Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Bước đầu học Phật.
Bước đầu học Phật.
Bước đầu học Phật.
Ebook480 pages8 hours

Bước đầu học Phật.

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

... Phật pháp suy vi, dị đoan tà thuyết đầy khắp thiên hạ. Do đó, công việc hoằng dương phương pháp giải thoát của Phật-đà, cứu vãn văn hóa xã hội, là trách nhiệm mà mọi người con Phật đều phải có. Công việc này, chỉ là lấy ngọc ra khỏi quặng.
Xin nguyện hết thảy hữu tình, cùng viên thành quả vị Phật!

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateMay 22, 2016
ISBN9781310304194
Bước đầu học Phật.
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Bước đầu học Phật.

Related ebooks

Reviews for Bước đầu học Phật.

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Bước đầu học Phật. - Dong A Sang

    MỤC LỤC

    PHẦN I : MỞ ĐẦU :

    1. LỜI NÓI ĐẦU

    2.LỜI NGƯỜI DỊCH.

    3. DUYÊN KHỞI

    PHẦN II: NỘI DUNG

    CHƯƠNG I: GIẢI NGHI

    1.Phật giáo không phải trời đất quỉ thần.

    2. Phật giáo không tiêu cực lánh đời.

    3. Niềm tin Phật giáo được chiếu soi bởi tuệ giác, không phải tin một cách mù quáng.

    4.Phật giáo và quốc gia.

    5.Phật giáo và nhân sinh.

    6.Phật giáo và khoa học.

    CHƯƠNG II: LƯỢC TRUYỆN ĐỨC PHẬT THÍCH-CA-MÂU-NI

    1.Thái Tử đản sinh.

    2.Xuất gia học đạo

    3. Sáu năm khổ hạnh

    4.Lần đầu tiên chuyển bánh xe pháp .

    5. Hoằng pháp độ chúng.

    6. Kiết Tập Tam Tạng thánh điển.

    CHƯƠNG III: SƠ LƯỢC SỰ HOẰNG TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO TẠI TRUNG QUỐC .

    1. Pháp lớn sang Đông .

    2. Phiên dịch kinh điển .

    3. Hoằng truyền ở thời kì đầu.

    4.Thời đại hoàng kim.

    5.Thời kì bảo thủ.

    CHƯƠNG IV: THẾ GIỚI QUAN CỦA PHẬT GIÁO

    1.Ý nghĩa của vấn đề thế giới.

    2. Ngũ uẩn thế gian.

    3.Vạn pháp do nhân duyên sinh

    4. Vạn hữu nhân quả luật.

    5. Duyên sinh quan- Tâm vật không hai.

    6.Tam thiên đại thiên thế giới.

    Chương V: NHÂN SINH QUAN CỦA PHẬT GIÁO

    1.Ý nghĩa vấn đề nhân sinh.

    2.Phật tính và vọng tâm.

    3. A-Lại-Da thức.

    4.Thập nhị duyên khởi.

    5.Nghiệp và luân hồi.

    6.Nhân sinh quan của Phật giáo.

    CHƯƠNG VI: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN VÀ PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

    1.Tam pháp ấn.

    2.Không và khổ.

    3.Tứ thánh đế .

    4.Bát chính đạo.

    5.Quán thập nhị nhân duyên.

    CHƯƠNG VII: NHÂN THIÊN THỪA VÀ PHẬT PHÁP PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC CỦA NGŨ THỪA PHẬT GIÁO .

    1.Thực tập năm nguyên tắc đạo đức được sinh trở lại làm

    người.

    2. Thực tập mười điều lành để sinh về cõi trời.

    3. Phát tâm Bồ-Đề và tứ hoằng thệ nguyện.

    4.Lục độ và tứ nhiếp.

    5.Bồ-Tát và Phật.

    CHƯƠNG VIII: MỤC ĐÍCH HỌC PHẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP TU TRÌ 1.Mục đích học Phật.

    2.Lịch trình học Phật.

    3.Đường lối học Phật.

    4.Nền tảng của việc tu trì .

    5. Phương pháp tu trì.

    6. Quá trình học Phật.

    CHƯƠNG IX: TỊNH ĐỘ PHÁP MÔN.353

    1.Ý nghĩa tịnh độ.

    2.Tịnh độ tông sử.

    3.Khởi tín phát nguyện.

    4.Trì danh niệm Phật.

    5. Phụ thêm quán tưởng.

    6.Tinh cần không giải đãi.

    CHƯƠNG X: NGHI THỨC TRONG PHẬT GIÁO .

    1.Nghi thức hằng ngày.

    2.Tổ chức những ngày lễ lớn.

    3.Sám Pháp và đả thất .

    4.Những Phật sự quan trọng và thiết yếu.

    CHƯƠNG XI: KHAI THỊ

    1.Tinh thần của chư đại đức Thiền tông.

    2.Tất cả đều do nhân duyên sinh.

    3.Nhân sinh vũ trụ duyên khởi.

    4.Thần linh sáu phương.

    5.Ba hạng Phật tử.

    6.Khổ và vô thường.

    7.Giải trừ khổ đau.

    8.Ta là Bồ-Tát.

    9. Duyên khởi vô ngã và duyên thành đại ngã.

    10. Từ bi.

    11.Phát tâm Bồ-Đề.

    12. Lục độ.

    PHẦN I : MỞ ĐẦU

    1. LỜI NGƯỜI DỊCH

    Trước kia, có thời gian người ta nhận định tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là liều thuốc phiện làm say mê lòng người. Họ cho rằng Phật giáo là mê tín, dị đoan, những người tu hành là hạng yếm thế, lánh đời, thất tình… Đặc biệt, thành phần trí thức thường lấy tư tưởng này để chụp mũ Phật giáo.

