Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Khi nhà vua đi trốn
Khi nhà vua đi trốn
Khi nhà vua đi trốn
Ebook314 pages5 hours

Khi nhà vua đi trốn

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Một biến cố nhỏ trong số hàng trăm ngàn biến cố của thời kỳ Cách Mạng Pháp 1789-1799 xảy ra vào năm 1790 ngay sau khi sự khời đầu Cách Mạng thành công tại một ngôi làng nhỏ Varennes gần biên giới Pháp Đức. Biến cố tuy nhỏ nhưng là một trong những biến động then chốt, khi vua Louis XVI của Pháp trốn thoát khỏi Paris, gần đến được biên giới nơi các thành phần bảo hoàng tụ tậplại, chờ ông đến để khởi đầu cho cuộc chiến chống lại cuộc Cách Mạng. Nhưng khi gần tới đích, ông cùng hoàng gia bị bắt giữ và buộc quay trở lại Paris. Biến cố đã thay đổi không những nước Pháp mà cả cục diện Âu Châu và có lẽ cả thế giới nếu như nhà vua đã thành công trong cuộc trốn chạy này.

LanguageTiếng việt
Release dateJun 21, 2018
ISBN9780463130124
Khi nhà vua đi trốn
Author

Vinh (Phuong Duy) Nguyen

I was an officer in the South Vietnam Navy force. After the fall of Saigon in 1975, I was forced to spend 4 years and 3 months in different "re-educated camps", in fact, they were concentrated camps that the Viet Congs ( North VN communists) wanted to detain our people in South VN. Escaped by boat to Poulo Bidong on Feb 1982. Came to Australia in Darwin on July 1982. Moved to Melbourne 2 months later and lived here since then. Worked for Apparel P/l in 1 and 1/2 year, 17 year with Arnotts, i year with Bosch, 3 years with Kenman and 6 years with SBA. Now retiring and attending courses in Swinburne Uni.

Read more from Vinh (Phuong Duy) Nguyen

Related authors

Related to Khi nhà vua đi trốn

Related ebooks

Reviews for Khi nhà vua đi trốn

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Khi nhà vua đi trốn - Vinh (Phuong Duy) Nguyen

    Mục lục

    Chương 1: Thưa Hoàng Thượng, ngài không thể đi qua được. 4

    Cuộc Cách Mạng qua mùa hè thứ ba 7

    Quân đội và nhân dân 13

    Vận mạng của đất nước 16

    Chương 2: Nhà vua nước Pháp 19

    Nhà vua và cuộc Cách Mạng 25

    Quyết định đào tẩu 29

    Kế hoạch đào tẩu 32

    Đánh cược 38

    Chương 3: Hành trình chạy trốn của hoàng gia 39

    Cuộc chạy trốn lớn lao 41

    Sụp đổ 46

    Trở về Paris 51

    Hậu sự 56

    Chương 4: Thành phố Paris 58

    Louis bất tín 64

    Sự ra đời của nhóm Sans Culottes (nhóm nổi dậy vô sản) 69

    Quốc Gia thực sự cần có một vị vua? 71

    Ngày kỷ niệm Bastille 1791 76

    Chương 5: Cha già dân tộc. 79

    Để chấm dứt một cuộc Cách Mạng 80

    Thời kỳ tạm hoà hoãn 82

    Số phận của hoàng gia 91

    Cuộc tàn sát tại Champ de Mars 94

    Chương 6: Sự lo sợ và đàn áp tại các tỉnh lỵ 100

    Ý nghĩa của tình huynh đệ 102

    Giặc ngoại xâm 105

    Kẻ nội thù 109

    Giữa luật pháp và phương tiện 113

    Chương 7: Phán Xét Vua 119

    Một công dân vua119

    Những giọt lệ máu 122

    Quân chủ hay cộng hoà? 128

    Nhiệm vụ của chúng ta là tuân thủ 131

    Chương 8: Những năm tháng sau đó 134

    Tiếp tục làm vua137

    Thời khủng bố và hậu quả 142

    Kết luận: Quyền lực của một biến cố. 145

    Chương 1: Thưa Hoàng Thượng, ngài không thể đi qua được.

