Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Ngũ đại binh thư Trung Hoa (Lục thao,Tôn Tử, Ngô Tử, Tam lược, Tân thư)
Ngũ đại binh thư Trung Hoa (Lục thao,Tôn Tử, Ngô Tử, Tam lược, Tân thư)
Ngũ đại binh thư Trung Hoa (Lục thao,Tôn Tử, Ngô Tử, Tam lược, Tân thư)
Ebook343 pages5 hours

Ngũ đại binh thư Trung Hoa (Lục thao,Tôn Tử, Ngô Tử, Tam lược, Tân thư)

Rating: 3.5 out of 5 stars

3.5/5

()

Read preview

About this ebook

Sách bàn luận rất nhiều vấn đề, những hàng chữ lớn như khẩu quyết, ẩn hiện qua từng trang sách là:
Biết mình không biết người hoặc biết người không biết mình thì thắng bại chưa rõ?
Không biết mình, không biết người thì hoàn toàn thất bại!
Biết mình biết người trăm trận trăm thắng.
Thông thường, một cuốn sách hay là một vương quốc trù phú, hiếu khách và hào phóng, ai vào thăm lúc thơ thẩn dang tay ra về cũng được quà tặng.
Hy vọng quý bạn sẽ hái được những đóa hoa hàm tiếu đậm đà hương sắc.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateMay 1, 2016
ISBN9781311892195
Ngũ đại binh thư Trung Hoa (Lục thao,Tôn Tử, Ngô Tử, Tam lược, Tân thư)
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Ngũ đại binh thư Trung Hoa (Lục thao,Tôn Tử, Ngô Tử, Tam lược, Tân thư)

Related ebooks

Related categories

Reviews for Ngũ đại binh thư Trung Hoa (Lục thao,Tôn Tử, Ngô Tử, Tam lược, Tân thư)

Rating: 3.5 out of 5 stars
3.5/5

2 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Ngũ đại binh thư Trung Hoa (Lục thao,Tôn Tử, Ngô Tử, Tam lược, Tân thư) - Dong A Sang

    A.GIA CÁT LƯỢNG

    B.TÂN THƯ

    1.Binh cơ

    2.Trục ác

    3.Tri nhân tính

    4.Tướng tài

    5.Tướng khí

    6.Tướng tệ

    7.Tướng chí

    8.Tướng thiện

    9.Tướng cương

    10.Tướng kiêu

    11.Tướng cường

    12.Xuất tướng

    13.Tuyển tài

    14.Trí dụng

    15.Bất trận

    16.Tướng thành

    17.Cảnh giới

    18.Tập luyện

    19.Quân đố

    20.Tâm phúc

    21.Cần hầu

    22.Cơ hình

    23.Trọng hình

    24.Đố tướng

    25.Thẩm nhân

    26.Thiên thế

    27.Thắng bại

    28.Giả quyền

    29.Ai tử

    30.Tam tân

    31.Một ứng

    32.Sử liệt

    33.Ứng cơ

    34.Sủy năng

    35.Khinh chiến

    36.Địa thế

    37.Tình thế

    38.Kích thế

    39.Chỉnh soái

    40.Lệ sĩ

    41.Tự miễn

    42.Chiến đạ0

    43.Hòa nhân

    44.Sát tình

    45.Tướng tình

    46.Oai lệnh

    47.Đông Di

    48.Nam Man

    49.Tây Nhung

    50.Bắc Địch

    C.TRẬN XÍCH BÍCH – HÌNH THÀNH THẾ CHIA BA THIÊN HẠ

    D.AI LÀ NGƯỜI THOÁT RA TRƯỚC NGỌN LỬA XÍCH BÍCH

    E.MẤT KINH CHÂU – CHÂN VẠC LUNG LAY

    G.CÁI ĐẦU LÂU TAI VẠ.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    AUTHOR

    LỜI NÓI ĐẦU

    Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến, bách thắng.

