Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới
Ebook298 pages4 hours

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Đề tài “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010”, được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là vấn đề đã được tác giả quan tâm từ rất sớm, sau khi xin ý kiến một số chuyên gia, một số cán bộ cao cấp trong quân đội và các thầy hướng dẫn, tác giả đã quyết định chọn đề tài trên làm luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng. Đề tài luận án trình bày khái quát một số vấn đề cơ bản như: Những nhân tố tác động và yêu cầu khách quan phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị. Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo; đồng thời, đưa ra những nhận xét ban đầu, trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị của Đảng bộ Quân đội từ năm 2001 đến năm 2010.

Những vấn đề được luận giải trong đề tài luận án là sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ và kế thừa có chọn lọc những nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố. Đề tài là một công trình khoa học độc lập, mới mẻ, không có sự trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
LanguageTiếng việt
PublisherLuan Alex
Release dateJan 18, 2017
ISBN9788822893611
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới

Read more from Luan Alex

Related to Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới

Related categories

Reviews for Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới - Luan Alex

    Table of Contents

    MỞ ĐẦU

    1. Giới thiệu khái quát về luận án

    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

    6. Những đóng góp mới của luận án

    7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

    8. Kết cấu của luận án

    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

    1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị

    1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về nội dung công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị

    1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị

    2. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

    2.1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

    2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

    Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005

    1.1. Yêu cầu khách quan xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị quân đội

    1.1.1. Đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam

    1.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ chính trị và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị giai đoạn trước năm 2001

    1.1.3. Tình hình thế giới, khu vực, trong nước và nhiệm vụ xây dựng quân đội tác động đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị

    1.1.4. Chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kì mới

    1.2. Chủ trương của Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị (2001 - 2005)

    1.2.1. Quan điểm

    1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị

    1.2.3. Tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ chính trị

    1.2.4. Hệ thống các giải pháp

    1.3. Đảng bộ Quân đội chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị (2001 - 2005)

    1.3.1. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của các lực lượng về nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị

    1.3.2. Chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch, tạo nguồn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị

    1.3.3. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, luân chuyển và chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính trị

    1.3.4. Chỉ đạo triển khai chuẩn bị những điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội

    1.3.5. Phát huy vai trò của ngành nghiệp vụ công tác cán bộ và thực hiện sơ, tổng kết công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị

    Kết luận Chương 1

    Chương 2 ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

    2.1. Những yếu tố mới tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị quân đội

    2.1.1. Tình hình thế giới, khu vực, trong nước và âm mưu chống phá của các thế lực thù địch có tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị

    2.1.2. Yêu cầu mới đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại

    2.1.3. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ (2006 - 2010)

    2.2. Chủ trương của Đảng bộ Quân đội đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị (2006 - 2010)

    2.2.1. Quan điểm

    2.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ

    2.2.3. Tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ chính trị

    2.2.4. Hệ thống các giải pháp

    2.3. Đảng bộ Quân đội chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong những năm 2006 - 2010

    2.3.1. Từng bước kiện toàn về tổ chức, biên chế và chuẩn hóa các chức danh cán bộ chính trị

    2.3.2. Tập trung chỉ đạo đổi mới toàn diện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị đáp ứng yêu cầu của cơ chế mới

    2.3.3. Nâng cao chất lượng toàn diện công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị

    2.3.4. Đổi mới công tác đánh giá, quản lý, luân chuyển và chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính trị

    2.3.5. Quan tâm xây dựng ngành nghiệp vụ công tác cán bộ trong quân đội vững mạnh về mọi mặt

    Kết luận Chương 2

    Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

    3.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010

    3.1.1. Ưu điểm

    3.1.2. Hạn chế

    3.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị (2001 - 2010)

    3.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị phải gắn với thực hiện cơ chế lãnh đạo của Đảng và quy hoạch chung về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội

    3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị phải toàn diện, hết sức coi trọng về bản lĩnh chính trị và đạo đức cách mạng

    3.2.3. Trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị luôn kết hợp chặt chẽ giữa trang bị kiến thức và truyền thụ kinh nghiệm thực tiễn

    3.2.4. Cần chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn đầu vào đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội

    Kết luận Chương 3

    KẾT LUẬN

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU

    1. Giới thiệu khái quát về luận án

    Đề tài "Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010", được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là vấn đề đã được tác giả quan tâm từ rất sớm, sau khi xin ý kiến một số chuyên gia, một số cán bộ cao cấp trong quân đội và các thầy hướng dẫn, tác giả đã quyết định chọn đề tài trên làm luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng. Đề tài luận án trình bày khái quát một số vấn đề cơ bản như: Những nhân tố tác động và yêu cầu khách quan phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị. Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo; đồng thời, đưa ra những nhận xét ban đầu, trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị của Đảng bộ Quân đội từ năm 2001 đến năm 2010.

