƯ LAO

    1.Phân loại:

    - Phổi tỳ dương hư

    Do phổi tỳ dương hư, ho đàm nhiều dính trắng, thổ ra bọt, hô hấp khí ngắn, sắc mặt vàng, thân thể mỏi mệt, sợ lạnh, tiêu hóa không tốt, tim hồi hộp.

    Lưỡi nhạt trắng, mạch trầm chậm.

    - Phổi thận âm hư

    Do phổi thận âm hư, ho lâu không bớt, khan giọng, khạc đàm dính hoặc đàm có mủ, máu, cổ họng khô đau, sốt cao, đổ mồ hôi trộm, ngủ không ngon.

    Lưỡi hồng không rêu, mạch nhỏ số.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Phổi tỳ dương hư: bổ tỳ dưỡng phổi là chính.

    Phổi thận âm hư: thanh phổi, bổ thận là chính.

    - Phương thuốc 1

    + Đảng sâm 3 tiền

    + Bạch truật 2 tiền

    + Hoàng kỳ 2 tiền

    + Chuẩn sơn đầu 4 tiền

    + Hạnh nhân 2 tiền

    + Phục linh 3 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống. Trị dương hư, phổi yếu, ho đàm nhiều, tiêu hóa không tốt.

    - Phương thuốc 2

    + Đại sinh địa 4 tiền

    + Bối mẫu 2 tiền

    + Sinh mẫu lệ 1 lượng

    + Bắc sa sâm 4 tiền

    + Nguyên sâm 3 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống. Trị âm hư, phổi nóng, ho đàm ít, nhiệt cao.

    Gia giảm:

    Cổ họng nóng, miệng khô khát, thêm Thiên hoa phấn 3 tiền, Tri mẫu 2 tiền.

    Sườn, ngực đau, thêm Uất kim 2 tiền.

    Nóng cao, đổ mồ hôi trộm, thêm Địa cốt bì 3 tiền.

    Khan giọng, thêm Cát cánh 2 tiền.

    Ho khan, không đàm, thêm Bách hội 3 tiền.

    - Phương thuốc 3

    + Xuyên bối mẫu 2 tiền

    + Băng đường (một ít)

    Cách dùng: Nghiền nhỏ, chia làm 4. Ngày uống 4 lần. Khi uống từ từ, uống liên tục nhiều ngày.

    - Phương thuốc 4

    + Bách hợp 2 lượng

    + Đại tảo 10 cái

    Cách dùng: Nấu với nước để ăn, ngày ăn một lần.

    - Phương thuốc 5

    + Bạch la bốc

    + Xuyên bối mẫu 4 tiền

    Cách dùng: Bạch la bốc thái thành sợi cùng với một chén nước, thêm Xuyên bối mẫu đã nghiền nhỏ, nấu sôi vài phút.

    Chia làm 2 lần để uống, trước và sau giờ ngọ. Uống liên tục 3 ngày. Có thể thêm đường để uống.

    Trị ho nhiều đàm, đại tiện không thông.

    V. HO ĐÀM THẤP

    1.Biểu hiện:

    Do tỳ dương không phấn chấn, đàm ẩm bên trong thịnh, ho nhiều đàm, đàm trắng dính, thanh âm nặng đục, bụng ngực đau, bệnh nặng sưng quanh mắt, ho khó, ăn uống ít.

    Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.

    2. Phương pháp trị liệu:

    Kiện tỳ, táo thấp hóa đàm.

    - Phương thuốc

    + Thương truật 3 tiền

    + Bán hạ 2 tiền

    + Hạnh nhân 3 tiền

    + Trần bì 3 tiền

    + Phục linh 3 tiền

    + Cam thảo 2 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    Gia giảm:

    Ho không thông, thêm Tô ngạnh 3 tiền, Tích xác 2 tiền.

    Ho đau ngực, thêm Xuyên phác 2 tiền.

    Ho lâu không bớt, thêm Ngũ vị tử 3 tiền.

    Ho phát nóng, thêm Tang bạch bì 3 tiền, Hoàng cầm 2 tiền.