    TÔN TỬ

    Ngũ đại binh thư Trung Hoa là một cuốn sách bổ ích và đặc sắc, vì những lý do sau:

    Thứ nhất, đã tập hợp năm cuốn binh pháp lừng danh kim cổ:

    1. Khương Tử Nha – Lục thao.

    2. Tôn Võ – Tôn Tử binh pháp.

    3. Ngô Khởi – Ngô tử.

    4. Hoàng Thạch Công – Tam lược.

    5. Gia Cát Lượng – Tân thư.

    Từ Khương Tử Nha đến Gia Cát Lượng đều là những người hùng tài đại lược; là những bậc thầy, quân sư, phò tá đắc lực cho các bậc vương bá.

    Thứ hai là những bộ giáo khoa của các bậc vua chúa có chí lớn, đã học và áp dụng thành công trong việc tranh hùng thiên hạ, lừng lẫy một thời như Văn vương, Vũ vương, Ngô Hạp Lư, Ngụy Văn hầu, Vũ hầu, Sở Điệu vương, Lưu Bang, Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền.

    Thứ ba là những cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ danh tướng hoặc bất cứ ai tham gia chiến trận: Tôn Tẩn, Bàng Quyên, Trương Lương, Hàn Tín, ...

    Các danh tướng không những thuộc nằm lòng những cuốn binh thư trên mà còn tham gia chú thích, chú giải, biên soạn lại cho phù hợp với thực tiễn.

    Có thể nói, những cuốn binh thư trong sách này là tiền đề căn bản cho hàng mấy trăm cuốn binh thư khác của Trung Quốc.

    Ở nước ta, Trần Hưng Đạo – Hịch tướng sĩ, đã khẳng định, đại ý: Nếu tướng sĩ ai không học Binh thư yếu lược là kẻ nghịch thù, đủ biết học binh thư là một nhiệm vụ hàng đầu của tướng sĩ trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.

    Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo, thiên cổ hùng văn, có những ý: Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo; lấy ít địch nhiều lấy yếu đánh mạnh, xuất kỳ bất ý, sĩ khí đang hăng quân thanh càng mạnh, đều bàng bạc ý tứ ngôn từ của binh thư.

    Thứ tư, những cuốn binh thư được tuyển chọn trong sách có tầm ảnh hưởng rất sớm và rộng rãi đối với nhiều nước trên thế giới: Tôn Tử binh pháp đã được du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ 7, phương Tây (Anh, Pháp, Mỹ) từ thế kỷ 18. Lục thao cũng đã được người Nhật biết đến rất sớm và truyền rộng đến các nước Triều Tiên, Pháp, Anh, ...

    Thứ năm, ngoài kiến thức phong phú về quân sự, theo các nhà nghiên cứu những cuốn binh thư này còn liên quan đến 25 ngành học khác: tâm lý học, tình báo học, quản lý học, quyết sách học, ...

    Thứ sáu, người Nhật sớm nhận định: Thương trường là chiến trường, tuy không có tiếng gươm khua, không có tiếng trống chiêng dậy đất, cờ xí ngất trời nhưng lại rất quyết liệt và họ đã đưa binh pháp vào dạy trong các trường thương nghiệp.

    Vì vậy, cuốn sách là cẩm nang cho những người kinh doanh, quản lý doanh nghiệp một cách thông minh, khoa học và thắng lợi trên thương trường.

    Thứ bảy, những cuốn binh thư đã xuất hiện lâu đời trong lịch sử, lời văn rất cô đọng, súc tích, có chỗ khó hiểu; nhiều khi phải trai giới, chay tịnh mới nghe được ?

    Ví dụ, Trương Lương học thuộc Thái công binh pháp nhưng khi bàn luận ít ai hiểu rõ, chỉ có Lưu Bang là người có thiên lư mới hiểu được. Văn vương chay tịnh 7 ngày, làm lễ thầy trò; Thái công mới truyền cho đạo lý trị quốc.

    Nhưng chúng tôi dịch qua lời bình giảng của những học giả có uy tín của Trung Quốc như Hoa Phong, Vương Hưng Nghiệp – nên rất thú vị, không cần trai giới vẫn nghe và rất dễ hiểu.