    Tại sao hàng trí thức lại là thành phần chính chụp mũ Phật giáo? Bởi vì, mới vừa cắp sách đến trường, họ đã bị nhồi sọ những tư tưởng này. Họ chỉ biết Phật giáo qua những vần thơ hủ bại, những vở diễn điên cuồng với ý không tốt; chứ họ nào được giới thiệu, vị Thiền sư nhà Lí có công chính đưa Lí Công Uẩn lên ngôi, sau đó dời đô về Thăng Long; vị Phật hoàng nhà Trần đầy mưu lược yêu nước thương dân, thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; hay ngọn lửa bất diệt giữa lòng thành phố Sài gòn, đã góp phần đánh đổ chế độ độc tài họ Ngô… Do nhãn quan của họ chỉ chằm chằm vào đốt mía sâu, không nhìn thấy cả đám mía tốt, nên thành kiến đối với Phật giáo trong họ ngày càng sâu.

    Vậy chúng ta phải làm gì để thành phần trí thức có cái nhìn mới về Phật giáo? Xóa đi những tư tưởng bị cài đặt? Thứ nhất, chứng minh cho được Phật giáo không phải thuốc phiện, không mê tín, dị đoan, không xấu xa như họ tưởng, mạt nhân cho rằng một tôn giáo muốn thành lập phải có đầy đủ ba điều kiện. Đầu tiên, phải có giáo chủ, thứ đến phải có giáo lí và cuối cùng phải có tín chúng. Thử hỏi tất cả các đảng phái hiện tại đang tồn tại, có đảng phái nào không đầy đủ ba điều kiện này không? Giáo chủ, tức người chủ trương, người sáng lập; giáo lí, tức những qui định, qui tắc, điều lệ, do vị giáo chủ đó đề xuất (tư tưởng của vị giáo chủ); tín đồ, tức những người thực hành những tư tưởng đó. Nếu nói Phật giáo mê tín, dị đoan, thì đồng nghĩa những đảng phái, tư tưởng hiện có trên thế gian này cũng như vậy nốt. Thứ hai, nỗ lực hoằng dương phương pháp giải thoát của Phật-đà, thực hành tinh thần con đường Bồ-tát, thiết lập Tịnh độ tại nhân gian. Thứ ba, xây dựng tăng thân gương mẫu, sống phạm hạnh, thiểu dục tri túc, nhằm xóa bỏ những thành kiến trong họ.

    Đây là những gì mà tác giả tập sách các bạn đang cầm trên tay hướng đến. Bởi nhận thức cạn cợt, hạng người thế tri biện thông rất khó tin tưởng Phật pháp, tác giả đã vận dụng năng lượng tu tập và kiến thức Phật học của mình, lí giải Phật pháp bằng lăng kính khoa học, lí giải Phật pháp với tinh thần thực tại, không bàn luận đến chuyện thần thông hoặc linh ứng. Dẫu biết rằng, nếu chúng ta thành tâm, chí thành, khẩn thiết, thì chuyện cảm ứng giữa mình và chư Phật, Bồ-tát chắc chắn có. Song, vì mục đích giới thiệu cho thành phần trí thức, thành phần sống với tinh thần thực tại, tin những gì trước mắt, nên cư sĩ tạm gác chuyện đó qua một bên, chỉ giới thiệu một Phật giáo thuần túy, không mang âm hưởng thần bí, một Phật giáo tại thế gian, không lìa thế gian mà giác ngộ. Những vấn đề này đã được tác giả trình bày trong phần Duyên Khởi, thiết nghĩ không cần bàn thêm.

    Như trong vài dịch phẩm trước mạt nhân đã thưa cùng chư vị, trong quá trình phiên dịch, mạt nhân nhận thấy có một số danh từ Phật học rất khó dịch sang tiếng Việt cho trọn nghĩa, do đó đành phải giữ nguyên từ Hán Việt. Suy ta ra người, trước kia khi còn tại gia, mỗi khi đọc sách gặp những danh từ Phật học mà dịch giả không chú thích, mạt nhân thấy rất khó hiểu, song không biết hỏi ai, mà tra cứu thì không có thời gian cũng như phương tiện. Vì thế, trong khi phiên dịch sách này, có danh từ Phật học nào mạt nhân đều cố gắng chú thích bên dưới để người đọc tiện tiếp thu, kính mong được tương ứng tương cầu với tất cả…

    Sau cùng, ngưỡng nguyện hồng ân Ba ngôi báu từ bi gia hộ cho tất cả các bạn đều được thân tâm an lạc, cuộc sống hạnh phúc, và nhất là xóa bỏ thành kiến đối với Phật giáo.

    Nguyện hồi hướng phước báo của dịch phẩm này đến toàn thể pháp giới chúng sinh. Nguyện cho hết thảy đều được an lành dưới bầu trời cẩm thạch của giáo pháp Như Lai!

    Nam mô A-di-đà Phật!

    Tâm Thanh am, mùa Sen nở Giáp Ngọ (2014)

    Mạt nhân Đạo Quang cúi lạy

    2. LỜI NÓI ĐẦU

    Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây hơn 25 thế kỉ, song người dân Ấn Độ lại thiếu duyên tắm gội trong dòng suối mát Phật. Ngược lại, phương pháp giải thoát của Phậtđà được lan truyền và phát triển khắp châu Á, trở thành tư tưởng chính của nền văn hóa phương Đông.

    Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống người dân phương Đông, Phật học trở thành nền học vấn với trình độ cao sâu. Trong đó, người dân Hoa Hạ được thừa hưởng rất nhiều gia tài pháp bảo vô giá ấy. Có thời kì, giáo lí giải thoát của Đức Phật, trở thành học thuyết chính, nền giáo dục đạo đức duy nhất tại Trung Quốc. Nhưng, thật đáng buồn, chỉ mấy thập niên trở lại đây, văn hóa, đời sống rập khuôn máy móc theo hình thức khoa học kĩ thuật của phương Tây du nhập, làm thay đổi hoàn toàn xã hội. Hiện tại, hầu như mọi người đang chạy đua với thời gian để kiếm tiền, và có một số bộ phận đánh giá giá trị con người bằng lăng kính đồng tiền. Từ đó, họ xa lánh dần nền giáo dục đạo đức vốn có từ ngàn đời. Đặc biệt, thành phần thanh thiếu niên ngày nay, có sự hiểu biết rất khiêm tốn về Phật giáo. Nhiều người đánh đồng những hoạt động mê tín như cầu cúng ma quỉ, xin thần ban phước được giàu sang, mua may bán đắt… là Phật giáo. Càng tệ hơn nữa, một số thành phần có học vấn nhận định Phật giáo là tư tưởng chủ đạo của phong kiến, cho nên họ tìm mọi cách bài xích, bác bỏ. Việc làm này quả thật rất ấu trĩ, võ đoán và thiếu khoa học.

