Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Xem mặt biết bệnh: Phương pháp chẩn trị và dưỡng sinh đặc sắc của Trung y.
Xem mặt biết bệnh: Phương pháp chẩn trị và dưỡng sinh đặc sắc của Trung y.
Xem mặt biết bệnh: Phương pháp chẩn trị và dưỡng sinh đặc sắc của Trung y.
Ebook398 pages2 hours

Xem mặt biết bệnh: Phương pháp chẩn trị và dưỡng sinh đặc sắc của Trung y.

Rating: 5 out of 5 stars

5/5

()

Read preview

About this ebook

Trung y lập luận, mặt gồm sắc mặt, các bộ vị trên mặt và các khí quan (mũi, mắt, miệng, tai, lưỡi ...) liên quan mật thiết, phản ánh tạng phủ và các bộ phận khác của cơ thể.
Do đó, các thầy thuốc giỏi y thuật chỉ cần 5- 10 phút xem sắc mặt, các bộ vị trên mặt và các khí quan, thì được biết được người ta khỏe mạnh hay bị bệnh tật.
Từ đó, tìm ra những phương pháp dưỡng sinh giúp người ta sống khỏe, sống thọ; hoặcï tìm những phương pháp trị liệu thích hợp - đặc biệt là xoa bóp, ẩm thực, sinh hoạt ... ít tốn kém nhưng giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateMay 6, 2015
ISBN9781311429544
Xem mặt biết bệnh: Phương pháp chẩn trị và dưỡng sinh đặc sắc của Trung y.
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Xem mặt biết bệnh

Related ebooks

Reviews for Xem mặt biết bệnh

Rating: 5 out of 5 stars
5/5

1 rating0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Xem mặt biết bệnh - Dong A Sang

    Trải qua mấy ngàn năm đấu tranh với bệnh tật, y học Trung Quốc đã sớm tìm ra nhiều phương pháp chẩn bệnh, trị bệnh; một trong những phương pháp đặc sắc là xem mặt - biết bệnh gọi là diện chẩn.

    Cơ sở lý luận của diện chẩn là căn cứ vào học thuyết âm dương, ngũ hành, kết hợp với thuật xem tướng. Thuật xem tướng cung cấp rất nhiều thông tin về bệnh nhân (hình, tính tình, tính cách) giúp thầy thuốc trị liệu một cách hiệu quả.

    Trung y lập luận, mặt gồm sắc mặt, các bộ vị trên mặt và các khí quan (mũi, mắt, miệng, tai, lưỡi ...) liên quan mật thiết, phản ánh tạng phủ và các bộ phận khác của cơ thể.

    Do đó, các thầy thuốc giỏi y thuật chỉ cần 5- 10 phút xem sắc mặt, các bộ vị trên mặt và các khí quan, thì được biết được người ta khỏe mạnh hay bị bệnh tật.

    Từ đó, tìm ra những phương pháp dưỡng sinh giúp người ta sống khỏe, sống thọ; hoặcï tìm những phương pháp trị liệu thích hợp - đặc biệt là xoa bóp, ẩm thực, sinh hoạt ... ít tốn kém nhưng giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục.

    Xem mặt – biết bệnh, là cuốn sách có nội dung toàn diện về phương pháp diện chẩn, gồm :

    1. Khái quát về phương pháp xem mặt – biết bệnh.

    2. Xem hình, sắc, thần và dưỡng sinh.

    3. Xem tướng mắt, mũi, tai, miệng, nhân trung và chẩn đoán mắt, tai, mũi, môi, miệng, nhân trung.

    4. Chẩn đoán – trị liệu những bệnh tật liên quan đến mặt và ngũ quan.

    5. Trị liệu một số bệnh về xoa bóp (gồm 80 bệnh thông thường và nguy hiểm).

    Sách được trình bày hệ thống, nhiều hình ảnh minh họa, dễ hiểu, dễ áp dụng.

    Hiện nay, khí hậu thất thường, môi trường bị ô nhiễm, các nguồn thực phẩm thiếu an toàn, cuộc sống nhiều tất bật lo toan, nên rất dễ phát sinh bệnh tật; khi bị bệnh tật, thì chỉ trông cậy vào thầy thuốc.