    Đó không phải là một thị trấn đặc biệt. Đó là một thị trấn nắm bên bờ dòng sông Aire nhỏ bé chảy qua giữa 2 rặng đồi của cánh rừng Argonne thuộc vùng Đông Bắc nước Pháp, nơi có một cộng đồng nho nhỏ chừng ngàn rưởi nhân mạng với công việc hàng ngày của họ nếu không mở tiệm buôn bán kinh doanh thì cũng thợ thủ công hay nông dân làm chủ các trang trại trồng lúa hoặc các vườn cây ăn trái ở các miền quê lân cận. Cũng giống như hầu hết các thị trấn khác ở khắp nước Pháp, đây là vùng nước xoáy đọng lại. Con đường độc đạo này chạy từ Phía Nam dẫn vào thị trấn Varennes phải đi qua một cái cổng chào nằm trong khu vực ngay cạnh ngôi thánh đường nhỏ trước uốn lượn qua thị trấn trước khi băng qua con sông trên một cây cầu gỗ nhỏ hẹp. Ở phía Bắc, cách xa thị trấn chừng ba bốn mươi dặm là những đồn canh Sedan và Montmédy, nơi quân lính biên phòng trú đóng tại khu vực biên giới , ngày nay trực thuộc biên giới nước Bỉ, nhưng tại thời điểm đó lại là vùng đất thuộc đế quốc Áo. Thời đó, lòng đường vẫn còn gồ ghề lớm chởm rất xấu do bởi chỉ được chăm sóc bảo trì sơ sài qua bàn tay của dân quân địa phương. Đối với cư dân, thị trấn này dường như là cứ điểm văn hoá và thương mại cuối cùng, một nơi hẻo lánh hiếm khi có chuyện xảy ra.

    Thế nhưng, vào cái đêm 21 tháng Sáu 179, tại đây đã có chuyện lạ xảy ra. Khoảng mưới một giờ đêm, hầu hết cư dân đã say ngủ, bóng trăng vẫn chưa lên cao, thị trấn ẩn mình trong bóng đêm lặng lẽ. Điểm sáng duy nhất le lói giữa thị trấn phát ra từ một quán trọ nhỏ có tên Golden Arm nằm bên lề con đường chính ở một góc công viên nhỏ không xa cổng chào. Trong quán hiện có một nhóm thanh niên trẻ còn đang ngồi uống rượu chuyện trò tán gẫu. Trên lầu quán trọ cũng có một cặp khách lạ nghỉ chân qua đêm, một nhóm kỵ binh nói tiếng Đức vừa mới tiến vào thị trấn và trú đóng trong một tu viện gần đó. Và cuối cùng là 4 anh bạn trẻ thân thiết địa phương, cả 4 là tình nguyện viên của một đại đội vệ binh quốc gia. Một trong 4 người là chủ quán trọ Jean Le Blanc. Ba người kia là thằng em trai Paul của Jean, Joseph Ponsin, con trai ông giáo làng và Justin George con ông thị trưởng. Lúc này ông bố của Justin đang đi họp vắng ở tận Paris trong mhiệm vụ là một đại biểu của Hội Đồng Lập Hiến Quốc Gia. Cả bọn có lẽ đang hăng say thảo luận về những tin tức mới nhất của cuộc Cách Mạng. Rất có thể họ đang đặt nghi vấn về bọn kỵ binh Đức, cố tìm hiểu lý do mà bọn này có mặt ở thị trấn vào lúc này. Đồng thời cũng cố suy đoán vì sao những ngày gần đây đã có quá nhiều cuộc hành quân của binh lình hoàng gia trong một miền xa xôi hẻo lánh như thế này.