    Bản sách này ra đời vì nguyên nhân này. Tôi giới thiệu sơ lược nhưng không kém phần hoàn chỉnh nghi thức, giáo lí, qui định và cách thức tổ chức của Phật giáo, hầu mong chia sẻ với những người hữu duyên về những ngộ nhận không đáng có về Phật.

    Như trên đã nói, Phật học là nền học vấn cao sâu, giáo nghĩa và nghệ thuật sống của Phật học, hàm chứa triết lí và phương pháp biện chứng, chúng ta hưởng thụ cả đời cũng không hết.

    Ngay cả những giáo lí, như thương yêu, khuyến hóa bỏ xấu làm tốt, phát tâm cứu độ chúng sinh… của Phật giáo, đều có sức ảnh hưởng rất sâu rộng đối với văn minh đạo đức của nhân loại.

    Tóm lại, nền Phật học của Phật giáo là kho tàng quí báu vô cùng, chỉ cần chúng ta nỗ lực nghiên cứu, trải nghiệm, để những giáo lí đó trở thành vật sở hữu của mình. Người học Phật, không thể học suông trên giáo lí, không phải học để tích trữ kiến thức, vì chúng ta không phải kho chứa sách; mà mình phải biến những giáo lí đó trở thành chất bổ dưỡng nuôi lớn tâm Phật của mình. Hi vọng mọi người cùng thụ hưởng hương thơm giải thoát của giáo lí Phật-đà!

    Tháng 12-1994

    Tuệ Ước cẩn chí

    3. DUYÊN KHỞI

    Nhiều năm về trước, tôi là người không theo bất kì tôn giáo nào. Vất hai chữ tín ngưỡng vào một xó, có thể Phật, cũng có thể Chúa; có thể không Phật, cũng không Chúa. Thời gian ấy, rất nhiều cha đạo và con chiên Thiên Chúa giáo dụ dỗ, dùng tiền mua chuộc, đôi khi còn dùng áp lực, song lí luận không thể chấp nhận của Cựu Ước và Tân Ước chẳng thể làm tôi thỏa mãn. Ngặt một điều, lúc ấy nơi tôi sống không có thiện tri thức nhà Phật để thân cận học hỏi, nên chẳng hiểu tí gì về Phật giáo. Nhưng thật may, cách đây 2 năm, vô tình đọc được bài viết Đức Phật hiện đại và cương yếu giáo lí Phật giáo Nguyên thủy của Lương Nhậm Công, trong tôi phát khởi niềm ham mê và hứng thú nghiên cứu giáo nghĩa giải thoát của Phật-đà. Càng nghiên cứu, tôi càng khởi niềm tin chân chính, sau đó phát tâm quay về nương tựa Ba ngôi báu, trở thành đệ tử tại gia của Đức Phật. Những cơ duyên này, tôi đã tường thuật khá kĩ trong bài viết Học Phật và tín giáo, đăng tải trong tập san Bồ-đề Thọ kì 103.

    Từ khi phát tâm quay về nương tựa Ba ngôi báu đến nay, trong lĩnh vực tìm cầu sự hiểu biết, tôi làm việc miệt mài giống như người nghèo đào kho báu. Kinh điển nhà Phật rộng lớn bao la như biển, tôi ra sức ngày đêm đào bới, tìm hiểu. Tuy nhiên do thời gian quá ngắn, cho nên cái đạt được cũng không bao nhiêu, song chỉ cần nếm được một giọt nước biển cũng có thể biết vị mặn của cả biển (tuy nồng độ có khác nhau, song chung qui cũng chỉ có một vị mặn). Trong quá trình khai quật đó, tôi nhận ra sự cao thâm, viên dung, rộng lớn, tinh vi của Phật pháp. Năng lượng của Phật pháp nhiệm mầu giúp tôi thoát khỏi lưới mê hoặc của tự ngã, và cứu giúp pháp thân tuệ mạng. Do đó, trong lộ trình tinh tấn tu tập, tôi không dám có ý niệm lơ là. Ngoài tinh tấn thực tập Phật pháp ra, tôi còn thường xuyên giảng nói, khuyến khích người thương, bạn bè về những năng lượng mình thu hoạch được, hi vọng họ cũng phát khởi niềm tin chân chính, quay về nương tựa cửa Phật. Tất cả những thứ này, đối với tôi như từ mê vào ngộ, bước đi trên con đường chân chính của nhân sinh. Ấy thế, trong mắt của một số bạn bè, tôi lại đi từ ngộ vào mê. Họ cho rằng, Phật giáo là mê tín, là tiêu cực trốn đời. Liên quan đến vấn đề này, tôi không muốn tranh luận cũng như biện bạch. Bởi vì vốn dĩ tất cả mọi người trong xã hội đều luôn khẳng định những gì mình làm là đúng. Tôi thấy mình tin Phật là đúng, còn người khác cho rằng họ chê cười tôi tin Phật cũng đúng. Đã như thế, chỉ có thể nói người mê tự mê, người ngộ tự ngộ, chẳng còn gì để nói nữa. Nhưng có điều khiến tôi đắn đo suy nghĩ, sợ những người này vì cho rằng tôi mê tín, từ đó sinh ra hiểu lầm Phật giáo là tôn giáo đưa người ta vào con đường mê tín, do đó, tôi muốn viết những điều mình am hiểu về Phật giáo, giới thiệu cho những người bạn kia, làm cơ sở để họ suy xét. Đây là động cơ đầu tiên thúc đẩy tôi viết tập sách nhỏ này.