    Ngoài việc dịch chúng tôi biên soạn minh họa thêm những câu chuyện hấp dẫn về tác giả của các cuốn binh thư, về các trận chiến nghiêng ngửa sơn hà để bạn đọc thư giãn, có thể đối chiếu với binh pháp, luận cổ suy kim và rút tỉa kinh nghiệm cho đời sống.

    Thú vui tao nhã của việc đọc sách là được bàn luận, được đối thoại tâm tình với tri âm bè bạn, cho nên thỉnh thoảng chúng tôi lạm bàn, dù tẻ vui dù hay dở cũng mua vui được chốc lát.

    Thứ tám, ngày xưa, mẫu người lý tưởng là phải văn võ toàn tài, am tường lục thao, tam lược.

    Từ Hải, ánh sao băng trong Truyện Kiều, dám rạch đôi sơn hà của Gia Tĩnh, tung hoành bể Sở sông Ngô, vì côn quyền hơn sức lược thao gồm tài (Nguyễn Du – Truyện Kiều).

    Vì thế, nàng Kiều hàng quốc sắc thiên hương, mới gặp lần đầu đã mắt liếc lòng ưa.

    Lục Vân Tiên thì Văn đà khởi phụng đằng giao, võ thêm ba lược, sáu thao ai bì (Nguyễn Đình Chiểu – Lục Vân Tiên). Với tài võ như thế, hễ thấy việc nghĩa là làm. Để cứu người đẹp Nguyệt Nga, một mình dám nhổ cây bên đường, tả xung hữu đột, đánh bọn cướp phải quăng gươm vất giáo chạy trốn, Phong Lai bị phang một gậy đã mạng vong.

    Tài hoa, vũ dũng và nghĩa hiệp của Vân Tiên đã khiến cho Nguyệt Nga phải tạc tượng, đi tận chân trời góc bể cũng mang theo ôm ấp vào lòng.

    Cuốn sách trên tay bạn đã bàn đến tam lược, lục thao và những kiến thức cơ bản nhất về quân sự giúp sự hiểu biết của chúng ta toàn diện hơn.

    Ngày nay, nhiều người cũng cho rằng, nếu đọc binh thư sẽ vượt qua được nhiều tình huống gay cấn nhất của đời sống.

    Thứ chín, cuốn sách bàn luận rất nhiều vấn đề, những hàng chữ lớn như khẩu quyết, ẩn hiện qua từng trang sách là:

    Biết mình không biết người hoặc biết người không biết mình thì thắng bại chưa rõ?

    Không biết mình, không biết người thì hoàn toàn thất bại!

    Biết mình biết người trăm trận trăm thắng.

    Thông thường, một cuốn sách hay là một vương quốc trù phú, hiếu khách và hào phóng, ai vào thăm lúc thơ thẩn dang tay ra về cũng được quà tặng.

    Hy vọng quý bạn sẽ hái được những đóa hoa hàm tiếu đậm đà hương sắc.

    ĐÔNG A SÁNG

    Chương 1 : KHƯƠNG TỬ NHA & LỤC THAO

    A. KHƯƠNG TỬ NHA

    Khương Tử Nha, họ là Khương, tên là Thượng, tự Tử Nha.

    Tổ tiên có công phò tá vua Vũ trị thủy nên được phong đất Lữ, nên còn gọi là Lữ Thượng.

    Khương Tử Nha là một nhân vật lịch sử thời cổ, được cuốn Phong thần diễn nghĩa, tiểu thuyết hóa, đậm nét màu sắc thần thoại, cho rằng Khương Tử Nha là người nhà trời, điều khiển được thiên binh thiên tướng, biết đằng vân giá vũ, thần thông quảng đại, rải đậu thành binh, xuống giúp Văn vương và Võ vương.

    Theo truyền thuyết, Khương Tử Nha rất giỏi về bát quái, chiêm bốc và tổ sư của môn học này.

    Theo các sách khác, thân thế Khương Tử Nha được khắc họa những nét đặc biệt như sau:

    1. Tuổi trẻ ăn nhờ ở đậu, chuyên nghề đồ tễ

    Thời trai trẻ Khương Tử Nha vì trốn sự chinh phạt tàn sát của vua Trụ ở bộ tộc Đông Di, trong đó có bộ tộc Lữ thị (Bộ tộc của Tử Nha), lưu lạc đến Triều Ca ở đậu nhà Lâm Hổ.