    Ngay lúc này bỗng có 2 người khách lạ tiến vào quán. Người lên tiếng nói là một anh chàng đặc biệt to lớn và đầy tự tin. Anh tự giới thiệu là Drouet và ngay tức khắc hỏi đám thanh niên trong đám có yêu nước mãnh liệt không. Khi họ trả lời anh ta rằng đó là chuyện dĩ nhiên, anh bèn thuật lại một chuyện thật đáng kinh ngạc. Drouet làm quản lý cho một tạm thay ngựa ở tại Sainte Menehould, một thị trấn cách đây chừng 30 cây số về phía Tây Nam. Chỉ mới cách đó vài giờ, anh đã nhìn thấy nhà vua và hoàng hậu cùng cả hoàng gia nước Pháp đang di chuyển trên 2 chiếc xe ngựa. Họ dừng lại thay ngựa ở trạm chuyển tiếp của anh. Sau khi đã thảo luận với các vị lãnh đạo thị trấn, anh và người bạn Guillaume, cả hai từng là kỵ binh, bèn cưỡi ngựa đuổi theo đoàn xe của nhà vua và vừa qua mặt họ khi họ dừng lại nghỉ chân bên lề đường ở ngay đầu thị trấn Varennes . Anh chắc chắn đó là nhà vua và biết họ đang đi về hướng biên giới nước Áo. Anh nói rằng vì sự an nguy của đất nước và của cuộc Cách Mạng, hành trình của nhà vua và hoàng gia phải bị chặn lại.

    Một chuyện hoang tưởng như vậy thật khó để tin tưởng. Nhưng lúc này là thời điểm rất đặc biệt. Chính cái mãnh lực và cái cá tính sắt đá của Drouet mang đầy tính thuyết phục đã khuấy động đám thanh niên trẻ hành động. Anh em nhà Le Blanc chạy vội đi đánh thức các thành viên của vệ binh quốc gia và vài nghị viên của thị trấn sống quanh đó, rồi họ về nhà trang bị súng ống. Cùng lúc, Drouet , Guillaume và mấy người kia vội vã chạy ra chặn lối qua cầu bằng một toa xe chất đầy đồ đạc bàn ghế.

    Viên đại biểu hội đồng đầu tiên đến hiện trường là Jean Baptiste Sauce, công tố viên thị trấn, người thay mặt viên thị ttrưởng đang đi vắng để điều hành quản lý thị trấn. Anh trạc 36 tuổi, cao lớn, lưng hơi khòm và hói đầu, vừa buôn bán tạp hoá vừa sản xuất đèn cầy. Mặc dù trình độ kiến thức có hạn chế với những bài viết đầy lỗi chính tả, anh ta có một tình yêu nước nồng nàn và một cá tính điềm đạm đặc sắc khiến mọi người trong thị trấn kính trọng. Sững sờ với tiếng gọi cửa đánh thức của Le Blanc, anh cũng vẫn cố thay y phục cho thật tươm tất rồi vội vã ra khỏi nhà với chiếc lồng đèn, không quên dặn hai đừa con trai đi loan báo tin tức đến mọi nhà trong phố bằng lối thông tin cổ truyền là ra đường la lớn cháy, cháy!. Vào khoảng 11.20pm, Sauce, George, Ponsin, anh em nhà Le Blanc và 2 người khách từ Sainte Menehould đã tụ họp được chừng nửa tá những hàng xóm ở quanh quán trọ. Ngay lúc đó, hai chiếc xe ngựa mà Drouet vừa kể tiến vào dưới vòm cổng chào với 2 người cưỡi ngựa đi hộ tống.

    Trong khi vài vệ binh cầm đuốc soi đường, vài người khác giương súng lên ép buộc 2 người đánh xe ngựa dừng lại và bước xuống xe. Sauce tiến lại gần chiếc xe đầu, một loại xe nhỏ 2 ngựa kéo. Anh ta nhìn vào bên trong xe thấy có 2 người đàn bà sợ hãi run rẩy. Họ bảo anh rằng giấy tờ tuỳ thân của họ đang nằm ở chiếc xe đàng sau. Sauce bèn đi sang chiếc xe đó, một chiếc xe to lớn có 6 ngựa kéo và chất đầy hành lý. Anh ta soi cái đèn lồng trên tay vào cửa sổ xe và thận trọng nhìn vào phía trong.

    Trong xe dường như có 6 người: 2 đứa trẻ không biết là trai hay gái, 3 người đàn bà ăn mặc kiểu tầng lớp trung lưu, một người còn trẻ chừng 20 và khá xinh đẹp, 2 người kia lớn tuổi hơn, và cuối cùng là một người đàn ông dáng đẫy đà với cái mũi to và cái cằm chẻ. Ông ta ăn vận như một thương gia hay một luật gia. Sauce thì chưa bao giờ có cơ hội nhìn thấy nhà vua, nhưng anh ta thấy người này có vẻ tương tự như những hình ảnh của hoàng gia mà anh đã từng gặp.