    Bên cạnh những lương y, cũng có những thầy thuốc thiếu tận tâm, không giỏi y thuật; bên cạnh những thuốc thang tốt, cũng có nhiều loại thuốc có những phản ứng phụ khó lường.

    Vì vậy, mỗi người phải tự bảo vệ mình, cần có những hiểu biết về dưỡng sinh, về ẩm thực, thuốc thang, hoặc tự chữa trị khi bị bệnh tật.

    Người ta thường nói, sức khỏe là vàng, nhưng khi có vàng cũng không để sức khỏe; hoặc, nhà có rương vàng, đôi khi không bằng một quyển sách hay.

    Có thể nói, cuốn sách này một loại tâm dược để tâm trị – bớt lo lắng, tự tin, để chiến thắng bệnh tật; là một lương y thầm lặng, gần gũi, tận tụy, bên quý bạn và không thể thiếu trong tủ sách gia đình.

    Chương một: KHÁI QUÁT VỀ XEM MẶT – BIẾT BỆNH (DIỆN CHẨN)

    1. Khái quát về phương pháp xem tướng mặt - biết bệnh.

    2. Mặt, ngũ quan - tạng phủ và cơ thể.

    Tiết 1: KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP XEM MẶT – BIẾT BỆNH

    1. Nguồn gốc phương pháp xem mặt – biết bệnh.

    2. Những cơ sở lý luận của diện chẩn.

    3. Diện chẩn và thuật xem tướng.

    4. Các phương pháp xem mặt – biết bệnh.

    I. NGUỒN GỐC PHƯƠNG PHÁP XEM TƯỚNG MẶT – BIẾT BỆNH (DIỆN CHẨN)

    1. Kinh nghiệm của quá trình đấu tranh với bệnh tật

    Trung y cho rằng, xem mặt biết bệnh, gọi là diện chẩn (diện : mặt, chẩn = chẩn đoán bệnh tật) là một trong những tổng kết kinh nghiệm quý báu trong suốt mấy ngàn năm đấu tranh của nhân loại đối với bệnh tật.

    Cách đây hai ngàn năm, sách Hoàng Đế nội kinh đã khẳng định : Quan sát những bộ vị bên ngoài, tương ứng (với nội tạng), thì có thể biết được nội tạng; biết nội tạng, thì biết được bệnh ở bên trong cơ thể (Thị kỳ ngoại ứng, dĩ tri kỳ nội tạng, tắc tri sở bệnh hỷ).

    Nguyên nhân, cơ thể con người là một chỉnh thể, có mối quan hệ hữu cơ, mối quan hệ này hỗ tương, ảnh hưởng và tác dụng lẫn nhau. Những bộ phận bên trong cơ thể bị bệnh tật, thì phản ánh ra những bộ vị tương ứng ở bên ngoài cơ thể.

    Hoặc, quan sát những bộ vị bên ngoài, tương ứng với những bộ vị bên trong, thì đoán được bệnh tật ở bên trong.

    2.Sách Hoàng Đế nội kinh – đúc kết kinh nghiệm về diện chẩn

    Hoàng Đế nội kinh, sách tổ của ngành y, đã đưa ra lý luận cơ bản về tạng phủ, kinh lạc, thân hình, định ra các phương pháp chẩn đoán bệnh tật.

    Hoàng Đế nội kinh cũng đưa ra phương pháp chẩn đoán thần, sắc, hình, thái và rất coi trọng phương pháp này.

    Hoàng Đế nội kinh, thiên Tố vấn viết : Xét năm sắc, quan sát (khí) ngũ tạng dư thừa, hay không đủ, lục phủ mạnh hay yếu, hình (thể) thịnh hay suy; rồi tổng hợp, biện luận, phán đoán xem (bệnh nhân) sống hay chết

    (Sát ngũ sắc, quan ngũ tạng hữu dư bất túc, lục phủ cường nhược, hình chi thịnh suy, dĩ thử tham ngũ, quyết sinh tử chi phân).

    Một trong những phương pháp xét năm sắc, là xem sắc của tròng mắt.