    Ở đây, Khương Tử Nha làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng không thành công: Buôn bột mì bị xe hất ngã, lỗ vốn; buôn lợn thì lợn bị bệnh dịch, mất vốn.

    Túng thế phải đi xin làm nghề mổ bò. Nhờ có sức khỏe, mổ bò lại khéo, được chủ lò dùng, nhờ thế mà có công ăn việc làm.

    Sau này Khương Tử Nha đã được viên quan đại thần coi xây Lộc Đài tiến cử với vua Trụ, bạn chức Đại Phu, chuyện lo việc mổ heo, bò, dê cho cung đình.

    2. Gặp bà vợ chì chiết

    Vợ của Khương Tử Nha là Mã thị. Có lẽ thấy ông chồng chuyên nghề làm đồ tễ, đã già mà chẳng có chút tương lai nào nên luôn luôn chì chiết; tương tự như bao bà vợ trên đời, rên rỉ là chưa hề được ăn ngon mặc đẹp, khi lấy nhầm phải ông chồng bất tài vô tướng.

    Buộc lòng hai người phải xa nhau. Nghe đâu bà vợ đã tự tử.

    Buồn chuyện tình, chuyện đời mình lận đận Khương Tử Nha bỏ Triều Ca về Bàn Khê ở với cô con gái. Bàn Khê là một thung lũng hẹp nằm giữa hai ngọn núi Tần Lĩnh, phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ, tươi đẹp; có dòng sông Vị, nên sau này tên tuổi của Tử Nha gắn liền với sông Vị.

    3. Tuổi già ngồi câu cá ở Bàn Khê

    Ở Bàn Khê, Khương Tử Nha thường ngồi câu cá.

    Một anh chàng tiều phu tò mò thấy Khương Tử Nha câu chẳng được con cá nào, vì lưỡi câu thẳng như cây kim. Tưởng Tử Nha nghễnh ngãng bèn bày cho cách làm lười câu.

    Thế là hai người, một ngư một tiều quen nhau.

    4. Trổ tài bói toán

    Tử Nha thường xem tướng cho anh tiều phu, đoán về việc buôn may bán đắt, nhưng anh ta không tin lắm.

    Một hôm, Tử Nha khuyên anh ta không nên gánh củi vào thành bán sẽ gặp tai họa.

    Anh tiểu phu nửa tin nửa ngờ nhưng cứ gánh củi đi, không may đụng chết người lính gác cửa thành, bị Văn vương bắt đứng trong một vòng tròn, chờ khi xong việc sẽ xét xử.

    Nguyên Văn vương cũng rất giỏi chiêm bốc, bát quái, dù có trốn ra khỏi vòng tròn ông ta cũng có thể tìm và bắt được.

    Anh chàng tiều phu vốn có mẹ già 80 tuổi không ai nuôi dưỡng, bèn táo gan trốn ra khỏi vòng tròn, chạy về cầu cứu Tử Nha.

    Tử Nha bày kế cho anh ta lấy hình bù nhìn bằng rơm chôn vào cái hố trước sân nhà.

    Lúc về, Văn vương thấy anh chàng bán củi trốn, liền gieo quẻ, đoán anh này đã tự tử, không để ý đến việc xét xử nữa.

    Ba năm sau, Khương Tử Nha sai đệ tử, tức anh tiều phu, gánh củi đến kinh thành; bị lính gác nhận mặt, bắt ngày giao nộp cho Văn vương, làm cho Văn vương rất ngạc nhiên và hỏi đầu đuôi.

    Anh chàng đệ tử của Tử Nha cứ tình thực tâu trình về tài năng của ông thầy mình. Văn vương rất khâm phục liền tìm đến Bàn Khê để gặp Tử Nha, cung kính mời ông về Tây Kỳ và phong làm quân sư. Lúc ấy, Tử Nha đã ngoài 80 tuổi.