    Mặc cho họ phản đối, anh vẫn mang hết các giấy tờ thông hành của họ vào quán kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Với nhiều nhân viên của thị trấn tập trung trong đó, anh ta đọc to lên giấy thông hành của một nữ Bá tước người Nga danh hiệu phu nhân De Korff đang trên đường đến Frankfurt, được bộ ngoại giao cấp và ấn ký bởi chính nhà vua Louis XVI. Mặc dù giấy phép thông hành có vẻ rất mù mờ về số lượng người được cấp chiếu khán và mặc dù lộ trình đi từ Paris qua thị trấn Verennes này để tới nước Đức có vẻ không hợp lý lắm, nhưng giấy tờ dường như hợp lệ, cho nên Sauce và các đồng sự tính cho phép họ đi qua. Nhưng Drouet ngưởi đã bỏ nhiều thời gian và công sức cũng như danh dự trong vụ này nên rất kiên quyết. Anh ta biết rõ là đã nhận ra nhà vua. Anh cũng nhìn thấy rõ ràng ở tại Sainte Menehould, một tay đại uý thuộc giới quý tộc đến cạnh chiếc xe giơ tay chào và nhận lệnh như kiểu vâng lệnh một thượng cấp. Nếu các viên chức ở thị trấn này để cho hoàng gia đào tẩu ra nước ngoài, họ sẽ mang tội phản quốc. Thêm vào đó, Drouet khẳng định, giấy phép thông hành không có giá trị bởi không có đồng chữ kí của chủ tịch Hội Đồng Lập Hiến Quốc Gia. Thực ra, không có yêu cầu phải có chữ ký của chủ tịch Hội Đồng Quốc gia mới hợp pháp, nhưng mọi người chẳng ai biết điều đó đúng hay sai. Vì vậy, cuối cùng họ quyết định tìm cách câu giờ.

    Khách du hành trên xe được thông báo rằng giờ đã quá muộn để xem xét kỹ lưỡng giấy tờ. Vả lại trong trời đêm với điều kiện tồi tệ của con đường trước mặt , tiếp tục hành trình sẽ rất nguy hiểm, nên hãy chờ tới khi trời sáng. Mặc cho những phản đối giận dữ, đoàn lữ hành gồm 8 người cùng ba đi hộ tống trong đồng phục mầu vàng bị ép buộc xuống xe và được tạm trú ngay trong nhà của ông chủ tạp hoá Sauce. Họ được dẫn đi qua con đường đá sỏi từ quán trọ đến gian hàng của Sauce, leo lên một cầu thang bằng gỗ tới một căn hộ 2 phòng ngủ. Lúc đầu, đoàn người cồ giữ nguyên tung tích của họ. Một bà trung niên tự xưng là nữ Bá Tước De Kroff nằng nặc bảo rẳng họ đang rất gấp, cần được đi ngay đến nước Đức. Tuy nhiên, với sự ám ảnh về việc người đàn ông quá giống hình ảnh nhà vua, Sauce bỗng nhớ ra rằng có ông Jacques Destez một thẩm phán địa phương đã cưới một bà vợ ở tại Versailles và vì vậy ông ta đã có nhiều dịp gặp gỡ hoàng gia. Vậy là anh ta đến thẳng nhà của viên thẩm phán đánh thức ông dậy và đưa ông đến nhà anh. Chỉ vừa mới bước lên khỏi cầu thang, Destez đã quỳ gập xuống cúi đầu và run rẩy trong sự xúc động. Ô Lạy Chúa! Bẩm Hoàng Thượng! ông la lên.