    Ngoài ra, còn nguyên do khác. Trước khi phát tâm quay về nương tựa Ba ngôi báu, tôi không tín ngưỡng bất kì tôn giáo nào, cũng không để tâm đến sự tín ngưỡng của người khác, đồng thời rất ít đàm luận với người khác về đề tài này. Từ sau khi phát tâm quay về nương tựa Ba ngôi báu, vì lúc nào cũng nghĩ giới thiệu lợi ích của Phật pháp cho mọi người, nên thường xuyên khen ngợi sự rộng lớn, viên dung, lợi ích hết thảy chúng sinh của Phật giáo cho bạn bè và những người có duyên, hi vọng có thể đưa người ta vào con đường chính tín. Từ những cơ duyên này, tôi nhận ra một điều, trong xã hội, người kì thị, hiểu lầm, bỡ ngỡ, những người xưng là Phật tử mà không hiểu giáo lí, cho đến người muốn hiểu Phật pháp mà không có cơ duyên, càng ngày càng nhiều. Nhận thấy thành phần này quá nhiều, vì thế cần phải đính chính lại những từ mà người đời vô ý hoặc cố tình gán ghép cho Phật giáo, như lạc hậu, mê tín, tiêu cực, lánh đời… Rõ ràng Phật giáo là tôn giáo lấy từ bi làm gốc, nhẫn nhục làm hạnh, mặc kệ người ta nói thế nào, người Phật tử vẫn lặng thinh không tranh cãi, cũng không giải thích. Tinh thần cầu an này làm cho những khối óc muốn bóp méo Phật giáo ngày càng gay gắt hơn.

    Người đời hiểu lầm Phật giáo, có người cố ý, cũng có người vô tình, theo tôi phân tích, có mấy điểm cần chú ý:

    1. Thành phần kì thị Phật giáo:

    Thành phần này phân làm hai hạng: Thứ nhất, cố ý; thứ hai, bị dụ dỗ nghe theo. Hạng người thứ nhất, trong lòng chất chứa thành kiến, cho nên cố ý hủy báng, chê trách. Hạng người thứ hai, người ta nói sao mình theo vậy, nói đúng cũng ừ, nói sai cũng gật. Hạng người thứ nhất, không phân biệt trắng đen, cho nên cố tình hạ Phật giáo bằng những tính từ, như lạc hậu, mê tín, tiêu cực, lánh đời… nhằm biểu thị tư tưởng họ đang theo là tiến bộ. Còn hạng người thứ hai, là những người không có lập trường, người khác nói sao thì nghe vậy. Mọi người lạ gì cái tư tưởng luôn khẳng định Phật giáo mê tín, lạc hậu; vì vậy khi nói đến Phật giáo, thì họ nghĩ ngay đến mê tín, lạc hậu. Song, nếu hỏi Phật giáo lạc hậu chỗ nào? Mê tín ra sao? Họ chẳng nói được, bởi vì vốn dĩ họ có hiểu gì về Phật giáo đâu! Trước kia có người rất nổi tiếng trong giới y học đến hỏi tôi:

    - Sao có thể tin chuyện đốt hương, niệm Phật của Phật giáo?

    Không cần nói, cũng biết người này là tín đồ của Thiên Chúa giáo, người ấy cho rằng tôi là người tiếp nhận tư tưởng giáo dục mới, nếu không tin lời Chúa thì thật đáng tiếc. Tôi hỏi:

    - Tín ngưỡng Phật giáo có điểm nào xấu?

    -Đứng trên phương diện tiến hóa của nhân loại, tôn giáo phải từ đa thần quay về nhất thần. – Anh ta đáp.

    Nghe anh ta nói vậy, tôi giải thích thần là thần, Phật là Phật, là hai chuyện khác nhau. Từ đa thần quay về nhất thần, rốt cuộc vẫn là tôn giáo tín ngưỡng sức mạnh thần linh bên ngoài. Còn Phật giáo dạy con người hãy tin tưởng vào sức mạnh của chính mình, hết thảy chúng sinh đều có đầy đủ bản tính Phật, bất kì ai, nếu thật tâm tu hành, đều có khả năng viên thành quả vị Phật. Người ấy nghe đi nghe lại, song cũng không thể hiểu được. Do đó, hoằng pháp cần phải khế hợp căn cơ, nếu không khế hợp, dù có nói bao nhiêu cũng vô dụng, chỉ tốn công hao sức mà thôi.

    2. Thành phần hiểu sai Phật giáo:

    Hạng người này, phần lớn không có tâm phản đối Phật giáo, nhưng không có nhận thức gì về bộ mặt thật của Phật giáo, cho rằng giáo pháp của các hình thức tín ngưỡng khác, lễ bái thần linh, cúng bái ma quỉ là của Phật giáo, điều này đưa đến rất nhiều sự hiểu lầm cho người đời. Đặc biệt có những người, trộn lẫn thần Phật, ngay cả một bà đồng bà cốt nào đó không dính líu đến Phật giáo, cũng đều bị xem là sản phẩm của Phật giáo. Đây là những hiểu lầm không thể chấp nhận.

    Mấy tuần trước, trên báo có đăng tải bài viết mang tựa đề Heo lớn trăm cân, Bồ-tát có phước. Bài báo ghi, vào ngày sinh của bậc đại đế, tại làng nọ, người dân giết con heo hơn trăm cân làm lễ phẩm cúng thần, kí giả thấy vậy, liền cho thêm bốn chữ Bồ-tát có phước. Tôi thấy kí giả này đã mắc hai điều sai lầm. Thứ nhất, ông đã sai lầm khi cho rằng đại đế của thần đạo là Bồ-tát của Phật giáo; thứ hai, không hiểu được tinh thần căn bản của Phật giáo, là tất cả chúng sinh đều bình đẳng như nhau, tuân giữ nguyên tắc đạo đức, ý thức được những khổ đau do giết hại gây ra, và phát tâm ăn chay, hàng Bồ-tát tuyệt đối không ăn thịt chúng sinh. Do sai một li đi ngàn dặm, mới dám viết lên những điều thiếu hiểu biết như thế. Ngay cả tờ báo quen thuộc của người dân, mà còn cho đăng tải những điều sai lệch như thế, chẳng trách người dân lại xem thần đạo và Phật giáo là một.

