You are on page 1of 7

Ẩn tinh (pulsar): Một ngôi sao neutron phát ra bức xạ điện tử.

Ẩn vật chất (dark matter): Thứ vật chất vô hình mà người ta cho là chiếm phần lớn khối lượng
của vũ trụ.
Ánh sáng (light): Từ phổ thông dùng để chỉ các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng
quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường (tức là từ khoảng 400 nm đến 700 nm). Giống như
mọi bức xạ điện từ, ánh sáng có thể được mô tả như những đợt sóng hạt chuyển động gọi là
photon.
Bạch Hổ (White Tiger hay Kirin): Là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng
là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
**(Mở rộng): Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch,
白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
Bốn hành tinh kiểu quả đất (terrestrial planet): Là các hành tinh nằm từ vòng đai Kuiper trở vào
Mặt trời, được cấu tạo từ các loại đất và đá. Gồm bốn hành tinh tính từ Mặt trời ra: Sao Thủy,
Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa.
Bụi sao băng (meteor dust): là bụi rơi ra từ sao băng khi vào khí quyển Trái đất.
Bước sóng (wave length): Là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (điểm mà sóng đạt giá trị lớn
nhất), hoặc tổng quát là giữa hai cấu trúc lặp lại của sóng, tại một thời điểm nhất định. Nó
thường được viết tắt bằng chữ Hy Lạp lambda (λ).
Bức xạ (radiation): Năng lượng dưới hình thức sóng điện từ (loại sóng có nhiều bước sóng khác
nhau, di chuyển vằng với vận tốc ánh sáng).
Bức xạ điện từ hay Sóng điện từ (electromagnetic radiation/electro magnetic wave): Là sự kết
hợp (nhân vector) của dao động điện trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong
không gian như sóng. Sóng điện từ cũng bị lượng tử hoá thành những "đợt sóng" có tính chất
như các hạt chuyển động gọi là photon.
Bức xạ nền (background radiation): Những tín hiệu radio yếu ớt trong vũ trụ - là năng lượng tàn
dư từ vụ nổ Big Bang.
Bức xạ phông vi sóng vũ trụ hay Bức xạ phông nền vũ trụ hay Bức xạ tàn dư vũ trụ: Là
bức xạ điện từ được sinh ra từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ (khoảng 400.000 năm sau Vụ Nổ Lớn).
Phổ của nó có dạng giống phổ bức xạ của vật đen với đỉnh nằm trong dải bước sóng vi ba (trong
khoảng vài milimét đến vài chục xentimét).
Bụi vũ trụ (dust): Những phần tử bé xíu rơi rớt lại sau sự hình thành của một thái dương hệ hay
sau khi một sao chổi bay qua.
Cập đôi vĩnh hằng (Forever couple): Chỉ Trái đất và Mặt trăng luôn "bên" nhau.
Ceres (tiếng Latinh Cerēs): Là hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong Hệ Mặt Trời và là hành tinh
lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính ở khoảng giữa Sao Mộc và Sao Hỏa. Nó được
phát hiện vào ngày 1 tháng 1 năm 1801 bởi Giuseppe Piazzi.
Chân trời sự kiện (event horizon): Là biên phía trong của không-thời gian gần một điểm kỳ dị,
tất cả các loại vật chất nếu nằm dưới giới hạn này kể cả các sóng điện từ (kể cả ánh sáng) đều
không thể vượt ra ngoài để đến với người quan sát.
Chân trời vũ trụ quan sát được (event horizon of the observable universe): Là một ranh giới
cho khoảng cách tối đa mà tất cả các sự kiện có thể nhìn thấy được.
Chân trời sự kiện của lỗ đen (event horizon of a black hole): Là những gì ta nhìn thấy được từ
lỗ đen vũ trụ, ta sẽ không thấy được gì từ ngoài vùng chân trời sự kiện đó.
Chòm sao (constellation): Những ngôi sao hợp thành những hình dáng nất định tại một vùng
nhất định trên bầu trời đêm, chúng thường được đặt tên theo các nhân vật trong thần thoại.