    Sách Hoàng Đế nội kinh, thiên Nuy luận viết về sắc của mắt : Phổi nhiệt, thì (tròng mắt) sắc trắng; tim nhiệt, thì sắc đỏ; gan nhiệt, thì sắc xanh; tỳ nhiệt, thì sắc vàng; thận nhiệt, thì sắc xanh; mắt là một cơ quan trong năm cơ quan (ngũ quan) của mặt.

    Từ những dẫn chứng trên, có thể nói, Hoàng Đế nội kinh đã đặt cơ sở lý luận cho phương pháp diện chẩn.

    Tóm lại, phương pháp diện chẩn được thai nghén, hình thành, trong quá trình đấu tranh chống bệnh tật của con người trong suốt mấy ngàn năm.

    Hoàng Đế nội kinh đúc kết kinh nghiệm, xây dựng cơ sở lý luận, người đời sau nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi.

    II. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DIỆN CHẨN

    Trung y nói chung, phương pháp diện chẩn nói riêng, dựa vào 2 cơ sở lý luận của học thuyết âm dương và học thuyết ngũ hành.

    1.Học thuyết âm dương

    1) Khái quát

    Thông qua quan sát các sự vật, các hiện tượng trong vũ trụ, triết học truyền thống Trung Quốc đã chia các sự vật, các hiện tượng thành hai loại âm và dương, gọi là học thuyết âm dương.

    Học thuyết âm dương được khái quát và biểu đạt bằng vòng tròn Thái cực, có hai con cá đen (âm) trắng (dương) đối nhau, trong đen có trắng, trong trắng có đen, trong dương có âm, trong âm có dương.

    Vòng tròn Thái cực và lưỡng nghi (âm dương)

    2) Sự ra đời

    Có sách cho rằng, học thuyết âm dương ra đời trong thời nhà Hạ, có thể chứng minh bằng sự xuất hiện hào âm (vạch đứt), hào dương (vạch liền) trong Kinh Dịch.

    Khi nói đến học thuyết âm dương, người ta thường đề cập đến 5 vấn đề : Âm dương đối lập, thuộc tính âm dương, âm dương là gốc của nhau, âm dương tiêu trưởng và âm dương chuyển hóa.

    Học thuyết âm dương được vận dụng vào trong nhiều lãnh vực như triết học, thiên văn học, địa lý học, nhân tướng học, phong thủy học, ngôn ngữ, thư pháp.

    3) Mối quan hệ giữa Trung y với học thuyết âm dương

    Sách Hoàng Đế nội kinh quan hệ mật thiết với Kinh Dịch; Hoàng Đế nội kinh căn cứ vào lập luận của Kinh Dịch, để phát triển và ứng dụng vào Trung y.

    Kinh Dịch rất coi trọng tính quân bình của âm dương, sự quân bình này vận hành theo quy luật.

    Hoàng Đế nội kinh cho rằng, âm dương cân bằng là sức khỏe, là nhất định sống (Âm dương bình hành, khang kiện, nhất sinh). Hoặc, gốc của sinh mệnh là âm dương (sinh chi bản vu âm dương).

    Vì vậy, con người phải coi trọng sự quân bình âm dương của cơ thể, thì sức khỏe, sống lâu, không phát sinh bệnh tật.

    Trung y cũng đã vận dụng hai mặt đối lập của học thuyết âm vào việc phân chia cơ thể và hiện tượng bệnh tật khá cụ thể và độc đáo :

    Đối với sự vật, trạng thái : Nóng, động, hưng phấn, cường tráng, vô hình, ở bên ngoài, thuộc dương; ngược lại, là thuộc âm.

    Đối với nhân thể : Thể biểu thuộc dương, thể nội, thuộc âm; vai thuộc dương, bụng thuộc âm; lục phủ thuộc dương, ngũ tạng thuộc âm; cơ năng hoạt động thuộc dương, tổ chức kết cấu thuộc âm; cơ năng đề kháng cao thuộc dương, cơ năng đề kháng thấp thuộc âm.

    Thuộc tính âm dương của sự vật có tính tương đối, không có tính bất biến, mà có tính tương đối, biến hóa, phải căn cứ vào điều kiện nhất định để xác định.

    Ví dụ

    So với bụng, ngực ở bên trên thuộc dương, bụng ở dưới thuộc âm; ngực so với vai, vai ở trên thuộc dương, ngực ở dưới vai, ngực lại thuộc âm.