    Thật là một chuyện thần kỳ, Louis XVI, vua nước Pháp lại có mặt ở thị trấn này, ngay trong phòng ngủ của người bán tạp hoá. Lại có cả hoàng hậu Marie-Antoinette, cô công chúa 12 tuổi và vị thái tử kế vị ngai vàng lên 5 của họ . Đi cùng còn có cô em gái Elizabeth của vua cùng đứa con của bà. Mọi người đứng lặng người. Bà mẹ già của Sauce sau đó lại gần. Bà quỳ xuống nức nở, chẳng bao giờ bà có thể tưởng tượng có ngày thấy mặt đức vua và vị thái tử bé nhỏ. Khi nhận ra rằng tung tích đã bại lộ, Louis XVI giờ cất tiếng: Phải, ta chính là đức vua của các ngươi. Ta đến để sống với các ngươi, hỡi thần dân của ta, làm sao ta có thể bỏ rơi các ngươi. Sau đó nhà vua làm một hành vi rất đáng chú ý. Ông bước đến từng người một trong đám viên chức thị trấn và ôm lấy họ. Sau đó ông kêu gọi họ lắng nghe chuyện của ông. Ông bị buộc phải trốn khỏi dinh thự ở Paris vì có một đám Jacobins điên cuồng làm cách mạng đã chiếm đoạt thành phố. Tệ hơn nữa, bọn gây náo loạn này đã liên tục gây nguy hại cho sinh hoạt của hoàng gia. Thật ra, nhà vua bảo họ, ông không có ý định trốn qua nước Đức mà chi muốn di hành tới khu phố cổ Montmédy gần biên giới. Từ vị trí xa xôi đó, khuất tầm mắt của lũ phản loạn, ông có thể tập trung để lấy lại vương quyền và dẹp yên hỗn loạn trong tình trạng vô chính phủ đang ngày càng hung bạo. Ông nói: Sau khi bị buộc phải sống trong vòng vây của gươm đao giáo mác, ta đã di hành về miền quê để tìm lại tự do và bình lặng như các ngươi đang sống đây. Nếu ta cứ ở lại Paris. Ta cùng hoàng gia sẽ chết. Nhà vua yêu cầu thị trấn chuẩn bị thay ngựa cho xe và để hoàng gia lên đường hoàn tất hành trình.

    Bị khuất phục bởi xúc động trong giây lát, lại sợ hãi và bị áp đảo vì cái uy lực của hoàng gia cũng như hào quang của nhà vua khi họ có mặt ở nơi này, những người lãnh đạo thị trấn có ý giúp đỡ. Họ nói, nếu cần, họ sẵn sàng hộ tống đức vua tới tận Monmédy. Ngay khi trời vừa sáng, họ sẽ phái các thành viên của họ trong lực lượng vệ binh quốc gia đi theo bảo vệ vua. Khi họ quay trở lại hội trường thị trấn để sắp xếp công việc, đầu óc vẫn còn hoang mang. Làm sao có thể không tuân lệnh của chính nhà vua, người đang trị thừa kế một cơ nghiệp vương quyền đã cai trị nước Pháp hơn tám trăm năm?

    Do đó sau khi đã khuất tầm mắt của vua và đã thảo luận với những người khác, họ bỗng nhận ra sự phức tạp của tình thế mà họ đang lâm vào. Họ bắt đầu có những suy nghĩ khác.

