Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Nghệ Thuật Chăn Bầy
Nghệ Thuật Chăn Bầy
Nghệ Thuật Chăn Bầy
Ebook295 pages4 hours

Nghệ Thuật Chăn Bầy

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Nếu bạn là người chăn bầy cho Chúa, bạn sẽ được Chúa hỗ trợ trong công tác rất chi li này. Từng trang sách là từng lời hướng dẫn cần thiết cho thành công của bạn, từng lời từng ý đã được tác giả truyền đạt một cách cẩn thận và chi tiết. Giám Mục Dag Heward-Mills chắt lọc tinh hoa hơn 30 năm chăn bầy của ông để chia sẻ với bạn vốn tri thức vô cùng thực tiễn về công tác chức vụ. Nếu bạn khao khát trở thành người chăn bầy cho Chúa, đây là cẩm nang vàng bạn hằng tìm kiếm.

LanguageTiếng việt
Release dateApr 5, 2018
ISBN9781641348614
Nghệ Thuật Chăn Bầy
Author

Dag Heward-Mills

Bishop Dag Heward-Mills is a medical doctor by profession and the founder of the United Denominations Originating from the Lighthouse Group of Churches (UD-OLGC). The UD-OLGC comprises over three thousand churches pastored by seasoned ministers, groomed and trained in-house. Bishop Dag Heward-Mills oversees this charismatic group of denominations, which operates in over 90 different countries in Africa, Asia, Europe, the Caribbean, Australia, and North and South America. With a ministry spanning over thirty years, Dag Heward-Mills has authored several books with bestsellers including ‘The Art of Leadership’, ‘Loyalty and Disloyalty’, and ‘The Mega Church’. He is considered to be the largest publishing author in Africa, having had his books translated into over 52 languages with more than 40 million copies in print.

Related to Nghệ Thuật Chăn Bầy

Related ebooks

Reviews for Nghệ Thuật Chăn Bầy

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Nghệ Thuật Chăn Bầy - Dag Heward-Mills

    PHẦN 1

    NGƯỜI CHIÊN

    Chương 1

    Điều Gì Giúp Chiên An Nghỉ?

    Hãy đến cúi xuống mà thờ lạy ĐỨC GIÊ-HÔ-VA; Hãy quỳ gối xuống trước ĐẤNG TẠO HÓA của chúng ta! Vì Ngài là Đức Chúa Trời chúng ta: CHÚNG TA LÀ DÂN CỦA ĐỒNG CỎ NGÀI VÀ LÀ CHIÊN DO TAY NGÀI…

    Thi Thiên 95:6-7

    T

    rong Kinh Thánh, dân Chúa được gọi là chiên. Chúa Jêsus ví chúng ta như chiên không có người chăn. Hiểu lối sống và hành vi của chiên là điều kiện quan trọng để chăn chiên có kết quả. Bạn phải xem mình là chiên đang ở trong mối tương giao với Chúa và với mục sư của bạn. Là mục sư bạn phải nhìn tín hữu như chiên để hiểu họ hơn. Trong Thi Thiên 23, từ góc nhìn của một người chăn chiên giàu kinh nghiệm, Đa-vít mô tả cuộc sống của chiên. Cuộc sống của chiên được miêu tả sống động bởi một người Y-sơ-ra-ên có kinh nghiệm; ông cũng xem mình là chiên của Chúa.

    Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì. Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi, dẫn tôi đến mé nước bình tịnh. Ngài làm tươi mới linh hồn tôi, dẫn tôi vào các lối công chính vì cớ danh Ngài. Dù khi con đi trong trũng bóng chết con sẽ chẳng sợ tai họa nào. Vì Chúa ở cùng con;

    Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi con. Chúa dọn bàn cho con trước mặt kẻ thù nghịch con; Chúa xức dầu cho đầu con, chén con đầy tràn. Thật vậy, trọn đời tôi, phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi; tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va cho đến lâu dài.

    Thi Thiên 23:1-6

    Tôi rất phấn khích khi khám phá ra nhiều điểm tương đồng được W. Phillip Keller tiết lộ về cuộc sống của chiên. Phillip Keller là chủ trại cừu ở British Columbia trong 8 năm. Ông có kinh nghiệm thực tế của người chăn chiên thời nay; ông cũng xác nhận những tình tiết diệu kỳ giống như mặc khải trong Thi Thiên 23.