Chu Tước (Phoenix hay Phoenix): Là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và
cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
**(Mở rộng): Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng
liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở
phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
Chuẩn tinh (quasar): Một thiên hà xa xôi giải phóng một khối năng lượng khổng lồ từ một vùng
nhỏ nằm ở trung tâm của thiên hà đó.
Diêm vương tinh (Pluto còn gọi là Plutoid): Vào năm 2006, không còn gọi là hành tinh nữa mà
gọi là hành tinh lùn lớn thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời (sau Eris) và là vật thể lớn thứ
mười được quan sát trực tiếp thấy bay quanh Mặt Trời.
Điện trường (electric filed): là một mô hình tưởng tượng trong điện từ học để nói về môi trường
vật chất đặc biệt bao quanh điện tích.
Điểm cận nhật hay Cận điểm quỹ đạo (perihelion): Là một điểm trên quỹ đạo elíp của một thiên
thể, đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác, nằm gần khối tâm của hệ hai
thiên thể nhất.
Đông chí (Winter solstice): Là tiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông, nó là một trong
hai mươi tư tiết khí trong nông lịch.
Eris: Là một hành tinh lùn có tên 136199 Eris (trước đây được gọi là 2003 UB313). Đây là hành
tinh lùn lớn nhất trong Thái Dương hệ và là thiên thể thứ chín quay quanh Mặt trời.
E=mc²: Là phương trình nổi tiếng của Albert Einstein; trong đó E là năng lượng của vật chất, m là
khối lượng vật chất và c là vận tốc ánh sáng.
** (Mở rộng): Với một khối lượng cực nhỏ có thể giải phóng một năng lượng cực lớn. Các hạt cơ
bản chuyển động càng nhanh bao nhiêu thì lực càng lớn bấy nhiêu, có thể làm tăng vận tốc của
chúng đến một trị số đã cho, tức là khối lượng tương đối của chúng càng lớn lên bấy nhiêu.
Gió Mặt trời (solar wind): Luồn hạt với tốc độ rất cao bay ra từ Mặt trời.
Gamma: xem từ Tia Gamma
Hạ chí (summer solstice): Là tiết khí khởi đầu từ điểm giữa của mùa hè, nó là một trong hai mươi
tư tiết khí trong nông lịch.
Hải vương tinh (Neptune): Là hành tinh thứ tám tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh
nặng thứ ba trong Hệ Mặt trời. Đây là một hành tinh khí. Với 8 vệ tinh bay xung quanh.
Hành tinh (planet): Thiên thể hình cầu cấu tạo từ đá và khí quay quanh một ngôi sao và phản xạ
ánh sáng của ngôi sao đó.
Hành tinh X (planet X): Là tên do các nhà thiên văn học đặt ra cho một hành tinh hay một thiên
thể lớn không rõ nguồn gốc khi đang nghiên cứu.
Hành tinh lùn (dwarf planet): Là một khái niệm trong việc phân loại các thiên thể trong Hệ Mặt
Trời của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế vào ngày 24 tháng 8 năm 2006.
Hạt nhân (nucleus): Bộ phận trung tâm cảu nguyên tử, chiếm hầu hết khối lượng của nguyên tử.
Hệ tọa độ xích đạo (equatorial coordinate system): Là hệ tọa độ thiên văn cầu được sử dụng
nhiều cho các quan sát bầu trời từ Trái Đất.
Hệ tọa độ thiên văn: Là một hệ tọa độ mặt cầu dùng để xác định vị trí biểu kiến của thiên thể
trên thiên cầu.
Hệ tọa độ chân trời (horizontal coordinate system): Là một hệ tọa độ thiên văn có mặt phẳng
tham chiếu là mặt phẳng chân trời, tại vị trí người quan sát.
Hệ tọa độ thiên hà (galactic coordinate system): Là một hệ tọa độ thiên văn dùng mặt phẳng
Ngân Hà làm mặt phẳng tham chiếu.
Hệ tọa độ siêu thiên hà (supergalactic coordinate system): Là tọa độ trong một hệ tọa độ hình
cầu được tạo nên bởi đường xích đạo trên một mặt phẳng siêu thiên hà.