    Sau khi Văn vương mời được Tử Nha, ông thường nói: Trẫm như hổ mọc thêm cánh, như cá gặp được vực sâu. Đủ biết giữa hai người rất tâm đầu ý hợp.

    Văn vương mất, Từ Nha phò tá Vũ vương. Công lớn nhất của Tử Nha là giúp Vũ vương phạt Trụ.

    Theo Hán thư nghệ văn chí và các sách khác thì Khương Tử Nha là nhân vật có thật trong lịch sử. Người đời yêu mến đức độ và tài năng của ông nên thâm thắt, thêu dệt xung quanh ông những chuyện thần kỳ.

    B. VUA TRỤ - TIẾNG XẤU TRÊN BA NGÀN NĂM!

    Mỗi lần nhắc đến ông vua tăm tối, dâm dật, tàn bạo làm cho dân lầm than và đi đến mất nước; người ta nêu vua Kiệt, vua Trụ để so sánh và ví dụ.

    Hai ông vua này được xem là xấu xa nhất trong lịch sử Trung Quốc, người thời xưa cũng như thời này còn ghét cay, ghét đắng, ghét vào trong tâm.

    Tiếng xấu vua Trụ bêu trên 3000 năm chưa dứt!

    Sau đây là một số tội lỗi điển hình của vua Trụ:

    1. Quá chiều người đẹp

    Theo sử sách, Đát Kỷ rất đẹp, ai thấy cũng phải mê mẫn tâm hồn, nhân kiến tắc tâm loạn. Vua Trụ cũng đã loạn tâm và chiều chuộng cô ta hết mực.

    Một hôm ăn cơm, Đát Kỷ cho rằng nếu có đũa bằng ngà voi thì ăn sẽ ngon hơn. Thế là Trụ vương vội vã cho tướng sĩ đi bắt voi, lấy ngà làm đũa cho người đẹp ăn cơm ngon miệng, khiến nhiều người phải thiệt mạng.

    Mùa đông, Đát Kỷ mặc áo da beo ấm áp, ngồi nhìn ra xa thấy một người nông phu cởi hài để đi qua khe nước buốt giá. Đát Kỷ có vẻ ngạc nhiên, vì sao đôi chân của người nông phu ấy lại có thể chịu rét đến thế ? Để giải quyết thắc mắc của người đẹp, vua Trụ sai quân hầu bắt người nông dân vào cung, chặt béng đôi chân cho Đát Kỷ nghiên cứu!

    Có lần, Đát Kỷ có thai, băn khoăn không biết bào thai trong bụng hình dạng như thế nào?

    Vua Trụ giải quyết băn khoăn của người đẹp khá gọn: Bắt một người phụ nữ đang mang thai, mổ bụng để cho Đát Kỷ xem xét!

    Đát Kỷ ghen, tìm cách xúi vua Trụ xử trảm cô con gái Cửu Hầu. Sợ Cửu Hầu trả thù, cô xúi vua Trụ giết luôn Cửu Hầu để làm mắm.

    Để vui thú với người đẹp, vua Trụ cho xây Lộc Đài ròng rã suốt bảy năm, nguy nga, tráng lệ.

    Trong Lộc Đài thì có tửu trì (ao rượu) để chứa tất cả loại rượu quý trong thiên hạ; có nhục lâm (rừng thịt) treo đầy thịt ngon.

    Nơi đây, nhà vua, người đẹp Đát Kỷ, bọn nịnh thần, cung nữ tha hồ vui hưởng nhục dục, lúc vui quá mọi người trần truồng như nhộng cũng không sao.

    Có lần cuộc vui kéo dài đến 7 ngày 7 đêm, không ai còn biết trời trăng ngày giờ gì nữa. Hỏi ai cũng ngớ ra, vua Trụ sai người đi tìm Thúc phụ Tử Dư để hỏi. Dư nghĩ bụng:

    Làm vua mà không biết ngày, đó là sự lâm nguy của nước. Khi cả nước không biết hôm nay là ngày nào, một mình ta biết, ta tất sẽ bị hại.