    ĐỨC GIÊ-HÔ-VA là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì. NGÀI KHIẾN TÔI AN NGHỈ nơi đồng cỏ xanh tươi, dẫn tôi đến mé nước bình tịnh.

    Thi Thiên 23:1-2

    Chiên chỉ an nghỉ trong một số hoàn cảnh. Bạn phải có khả năng làm cho chiên trong Hội Thánh an nghỉ và luôn ở bên cạnh bạn. Bạn phải trấn an những con chiên đang sợ hãi để quanh bạn luôn có một gia đình thuộc linh thật sự. Từ kinh nghiệm chăn chiên của mình, Phillip Keller chia sẻ bí quyết giúp chiên an nghỉ. Bốn điểm dưới đây là lý do một số con chiên trong Hội Thánh bỏ đi: căng thẳng với các tín hữu, sợ hãi, sự tấn công của ma quỷ và sứ điệp từ bục giảng không đáp ứng nhu cầu của chiên. Đó là nguyên nhân khiến chiên không được an nghỉ. Phillip Keller nói:

    1.      Chiên sẽ an nghỉ khi chúng không sợ hãi: Vì nhút nhát, chiên không chịu an nghỉ trừ khi chúng thấy hoàn cảnh bình an. Đặc tính của chiên là nhút nhát và rất dễ hoảng sợ. Một con thỏ rừng bất ngờ nhảy phốc ra từ bụi cây cũng có thể làm cho đàn chiên sợ hãi mà chạy trốn. Nếu có một con chiên hoảng hốt chạy loạn xạ thì những con khác cũng chạy theo mặc dù chúng không biết nguyên nhân là gì.

    2.      Chiên sẽ an nghỉ khi chúng không căng thẳng với những con khác: Hành vi bầy đàn tồn tại trong đàn chiên, chiên sẽ không an nghỉ nếu chúng va chạm với những con khác.

    3.      Chiên sẽ an nghỉ khi chúng không bị làm phiền bởi ruồi nhặng, bọ, ve hoặc các ký sinh trùng khác: Nếu chiên bị hành hạ bởi côn trùng, chúng hoàn toàn không thể an nghỉ. Chiên sẽ thấy thoải mái khi những con bọ không bâu quanh chúng.

    4.      Chiên sẽ an nghỉ khi chúng không bị đói: Con chiên sẽ không nằm nghỉ khi chúng đói, chính vì thế mà chúng bắt buộc phải đi kiếm ăn. Cho nên chiên chỉ nằm yên khi không có: sợ hãi, căng thẳng, bực tức, và đói khát.¹

    Chương 2

    Tại Sao Chiên Cần Nước?

    ĐỨC GIÊ-HÔ-VA là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì. Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi, DẪN TÔI ĐẾN MÉ NƯỚC BÌNH TỊNH.

    Thi Thiên 23:1-2

    P

    hillip Keller mô tả trải nghiệm thực tế của ông với bầy chiên, ông cho biết chiên rất cần nguồn nước để sống. Ông phát hiện nếu chiên không nhận được nguồn nước sống của Đức Thánh Linh, họ sẽ đi tìm nước sai địa chỉ. Từ bài học này, người chăn bầy phải chăm sóc và cung cấp nguồn nước sống Thánh Linh cho chiên. Mục sư phải là người có đời sống thuộc linh tốt và phục vụ bầy chiên bằng sự xức dầu mạnh mẽ của Đức Thánh Linh. Bài giảng thiếu sự xức dầu là nguyên nhân thúc đẩy tín hữu đi tìm giải pháp ngoài đời, không loại trừ khả năng họ tìm đến cả tà thuật huyền bí và quyền lực phù thủy.

    Phillip Keller nói:

    Cơ thể con người có nước và luôn cần nước. Kinh Thánh chỉ cho chúng ta thấy linh hồn con người hấp thụ nước và cần nguồn nước sống đời đời của Thánh Linh. Khi chiên khát nước, chúng bất an và đi tìm nguồn nước. Nếu người chăn không dẫn chúng đến nguồn nước sạch thì chúng sẽ uống ở vũng nước bẩn. Nếu chúng uống nguồn nước bẩn thì các loại ký sinh trùng như giun sán, hoặc các mầm bệnh, vi trùng gây hại sẽ xâm nhậm vào cơ thể làm chiên bị bệnh.