    3. Thành phần bỡ ngỡ với Phật giáo:

    Trong xã hội có một số người, do bôn ba với kế mưu sinh, suốt ngày bị tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ… chiếm hết thời gian, trong đầu họ hầu như chẳng có chút ấn tượng nào về tôn giáo. Tôi đã từng nói chuyện với người bạn kinh doanh về tín ngưỡng Phật giáo. Vốn dĩ anh ta là người hết sức bận rộn, phải giải quyết tất cả chuyện lớn nhỏ trong công ti, còn thêm chuyện giao dịch, tiếp đãi khách khứa…, ấy thế mà vẫn tranh thủ thời gian đàm luận Phật pháp. Tôi giảng nói rất lâu, anh ta tỏ ra mình là người am tường Phật giáo, hỏi: Trong Phật giáo, có phải Như Lai Phật ở Tây thiên lớn nhất không? May anh ta đã từng xem phim Tây Du Kí, bằng không ngay cả ba từ Như Lai Phật chắc cũng thấy bỡ ngỡ.

    Kinh ghi: Khó được thân người, khó sinh vào trung tâm của đất nước, khó nghe được Phật pháp, khó phát khởi tín tâm. Phật giáo đã lưu truyền tại Trung Quốc hơn 2.000 năm, phong trào học Phật xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và Tùy Đường đến nay, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa của dân tộc ta. Ấy thế, ngày nay vẫn còn một bộ phận hết sức bỡ ngỡ khi nói đến Phật giáo, điều này không chỉ khiến người ta buồn cho Phật pháp, mà còn làm người ta càng buồn cho nền văn hóa của đất nước.

    4. Thành phần tự xưng đệ tử Phật mà chẳng biết Phật pháp là gì:

    Hạng người này, mặc lớp áo Phật giáo, tự xưng Phật tử. Họ cũng đốt hương, niệm Phật, song cũng xin xăm, bói toán. Họ thấy những người nông dân chất phác, hiền hành, không có cơ hội tiếp cận với nền văn minh, do đó thừa nước đục thả câu. Trên bàn thờ, có cả chân nhân, tiên cô và Bồ-tát; phương pháp thực tập, gồm cả vận khí đạo dẫn và niệm chú. Loại pháp môn tổng hợp này, nếu họ không nói đến hai chữ Phật giáo thì mình không quan tâm, đằng này lại mở miệng luôn nói mình là con Phật, do đó không thể không kêu oan cho Phật giáo.

    Ngoài ra, có một số người chủ trương ngũ giáo đoàn kết - đề xướng Phật, Nho, Đạo, Thiên Chúa, Hồi đoàn kết làm một, Tam giáo là một, quả thật làm cho những người Phật tử chân chính phải rơi lệ khóc thầm.

    5. Thành phần không phải đệ tử Phật muốn hiểu Phật pháp mà không có cơ duyên:

    Hạng người này tương đối nhiều trong xã hội, cũng rất đáng để chúng ta đồng tình. Phần lớn họ đều là thành phần trí thức, đã có ý thức về sự rộng lớn cao sâu của giáo nghĩa Phật giáo, giáo nghĩa ấy có mối quan hệ mật thiết với nền văn hóa nước nhà. Rất muốn tìm hiểu, am tường một chút đại ý của Phật pháp, nhưng trớ trêu thay chẳng có duyên phần - thứ nhất, không có cơ hội diện kiến những vị thiện tri thức lãnh đạo Phật giáo; thứ hai, tìm không được những cuốn sách làm thỏa mãn tâm trí cầu học của mình. Ngay cả đã tìm được kinh điển hoặc những cuốn sách phù hợp, song nhất thời cũng không biết đâu là đầu mối. Vì không có cơ hội tìm hiểu Phật giáo, nên không thể phát sinh tín ngưỡng.

    Tôi có quen người bạn từ Mĩ về, khi đàm luận đến vấn đề tôn giáo, anh bày tỏ cảm giác này. Anh ta nói: Ở nước Mĩ, thường có những người bạn Tây phương hỏi mình tín ngưỡng tôn giáo nào? Mình nói tín ngưỡng Phật giáo - nhà mình nhiều đời đều tôn thờ Bồ-tát Quán Thế Âm, nên đương nhiên mình cũng được xem là Phật tử. Họ lại hỏi giáo nghĩa và tình hình nội bộ của Phật giáo ra sao, lúc này mình bí tị không biết trả lời thế nào. Sau khi trở về nước muốn tìm những sách nghiên cứu, nhưng đi rất nhiều tiệm sách mà cũng không mua được. Anh ấy lại hỏi: Đi đến đâu cũng có thể tìm thấy tư liệu nói về Thiên Chúa giáo, thế tại sao bên Phật giáo lại không thấy quyển sách nào?

    Anh ta không có thời gian nhiều, lại phải sắp đi nước ngoài, tôi biếu một số kinh sách dành cho người mới học Phật. Chỉ mong lần này ra nước ngoài, nếu có ai muốn tìm hiểu Phật giáo, anh có thể nói rành mạch nghĩa lí này.

    Trước kia tôi cũng từng nói chuyện với một người bạn làm trong ngành giáo dục, anh ta nói: Không được, chẳng có cách nào, trước kia mình rất muốn tìm hiểu tình hình của Phật giáo và nội dung giáo nghĩa đó, mình liền đến thưa hỏi với vị trưởng bối trong họ, bà này ăn chay trường, lúc nào cũng niệm Phật. Khi hỏi đến thì bà trả lời không được, chỉ đưa cho mình mấy quyển sách. Nhớ không lầm, trong đó có một quyển Thiền Môn Nhật Tụng và một vài quyển kinh gì đó. Mình xem tới xem lui, càng xem càng mơ hồ, do đó đánh mất đi ý niệm tín ngưỡng Phật giáo trong mình.

    Thành phần như vừa nêu, kì thật rất nhiều. Điều này khiến tôi nghĩ, hiện tại người hiểu lầm Phật giáo, bỡ ngỡ với Phật giáo quá nhiều. Vậy làm cách nào để giúp thành phần trí thức có nhận thức chính xác về Phật giáo? Vấn đề này lúc nào cũng canh cánh trong lòng.