    Ho thiên về lạnh, thêm Can khương 2 tiền, Bạch tiền 2 tiền.

    Tiết 2:NÔN MỬA (ẨU THỔ)

    A. KHÁI QUÁT

    Một trong những nguyên nhân gây nôn mửa là do khí vị xung lên. Khi nôn mửa thường xuất mồ hôi, tim đập, sắc mặt trắng xanh, bụng đau.

    Những nguyên nhân khác dẫn đến nôn mửa:

    Một là, do đường tiêu hóa bị bệnh, vị trường viêm cấp tính hoặc mãn tính.

    Hai là, triệu chứng của bệnh nặng như: viêm mô não, tủy não; não nhiều máu, não bị bế.

    Ba là, bụng, nội tạng bị viêm như: viêm ruột thừa, viêm túi mật cấp tính, viêm gan.

    Bốn là, nôn mửa hôn mê, niệu bị độc chứng, bệnh tiểu đường.

    Năm là, phụ nữ mất kinh 1 – 2 tháng, nôn mửa do mang thai.

    - Phân loại:

    + Hàn ẩu (hàn: lạnh)

    + Nhiệt ẩu (nhiệt: nóng)

    + Thực trệ ẩu (thực trệ: thức an ngưng trệ)

    + Đàm ẩm ẩu (đàm ẩm: đàm loãng)

    + Vị hư ẩu

    B. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

    I. HÀN ẨU

    1. Biểu hiện:

    Do ngoại cảm phong hàn hoặc ăn phải thức ăn sinh lạnh.

    Sau khi ăn xong một thời gian, đột nhiên nôn mửa, nôn mửa ra thức ăn chưa tiêu, không muốn ăn uống, sợ lạnh, miệng không khát, bụng đi tả, người mệt.

    Lưỡi rêu trắng mỏng, mạch phù.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Giải biểu hòa trung (hòa trung là làm cho tỳ vị khôi phục cơ năng vận hóa).

    - Phương thuốc 1

    + Tử tô diệp 3 tiền.

    + Hậu phác 2 tiền

    + Sinh khương 2 tiền

    + Hoắc hương 3 tiền

    + Trần bì 2 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    Gia giảm

    Nôn mửa, không thiết ăn uống, thêm Mạch nha 3 tiền, Kiến khúc 3 tiền.

    Nôn mửa, nhiều đàm, thêm Bán hạ 2 tiền.

    Bụng đi tả, thêm Đại phúc bì 3 tiền, Phục linh 3 tiền.

    - Phượng thuốc 2

    + Thanh bán hạ 3 tiền

    + Can khương 2 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 3

    Hoắc hương chính khí hoàn (đã chế thành thuốc).

    Mỗi lần uống 1 hoàn với nước.

    II. NHIỆT ẨU

    1. Biểu hiện:

    Nôn mửa là do vị nhiệt quá thịnh hoặc do ngoại cảm nhiệt tà dẫn đến.

    Ăn xong nôn mửa nước vàng hoặc ăn xong nôn mửa có vị chua, trong lòng nóng nảy, miệng khô khát, môi miệng đỏ hồng, tiểu tiện ít, ngắn, sắc vàng, đại tiện bón.

    Lưỡi rêu vàng, mạch số lớn.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Thanh nhiệt, ngừng nôn.

    - Phương thuốc 1

    + Trúc như 3 tiền

    + Bán hạ 2 tiền

    + Phục linh 3 tiền

    + Tích xác 2 tiền

    + Trần bì 2 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    Gia giảm: Miệng khát, buồn bực, thêm Thiên hoa phấn 3 tiền, Mạch đông 3 tiền, Thạch hộc 4 tiền.

    - Phương thuốc 2

    + Tiên lô căn 1 tiền

    + Trúc như 3 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống. Trị nôn mửa, tiểu tiện ít, ngắn, sắc vàng.

    - Phương thuốc 3

    Tả kim hoàn (đã chế thành thuốc).

    Mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Mỗi lần 1 – 3 tiền.

