You are on page 1of 7

XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÀY NAY

I. Phần cứng
Sự tiến bộ không ngừng của công nghệ trong thập niên qua sẽ tạo nên
những thay đổi mang tính cách mạng trong xu thế phát triển công nghệ ngày nay.
Các nhà khoa học đang dùng công nghệ Nano để sản xuất ra chip, chất dẫn
điện và cổng logic siêu nhỏ. Theo đó, chip có thể được xây dựng dựa trên một
nguyên tử vào mỗi lần hoạt động và do đó không tốn diện tích, giảm kích thước.
Còn các cổng logic sẽ được tạo ra từ một số nguyên tử và chất dẫn điện (còn gọi
là dây nano) sẽ chỉ lớn bằng một nguyên tử, còn bit dữ liệu được thể hiện bằng
trạng thái xuất hiện, biến mất của electron. Chíp bốn nhân trở nên chủ đạo. Hệ
điều hành Microsoft Windows 7 và công nghệ DirectX 11 đã có thể khai thác
hữu hiệu các chip đa nhân cũng như hiện có rất nhiều phần mềm dành cho người
dùng cuối được xây dựng trên nền tảng đa nhân này. Các CPU bốn nhân ngày
nay đều kèm theo xung nhịp cao nên hiệu năng của chúng thừa sức xử lý các ứng
dụng phổ thông. Hơn nữa, AMD và Intel cũng đã chuẩn bị các dòng CPU sáu
nhân dành cho phân khúc cao cấp 1,17 tỷ tranzito và 12MB cache, nhờ vậy mà
dòng CPU bốn nhân sẽ mất dần vị thế cạnh tranh về mặt giá cả và chắc chắn sẽ
có giá tốt hơn hiện nay như chip Xeon sử dụng quy trình 32nm, tương lai chuẩn
bị xuất xưởng chip 8 lõi có tên mã Nehalem-EX.. Công nghệ xử lý đa nhiệm trên
chip xử lý đồ họa (General-purpose computing on graphics processing units) sẽ
hỗ trợ CPU của hệ thống trong việc xử lý các tác vụ có liên quan đến hình ảnh. Ổ
cứng thể rắn (Solid State Drive, SSD) đã nhận được sự chào đón khá nhiệt tình
trên thị trường thiết bị lưu trữ trong năm qua. Sự xuất hiện của vô số các dòng
máy ảnh kỹ thuật số nhiều chấm (megapixel) từ năm 2002 cũng như của các máy
quay video HD gần đây, sự trỗi dậy của các dòng TV độ phân giải cao từ 720p
(1280 x 720) tới 1080p/i (1920 x 1080) vào giữa thập niên 2000.
Thập kỷ tiếp theo có thể dễ dàng suy đoán là kỷ nguyên của định dạng
"siêu" cao (ultra high definition). Nhưng trước hết, chuẩn HD sẽ đi đầu và trở
nên phổ biến khắp nơi trong năm 2010. Vì vậy, với việc chuẩn HD bùng nổ,
chuẩn SD (standard definition) và DVD đang đối mặt với ngày lụi tàn.