    Phật pháp cao sâu, viên dung, rộng lớn, tinh vi, điều này được nhiều học giả trên thế giới công nhận. Ngay cả những người không tín ngưỡng Phật giáo, cũng đều thừa nhận lí luận chính xác và vĩ đại của Phật giáo. Nhưng do Phật giáo quá vi diệu, nên khó lãnh hội; do quá cao sâu, nên không dễ gì hiểu thấu. Ba tạng 12 thể loại kinh, bao la như biển lớn, tên gọi cũng nhiều, nghĩa lại cao sâu. Điều này đối với người mới biết đạo, nếu không có người giảng giải cho nghe, mà muốn tìm hiểu hàm ý trong đó, tìm được đầu mối trong biển kinh điển mênh mông đó, quả thật còn khó hơn lên trời. Giống như ánh sáng viên bảo châu như ý chiếu sáng ngàn dặm, ánh sáng đó bắt mắt người xem, ai cũng muốn nhìn, song khó có ai có thể nói và nhận thức rõ ràng về hạt minh châu chân thật.

    Làm thế nào để giúp thành phần trí thức trong xã hội nhận thức chính xác về Phật giáo? Tôi nghĩ chỉ có cách đơn giản nhất, mình viết một cuốn sách giới thiệu khái quát nội dung của Phật giáo, để những người hữu duyên nghiên cứu, tìm hiểu. Vốn dĩ sách dành cho người mới bước vào đạo, từ xưa đến nay đã có rất nhiều. Có loại chuyên giới thiệu Tịnh độ, có loại chuyên giới thiệu về Thiền, có loại chỉ nói về nhân quả, có loại khuyên ý thức không giết hại và khuyến khích làm lành… Nhưng những quyển sách này, phần lớn dùng từ ngữ, ý nghĩa cao sâu. Nếu muốn tìm được cuốn giải thích theo văn tự thời hiện đại, giới thiệu nguồn gốc lưu truyền của Phật giáo, khái lược nội dung Phật pháp, quả thật không nhiều. Do đó, tôi cố gắng giới thiệu một cách hết sức sơ lược về nội dung của Phật pháp và sự truyền thừa của Phật giáo, nhằm giúp những vị chưa có cơ hội hiểu Phật giáo tham khảo. Đây là động cơ thứ hai thúc đẩy tôi viết tập sách nhỏ này.

    Phật pháp vốn sâu xa rộng lớn như biển cả, trong khi đó sự hiểu biết của tôi lại quá ít ỏi, ấy thế lại dám lạm bàn, quả thật không biết lượng sức mình. Dẫu biết là thế, nhưng thiết nghĩ, giới thiệu Phật giáo cho những người chưa từng có cơ hội tiếp xúc, thì người học sinh mẫu giáo trong nhà Phật như mình chắc cũng thu hoạch được chút ít kết quả. Do đó, mới mạnh dạn viết lại những gì mình hiểu và đã thực tập.

    Các nước láng giềng đang gặp đại nạn, Phật pháp suy vi, dị đoan tà thuyết đầy khắp thiên hạ. Do đó, công việc hoằng dương phương pháp giải thoát của Phật-đà, cứu vãn văn hóa xã hội, là trách nhiệm mà mọi người con Phật đều phải có. Công việc này, chỉ là lấy ngọc ra khỏi quặng. Ngưỡng mong mười phương thiện hữu tri thức, thật tâm góp ý. Xin nguyện hết thảy hữu tình, cùng viên thành quả vị Phật!

    PHẦN II; NỘI DUNG.

    CHƯƠNG I:GIẢI NGHI

    1.PHẬT GIÁO KHÔNG PHẢI TRỜI ĐẤT QUỈ THẦN

    Mọi người trong xã hội có sự hiểu lầm rất lớn về Phật giáo, nói chung cũng không ngoài hai chữ mê tín. Phần lớn những người được đào tạo trong nền giáo dục mới đều không hiểu gì về Phật giáo, mỗi khi nói đến vấn đề tín ngưỡng Phật, quan niệm đầu tiên cho rằng: Đây là việc làm mê tín. Trên thực tế, không phải Phật giáo mê tín, mà người đời áp đặt, gán ghép những sắc thái mê tín vào Phật giáo.

    Quan niệm gây nhiều hiểu lầm và tranh cãi nhất đối với Phật giáo, chính là tư tưởng và lịch sử lâu dài của thần thánh đã ăn sâu vào tâm thức của tất cả các dân tộc trên thế giới, đất nước Trung Quốc chúng ta cũng không ngoại lệ. Sở dĩ tư tưởng này được hình thành và phát triển, do tri thức nhân loại thời sơ khai chưa phát triển, khi gặp những hiện tượng trong thế giới tự nhiên, đều cảm thấy thần kì vi diệu khó nghĩ bàn, cho rằng chắc chắn có một vị thần nào đó đủ sức mạnh, oai lực vô biên khống chế, điều khiển, vì thế sinh tâm sợ hãi, dẫn đến cầu cúng van xin. Thế là, ông trời, thần đất, thần sấm, thần chớp, thần núi, thổ địa, thần sông, hà bá… đều trở thành đối tượng tín ngưỡng, thờ cúng. Họ cho rằng sự sống hay chết, trường thọ hay đoản mạng, họa hay phước, an vui hay hoạn nạn của nhân loại, không thứ gì vượt ngoài sự kiểm soát và cai quản của thần linh. Nếu cung kính, cầu nguyện với những thần linh này, mình sẽ được phước, còn ngược lại tự chuốc họa vào thân. Người đời vì mong cầu phước báo tiêu trừ tai họa, dùng ba loại súc vật (trâu, dê và heo hoặc heo, cá và gà) cúng bái thần linh, đốt giấy tiền vàng mã, mục đích muốn làm cho thần linh hoan hỉ. Càng về sau thần linh càng xuất hiện nhiều loại. Trong mỗi nhà, người ta đặt thêm các vị thần nữa để tôn kính, như ông trời, thổ địa, thần cửa, ông táo; dưới sông có thần sông, dưới giếng nước có long vương, thần tài cai quản về tiền bạc, văn xương chủ quản sự vận mạng của văn chương… Thậm chí, còn phát sinh thêm đại tiên, trực nhân, tiên cô, nương nương gì đó, mỗi một vị thần đều có vùng lãnh thổ riêng, công việc riêng. Như vậy chúng ta thấy, trên thế gian này khắp nơi đâu đâu cũng có thần.