    Biết thì biết, nhưng Tử Dư cũng không có cách nào trốn thoát khỏi Lộc Đài, đành giả điên giả dại. Cuối cùng, ngón giả điên cũng bị phát hiện và bị bắt nhốt vào thiên lao.

    Sau này, Đào Tiềm than: Người đời say hết, một mình ta tỉnh. Thốt xong muốn đâm đầu xuống sông Mịch La.

    Anh chăn trâu thấy vậy, khuyên Đào Tiềm: Người đời ăn bẩn thì ta ăn luôn cả cám, người đời say hết thì ta nốc luôn cả hèm rượu !

    Đại loại, phải về hùa với người đời mà sống ! Vui gượng mà sống ! Giả điên giả dại để sống ! Đó là bi kịch của kẻ tỉnh như Tử Dư và Đào Tiềm.

    2. Hình phạt nặng nề

    Cùng với việc hưởng lạc, vua Trụ tăng cường các loại hình phạt nhằm răn đe bọn phản loạn như: cắt mũi, xâm mặt, thiến.

    Chắc là những người chống vua Trụ không gờm, nên ông bày thêm vài hình phạt mới mẻ, tàn khốc là Bào lạc (ống đồng rỗng trong đốt lửa). Người nào phạm tội bắt cởi hết áo quần cho ôm cái cột đồng cháy đỏ này. Nghe đâu Đát Kỷ rất khoái mùi mỡ người cháy!

    Bên cạnh Bào lạc là Sai bồn (bồn đựng bò cạp), ai bị tội thì bị bỏ vào đó.

    3. Giam giữ và giết trung thần

    Các trung thần can gián vua Trụ, chẳng những ông không nghe còn tìm cách giam giữ hoặc giết đi.

    Tỷ Can khuyên vua Trụ tỉnh ngộ và thực hành nhân nghĩa, ông mỉa mai cho Tỷ Can là thánh nhân. Nếu đã thánh nhân thì tim bao giờ cũng có thất khiếu (bảy lỗ). Do đó, cần phải mổ tim Tỷ Can để xem. Và ông ta đã mổ thật!

    Vua Trụ cũng đã đuổi trung thần Vi Tử, từng giam giữ Cơ Xương, tức Văn vương ở ngục Dữu Lý. Con trai và những người tâm phúc của Cơ Xương phải chạy chọt đút lót vàng bạc, gái đẹp với bọn cận thần, tay chân của Trụ vương mới được thả về.

    Trước khi về nước Chu, Cơ Xương phải ăn một bữa tiệc độc đáo, do vua Trụ đãi: Thịt của con mình là Bá Ấp Khảo.

    4. Những dấu hiệu mất nước

    Theo sự quan sát của Khương Tử Nha:

    Hiện nay Trụ vương đang lâm vào tình thế người thân xa lánh, bá tánh sẵn sàng đứng lên làm phản.

    Người trong nước gồng gánh bỏ trốn đi nơi khác; những vương tôn quý tộc cũng trở mặt lìa xa.

    Những bang quốc gần đây cũng đua nhau chống lại Thương Trụ, khiến ông ta phải điều động đại quân đi đàn áp.

    Ruộng hoang cỏ phủ đầy.

    Trong triều, bọn dua nịnh áp đảo kẻ ngay thẳng.

    Ở địa phương, bọn quan lại tùy tiện giết người không xem luật pháp ra gì!

    Đó là dấu hiệu của diệt vong!

    5. Không biết kẻ thù đang nghĩ gì, làm gì ?

    1. Trong khi vua Trụ ngất ngưỡng, say đắm trong Lộc Đài thì kẻ thù lớn nhất của ông là Văn vương ra đồng cày cấy dầm sương dãi nắng cũng những người nông dân.

    2. Vua Trụ không nghe lời Tỷ Can thực hành nhân nghĩa, ông còn cho việc thực hiện nhân nghĩa chỉ dành cho các bậc thánh; trong lúc đó Văn vương khẩn cầu Khương Tử Nha để học bài học nhân nghĩa.