Hỏa tinh (Mars): Là hành tinh thứ tư tính từ Mặt trời trở ra và cũng là hành tinh thứ nhất có quỹ
đạo nằm ở ngoài quỹ đạo của Trái Đất. Với 2 vệ tinh quanh xung quanh.
Hiệp hội Thiên văn Quốc tế International Astronomical Union: Viết tắt IAU, là hiệp hội của các
hiệp hội thiên văn học khắp nơi trên thế giới. Nó là thành viên của Ủy ban Khoa học Quốc tế
(ICSU). Nó là tổ chức được biết đến với trọng trách đặt tên cho các chòm sao, sao, hành tinh,
tiểu hành tinh và các thiên thể cùng các hiện tượng thiên văn.
Huyền vũ (Black Warrior hay Tortoise): Là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc,
và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
**(Mở rộng): Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có
màu đen (huyền, 玄) là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.
Kinh độ (longitude): Là giá trị tọa độ địa lý theo hướng đông-tây, được sử dụng phổ biến nhất
trong bản đồ học và hoa tiêu toàn cầu. Một đường kinh độ được gọi là kinh tuyến và nó tạo thành
một nửa đường tròn lớn.
Kinh độ Mặt trời (Sun Longitude): Là một góc chỉ vị trí hành tinh trên quỹ đạo
quanh Mặt Trời. Nó bằng góc giữa đường nối Mặt Trời và hành tinh và phương xuân
phân trên mặt phẳng quỹ đạo.
Khí quyển (atmosphere): Lớp khí bao quanh một hành tinh, được giữ không bay đi
mất bằng lực hấp dẫn.
Kính viễn vọng hay Kính thiên văn (telescope): Là một dụng cụ giúp quan sát các
vật thể nằm ở khoảng cách xa so với kích thước của con người. Kính viễn vọng được
ứng dụng trong quan sát thiên văn học, hay trong công tác hoa tiêu của ngành hàng
hải, hàng không hay công nghệ vũ trụ, cũng như trong quan sát và do thám quân
sự. Trong các ứng dụng thiên văn, chúng còn được gọi là kính thiên văn.
Khí quyển Trái Đất (Earth's atmosphere): Là lớp các chất khí bao quanh hành tinh
Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo
thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), điôxít cacbon (dao động,
khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác.
Không gian (space): từ này có rất nhiều nghĩa, nhưng trong ngành thiên văn học
thì gọi là khoảng không vũ trụ nằm ngoài bầu khí quyển của Trái Đất.
Khối lượng (mass): Thước đo lượng vật chất có trong một vật.
Kim tinh [Venus): Là hành tinh thứ hai tính từ Mặt trời trở ra. Không có vệ tinh.
Trong thiên văn, người ta gọi là sao Hôm hay sao Mai (tùy vào thời điểm xuất hiện
của nó vào buổi sáng hay buổi chiều hôm).
Kinh tuyến (meridian): Là một nửa vòng tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa
cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường
xích đạo.
Lỗ đen hay Hố đen (black hole): Một thiên thể suy tàn cóực ấp dẫn mạnh đến mức
không có gì - kể cả ánh sáng - có thể thoát khỏi lực hút của nó.
Lỗ trắng hay Hố trắng (white hole): Là một thiên thể giả định phóng ra vật chất,
ngược với hố đen vốn hút mọi vật chất. Nó có thể được coi là nghịch đảo thời gian
của hố đen, tức là giống một hố đen quan sát với thời gian đi ngược lại quá khứ.
Lực hấp dẫn (gravity): Lực hút giữa những vật thể bất kỳ có trọng lượng, ví dụ như
lực hút gữa trái đất và mặt trăng.
Lý thuyết tương đối hay (theory of relativity hay relativity theory): Thường gọi đơn
giản là Thuyết tương đối, bao gồm 2 lý thuyết vật lý thuyết tương đối hẹp và
thuyết tương đối rộng. Lý Thuyết Tương Đối của Einstein cho thấy mọi chuyển động
của vật là tương đối . Khi vật di chuyển với vận tốc ánh sáng khối lượng của vật sẻ bị
biến đổi co lại ra giản hay, thời gian ngắn lại.