    Tôi nhớ lần nọ thấy quang cảnh người ta dắt một bầy cừu xuống con suối rất đẹp để uống nước. Dòng nước chảy rả rích từ những vùng tuyết phủ, nước trong vắt và tinh khiết, trong như pha lê len lỏi giữa hai bờ sông. Nhưng trên đường tới dòng sông một số con chiên bướng bỉnh tự ý dừng lại, và cùng với chiên con của mình, chúng uống nước từ một cái vũng nhỏ rất bẩn, đầy bùn sình nằm ở bên đường. Nguồn nước bẩn thỉu, ô nhiễm đó không chỉ có bùn đất do những đàn khác đi ngang qua dẫm đạp lên mà còn chứa phân và nước tiểu. Vẫn có những con chiên cứng đầu nghĩ chúng đã tìm được nước uống hảo hạng số một.

    Nguồn nước bẩn không phù hợp cho chiên. Chưa hết, trong nước có nhiều vi khuẩn, trứng sán lá gan và ký sinh trùng cho nên chắc chắn có rất nhiều giun sán và mầm bệnh nguy hại.

    Có ba nguồn nước chính cho chiên: dòng sông khe suối, sương trên cỏ, và giếng sâu. Trong cơ thể một con vật chẳng hạn như chiên, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Nước là yếu tố cần thiết để duy trì phản ứng trao đổi chất; nước có trong mỗi tế bào, xác định các hoạt động, kích thước và tuổi thọ của tế bào. Sức lực, thể trạng, kích cỡ chiên phụ thuộc vào nước, nước thực sự cần thiết cho sức khỏe và toàn bộ sự sống trong cơ thể.

    Do đó nước quyết định sức lực, thể trạng và kích cỡ chiên.²

    Chương 3

    Chiên Bị Sờn Ngã Nghĩa Là Sao?

    Hỡi linh hồn ta, vì sao ngươi sờn ngã và bồn chồn trong mình ta? Hãy hi vọng nơi Đức Chúa Trời …

    Thi Thiên 42:11

    N

    gười chăn chiên của chúng ta cũng chia sẻ trải nghiệm của mình về chiên. Ông giải thích ý nghĩa cụm từ chiên bị sờn ngã. Thật thú vị khi biết chiên cũng cảm thấy bất lực và không thể tự đứng trên đôi chân của nó nếu không có ai giúp đỡ. Cơ Đốc Nhân và chiên có nhiều điểm tương đồng.

    Là chủ trang trại chăn nuôi chiên và cũng tự tay chăm sóc chiên, Phillip Keller chia sẻ kinh nghiệm, ông nói:

    Sờn ngã hay bồn chồn là một thuật ngữ tiếng Anh cổ thông dụng giữa cộng đồng người chăn chiên, chỉ về con chiên bị lật ngửa và không thể đứng dậy được. Tình cảnh chiên bị lật ngửa, chổng chân lên trời trông rất tuyệt vọng. Nó cố gắng hết sức để đứng dậy trên đôi chân của mình, nhưng mọi nỗ lực đều vô ích. Thỉnh thoảng nó kêu be-be để nhờ con người tới giúp đỡ, nhưng nói chung nó nằm đó lật tới lật lui trong vô vọng.

    Nếu chủ không xuất hiện kịp thời, con chiên sẽ chết rất nhanh. Đây là lý do người chăn phải giám sát chặt chẽ đàn chiên của mình mỗi ngày, đếm số lượng để tận mắt nhìn thấy chiên, xem thử nó còn đứng hay nằm ngửa. Nếu thiếu một, hai con, người chăn liền suy nghĩ: Một con chiên bị ngã ngửa ở đâu đó. Mình phải đi tìm và đỡ nó đứng dậy.

    Người chăn không chỉ để mắt đến chiên bị lật ngửa mà còn phải coi chừng thú săn mồi nữa: ó, kền kền, chó, chó sói rừng và báo cũng rất hay rình mò. Chiên bị lật ngửa là miếng mồi ngon cho thú săn mồi. Một con chiên lật ngửa là miếng mồi ngon và nó coi như cận kề cái chết.