    III. THỰC TRỆ ẨU

    Do ăn uống dẫn đến.

    1.Biểu hiện:

    Bụng đầy, nôn mửa có mùi hôi, miệng hôi, ợ chua, bụng đau, không muốn ăn, đại tiện lỏng hoặc ngưng kết.

    Lưỡi rêu dày, mạch hoạt thực.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Tiêu thực, hóa trệ.

    - Phương thuốc 1

    + Kiến khúc 3 tiền

    + Sao mạch nha 3 tiền

    + Trần bì 2 tiền

    + Tiêu sơn tra 3 tiền

    + Lai bặc tử 2 tiền

    + Bán hạ 2 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    Gia giảm:

    Đại tiện lỏng, thêm Đại phúc bì 3 tiền, Phục linh 3 tiền.

    Đại tiện bón, thêm Tích thực 2 tiền, Đại hoàng 3 tiền.

    Bực bội, thêm Hoàng cầm 3 tiền, Hoàng liên 3 tiền, Sơn chi 2 tiền.

    Miệng khát, thêm Thiên hoa phấn 3 tiền.

    - Phương thuốc 2

    + Sao mạch nha 3 tiền

    + Sinh sơn tra 3 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 3

    Bảo hòa hoàn (đã chế thành thuốc).

    Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi lần 1 hoàn.

    IV. VỊ HƯ ẨU

    1.Biểu hiện :

    Bệnh lâu ngày, nôn mửa là do tỳ vị hư nhược, sự vận hóa thất thường, không muốn ăn uống, đầy bụng, sợ lạnh, đại tiện lỏng.

    Lưỡi chất nhạt, mạch nhu nhược.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Kiện tỳ và vị

    - Phương thuốc 1

    + Đảng sâm 3 tiền

    + Phục linh 3 tiền

    + Trần bì 2 tiền

    + Bạch truật 3 tiền

    + Sa nhân 1 tiền

    + Mộc hương 1 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 2

    + Tiên khương 1 cân

    + Hồng đường 1 cân

    Cách dùng: Trộn, giã, chia làm 15 lần để uống. Uống vào buổi sáng, lục bụng đói.

    - Phương thuốc 3

    + Trần bì 1 lượng

    + Sinh khương 5 tiền

    Cách dùng: Dùng 2 chén nước để nấu, còn ½ chén, uống trong 1 ngày.

    - Phương thuốc 4

    + Mạch đông 5 tiền

    + Bán hạ 1 tiền 5 phân

    + Cam thảo 2 tiền

    + Ngạnh mễ 2 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống. Trị sau khi bệnh nóng, vị âm hư tổn, miệng khô, nôn mửa.

    - Phương thuốc 5

    Hương sa lục vị hoàn (đã chế thành thuốc).

    Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi lần uống 2 tiền.

    V. ĐÀM ẨM ẨU

    1.Biểu hiện :

    Phần nhiều do tỳ vị hư nhược, thường sinh nôn mửa, nôn mửa các chất niêm dính với nước, miệng khô không muốn ăn uống, đau đầu, tim đập.

    Lưỡi rêu trắng nhờn, mạch hoạt.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Ôn hóa đàm ẩm.

    - Phương thuốc 1

    + Phục linh 3 tiền

    + Bán hạ 2 tiền

    + Sinh khương 2 tiền

    + Ngô thù du 2 tiền

    + Trần bì 2 tiền

    + Cam thảo 1 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 2

    + Táo tâm thổ 3 tiền

    + Khương thang

    + Hồng đường

    Cách dùng: Chưng với nước, lấy nước uống với nước gừng và Hồng đường.

    - Phương thuốc 3

    Bạch la bốc diệp 1 tiền

    Cách dùng: Giã lấy nước, uống với nước đun sôi để nguội.

    - Phương thuốc 4

    + Đại toán (bỏ vỏ) 1 tép

    + Hùng hoàng diện 5 phân

    Cách dùng: Giã và viên thành hoàn, uống với nước đun sôi để nguội.