Lý thuyết tương đối hẹp (restricted theory of relativity): Là thuyết vật lý do Albert
Einstein đề xuất vào năm 1905.
** (Mở rộng): Gồm hai tiên đề quan trọng: Mọi hiện tượng vật lý (cơ học, nhiệt động
lực học, điện từ học...) đều xảy ra như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính và Tốc
độ ánh sáng trong chân không là một đại lượng không đổi trong tất cả các hệ qui
chiếu quán tính.
Lý thuyết tương đối rộng hay Lý thuyết tương đối tổng quát (general theory of
relativity): Là một lý thuyết vật lý cơ bản về hấp dẫn. Lý thuyết này được Albert
Einstein đưa ra vào năm 1915. Nó có thể coi là phần bổ sung và mở rộng của lý
thuyết hấp dẫn Newton ở tầm vĩ mô và với vận tốc lớn.
** (Mở rộng): Lý thuyết này mô tả hấp dẫn tương tự như sự biến dạng địa phương
của không-thời gian. Cụ thể là một vật có khối lượng sẽ làm cong không thời gian
xung quanh nó. Độ cong của không thời gian chính bằng lực hấp dẫn. Nói một cách
khác, hấp dẫn là sự cong của không thời gian.
Lý thuyết tương đối tổng quát (general theory of relativity): Xem từ Lý thuyết
tương đối rộng.
Lý thuyết hấp dẫn (gravitational theory): Thường gọi là Thuyết hấp dẫn hay Định
luật vạn vật hấp dẫn, xem từ Lực hấp dẫn
** (Mở rộng): Đây là Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.
Mặt phẳng hoàng đạo: là mặt phẳng hình học chứa quỹ đạo Kepler chuyển động
của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Mặt phẳng quy chiếu (plane of reference): Là mặt phẳng x-y của hệ quy chiếu Đề-
các x-y-z, trong đó các tham số quỹ đạo (đặc biệt là độ nghiêng quỹ đạo và kinh độ
điểm mọc) được định nghĩa.
Mặt trăng (Moon): (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) Là vệ tinh tự nhiên duy nhất của
Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.
Mặt trời (Sun): Là ngôi sao ở trung tâm Hệ mặt trời. Trái đất và các thành viên khác
(gồm các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi) quay quanh Mặt
trời.
Mộc tinh (Jupiter): Là hành tinh thứ năm đếm từ Mặt trời trở ra và cũng là hành tinh
to lớn nhất trong Hệ mặt trời. Đây là hành tinh khí. Có 16 vệ tinh quay xung quanh.
Mưa sao băng (shower of meteors hay meteor shower): Là một hiện tượng thiên
văn, do khi Trái đất đi ngang qua đám bụi do thiên thạch hoặc sao chổi để lại,
thường xảy ra vào bầu trời ban đêm và tập hợp gần hàng chục sao băng hoặc đến
hơn ngàn sao băng, có thể xảy ra định kỳ.
Mưa thiên thạch (): Là một hiện tượng thiên văn nhưng rất hiếm gặp, do nhiều
thiên thạch (có thể hàng chục hoặc hàng trăm thiên thạch)
NASA: tên đầy đủ là National Aeronautics and Space Administration (tiếng Anh
nghĩa là Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia) là cơ quan chính phủ liên
bang Hoa Kỳ, thành lập vào năm 1958, có trách nhiệm thực thi chương trình thám
hiểm không gian và nghiên cứu ngành hàng không. Cơ quan cũng có nhiệm vụ
nghiên cứu dài hạn những hệ thống hàng không quân sự cũng như dân sự.
Năm ánh sáng (ligh-year): Đơn vị đo lường trong thiên văn học, là khoảng cách tia
sáng đi được trong một năm (khoảng 9,5 triệu kilomet).
Ngôi sao (star): Một quả cầu khí khổng lồ, nóng bỏng và sáng chói (phát ra ánh
sáng) tạo ra năng lượng bằng phản ứng nhiệt hạch.