    Điều này cho thấy: khi chiên bị lật ngửa là lúc nó bất lực, cận kề cái chết và rất dễ bị tấn công, nên vấn đề chiên

    bị lật ngửa là chuyện nghiêm trọng đối với người coi sóc bầy chiên. Không có nan đề nào khiến người chăn

    phải lo lắng và để mắt chú tâm nhiều như nan đề này. Ngay cả những con chiên béo khỏe, mập mạnh nhất đôi khi cũng bị lật ngửa và trở thành nạn nhân. Chiên mập thường dễ bị lật ngửa nhất.

    Hiện tượng ngã ngửa xảy ra là do thế này: Chiên nặng, mập, lông dài thường thích tìm những cái hố nhỏ hoặc nông rồi nằm vào đó. Khi nó nghiêng qua một chút để duỗi người cho đỡ mỏi hoặc thư giãn, đột nhiên trung tâm trọng lực cơ thể dịch chuyển, vì thế chiên bị lật ngửa do quá béo, chân chổng ngược lên trời không thể chạm đất. Nó hoảng sợ và vùng vẫy dữ dội, nhưng càng vùng vẫy thì càng tồi tệ. Nếu bị lật ngửa như vậy nó không thể đứng dậy.

    Càng vùng vẫy, khí gas càng tích tụ nhiều trong dạ dày, làm bụng nó trương lên, tuần hoàn máu bị ngắt ngãng, máu không bơm đến chân. Nếu trời nắng nóng, chiên bị lật ngửa có thể chết trong vài giờ. Nếu trời mát, có mây và mưa, chiên có thể sống sót trong tư thế này vài ngày.

    Người chăn sẽ dành nhiều thời gian đi tìm con chiên bị thất lạc trong đàn. Thường người chăn sẽ nhìn thấy con chiên từ xa lúc nó đang nằm lật ngửa và bất lực. Người chăn vội chạy nhanh đến bên chiên, nhanh nhất có thể, mỗi giây phút trôi qua đều rất quan trọng. Cảm xúc của người chăn lúc đó rất là khó tả, vừa lo sợ vừa vui mừng. Sợ chậm chân không cứu kịp con chiên, vui vì tìm thấy được nó.

    Ngay khi người chăn chạy đến bên con chiên bị lật ngửa, người chăn nhấc nó lên, nhẹ nhàng lăn qua lăn lại, làm vậy để giảm bớt áp lực hơi trong dạ dày. Nếu chiên bị lật ngửa quá lâu, người chăn phải nhấc chân nó lên, lấy chân mình kẹp chiên lại để giữ cố định, sau đó xoa bóp chân chiên để máu lưu thông điều hòa trở lại. Việc xoa bóp này thường mất khá nhiều thời gian. Khi chiên đi đứng trở lại, nó loạng choạng đứng dậy, lảo đảo, run rẩy ngã xuống lần nữa. 

    Dần dần nó lấy lại thăng bằng. Nó đi đứng chắc chắn và vững vàng hơn. Cuối cùng nó hăng hái nhập bầy và tiếp tục đi chung không còn sợ hãi và tuyệt vọng nữa vì đã có cơ hội sống. Chiên bị lật ngửa vì nhiều nguyên nhân.

    1.      Con chiên nào chọn trũng lõm sâu, thoải mái, êm ái trên mặt đất để nằm thường bị lật ngửa. Trong tình huống như vậy rất dễ bị lật ngửa.

    Cũng vậy, cuộc đời tín hữu sẽ gặp nguy hiểm nếu họ luôn tìm kiếm những nơi dễ dàng, một góc ấm áp nào đó hay một vị trí thoải mái không khó khăn, không cần tới tính nhẫn nại, không đòi hỏi tính kỷ luật.

    2.      Quá nhiều lông chiên có thể làm chiên lật ngửa. Nếu bộ lông chiên quá dày và cuộn vào trong đó những thứ linh tinh như bùn, phân, mảnh vụn, rác thải, chiên dễ bị lật ngửa. Chính bộ lông nặng nề kéo nó ngã xuống đất.