    Mục đích cung kính cúng bái thần linh, thứ nhất cầu xin tiêu trừ tai họa, thứ hai mong cầu thần ban tài lộc. Ngoài ra còn cầu thần bảo hộ cho mùa màng được bội thu, gia đình bình an, mọi người trong gia đình không bị bệnh tật, ban tặng phước đức. Nói tóm lại, những người mê tiền của thì mong cầu được bảo hộ giàu sang, còn những người tham đắm công danh sự nghiệp thì xin thần giúp mình được thăng cấp. Những người này thật nực cười quá, họ không chịu gieo trồng nhân tốt, ấy thế lại mong cầu hư vọng quả lành, giả sử nếu thần có linh thiêng, cũng không thể đáp ứng hết lòng mong cầu của người thế gian.

    Nên biết hết thảy sự vật sự việc trong vũ trụ, đều có nhân quả của nó, như muốn có mùa màng bội thu, ngũ cốc tràn đầy, cần phải siêng năng lao động, cấy cày. Muốn cầu người nhà bình an không bệnh tật, cần phải biết giữ gìn vệ sinh. Còn tiền bạc chỉ mang tính tương đối chứ không tuyệt đối, bởi nó vốn dĩ là vật ngoài thân. Muốn thăng quan tiến chức cần phải lấy lòng trung thực và siêng năng làm nhân, khi nhân duyên thành thục tự nhiên ra trái, chứ chẳng phải cầu xin thần linh mà được. Một người thông minh chính trực, ngay cả lời nói, thần sắc còn vượt trội hơn hàng tiểu nhân lường gạt, vậy thần linh há có thể vì tham cầu lễ phẩm cúng kiến mà đảo ngược phải trái của thế gian sao? Người đời không thấu triệt, thể hội lí nhân quả, mong muốn ảo huyền không gieo nhân muốn gặt quả, thật ngu si điên đảo hết sức. Việc làm ngu muội này, chính là mê tín. Thật không hiểu, tại sao người đời lại gán ép quan niệm này lên Phật giáo chứ? Thậm chí có người còn ngu muội đem vấn đề coi tướng số, xem phong thủy, lựa ngày tốt xấu vào chốn Thiền môn thanh tịnh giải thoát, dẫn đến sự hiểu lầm quá đáng của mọi tầng lớp nhân dân.

    Phật giáo không giống như thần đạo. Đối tượng Phật giáo tín phụng là đức cha lành Thích-ca Mâu-ni. Phật là bậc giác ngộ, được người tôn xưng là tự mình giác ngộ, đem sự giác ngộ đó để giác ngộ chúng sinh, cuối cùng giác hạnh viên mãn. Kế quả vị Phật là Bồ-tát, Bồ-tát nghĩa là giác hữu tình1 -giác ngộ hết thảy chúng sinh có tình thức. Bồ-tát trên cầu đại lộ (đường lớn) dẫn đến đại giác, dưới phát nguyện hóa độ hết thảy chúng hữu tình. Khi nào Bồ-tát viên mãn công đức tu hành, vị ấy chính là Phật. Vị Phật mà tất cả chùa tháp, miếu hoặc tại gia ở nước chúng ta tôn kính thờ phụng, đó là đức từ phụ Thích-ca Mâu-ni, hoặc đức Phật A-di-đà giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc. Chư Bồ-tát thường được tôn kính thờ phụng, đó là Bồ-tát Văn-thù Sư-lợi, Bồ-tát Phổ Hiền, Bồtát Quán Thế Âm, Bồ-tát Địa Tạng, Bồ-tát Đại Thế Chí, Bồ-tát Di-lặc…

    Ngoài ra, cung gì đó, quán gì đó, tôn kính thờ phụng trời, thiên hậu, đại thích, nương nương, cho đến trực nhân, tiên cô… nên biết những thứ này không có quan hệ gì đến Phật giáo cả.

    Hơn 2.500 năm trước, đức cha lành Thích-ca Mâu-ni của chúng ta khuyến cáo chư đệ tử không được mê tín. Trong kinh Bát Tam-muội Ngài dạy: Không được làm những việc phi pháp, không được bái lạy thiên, không được thờ cúng quỉ thần, không được xem ngày tốt xấu. Ngài lại dạy: Không được xem bói xem quẻ, chú thuật tà bậy, thờ cúng ma quái, cũng không được chọn ngày tốt giờ tốt.

    * CHÚ THÍCH:

    1 Hữu tình (有情 tiếng Phạn Sattva): Loài có tình thức và có sự sinh tồn.

    Về quan hệ giữa hữu tìnhchúng sinh có nhiều thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng hữu tình là chỉ riêng cho các sinh vật có tình thức, như loài người, chư thiên, ngạ quỉ, súc sinh, a-tu-la… Còn vật không có tình thức như cây cỏ, ngói đá là vô tình. Nhưng có thuyết cho rằng hữu tình là tên khác của chúng sinh, cả hai cùng một thể nhưng khác tên gọi.

    2. PHẬT GIÁO KHÔNG TIÊU CỰC LÁNH ĐỜI

    Khi tôi còn bé, có đọc qua bài thơ rất hay:

    Tướng quân áo sắt nửa đêm ra trận Thị vệ triều đình chịu lạnh năm canh Mặt trời lên chúng tăng còn an giấc Xem ra danh lợi chẳng bằng an nhàn.

    Lúc đó tôi nghĩ, làm Hòa thượng thật hay, cuộc sống bồng bềnh như mây nổi, chú hạc bay một mình giữa chốn trường không, thoải mái tự tại. Cho mãi đến khi được tiếp xúc và thân cận với chư vị xuất gia nguyện sống đời tỉnh thức, mới biết tác giả của bài thơ này tiện vần viết ra như vậy chứ chẳng có ý chê bai; ấy thế mà làm cho không ít người hiểu sai, đôi khi còn mượn đó để bài bác hình ảnh cao thượng, xuất trần của các thầy. Vốn cuộc sống của chư vị Tì-kheo (người xuất gia nguyện sống đời tỉnh thức) hết sức tích cực, nghiêm túc, khắc khổ, cần cù, tuyệt chẳng phải nhàn nhã lười biếng như bài thơ trên miêu tả.