1
II. Phần mềm
Ngày nay, lựa chọn hệ điều hành là một việc quan trọng. Với máy tính của
ngày mai, việc này hầu như không còn là vấn đề nữa. Windows, Linux hay Mac
OS? Một ngày kia, điều này sẽ không còn là vấn đề nữa.
Công nghệ ảo hóa được cải tiến nhanh chóng cho phép chạy đồng thời
nhiều hệ điều hành trên một máy tính như là “những máy ảo”, mỗi máy có một
tập hợp chương trình riêng của mình. Trong 5 hay 10 năm nữa, việc chọn hệ điều
hành cũng sẽ đơn giản như việc chọn trình duyệt hiện nay. Hệ điều hành hiện
nay được chia thành 2 loại: Mã nguồn kín và mã nguồn mở. Nếu xét theo cách
khác, người ta lại chia mã nguồn hệ thống, tuy nhiên, cách này không khái quát.
Xét theo mã nguồn kín và mã nguồn mở, người ta cũng biết được dưới dạng tên
khác là hệ điều hành miễn phí và hệ điều hành thương mại. Hệ điều hành mã
nguồn kín: Windows, dựa trên nền MS-DOS của Microsoft phát triển. Mac OS
X, dựa trên mã nguồn UNIX, đây là hệ điều hành do Apple phát triển. Fedora, là
một trong số hiếm hoi các hệ điều hành LINUX có thu phí, hệ điều hành do hãng
Fedora Southeast Asia phát triển... Các hệ điêu hành này đều được các hãng bảo
mật thông tin và thông thường đều được hỗ trợ tốt. Các hệ điều hành này ở phiên
bản người dùng cuối được phát triển rất kĩ càng. Trong thời đại hiện nay, các hệ
điều hành này không đảm bảo được chức năng kinh tế. Hệ điều hành mã nguồn
mở đều là hệ điều hành LINUX, ví dụ như Ubuntu,... Các hệ điều hành này có
điểm nổi bật nhất là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, do không thông dụng nên
không được các hãng phần mềm bên thứ 3 quan tâm phát triển, do đó, các ứng
dụng tương đối ít. Các sản phẩm này được dùng nhiều các nước châu Âu.
Windows là hệ điều hành đa nhiệm (multi tasking) có thể xử lý nhiều
chương trình cùng một lúc. Khởi đầu được phát triển cho những máy tính tương
thích với IBM (dựa vào kiến trúc x86 của Intel), và ngày nay hầu hết mọi phiên
bản của Windows đều được tạo ra cho kiến trúc này Windows XP là một dòng
hệ điều hành do Microsoft sản xuất dành cho các máy tính cá nhân chạy trên các
bộ xử lý x86 và IA-64, bao gồm các máy tính dùng cho gia đình và kinh doanh,
máy tính xách tay, và trung tâm phương tiện. Các phiên bản của Windows là tên

2
gọi chung cho các thế hệ của sản phẩm phần mềm Windows và có thể được chia
thành các thể loại sau: Môi trường làm việc 16 bit dùng trong những máy vi tính
cá nhân. Môi trường làm việc 16/32 bit dùng trong các máy vi tính hệ Intel
Pentium 386 - 486 - 586. Hệ điều hành 16/32 bit bằng việc công bố khả năng
truy cập file 32-bit trong Windows for Workgroups 3.11, Windows cuối cùng đã
chấm dứt phụ thuộc vào DOS trong việc quản lý hồ sơ. Hệ điều hành 32 bit ban
đầu được thiết kế và quảng bá là các hệ thống có độ tin cậy cao và đặc biệt là
không thừa kế từ DOS. Hệ điều hành 64 bit, một loại hệ điều hành mới nhất,
được thiết kế cho kiến trúc AMD64 của AMD, IA-64 của Intel, và EM64T
(Intel® Extended Memory 64 Technology). Dòng sản phẩm Windows 64-bit bao
gồm "Windows XP Itanium", "Windows Professional x64 Edition" và "Windows
Server 2003". "Windows XP Professional" và "Windows Server 2003 x64
Edition", Windows XP Itanium, Windows Vista và Windows Xp.Windows 7. Hệ
điều hành 128 bit, xu hướng trng tương lai của Microsoft sẽ cho ra đời Windows
8 sẽ hỗ trợ kiến trúc 128 bit.
Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều
hành này hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong
nhiều ứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các
thiết bị nhúng như là các máy điện thoại di động. Khi nói về Linux, ba cái tên
lớn nhất luôn được hiện diện đó là Ubuntu của Canonical, openSUSE của
Novell và Fedora của nhóm Red Hat. Cả ba hãng trên gần đây đều đã phát hành
các phiên bản mới riêng, đó chính là Fedora 10, openSUSE 11.1 và Ubuntu 8.10.
MAC OS X là một dòng hệ điều hành đồ hoạ, độc quyền, được phát triển
và phân phối bởi công ty Apple, bản mới nhất được cài đặt sẵn trên các máy tính
Macintosh. Mac OS X là thế hệ kế tiếp của MAC OS, hệ điều hành ban đầu của
Apple từ năm 1984. Không như Mac OS, Mac OS X là một hệ điều hành kiểu
Unix được xây dựng trên công nghệ được phát triển tại NeXT trong nửa đầu
những năm 1980. Hệ điều hành Mac OSX dường như chỉ dành cho các máy tính
PowerPC, nhưng giờ đây, với việc chuyển đổi sang sử dụng chip Intel Duo Core,
các máy tính PowerPC cũng có thể chạy được hệ điều hành Windows và ngược
lại. Hệ điều hành MAC OS X phiên bản 10.4 có tên gọi Tiger. Tiger được đánh