    Cuộc Cách Mạng qua mùa hè thứ ba

    Đối với cư dân thị trấn Varennes, họ không còn giống như những ngày tháng Hai năm trước. Chỉ trong mấy tháng trước đây, thị trấn đã trải qua một loạt những biến chuyển lạ thường đã khuấy động đến mọi ngóc ngách của vương quốc và đã làm thay đổi hoàn toàn cái phương cách mà cư dân nhìn lại chính họ và vị trí của họ đối với thế giới. Vào tháng Ba 1789, sau một loại các biến cố tưởng như chẳng có liên quan gì đến họ, cánh đàn ông trong thị trấn tuổi từ 24 trở lên và có đóng thuế được mời tham gia vào một cuộc bầu cử quốc gia, một sự kiện để chọn ra những đại biểu được bầu vào Hội Đồng Đại Biểu Tổng Quát, một cơ chế đã không hề được thành lập trong suốt 171 năm qua. Varennes đã là nơi vừa có cuộc bầu cử địa phương, vừa có cuộc bầu cử khu vực thứ cấp đưa đến việc lựa chọn thị trưởng riêng cho chính họ, một cựu luật gia, lúc đầu là một đại biểu dự bị và sau đó trở nên đại biểu thực thụ của Hội Đồng Lập Hiến Quốc Gia. Một điều khác có lẽ quan trọng không kém là những hội nghị về việc đầu phiếu hồi tháng Ba đã được yêu cầu ghi lại những bất mãn của người dân mong được thấu đến tai nhà vua. Mặc dù cái danh sách những bất mãn này của Varennes đã bị thất lạc, nó có lẽ cũng không khác mấy với cái bản được lưu lại của cái thị xã nhỏ Montfaucon cách đó chỉ 6 dặm. Trong khi người dân trong các cộng đồng khắp nước Pháp bắt đầu không tiếc lời ca ngợi việc nhà vua Louis XVI công bố các cuộc bầu cử, rải rác vẫn có những đòi hỏi có sự thay đổi từ đủ loại các cơ cấu địa phương. Họ yêu cầu giảm bớt gánh nặng thuế khoá. Họ đòi hỏi mọi công dân kể cả giới tu hành và giới quý tộc phải trả thuế đồng đều tuỳ thuộc vào số doanh thu. Họ yêu cầu quyền quản trị được phân tán xuống cho các hội đồng điạ phưong và ngân sách chi phí nhiều hơn cho việc giáo dục trẻ em. Nhưng bất cứ điều cá biệt gì được yêu cầu, hành động mạmh nhất của công dân Varennes cũng như trên khắp vương quốc Pháp cũng chỉ là phàn ánh một cách có hệ thống về đời sống của họ và những tranh cãi tốt nhất về sự thay đổi, cải thiện hay huỷ bỏ hết đi các cơ cấu hay các cách thực hiện, cái nào là tốt nhất; những điều này tự chúng đã là một biến cố cách mạng. Từ đó dấy lên nhũng kỳ vọng lớn lao cho một sự thay đổi bao quát mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và cả các cơ cấu thuộc về giáo hội.

    Trong những tháng ngày tiếp theo, cư dân thị trấn Varennes thep dõi thời sự một cách kinh ngạc khi cái Hội Đồng Đẳng CấpTổng Quát mà họ giúp bầu lên bỗng biến đổi thành Hội Đồng Lập Hiến Quốc Gia. Tân Hội đồng này không chỉ lập ra để soạn thảo hiến pháp đầu tiên cho nước Pháp, nó còn khởi động cho

    một thay đổi hoàn toàn những cấu trúc chính trị và xã hội của Pháp vượt quá xa những đòi hỏi trong danh sách những bất mãn mà họ đưa ra. Khoảng đầu tháng Tám 1789, các tin tức vể vụ phá ngục Bastille ở Paris và chiến thắng đè bẹp một âm mưu rõ ràng nhằm phá vỡ cuộc Cách Mạng đã khiến họ tổ chức một lễ hội ăn mừng lớn vì sung sướng. Có bắn đại pháo chào mừng, pháo bông, lễ hội tại công trường thị trấn, có cả phát chẩn cho người nghèo giống như những ngày đại lễ tôn giáo. Lại cũng có phần biểu diễn ánh sáng phố thị hiếm hoi mà thành phố kỳ vọng vào ban đêm, mỗi hộ gia đình sẽ đặt ánh nến hay ánh đèn lồng trước cửa sổ nhà . Đối với một xã hội chưa quen thuộc với kiểu cách tập trung trưng bày ánh sáng như vậy, quả thực là một cảnh tượng lạ lùng đáng ngạc nhiên.