    Ngay cả cư sĩ tại gia của Phật giáo, mới xem qua việc làm, cuộc sống của họ cứ ngỡ như tiêu cực, bạt nhược, song trên thực tế, ngược lại, rất tích cực dõng mãnh.

    Tín đồ Phật giáo luôn lấy từ bi làm gốc, nhẫn nhục làm hạnh tu, đối với tài sắc danh lợi, ngũ dục2 lục trần3, tránh xa như tránh hố lửa, không giống như hạng người thế tục không biết đủ, cầu muốn cho nhiều. Tinh thần tích cực tiến thủ này làm cho những phần tử tiêu cực lánh đời, cho rằng Phật giáo không thích hợp với xã hội hiện tại đang cạnh tranh vật chất. Song, Phật giáo có phải thật là tôn giáo tiêu cực lánh đời hay không? Câu trả lời là Không, chỉ cần người nào có chút ít hiểu biết về phương pháp giải thoát của Phật-đà, liền nhận

    thấy tinh thần tích cực nhập thế của Phật giáo. Như cùng quan niệm sinh già bệnh chết, nhưng thanh tịnh vô vi của Hoàng Lão (Hoàng Đế và Lão Tử, đời sau Đạo gia xem là tổ đầu tiên), lại không dám đối mặt với sự phóng khoáng của dân chúng triều Ngụy, Tấn; trong khi đó Phật giáo từ bi mà lại dõng mãnh, tiến thẳng không lùi. Đây là điểm vĩ đại của Phật giáo, đồng thời cũng biểu thị tính tích cực của Phật gia.

    Có lẽ người ta sẽ hỏi: Thường thấy chư vị Hòa thượng hoặc tín đồ Phật giáo, trú trong thâm sơn cùng cốc, hoặc ở luôn trong chùa tụng kinh niệm Phật, cuộc sống như thế sao gọi là tích cực được? Người đặt câu hỏi này chỉ biết một, không biết hai. Tinh thần giáo pháp của Phật giáo phát triển là độ tận chúng sinh, muốn độ chúng sinh trước phải học tập phương pháp để độ. Giống như có người bị chết đuối, mặc dù tâm bạn hết sức muốn cứu, song vì không biết bơi, bạn chỉ còn cách đứng trên bờ kêu gọi mọi người đến giúp. Cũng có người tuy biết bơi, nhưng lại không muốn dây vào việc của người khác, thọc tay vào túi nhìn người ta đang chìm dần xuống nước. Khi ấy, có người muốn cứu, lại giỏi bơi lội, nhanh như chớp nhảy xuống nước vớt người chết đuối đó lên. Đệ tử Phật giáo, bất luận xuất gia nguyện sống đời tỉnh thức hay tại gia cư sĩ, hoặc những vị chuyên tụng kinh niệm Phật, cũng đều phát nguyện rộng lớn cứu người. Ai biết rằng hiện tại họ đang rèn luyện kĩ năng bơi lội?

    Các vị đừng hiểu lầm tôi đang biện hộ cho tín đồ Phật giáo, bởi trên thực tế tinh thần này vốn dĩ đã có lâu đời trong Phật giáo rồi. Đức cha lành Thích-ca Mâu-ni nói: Như Lai không vào địa ngục, ai sẽ vào địa ngục; không chỉ vào địa ngục, mà còn ở trong địa ngục, không chỉ thường xuyên ở trong địa ngục; lại còn trang nghiêm địa ngục. Bồ-tát Địa Tạng phát nguyện: Độ hết chúng sinh mới chứng Bồ-đề, địa ngục chưa không thề không thành Phật. Kinh Đại Thừa Lí Thú ghi: Không sợ địa ngục, không cầu sinh về cõi trời, không cầu giải thoát cho riêng mình. Tất cả đây đều là tinh thần hi sinh bản thân để phục vụ, cứu độ chúng sinh của Phật giáo.

    Phật giáo không chủ trương chịu đựng mọi sự ô nhục mà người khác mang đến cho mình. Tuy Lục độ Ba-la-mật4 hết sức xem trọng Nhẫn nhục Ba-la-mật, song xả bỏ thân mạng này vì việc nghĩa, vì sự tồn vong của chính pháp, ấy cũng là giáo nghĩa của Phật gia. Ví dụ bị thế lực xấu ác 2 xâm hại, chính pháp đứng trên bờ vực diệt vong, nếu dùng phương pháp bất bạo động và thương lượng không thành công, người Phật tử phải dõng mãnh đứng lên bảo vệ ngôi nhà chính pháp, chống lại và đập tan mưu đồ của đối phương. Kinh Nhân Duyên Tăng Hộ ghi: Để giải cứu sinh mạng, chấp nhận xả bỏ tiền bạc; để cứu một nhà, chấp nhận hi sinh một người; để cứu một thôn, chấp nhận hi sinh một nhà; để cứu một nước, chấp nhận hi sinh một thôn. Bị rắn độc cắn ngay tay, người dũng trí chấp nhận chặt tay để cứu thân mạng. Đoạn kinh trên, thể hiện tinh thần sáng suốt quả cảm tột cùng của nhà Phật.

    Tích cực tiến thủ mà người đời nói, không ngoài tranh giành, cướp đoạt, đắm chìm, say sưa trong danh và lợi, thanh và sắc. Có ai nghĩ đến việc hi sinh thân mạng để cứu độ chúng sinh không? Có ai dám xả bỏ hết tiền của cho người khác không? Có ai dám hi sinh hạnh phúc gia đình mấy nhân khẩu để đổi lấy cái hạnh phúc cho đại gia đình dân tộc không? Chỉ có ý niệm cầu tiến đến đại giác ngộ không lui sụt mới được gọi là tích cực. Như đức cha lành Thích-ca Mâu-ni của chúng ta, trong quá khứ lúc tu hành, dám xả bỏ thân mạng mình cho cọp ăn, cắt thịt mình cho chim ưng ăn để cứu sinh mạng chúng sinh. Như Đại sư Huyền Trang triều đại nhà Đường

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1