3
giá là một hệ điều hành mang tính cách mạng và có khả năng bảo mật cao nhất
hiện nay do quy tụ khá nhiều điểm mạnh. Một trong những điểm mạnh đó là phát
triển dựa trên chuẩn mở UNIX, bộ nhớ ảo 64 bit đặc biệt mang đến gần 200 tiện
ích và ứng dụng cho người sử dụng.
III. Cơ sở hạ tầng
1. Viễn thông
Ngành công nghệ viễn thông đã chứng kiến những phát triển ngoạn mục
trong những năm gần đây.
Trong hơn một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự thành công to lớn
của mạng thông tin di động thế hệ thứ hai 2G. Mạng 2G có thể phân ra 2 loại:
mạng 2G dựa trên nền TDMA và mạng 2G dựa trên nền CDMA. CDMA (Code
Division Multiple Access) nghĩa là đa truy nhập phân chia theo mã. GSM phân
phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia xẻ thời gian các kênh ấy cho người sử
dụng. Còn TDMA (Time Division Multiple Access) là một phương thức sử dụng
làn sóng vô tuyến để chuyển âm thanh hoặc những cuộc điện đàm. Trong khi đó
thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung đánh dấu
điểm mốc bắt đầu của mạng 2G là sự ra đời của mạng D-AMPS (hay IS-136)
dùng TDMA phổ biến ở Mỹ. Tiếp theo là mạng CdmaOne (hay IS-95) dùng
CDMA phổ biến ở châu Mỹ và một phần của châu Á, rồi mạng GSM dùng
TDMA, ra đời đầu tiên ở Châu Âu và hiện được triển khai rộng khắp thế giới.
Việt Nam đang sử dụng hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM dựa trên công
nghệ TDMA. Mạng sử dụng chuẩn GSM đang chiếm gần 50% số người dùng
điện thoại di động trên toàn cầu nhưng xét ở góc độ bảo mật thông tin, CDMA
có tính năng ưu việt hơn. Sự thành công của mạng 2G là do dịch vụ và tiện ích
mà nó mạng lại cho người dùng, tiêu biểu là chất lượng thoại và khả năng di
động.
Tiếp nối công nghệ 2G là công nghệ 3G cho phép truy cập Internet không
dây và các cuộc gọi có hình ảnh. Mạng 3G (Third - generation technology) là
tiêu chuẩn truyền thông di động băng thông rộng thế hệ thứ 3 tuân thủ theo các
chỉ định trong IMT-2000 của Tổ chức Viễn thông thế giới. 3G cho phép truyền
cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh,

4
hình ảnh...). 3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển mạch gói và chuyển mạch
kênh.
Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G và 2.5G là cho phép
truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố
định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các
nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện như:
âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; email;
video streaming; High-ends games; các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS)...
Khi mà công nghệ mạng thông tin di động thế hệ thứ ba 3G chưa có đủ
thời gian để khẳng định vị thế của mình trên toàn cầu, người ta đã bắt đầu nói về
công nghệ 4G (Fourth Generation) từ nhiều năm gần đây. Công nghệ 4G được
hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây. 4G được phát triển trên các
thuộc tính kế thừa từ công nghệ 3G. Về mặt lý thuyết, mạng không dây sử dụng
công nghệ 4G sẽ có tốc độ nhanh hơn mạng 3G từ 4 đến 10 lần. Tốc độ tối đa
của 3G là tốc độ tải xuống 14Mbps và 5.8Mbps tải lên. Với công nghệ 4G, tốc
độ có thể đạt tới 100Mbps đối với người dùng di động và 1Gbps đối với người
dùng cố định. Các công nghệ cơ bản trên nền tảng 3G, bao gồm WCDMA, EV-
DO, và HSPA. Hiện nay, khi mới triển khai nhiều nhà mạng đã đặt tên cho công
nghệ mới là 4G kết hợp các chuẩn công nghệ như LTE, WiMax và UMB. Tuy
nhiên, những công nghệ này mới chỉ dùng ở mức trước 4G hay chỉ là 3.9G; chưa
có công nghệ nào thật sự là 4G.
Đến nay, công nghệ 3G ngày một phát triển và đang từng bước hoàn thiện,
trong khi đó 4G là công nghệ của tương lai bởi tốc độ truy cập chưa thể đáp ứng
tốc độ thật sự mà chuẩn này đưa ra. Trong số những công nghệ tiên phong trong
lĩnh vực 4G phải kể đế LTE, UMB và WiMAX II. Cả 3 đều sử dụng công nghệ
ăng-ten mới, qua đó cải thiện tốc độ và khoảng cách truyền dẫn dữ liệu. Tuy
nhiên, 3 công nghệ này vẫn được xem như những công nghệ tiền 4G. IEEE
802.16m hay còn gọi là WiMAX được phát triển từ chuẩn IEEE 802.16e của
Viện kỹ thuật điện và điện tử.
IEEE 802.16 là một chuỗi các chuẩn do IEEE phát triển, chúng hỗ trợ cả
cố định (IEEE 802.16-2004) và di động (IEEE 802.16e-2005). IEEE 802.16m