    Trị mùa hè bị tả.

    - Phương thuốc 5

    Hương sa dưỡng vị hoàn (đã chế thành thuốc).

    Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi lần 3 tiền.

    Tiết 3:CHỨNG NẤC (ÁCH NGHỊCH)

    A. KHÁI QUÁT

    Chứng ách nghịch (nấc) còn gọi là uyết bệnh (uyết: nôn ra nhưng không có vật gì); là do khí nghịch xung lên cổ họng, phát ra âm thanh ngắn nhưng nhiều.

    Do ăn uống không điều độ; hoặc ăn quá nhiều thức ăn lạnh; hoặc ăn quá nhiều thức ăn cay nóng; hoặc tinh thần bị kích thích, thần chí mất cân bằng; hoặc tuổi cao, thân thể hư nhược, bệnh nặng lâu ngày hoặc tỳ thận dương hư.

    - Phân loại:

    + Vị hàn

    + Vị nhiệt

    + Vị hư

    B. PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

    I. VỊ HÀN

    1. Biểu hiện:

    Do hàn tà ngăn trở vị không thông hạ xuống.

    Nấc, âm thanh chậm có sức, nóng giảm lạnh tăng, tay chân không ấm, ăn uống ít, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong và dài, miệng không khát.

    Lưỡi rêu trắng nhuận, mạch trì hoãn.

    2. Phương pháp trị liệu:

    Ấm trung, khử hàn.

    - Phương thuốc:

    + Đinh hương 3 tiền

    + Trần bì 3 tiền

    + Xuyên phác 2 tiền

    + Cao lương khương 2 tiền

    + Ngô thù du 2 tiền

    + Tích xác 1 tiền

    + Thị đế 1 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    Gia giảm: Lạnh nhiều, thêm Nhục quế 2 tiền.

    II. VỊ NHIỆT

    Do thức ăn thu đàm độc ở vị, uất lâu hóa hỏa, vị hỏa xung lên sinh nấc.

    1. Biểu hiện :

    Nấc liên tục, âm thanh có lực, miệng hôi, bực bội, khát nước, tiểu tiện ngắn, sắc đỏ, đại tiện bón.

    Rêu lưỡi thô vàng, mạch tượng hoạt số.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Thanh nhiệt giáng nghịch.

    - Phương thuốc

    + Sinh thạch cao 5 tiền

    + Trúc diệp 2 tiền

    + Thị đế 2 tiền

    + Mạch đông 3 tiền

    + Bán hạ 2 tiền

    + Sa sâm 3 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    Gia giảm: Nếu vị quá nóng, thêm Tri mẫu 3 tiền, Hoàng liên 2 tiền, Hoàng cầm 2 tiền.

    III. VỊ HƯ

    1. Biểu hiện :

    Do tỳ vị hư nhược, khí hư thượng lên sinh nấc.

    Nấc, âm thanh không có sức, khí không liên tục; sắc mặt trắng xanh, tay chân không ấm, không muốn ăn uống, tinh thần mệt mỏi.

    Lưỡi chất nhạt, mạch nhỏ yếu.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Bổ hư, giáng nghịch.

    - Phương thuốc 1

    + Đảng sâm 4 tiền

    + Đại giả thạch 4 tiền

    + Cam thảo 1 tiền

    + Toàn hạ hoa 2 tiền

    + Bán hạ 2 tiền

    + Phục linh 3 tiềnCách dùng: Sắc nước uống.

    Gia giảm:

    Tỳ vị dương hư, sợ lạnh, tứ chi lạnh, thêm Phụ tử 3 tiền, Can khương 2 tiền.

    Vị âm hư, thêm Sinh địa 4 tiền, Sa sâm 3 tiền, Mạch đông 3 tiền, Tỳ bà diệp 2 tiền.

    - Phương thuốc 2

    + Tích xác 5 tiền

    + Mộc hương 1 tiền

    Cách dùng: Nghiền thành bột, uống với nước.

    - Phương thuốc 3

    + Thị đế 3 tiền

    Cách dùng: Sao thành bột, uống với nước trước khi ăn.