    Nhưng không phải chỉ là việc ăn mừng những sự kiện từ mãi ở đâu đâu. Không bao lâu sau đó, cư dân Varennes được yêu cầu tự đi bầu chính quyền địa phương của họ và tham dự vào việc hàng ngày tham gia vào việc soạn thảo bộ luật mới. Họ tiến vào quá trình liên lạc thường xuyên với Hội Đồng Lập Pháp Quốc Gia, tham khảo cố vấn và thông tin, góp ý với các đại biểu, gửi đi các vận động hành lang và đôi khi cũng đưa ra những đề nghị riêng của họ trong việc soạn thảo hiến pháp. Sau nhiều thế kỷ dưới sự thống trị của tầng lớp quý tộc, giới giáo sĩ và hoàng gia trong mọi lãnh vực, ngoại trừ việc riêng gia đình và vài việc địa phương, giờ này, họ được mời gọi, đúng ra là cưỡng ép, tham gia vào chính quyền của họ, vào vận mệnh của họ. Một tiến trình như vậy đã truyền đi một xúc cảm đầy thích thú khi được dính líu vào mọi việc. Điều đó cũng thấm vào họ một cảm giác mới về bản sắc quốc gia, bản sắc của người dân Pháp thay thế cho cái thế giới nhỏ hẹp của vùng thung lũng Aire và cánh rừng Argonnes mà từ trước tới giờ được coi như những điểm chính liên hệ tới căn cước của cư dân Varennes. Cái phong trào Khai Sáng vĩ đại. cái biến động một là sóng giải phóng trí tuệ và sự tái thẩm định mà đã nở rộ trong số những nhà ưu văn hoá tú tại các thành phố lớn của Âu Châu vào thế kỷ 18, quả thực đã từng là điều gì rất xa lạ đối với Varennes. Có lẽ chỉ có với sự thay đổi hiến pháp của cuộc Cách Mạng mà cái châm ngôn về thời đại Khai Sáng của Immannuel Kant : Dám biết dám hiểu mới mang lại một ý nghĩa thực sự cho đại đa số người dân ở các thị xã làng mạc xa xôi của miền quê nước Pháp. Chỉ có trong cái ý nghĩa tích luỹ đầy tự tin và sự nhận thức về đất nước là một khối mà chúng ta có thể hiểu được các hành động của những người giống như Drouet và Sause và cả những nhà lãnh đạo địa phương khác ở cả khu vực trong suốt cuộc khủng hoảng mgày 21-22 tháng Sáu năm ấy.

    Nhưng có 2 sự việc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành yếu tố tâm lý cách mạng của cư dân Varennes trong mùa hè 1791 này. Vào tháng Tám 1789, để đối phó với sự đe doạ của tình trạng vô chính phủ và có thể là phản cách mạng sau khi chế độ cũ sụp đổ, thị trấn đã thành lập đội dân quân đầu tiên của thị xã. Hai đại đội vệ binh quốc gia địa phương được thành lập: đội Săn Lùng và đội Bộc Phá với mỗi đội có quân phục riêng, cờ quạt trống kèn đầy đủ và được chỉ huy bởi các viên sĩ quan do chính họ lựa chọn.. Người ta có thể phóng đại một cách hiếm hoi về cái cảm giác tự hào của những thanh niên Varennes, trên dưới ba trăm người tuổi từ 16 đến 50 thực tập việc đi diễn hành qua phố xá và quanh công viên với một ban quân nhạc địa phương đi kèm. Lúc đầu, họ chỉ trang bị một ít loại vũ khí thực sự, loại súng săn hay súng cổ gia truyền. Nhưng khi trình diện với bộ quân phục mới toanh, màu xanh lục cho đội săn lùng và màu xanh dương đậm cho đội Bộc Phá, họ cảm nhận được ý nghĩa của mục đích và tầm quan trọng của họ. Tâm trạng của một sĩ quan trong bộ đồng phục, trước đó là một đặc quyền gần như độc nhất của giới quý tộc, bây giờ ở trong tầm tay của bất cứ ai, ngay cả là anh chủ quán trọ Jean Le Blanc hay Justin George, con trai viên thẩm phán tầm thường. Quả thực, có một tay sĩ quan ở trong đội vệ binh của thị Trấn Varennes trong đêm 21 tháng Sáu này, anh chàng trẻ Etienne Raden sau này đã thuyên chuyển qua quân đội chính quy trong thời chiến và đã trở nên một vị tướng trong quân đội Napoleon.