    3. Trong lúc vua Trụ đuổi hiền tài, xa lánh những người trung nghĩa, thân cận với bọn nịnh thần đua đòi xa xỉ, quên cả đất trời; Văn vương lại đem xe cung kính đi đón Khương Tử Nha tôn lên làm thầy, nghe sách lược của ông, không ngừng làm trong sạch bộ máy cầm quyền.

    4. Vua Trụ bòn rút của thiên hạ về xây Lộc Đài, vét rượu quý đổ vào tửu trì, săn bắt thịt ngon chất đầy nhục lâm; trong lúc ấy Văn vương không ngừng thi ân bố đức cho thiên hạ, lo cho lợi ích của thiên hạ.

    5. Trong lúc Văn vương thực hành tam bảo làm cho kinh tế phát triển, nhân dân ai nấy an cư lạc nghiệp; lúc ấy đất đai của Trụ vương cỏ mọc đầy, nhân dân ly tán, gánh gồng chạy trốn.

    6. Văn vương không ngừng thu phục nhân tâm các bộ lạc, các chư hầu; trong lúc vua Trụ đàn áp khốc liệt các bộ tộc, mất dần các nước chư hầu.

    7. Cuộc duyệt binh ở Mạnh Tân, Vũ vương tuyên thệ với 800 bộ tộc, diệu võ giương oai; vua Trụ cũng không đánh giá hết được sức mạnh quân sự của Vũ vương.

    8. Tử Nha cho rằng Trụ vương là người không biết lo xa, sẽ dẫn đến cái họa thiệt thân, mất nước: Trụ vương chỉ thấy cái vui trước mắt, chưa biết cái buồn ẩn náu sau lưng, biết cái còn mà không biết cái mất.

    Tóm lại, lực lượng của Văn vương, Vũ vương ngày càng lớn mạnh. Trụ vương ngày một suy yếu, như trái chín cây lắt lẻo, chỉ đợi cơn gió thời cơ lay động sẽ rụng xuống.

    C. LỤC THAO

    Tương truyền, Lục thao là cuốn binh thư của Khương Tử Nha. Nhưng những nhà nghiên cứu rất hoài nghi về việc này, bởi 3 lý do:

    Một là, nội dung của cuốn binh thư đề cập đến nhiều vấn đề khá mới mẻ, có thể chưa xuất hiện thời đó.

    Hai là, Lục thao có 2 vạn chữ, lúc ấy chỉ khắc trên thẻ tre thì chắc không khắc nổi, nếu thành sách phải dùng xe trâu để chở.

    Thứ ba, một số binh khí được đề cập trong Lục thao có lẽ chưa xuất hiện vào thời Văn vương, Vũ vương.

    Theo Hưng Nghiệp Hiểu, Lục thao là do người đời sau trước tác.

    Tuy vậy, Lục thao được các bậc đế vương và các tướng lĩnh nhiều thế hệ nghiên cứu học tập và áp dụng.

    Thời Tam quốc, Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Tôn Quyền rất coi trọng Lục thao.

    Lục thao đời Đường đã được truyền vào Nhật Bản; sau đó truyền đến các nước Triều Tiên, Việt Nam, Pháp, Anh, đã được nhiều học giả, nhiều nhà quân sự giải thích, giảng bình rất kỹ lưỡng.

    Lục thao được phân: Văn thao, vũ thao, long thao, hổ thao, báo thao và khuyển thao. Gồm 6 quyển, 60 thiến.

    I. VĂN THAO

    1. Văn sư

    1. Câu cá, câu nhân tài, câu nước láng giềng, câu cả thiên hạ.

    Thái công nói với Văn vương:

    - Vị quốc quân muốn giăng câu bủa lưới để dò tìm nhân tài trong thiên hạ cũng tương tự như câu cá. Câu cá thì dùng mồi móc vào lưỡi câu, còn tìm nhân tài thì dùng lộc hậu để tìm người cố vấn, dùng trọng thưởng để tìm dũng sĩ và quan chức.

    Ý nghĩa và đạo lý của việc câu cá rất uyên bác, thâm sâu.

    Văn vương nói:

    - Tôi muốn được nghe đạo lý ấy!

    Thái công nói:

    - Sông sâu, rộng, nước trôi chảy thì có nhiều cá tôm sinh sống. Đó là đạo lý tự nhiên.