    Kinh Thánh mô tả lông chiên là lối sống cũ của Cơ Đốc Nhân. Bộ lông chiên là biểu hiện bên ngoài, nhưng qua đó ta thấy được tình trạng bên trong, đó là biểu hiện cho dục vọng và đam mê cá nhân. Bộ lông là hình bóng chỉ về những khía cạnh cuộc sống chúng ta thường tiếp xúc với thế gian. Thế gian là nơi tích tụ nhiều thứ cặn bã đang bám riết lấy Cơ Đốc Nhân chẳng hạn như của cải vật chất và tư tưởng thế gian luôn đè nặng, trì kéo, lật đổ cuộc đời chúng ta.

    Trong Cựu Ước các thầy tế lễ không được phép mặc quần áo dệt từ lông chiên khi bước vào nơi Chí Thánh. Chiếc áo đó tượng trưng cho cái tôi, thói kiêu ngạo, trọng vọng bản thân. Chúa không dung túng bản ngã.

    Khi chiên bị lật ngửa vì bộ lông dài và nặng nề, người chăn nhanh chóng khắc phục tình trạng bằng cách hớt lông để tránh nguy cơ thiệt mạng cho nó. Đây không phải là quá trình dễ chịu. Chiên không thích bị hớt lông. Đối với người chăn cũng vậy, hớt lông là công việc vất vả nhưng buộc phải thực hiện.

    3. Chiên quá mập có thể dễ lật ngửa. Ai cũng biết chiên quá mập chẳng những không khỏe mà còn không đạt năng suất. Thông thường những con vật béo mập thường bị lật ngửa. Bởi vì trọng lượng quá khổ nên chúng không thể đi đứng nhanh nhẹn, mọi chuyển động đều khó khăn. Một khi người chăn nghi là con chiên này có thể bị lật ngửa vì chân quá mập, ngay lập tức ông có biện pháp giải quyết: Người chăn cho chiên ăn khẩu phần khắt khe hơn: giảm bớt ngũ cốc, theo dõi sát sao tình trạng của chúng. Mục đích của người chăn: muốn chiên khỏe mạnh, cứng cáp, đầy sinh lực và không mập mạp, bèo nhèo, bất lực.³

    Chương 4

    Tại Sao Người Chăn Phải Dẫn Đường Cho Chiên?

    ĐỨC GIÊ-HÔ-VA là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì. Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi, dẫn tôi đến mé nước bình tịnh. Ngài làm tươi mới linh hồn tôi, DẪN TÔI vào các lối công chính vì cớ danh Ngài.

    N

    Thi Thiên 23:1-3

    ếu không có sự hướng dẫn, tín hữu sẽ lạc lối; đời họ sẽ bị hủy hoại. Nhiều người đã định hình thói quen có hại. Phillip Keller tiết lộ rằng chiên rất cần sự hướng dẫn. Ông kể: Khi chiên không đi theo người chăn, nó sẽ đi lạc và tự hủy hoại bản thân bằng những thói quen có hại.

    Ông chia sẻ:

    Mọi người thường tưởng là chiên sống sao cũng được, đó là quan niệm sai lầm. Sự thật hoàn toàn trái ngược. Không có con vật nào đòi hỏi phải chăm sóc cẩn thận, hướng dẫn từng li từng tí như chiên. Chiên có thói quen nối đuôi theo đàn một cách vô thức đến mức…ngu ngốc, đi dọc những con đường mòn nhỏ, nó cứ đi hoài như vậy cho đến khi đường mòn lún xuống, xói mòn thành vũng lầy khổng lồ. Con người cũng vậy, cứ cố bám riết những thói quen xấu mặc dù ta đã thấy thói quen đó tàn phá cuộc đời người khác.

    Tất cả chúng ta đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; ĐỨC GIÊ-HÔ-VA đã làm cho tội lỗi của tất cả chúng ta đều chất trên Người.

    Ê-sai 53:6

    Người chăn phải quản lý và chăm sóc chiên thật cẩn thận. Nếu người chăn bỏ chiên, chúng đi theo con đường riêng và hình thành thói quen có hại.

    1.      Nếu người chăn không dẫn dắt, chiên sẽ đi theo những con đường nhỏ cho đến khi nó lún xuống thành rãnh lầy. Chiên sẽ ăn cỏ hoài ở một chỗ cho đến khi rễ cỏ bật gốc. Chỗ nào mà chiên ăn kiểu như thế, rễ cỏ phơi đầy trên mặt đất, mặt đất tan hoang. Đây là thói quen xấu làm cho chiên mất khả năng sinh sản, làm cho đồng cỏ bị tàn phá.