    Mối quan hệ giữa Hoàng Đế nội kinh, hoặc quan hệ giữa Kinh Dịch và Trung y rất mật thiết, càng ngày càng phát triển.

    Đến đời Minh, lương y Trương Cảnh Nhạc đã đưa ra hệ thống lý luận, khiến cho mối quan hệ giữa Kinh Dịch và Trung y thêm hoàn bị.

    2. Học thuyết ngũ hành

    1) Khái quát

    Học thuyết ngũ hành (năm hành) cũng là một trong những sáng tạo độc đáo của triết học truyền thống Trung Quốc.

    Học thuyết ngũ hành cho rằng, thế giới là do 5 loại vật chất cơ bản (hành) cấu tạo nên là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy.

    Sự phát triển, biến hóa của các sự vật, các hiện tượng tự nhiên, kể cả con người, là do kết quả 5 loại vật chất này không ngừng tác động và tác dụng lẫn nhau.

    Phát hiện này, đã tìm ra nguyên nhân và quy luật sinh sinh, diệt diệt của vạn vật trong vũ trụ.

    2) Sự ra đời

    Về sự ra đời của học thuyết ngũ hành, có ba thuyết khác biệt nhau :

    Một, giới Dịch học cho rằng, học thuyết ngũ hành ra đời đồng thời với học thuyết âm dương.

    Hai, giới sử học thì cho rằng, học thuyết ngũ hành do Mạnh Tử sáng lập.

    Ba, giới triết học thì cho rằng, học thuyết ngũ hành ra đời từ thời Tây Chu.

    Hiện nay, người ta cũng chưa khẳng định học thuyết nào là chính xác.

    3) Đặc tính của ngũ hành

    Mộc có tính sinh sôi, dài thẳng.

    Hỏa có tính nóng, hướng lên.

    Thổ có tính nuôi lớn, hóa dục.

    Kim có tính thanh tĩnh, thu sát.

    Thủy có tính hàn lạnh, hướng xuống.

    4) Ngũ hành tương sinh, tương khắc

    Ngũ hành tương sinh : Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy.

    Ngũ hành tương khắc : Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

    5) Ứng dụng của Trung y

    Học thuyết ngũ hành ảnh hưởng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lãnh vực phong thủy, nhân tướng … trong đó có Trung y.

    Trung y phối hợp ngũ hành với ngũ tạng, lục phủ :

    Về ngũ tạng : Gan thuộc Mộc. Tim thuộc Hỏa. Tỳ thuộc Thổ. Phổi thuộc Kim. Thận thuộc Thủy.

    Về lục phủ : Mật thuộc Mộc. Tiểu trường thuộc Hỏa. Vị thuộc Thổ. Đại trường thuộc Kim. Bàng quang thuộc Thủy.

    Bảng tóm tắt :

    Mộc(Gan)-(Mật):Kỵ sợ, uất, kết; thích hợp với thư giãn như cây cối.

    Hỏa(Tim)-(Tiểu trường):Tim chủ thúc đẩy khí huyết, làm ấm áp cơ thể.

    Thổ(Tỳ)-(Vị):Tỳ chủ tiêu hóa, hấp thu, nuôi dưỡng cơ thể, như đất nuôi dưỡng vạn vật.

    Kim(Phổi)-(Đại trường):Phổi chủ (âm thanh), khí phổi thích hợp với trong (lành).

    Thủy(Thận)-(Bàng quang):Nước là gốc của sinh mệnh, bản nguyên của thận thuộc tiên thiên.

    Như đã nói, nhân thể là do 5 loại vật chất (ngũ hành) cấu thành, ngũ hành cân bằng thì nhân thể khỏe mạnh, nếu ngũ hành sinh khắc hỗn loạn, thì cơ thể phát sinh bệnh tật.

    Do vậy, Trung y vận dụng sinh khắc của ngũ hành vào trong việc dưỡng sinh và trị liệu bệnh tật.

    Ví dụ 1

    Phổi (Kim) bị hư, nhược, phát sinh bệnh tật. Thổ (Tỳ) sinh Kim (Phổi).