    Cây có sâu rễ, cành lá sum sê thì mới đơm hoa kết quả. Đó là đạo lý tự nhiên.

    Những người quân tử tâm đầu ý hợp, hợp tác với nhau và cùng nhau kiến tạo sự nghiệp thì cũng là đạo lý tự nhiên.

    Do đó, ngài cũng không nên hỏi quanh co làm gì! Mong ngài hãy bỏ qua những lời bộc trực của tôi!

    Văn vương nói:

    - Tôi thường nghe, những người nhân đức có tài năng thì mới có thể tiếp thu được những lời chân thực, thẳng thắn; nếu không đủ tài đủ đức khi nghe lời chân thực thì rất chói tai. Tôi tuy vô tài bất đức nhưng cũng mong được nghe tiếp.

    Thái công nói:

    - Căn cứ vào việc câu cá mà nói, dùng mồi tầm thường, ở nơi cạn thì chỉ câu được cá nhỏ; dùng mồi thơm ngon hơn, ra giữa sông thì câu được cá vừa vừa; còn như mồi thật ngon thật lớn, dây nhợ thật chắc, buông cần thật sâu thì câu được cá lớn.

    Cá đã cắn câu rồi thì bị ta kiềm chế. Tương tự, người đã ăn lộc của quốc quân thì phải phục tòng quốc quân.

    Câu được cá thì có thể moi tim xẻ thịt để ăn, thu phục được người thì người sẽ đem tim óc tận trung với mình. Nếu thu phục được một nhà thì có thể thu phục được nước láng giềng làm sở hữu, nếu sở hữu được nước láng giềng thì chinh phục được cả thiên hạ.

    Đó là, phương pháp thu phục nhân tâm của những bậc thánh nhân. Họ dùng đức để cảm hóa, thu phục nhân tài và làm cho thiên hạ quy thuận.

    2. Độc chiếm lợi ích của thiên hạ thì mất thiên hạ.

    Văn vương nói:

    - Xin cho biết phương pháp làm cho thiên hạ quy thuận?

    Thái công đáp:

    - Một người không thể thành thiên hạ, những người trong thiên hạ cộng lại mới thành thiên hạ; thiên hạ không phải của một người mà của toàn thiên hạ.

    Do đó, người vì lợi ích của thiên hạ thì được thiên hạ. Người muốn độc chiếm lợi ích của thiên hạ thì mất thiên hạ.

    Trời bốn mùa biến hóa làm cho tài vật của đất sinh trưởng phong phú, phải để cho mọi người trong thiên hạ được thụ hưởng. Đó chính là nhân ái. Ai có lòng nhân ái thì thiên hạ sẽ quy thuận.

    Ai không kể gian nan, tiêu trừ tai họa, giải cứu thiên hạ ra khỏi nguy hiểm thì thiên hạ sẽ theo về.

    Ai thực hành đạo đức thì thiên hạ sẽ trông mong.

    Ai có tình có nghĩa với thiên hạ, đồng cam cộng khổ, tử sinh cùng với thiên hạ thì thiên hạ đi theo.

    Ai là người nhân đức, mưu cầu và đem lại lợi ích cho thiên hạ, thực hành vương đạo thì thiên hạ sẽ quy thuận.

    Văn vương nghe xong liền vái Thái công, mời Thái công lên xe cùng về và phong Thái công làm Quốc sư.

    2. Doanh hư

    1. Thiên mệnh hay vua?

    Văn vương hỏi Thái công:

    - Thiên hạ rất phức tạp, có thời cường thịnh có thời suy yếu, có khi yên ổn có lúc loạn lạc là vì sao?

    Do quốc quân hiền minh hay u tối? Hoặc do sự biến hóa hoặc an bài của thiên mệnh?

    Thái công nói:

    - Quốc quân u tối thì đất nước nguy nan, nhân dân loạn lạc. Quốc quân hiền minh thì đất nước thái bình, nhân dân yên vui.

    Đất nước hạnh phúc hay tai họa là do quốc quân hiền minh hay ngu tối.

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1