    2.      Nếu người chăn không dẫn dắt, chiên sẽ ăn cỏ mãi ở một ngọn đồi cho đến khi ngọn đồi đó thành một bãi rác cằn cỗi. Khi con chiên bị còi cọc, ốm yếu thì vùng đất đó và cả người chủ sẽ bị thiệt hại. Coi sóc đàn chiên là công việc quan trọng nhất, người chăn chiên đảm đương bầy đàn của mình và hướng dẫn chúng di chuyển liên tục. Sau một thời gian, chiên bắt buộc phải chuyển chỗ từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác.

    3.      Nếu người chăn không dẫn dắt, chiên sẽ làm ô nhiễm bãi cỏ, cho đến đất ủ đầy mầm bệnh và ký sinh trùng. Tập tính và sở thích của bầy chiên là ăn hoài ở một chỗ nhất định, nhất là khi nó đã thích chỗ đó rồi. Nhiều con chiên đi qua đi lại một chỗ nên chẳng mấy chốc bãi cỏ nhiễm ký sinh trùng, giun sán, bệnh vảy nấm.

    7 dấu hiệu cho thấy bạn đang đi theo người chăn

    1.      Thịnh vượng: Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang đi theo người chăn. Sự thịnh vượng luôn đến với người nào vâng theo tiếng của Chúa.

    ĐỨC GIÊ-HÔ-VA là Đấng chăn giữ tôi, TÔI SẼ CHẲNG THIẾU THỐN GÌ.

    Thi Thiên 23:1

    2.      Bình tịnh: Đây là dấu hiệu thứ hai cho thấy bạn đang được dẫn bởi người chăn điềm tĩnh, an nhiên, chắc chắn

    … Dẫn tôi đến MÉ NƯỚC BÌNH TỊNH.

    Thi Thiên 23:2

    3.      Thức ăn thuộc linh: Ai ở dưới sự chăm sóc của người chăn thì được đầy tràn Lời của Đức Chúa Trời.

    Ngài khiến tôi an nghỉ nơi ĐỒNG CỎ XANH TƯƠI,…

    Thi Thiên 23:2

    4.      An ủi: Nhận được sự an ủi là một phước hạnh khác khi bạn ở gần người chăn.

    Dù khi con đi trong trũng bóng chết con sẽ chẳng sợ tai họa nào, vì Chúa ở cùng con; CÂY TRƯỢNG VÀ CÂY GẬY CỦA CHÚA AN ỦI CON.

    Thi Thiên 23:4

    5.      Sự xức dầu: Ai theo người chăn sẽ được xức dầu. Sự xức dầu là dấu hiệu cho thấy bạn đang đi theo Chúa.

    … CHÚA XỨC DẦU CHO ĐẦU CON, chén con đầy tràn.

    Thi Thiên 23:5

    6.      Phước hạnh và sự thương xót: Nếu đi theo người chăn, bạn phải mong chờ điều tốt lành và sự thương xót tuôn đổ dồi dào trong đời bạn. Đời bạn nhận phước hạnh và sự thương xót, cho thấy bạn đang đi theo người chăn.

    Thật vậy, trọn đời tôi, phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi…

    Thi Thiên 23:6

    7.      Niềm vui đời đời: Niềm vui đời đời là một phần thưởng dành cho ai đi theo người chăn.

    …Tôi sẽ ở trong nhà ĐỨC GIÊ-HÔ-VA cho đến lâu dài.

    Thi Thiên 23:6

    Chương 5

    Tại Sao Chiên Cần Đồng Cỏ Xanh Tươi?

    ĐỨC GIÊ-HÔ-VA là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì. Ngài khiến tôi an nghỉ NƠI ĐỒNG CỎ XANH TƯƠI, dẫn tôi đến mé nước bình tịnh.

    Thi Thiên 23:1-2

    M

    ột lần nữa, Phillip Keller cho biết chiên rất cần hưởng đồng cỏ xanh tươi. Ông nói: người chăn có tiếng tốt là người khéo léo sắp đặt để chiên luôn có bãi cỏ ngon lành mà ăn. Tôi xin trích dẫn một vài ý hay của ông ấy: 

    Người chăn phải lên kế

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1