    Một trong những phương pháp trị liệu là phải dưỡng tỳ để khí phổi đầy đủ.

    Ví dụ 2

    Do Mộc (gan) khắc Thổ (tỳ); khi gan (Mộc) bị bệnh, sẽ ảnh hưởng đến tỳ (Thổ), nên phải chú ý dưỡng tỳ.

    Tóm tắt âm dương, ngũ hành bằng hình vẽ.

    Giải thích hình vẽ :

    Mặt Trời là dương, mặt Trăng là âm

    Cây cối là Mộc.

    Mộc bị đốt cháy thành Hoả (lửa).

    Lửa tắt, còn tro là Thổ (đất).

    Thổ ở trong lòng đất, sinh Kim (đá, kim loại).

    Nấu chảy kim loại thành Thủy (nước).

    III. DIỆN CHẨN VÀ THUẬT XEM TƯỚNG

    1. Y, tướng đồng nguyên

    Trung y và thuật xem tướng (tướng thuật), hai môn học, đều lấy học thuyết âm dương và học thuyết ngũ hành làm lý luận căn bản.

    Cho nên nói, y và tướng cùng một nguồn gốc (y, tướng đồng nguyên).

    Khuynh hướng của Trung y là cứu người, khuynh hướng của tướng thuật là giúp người tránh xấu, tìm tốt.

    2.Tính bao hàm và hỗ tương

    Trung y và tướng thuật đều ra đời rất sớm trong lịch sử Trung Quốc; y học đã vận dụng một số khái niệm của tướng thuật vào trong việc chẩn đoán bệnh tật.

    Thầy thuốc giỏi cũng là người giỏi tướng thuật, tức là hai môn học bao hàm lẫn nhau và hỗ tương cho nhau.

    Sau đây là câu chuyện minh họa :

    Sách Sử kí ghi, Biển Thước đã đi đến các nước chư hầu lớn ở phương Đông, ôâng chữa trị thành công tạp chứng, được dân chúng ở nước Lỗ, nước Tề đều biết tiếng.

    Vua nước Tề là Tề Hoàn hầu, hạ lệnh cho mời Biển Thước vào cung.

    Tề Hoàn hầu thấy Biển Thước là một giang hồ du y, có ý coi thường, liền hỏi :

    - Cô gia nghe nói, ông chữa bệnh rất giỏi, có thuật cải tử hồi sinh, chỉ nhìn thôi cũng đoán được bệnh tình, thế thì ông xem thử cô gia xem sao ?

    - Biển Thước nghe Tề Hoàn hầu nói có vẻ khinh thường, nhưng vẫn bình tỉnh, quan sát kĩ khí sắc Tề Hoàn hầu, rồi nói rất nghiêm trang :

    - Đại vương đang bị bệnh, nhưng bệnh ở ngoài da, chưa đi vào lục phủ, ngũ tạng, nên phải trị liệu kịp thời, nếu bệnh đã vào lục phủ, ngũ tạng thì rất khó chữa.

    Tề Hoàn hầu và quần thần đều cười to. Nhà vua nói :

    - Cô gia cảm thấy mình rất khoẻ khoắn, ăn được, ngủ được, mà ông nói cô gia bị bệnh mới là lạ ?

    Ngày hôm sau, Tề Hoàn hầu lại cho mời Biển Thước. Biển Thước nói :

    - Bệnh của Đại vương đã vào mạch máu rồi, nếu không trị sẽ sinh ác hoá, thì sẽ rất khó trị. Tề Hoàn hầu vẫn gác ngoài tai lời khuyên của Biển Thước.

    Mấy ngày sau, Biển Thước xin cầu kiến Tề Hoàn hầu. Biển Thước nói :

    - Tôi do lương tâm của người thầy thuốc, xin cầu kiến Đại vươngï, chứ không có ý gì khác. Bệnh của Đại vương đã xâm nhập vào đến vị trường rồi, cần phải chữa trị ngay mới được, nếu để lâu thì thần y tái thế cũng khó mà cứu chữa.

    - Tề Hoàn hầu cứ nghe Biển Thước nói về bệnh tật hoài, sinh bực bội, chẳng thèm nghe nữa. Biển Thước rời khỏi cung.

    Mười ngày sau, Biển Thước lấy

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1