5
được phát triển từ chuẩn IEEE 802.16e, là công nghệ duy nhất trong các công
nghệ tiền 4G được xây dựng hoàn toàn dựa trên công nghệ đa truy nhập phân
chia theo tần số trực giao OFDMA (kỹ thuật đa truy cập vào kênh truyền
OFDM). Công nghệ WiMAX II sẽ hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên tới 100 Mb/s
cho các ứng dụng di động và có thể lên tới 1Gb/s cho các người dùng tĩnh.
Khoảng cách truyền của WiMAX II là khoảng 2 km ở môi trường thành thị và
khoảng 10 km cho các khu vực nông thôn. Công nghệ này hỗ trợ tốc độ truyền
dữ liệu lên tới 100 Mb/s cho các ứng dụng di động và có thể lên tới 1Gb/s cho
các người dùng tĩnh.
Như vậy, công nghệ 4G sẽ là xu thế trong những năm tới, với những ưu
thế vượt trội của mình công nghệ này sẽ mang đến những bất ngờ mới cho ngành
công nghệ viễn thông.
2. Mạng máy tính
Thế giới đang nhanh chóng chuyển sang chuẩn IPv6 từ chuẩn IPv4. Đó
chính là việc cung cấp số lượng địa chỉ IP quá ít, không thể đáp ứng nhu cầu sử
dụng Internet hiện nay của các quản trị viên cũng như người dùng cơ bản.
Một công nghệ mới có tên IPv6 đang được đưa ra với mục đích tăng số
lượng địa chỉ IP của Internet, hỗ trợ các máy tính và các thiết bị có thể tìm thấy
nhau qua một địa chỉ mang tính phổ biến nhất. Công nghệ này sẽ thay thế hoàn
toàn công nghệ địa chỉ mở mà Internet thế giới bắt đầu được sử dụng vào cuối
năm 1970.
IPv4 đã được chuẩn hóa kể từ RFC 791 phát hành năm 1981. IPv4 dùng
32bit để biểu diễn địa chỉ IP. Sử dụng 32 bit này, ta có thể đánh được khoảng 4.3
tỷ địa chỉ khác nhau. Nhưng chỉ khoảng hơn 10 năm sau khi ra đời, vào nửa đầu
thập kỷ 90, nguy cơ thiếu địa chỉ IP đã xuất hiện tại 1 số nước như Trung Quốc,
Ấn Độ,…Các nhà phát triển đã triệu tập nhiều hội nghị, nhiều phương án đã xuất
hiện như: CIDR, NAT, ... Song, với sự phát triển cực kỳ tốc độ, 4.3 tỷ địa chỉ kia
không đủ đặt địa chỉ cho những PC, di động, các thiết bị điện tử khác để nối trực
tiếp tới Internet. Để giải quyết vấn đề đó thì IPv6 đã ra đời. Với 128 bit lớn hơn
IPv4 gấp 4 lần, bạn có thể đánh được khoảng 340 tỷ địa chỉ. Đây là không gian
địa chỉ cực lớn không chỉ dành riêng cho Internet mà còn cho tất cả các mạng

6
máy tính, hệ thống viễn thông, hệ thống điều khiển và thậm chí là vật dụng gia
đình. IPv6 được tích hợp trong Windows XP SP1 và Windows Server 2003
nhưng bị ẩn . Còn trên Windows Server 2008 và Windows Vista, mặc định IPv6
được mở. Hiện tại thì nhu cầu chúng ta cần 15% IPv6, còn 85% còn lại dùng để
dự phòng trong tương lai.
Với cách thức mà IPv6 thực hiện trong quá trình định tuyến các gói tin để
cải thiện hiệu suất sẽ giúp việc mất dữ liệu bị ít xảy ra hơn, độ tin cậy cao hơn
cũng như hiệu quả kết nối tốt hơn. Với nhiều người cũng như các thiết bị chia sẻ
Internet hơn, nhu cầu sử dụng cho VoIP (thoại qua IP) và video, hiệu suất sẽ
càng quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy việc đưa IPv6 ra đời là nhu cầu tất yếu
và sẽ là xu thế trong tương lai.

You might also like