    Những vấn đề được luận giải trong đề tài luận án là sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ và kế thừa có chọn lọc những nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố. Đề tài là một công trình khoa học độc lập, mới mẻ, không có sự trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.

    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Cán bộ là cái gốc của mọi công việcMuôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém [122, tr. 309]. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Theo Người, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận phải được coi là công việc gốc của Đảng, là điều kiện bảo đảm cho cách mạng phát triển không ngừng. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết [124, tr. 622].

    Đội ngũ cán bộ chính trị các cấp trong quân đội có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là lực lượng nòng cốt tiến hành các hoạt động CTĐ, CTCT, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cho quân đội luôn trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công cụ bạo lực sắc bén của quốc gia, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc, vì CNXH, luôn nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Vì vậy, ngay trong Nghị quyết về Đội Tự vệ được thông qua tại Đại hội I (3/1935), Đảng đã khẳng định: Trung đội có một người chánh, một người phó trung đội trưởng và một người đại biểu của Đảng Cộng sản chỉ huy [48, tr. 203]. Quan điểm nhất quán trên đây của Đảng đã đặt nền móng cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội nói chung và đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng.

    Quán triệt quan điểm đó, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội, Đảng bộ Quân đội thường xuyên quan tâm lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị các cấp một cách toàn diện. Đặc biệt, từ khi quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa IX) Về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Nghị quyết số 513/NQ-ĐUQSTW của ĐUQSTW về lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trên tất cả các lĩnh vực; tạo cơ sở để nâng cao vị trí, vai trò và chất lượng công tác của đội ngũ CU, CTV nói riêng, đội ngũ cán bộ chính trị trong toàn quân nói chung; góp phần nâng cao chất lượng xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị vẫn còn một số hạn chế như: Công tác quy hoạch, kế hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị chất lượng chưa cao; số lượng cán bộ còn thiếu so với nhu cầu về tổ chức, biên chế; năng lực tiến hành CTĐ, CTCT của một số đồng chí chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Nhìn chung cán bộ chính trị còn mỏng và yếu về kiến thức khoa học xã hội, nhân văn [56, tr. 2], nhất là đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội.

    Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và mục tiêu xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng quân đội về chính trị làm cơ sở. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam thông qua chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ với nhiều thủ đoạn nham hiểm. Trong đó, QĐNDVN được xác định là một trọng điểm chống phá với những chiêu bài như: Xuyên tạc bản chất, truyền thống và nhiệm vụ chính trị; phủ nhận thành quả cách mạng của quân đội, đòi thực hiện phi chính trị hóa quân đội; chúng đang tìm mọi cách để móc nối, lôi kéo và làm tha hóa đội ngũ cán bộ các cấp trong quân đội... Thực tiễn đó đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng quân đội về chính trị; trước hết phải tập trung nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị vững mạnh toàn diện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

    Vì vậy, nghiên cứu và tổng kết quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010, trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm chủ yếu giúp gợi mở cho việc hoạch định các chủ trương và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong thời gian tiếp theo là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.

    Đây là những lý do cơ bản để nghiên cứu sinh chọn vấn đề "Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010" làm đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    * Mục đích nghiên cứu

    Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010; rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong giai đoạn hiện nay.

    * Nhiệm vụ nghiên cứu

    Nghiên cứu, luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị quân đội từ năm 2001 đến năm 2010.

    Trình bày có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010.

    Nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010 của Đảng bộ Quân đội.

    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    * Đối tượng nghiên cứu

    Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

    * Phạm vi nghiên cứu

    Về nội dung: Nghiên cứu những chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, tập trung chủ yếu vào đội ngũ cán bộ chính trị giữ cương vị chủ trì CTĐ, CTCT.

    Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian 10 năm (2001 – 2010). Tuy nhiên, để vấn đề nghiên cứu có tính hệ thống, luận án có đề cập một số nội dung liên quan trong thời gian trước và sau 10 năm nói trên.

    Về không gian: Luận án nghiên cứu về đội ngũ cán bộ chính trị do các tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân đội quản lý ở phạm vi toàn quân.

    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

    * Cơ sở lý luận

    Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ.

    * Cơ sở thực tiễn

    Luận án thực hiện trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là trong những năm 2001 - 2010.

    * Phương pháp nghiên cứu

    Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc; ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân kỳ và phương pháp chuyên gia để thực hiện luận án.

    6. Những đóng góp mới của luận án

    Luận án trình bày có hệ thống chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010.

    Đưa ra một số nhận xét về quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong những năm 2001 - 2010.

    Rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong thời gian tới.

    7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

    Luận án góp phần tổng kết về lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị của Đảng bộ Quân đội trong giai đoạn 2001 - 2010.

    Luận án là tài liệu để các tổ chức đảng tham khảo trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị; đồng thời, là tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng trong các học viện, nhà trường quân đội.

    8. Kết cấu của luận án

    Kết cấu luận án gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

    1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị

    Viện Lịch sử Quân sự - Bộ Quốc phòng Liên Xô trong sách "Công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 - 1973 [196]; A. A. Ê - pi - sep trong Một số vấn đề về công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang Liên Xô [88] và M. N. Ti - mô - phê - ê - trep trong sách Chế độ một thủ trưởng trong các lực lượng vũ trang Xô viết" [161]. Các tác giả đã đánh giá khái quát toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của hoạt động CTĐ, CTCT trong lực lượng vũ trang Liên Xô (trước đây); nêu bật những thành tựu đã đạt được của đội ngũ cán bộ chính trị các cấp, đặc biệt là những đóng góp to lớn của các chính uỷ trong lực lượng vũ trang Xô viết qua các thời kỳ cách mạng. Thông qua đó, các tác giả khẳng định: Chỉ có tiến hành thường xuyên và có hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT mới bảo đảm cho quân đội luôn đi đúng con đường cách mạng.

    Việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị các cấp là vấn đề then chốt trong xây dựng quân đội về chính trị. Các tác giả đã chỉ rõ vai trò to lớn của đội ngũ chính ủy, quan điểm nhất quán về xây dựng đội ngũ chính ủy của V.I. Lênin và Đảng Cộng sản Liên Xô. Khẳng định hệ thống chính uỷ bước đầu được xây dựng sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917: Chính uỷ phải có quyền tối hậu quyết định mới bảo đảm cho Hồng quân chiến đấu thắng lợi [196, tr. 55]. Đội ngũ chính ủy được lựa chọn, rèn luyện và phân công vào công tác trong quân đội đã biến một đội quân to lớn trở thành Hồng quân. Chính vì thế, Đảng Cộng sản Liên Xô (trước đây) luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị một cách toàn diện, đây là cơ sở và điều kiện để đội ngũ cán bộ chính trị có đủ khả năng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình.

    Tác giả Nguyễn Quang Phát trong "Báo cáo thu hoạch lớp bồi dưỡng công tác đảng, công tác chính trị tại Học viện Chính trị Tây An - Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc" [137], đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về hoạt động CTĐ, CTCT của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Khi đề cập về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, tác giả đã chỉ rõ: Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, làm lực lượng nòng cốt tiến hành CTĐ, CTCT, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, bảo đảm cho quân đội luôn Nghe theo lời Đảng, phục vụ nhân dân, anh dũng thiện chiến. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và truyền thống của mình, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc vẫn duy trì và thực hiện có hiệu quả chế độ CU, CTV ở tất cả các cấp. Đội ngũ cán bộ chính trị được bố trí từ cấp đại đội đến Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị. Những cán bộ chính trị được bổ nhiệm giữ vị trí chủ trì về chính trị ở các đơn vị từ cấp trung đoàn đến đại quân khu gọi là chính ủy; cấp tiểu đoàn gọi là giáo đạo viên và ở cấp đại đội là chính trị viên. Số cán bộ chính trị còn lại công tác ở các cơ quan chính trị, các trung tâm nghiên cứu về khoa học xã hội nhân văn quân sự và các nhà trường… Song, đa số là công tác ở cơ quan chính trị các cấp từ Tổng bộ Chính trị (được thiết lập ở cấp toàn quân) đến phòng chính trị (ở cấp trung đoàn và tương đương), đây là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực CTĐ, CTCT trong Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.

    Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng KXB96 - 09 do tiến sĩ Trần Danh Bích làm chủ nhiệm về "Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới" [9], trên cơ sở nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức biên chế, tiêu chuẩn cán bộ và thực trạng đội ngũ cán bộ chính trị trước năm 1999, để đưa ra đánh giá: Đội ngũ cán bộ chính trị bảo đảm tương đối phù hợp so với yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng, chất lượng và cương vị đảm nhiệm. Số cán bộ chính trị cấp sư đoàn và tương đương trở lên luôn đủ về số lượng, được rèn luyện thử thách qua thực tiễn chiến đấu và công tác; kết hợp được lý luận và thực tiễn, vững vàng về chính trị tư tưởng. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ chính trị cấp trung đoàn và tương đương trở xuống tuổi còn trẻ, được đào tạo cơ bản và phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên đội ngũ cán bộ chính trị vẫn chưa có sự phát triển ổn định, chưa có điều kiện

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1