    Đến mùa xuân và mùa hè 1790, dân quân Varennes đã gia nhập vào các vệ binh đồng sự ở khắp nơi trong vùng để đi diễn hành trong một loạt các buổi liên kết hay trong các buổi lễ ’liên bang’. Một trong những buổi này vào ngày 1 tháng Bảy 1790, đã có tới 3000 dân quân tụ họp tại Varennes nơi họ sinh hoạt xã hội, diễn hành và tuyên thệ trung thành với tổ quốc. Hai tuần lễ sau đó, vào ngày kỷ niệm đệ nhất chu niên phá ngục Bastille, Justin George, Etienne Eadet cùng nhiều dân quân Varennes khác đã tiến về Paris để tham gia vào đại lễ hội liên bang toàn quốc ở tại cuộc duyệt binh từ Champ de Mars đến tận phía Tây của thủ đô, nơi bây giờ là công trường tháp Eiffel. Nơi đó, từ phía xa xa, họ đã nhìn thấy vua Louis XVI đang đọc lời tuyên thệ trung thành của ông với bản tân hiến pháp. Mọi người giờ có thể mường tượng rõ ràng rằng họ chắc chắn nhớ lại cảnh tượng này khi cũng ông vua đó chỉ một năm sau, có mặt ở trong cái thị trấn bé nhỏ của họ trên con đường đào tẩu, chối bỏ chính cái hiến pháp mà ông đã thề hứa bảo vệ nó.

    Cái tổ chức thứ hai cũng quan trọng không kém trong tinh thần cách mạng, không chỉ gói gọn ở Varennes nhưng hầu như khắp nơi trên đất Pháp là cái tổ chức địa phương phổ biến được gọi là ‘câu lạc bộ’. Có lẽ nhờ ảnh hưởng của ông bố đại biểu mà Justin Geprge đã giúp thành lập một chi nhánh câu lạc bộ các thân hữu của Hiến Pháp địa phương vào ngày 25 tháng Ba 1791. Với số lượng hội viên lúc đầu là 44 người, câu lạc bộ là một trong những hội đầu tiên trực thuộc chi nhánh quản trị mới của vùng Meuse mà Varennes gắn bó. Ít lâu sau họ liên kết với cánh Jacobins ở Paris, một tên tuổi lớn nổi tiếng của tổ chức xã hội những Thân Hữu của Hiến Pháp. Mục đích tự xưng của câu lạc bộ là ủng hộ và tuyên truyền nhưng đại luật đã được Hội Đồng Lập Hiến Quốc Gia thông qua. Thế nhưng ở tại Varennes cũng như nhiều nơi trong nước, nhóm Jacobins nhanh chóng tiết lộ một lời kêu gọi đặc biệt để làm tai mắt cho Cách Mạng chống lại mọi kẻ thù cùng những kẻ tình nghi.

    Vào những tháng trước cuộc khủng hoảng tháng Sáu, câu lạc bộ đặc biệt tập trung vào việc dò xét giới giáo sĩ địa phương. Một năm trước đó Hội Đồng Lập Hiến, nay gọi tắt là Hội ĐỒng Quốc Gia đã thông qua một điều luật tái cơ cấu giáo hội Công Giáo được biết như là hiến pháp về quyền dân sự cho hàng giáo sĩ. Kể từ đầu năm 1791, các đại biểu đã đòi hỏi tất cả các linh mục có quyền hạn ban bí tích giải tội phải tuyên thệ chính thức trung thành với Hiến Pháp một cách tổng quát, và đặc biệt với sự biến đổi về hàng giáo sĩ. Vào tháng Tư, vị linh mục của thị trấn Varennes, một tu sĩ dòng Méthain bị cán bộ cách mạng tước bỏ nhiệm vụ sau khi linh mục này từ chối tuyên thệ. Cố chấp với lập luận rằng nhà nước không có quyền hạn để truất phế ông, vị linh mục đã ra cử hành thánh lễ trong ngày thứ Sáu tuần Thánh. Cánh Jacobins và một số dân quân đã tiến vào thánh đường dùng vũ lực đuổi ông ra. Trong khi chẳng có bằng chứng nào chứng tỏ các lãnh đạo thị trấn chống lại giới giáo sĩ hay giáo hội, nhưng họ vô cùng phẫn nộ về chuyện có một người từ chối tham gia vào Hiến Pháp lại vẫn có quyền dạy bảo con cháu họ và còn có qiuyền giải tội cho họ. Sự từ chối tuyên thệ của gần non nửa số giáo sĩ ở những địa phận chung quanh đã làm tăng

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1