    - Phương thuốc 4

    + Thị đế 1 tiền

    + Đinh hương 1 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    Gia giảm: Vị lạnh, thêm Can khương 2 tiền. Vị nhiệt, thêm Hoàng liên 2 tiền. Vị hư, thêm Đảng sâm 4 tiền.

    - Phương thuốc 5

    Sinh chi ma.

    Cách dùng: Nghiền nhỏ, viên lại, uống với nước ấm sau khi ăn.

    - Phương thuốc 6

    + Sinh khương trấp 2 lượng

    + Bạch phong mật 1 lượng

    Cách dùng: Hai vị hòa với nhau, thêm nước ấm để uống; có tác dụng ngừng nấc, nhưng không nên dùng nhiều lần.

    Tiết 4:ĐAU BỤNG ĐI TẢ (PHÚC TẢ)

    Phúc tả còn gọi là tả đỗ hoặc lạp đỗ tả, tức đại tiện nhiều lần, càng lúc càng lỏng, có khi như nước.

    Bệnh do nhiều nguyên nhân: đường tiêu hóa bị bệnh như: vị trường viêm cấp tính, lỵ, tiêu hóa không tốt, trường kết hạt, trực tràng bị ung thư, máu bị trùng độc, trúng độc.

    - Phân loại:

    + Hàn tả

    + Nhiệt tả

    + Thấp tả

    + Thương thực tả

    + Cửu tả

    + Ngũ canh tả

    I. HÀN TẢ

    1.Biểu hiện:

    Thường, trời mát, ăn thức ăn sinh lạnh làm cho tỳ vị lên xuống thất thường sinh hàn tả.

    Bụng đau, đi tả thấy đại tiện lỏng hoặc thức ăn như còn nguyên không tiêu hóa, miệng không khát.

    Rêu lưỡi trắng, mạch chậm.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Ấm trung, tán hàn.

    - Phương thuốc 1

    + Bạch truật 3 tiền

    + Can khương 2 tiền

    + Cam thảo 1 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 2

    + Thổ sao bạch truật 5 tiền

    + Xa tiền tử 5 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 3

    + Phụ tử lý trung hoàn (chế thành thuốc).

    Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 1 hoàn.

    - Phương thuốc 4

    + Kim ngân hoa thán (sao thành than).

    Cách dùng: Nghiền nhỏ. Mỗi ngày uống 3 lần. Mỗi lần 2 tiền.

    - Phương thuốc 5:

    Hồ tiêu 3 tiền

    Cách dùng: Điều hòa với mễ thang, dùng để đắp vào bụng trên.

    II. NHIỆT TẢ

    1.Biểu hiện:

    Trời mùa Hạ, mùa Thu nóng, ăn nhiều thức ăn cay làm cho vị bị tổn thương, chuyển hóa thất thường sinh nhiệt tả.

    Phát nóng, miệng khát, tiểu tiện ít và có sắc đỏ, bụng đau từng cơn, tả từng trận, hậu môn nóng rát, đại tiện có sắc vàng rất hôi.

    Lưỡi rêu vàng trơn, mạch số.

    2.Phương pháp trị liệu:

    - Phương thuốc 1

    + Cát căn 3 tiền

    + Hoàng cầm 2 tiền

    + Cam thảo 1 tiền

    + Hoàng liên 2 tiền

    + Mộc thông 3 tiền.

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 2

    + Bạch biển đậu 3 tiền

    + Hoạt thạch 3 tiền

    + Cam thảo 1 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 3

    + Xa tiền tử 3 tiền

    + Tiên xa tiền thảo 3 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 4

    + Lục đậu 2 tiền

    + Xa tiền tử 1 lượng

    Cách dùng: Sắc uống. Mỗi ngày uống 1 lần.

    III. THẤP TẢ

    1.Biểu hiện:

    Do lâu ngày bị ẩm thấp hoặc do mưa phát sinh.

    Bụng đau, không muốn ăn uống, thân thể nặng nề, động tác có cảm giác khó khăn, bụng đầy không đau lắm, đại tiện như nước, tiểu tiện ít, miệng không khát.

    Lưỡi rêu trắng nhờn, mạch nhu chậm.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Hóa ẩm ngừng tả

    - Phương thuốc 1

    + Thương truật 3 tiền

    + Xa tiền tử 2 tiền

    + Hoắc hương 3 tiền

    + Hậu phác 2 tiềnCách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 2

    + Thổ sao bạch truật 1 tiền

    + Thương truật 5 tiền

    + Xa tiền tử 5 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 3

    + Ích nguyên tán (đã chế thành thuốc).

    Mỗi ngày uống 1 – 2 lần. Mỗi lần 2 tiền.

    IV. THƯƠNG THỰC TẢ

    1.Biểu hiện:

    Do ăn uống không điều độ, tỳ vị bị tổn thương không thể vận hóa sinh thương thực tả.

    Bụng đầy, buồn nôn, không thiết ăn uống, bụng đau, tả ra nhiều chất không tiêu hóa được, sau khi tả người thấy nhẹ, đại tiện hôi hám, chua.

    Lưỡi rêu dày đục, mạch hoạt số.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Tiêu thực dẫn trệ.

    - Phương thuốc 1+ Sao sơn tra 4 tiền

    + Thương truật 2 tiền

    + Trần bì 2 tiền

    + Kiến khúc 3 tiền

    + Hậu phác 2 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 2

    + Sao sơn tra 4 tiền

    + Sao mạch nha 3 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    Gia giảm: Sử dụng phương thuốc trên 1 – 2 lần. Nếu thức ăn trệ nặng, gia thêm Đại phúc bì 3 tiền, Tích thực 2 tiền. Nếu nóng, thêm Hoàng cầm 3 tiền. Nếu tiểu tiện khó, thêm Trạch tả 3 tiền.

    - Phương thuốc 3

    + Bảo hòa hoàn (chế thành thuốc).

    Mỗi lần uống 3 tiền, ngày uống 2 lần.

    - Phương thuốc 4

    + Mộc hương tân lang hoàn (đã chế thành thuốc).

    Mỗi lần uống 2 tiền, ngày uống 2 lần.

    V. CỬU TẢ

    1.Biểu hiện:

    Do tỳ vị hư nhược không có sức vận hóa, lên xuống thất thường sinh cửu tả.

    Đại tiện khi lỏng khi tả, xuất hiện những thức ăn không tiêu, người gầy đi, không thích ăn uống, ăn xong thấy người mệt, sắc mặt ỉu vàng, tay chân mát, có khi hậu môn bị thoát.

    Lưỡi rêu trắng nhờn, mạch chậm yếu.

    2.Phương pháp trị liệu:

    Bổ tỳ, kiện vị:

    - Phương thuốc 1

    + Bạch biển đậu 5 tiền

    + Phục linh 3 tiền

    + Sơn dược 5 tiền

    + Ý dĩ nhân 5 tiền

    + Bạch truật 3 tiền

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 2+ Đảng sâm 3 tiền

    + Can khương 2 tiền

    + Bạch truật 2 tiền

    + Cam thảo 1 tiềnCách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 3

    + Thạch lựu bì 1 cái

    + Hồng đường 1 lượng

    Cách dùng: Sắc nước uống.

    - Phương thuốc 4

    + Sâm linh bạch truật tán (đã chế thành thuốc).

    Mỗi lần uống 3 tiền, ngày uống 2 lần.

    - Phương thuốc 5

    + Lão tảo thụ bì

    Cách dùng: Sao, nghiền thành bột. Uống mỗi lần 3 tiền, ngày uống 3 lần.

    - Phương thuốc 6

    + Ngũ bội tử (sấy)

    Cách dùng: Nghiền nhỏ, viên thành hoàn bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 5 hoàn, ngày uống 3 lần.

    - Phương thuốc 7

    + Khô phàn 5 phân

    Cách dùng: Dùng làm bánh bao, ngày ăn

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1