Nguyên tử (atom): Phần nhỏ nhất của một nguyên tố, được tạo thành bởi proton,
neutron và electron.
Nhà du hành vũ trụ hay Phi hành gia (tiếng Nga: космона́вт, tiếng Anh:
astronaut, phiên âm tiếng Hoa: taikonaut): Là một người được huấn luyện qua
chương trình không gian để chỉ huy, lái hoặc trở thành thành viên của một con tàu
vũ trụ.
Nhà thiên văn học (astronomer): Là một người học qua trường lớp chuyên sâu về
ngành thiên văn học, chuyên nghiên cứu và giải thích các hiện tượng thiên văn hoặc
các vật thể, sự kiện có trong vũ trụ.
Nhóm hành tinh vòng trong (Terrestrial planet): là bốn hành tinh kiểu quả đất
(terrestrial planet) (xem bốn hành tinh kiểu Trái Đất) ở vòng trong có đặc trưng ở sự
rắn đặc của chúng, được tạo thành từ đá. Gồm các hành tinh Sao Thủy, Sao Kim,
Trái Đất, Sao Hỏa.
Phản ứng nhiệt hạch (nuclear fusion): Loại phản ứng kết hợp các hạt nhân của
nguyên tử (ở nhệt độ và áp suất rất lớn) để tạo ra một chất nặng hơn. Phản ứng
nhiệt hạch là nguồn năng lượng của các ngôi sao.
Quần thể sao (star cluster): Một nhóm nhiều ngôi sao liên kết với nhau bằng lực
hấp dẫn.
Quang quyển (photosphere): Bề mặt phát sáng nhìn thấy được của một ngôi sao.
Quỹ đạo (orbit): Đường bay của một vật thể xoay quanh một vật thể khác. Các vệ
tinh, hành tinh và các ngôi sao được giữ trong quỹ đạo bay của chúng nhờ lực hấp
dẫn của một vật thể có khối lượng lớn hơn chúng nhiều.
Sao băng hay Sao sa (shooting star): Là đường nhìn thấy của các thiên thạch và
vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu
khí quyển).
Sao chổi (comet): Tảng băng hay đá bay theo quỹ đạo, khi bay đến gần Mặt trời
chúng hình thành nên những cái đuôi phát sáng.
Sao khổng lồ đỏ (red giant): Một ngôi sao già trước kia cũng giống như Mặt trời,
nưng đã sắp tắt.
Sao khổng lồ (giant star): Ngôi sao có kích thước gấp nhiều lần Mặt trời. Những
ngôi sao như Mặt trời khi suy tàn sẽ trở thành những ngôi sao đỏ khổng lồ. Nững
ngôi sao có kích thước gấp mười Mặt trời sẽ trở thành những siêu sao.
Sao lùn nâu (brown dwarf): Một thiên thể nhỏ hơn ngôi sao nhưng lớn hơn hành
tinh. Sao lùn nâu tảo ra nhiệt lượng nhưng không phát ra ánh sáng.
Sao lùn trắng (white dwarf): Phần lõi co lại của một ngôi sao giống như Mặt trời
những đã ngừng sinh ra năng lượng.
Sao neutron (neutrol star): Ngôi sao suy tàn có thành pần chủ yếu là neutron.
Siêu tân tinh hay Vụ nổ siêu sao (supernova): Vụ nổ kinh khủng của một ngôi sao
(vụ nổ siêu sao). Siêu tân tinh xảy ra khi một siêu sao đã cạn kệt hết nhiên liệu, hay
chỉ một sao lùn trắng phát nổ.
SETI: Là từ viết tắt của Search for Extra-Terrestrial Intelligence nghĩa là Tìm kiếm
Trí thông minh Ngoài Trái đất. Đây là tên gọi chung của một tổ chức tìm kiếm về sự
sống ngoài Trái đất.
Sinh vật ngoài Trái đất (extraterrestrial creature): là một dạng sinh vật sống ở bên
ngoài Trái đất, trong vũ trụ, trên một hành tinh với đủ điều kiện độ ẩm, ánh sáng...
để phát triển sự sống hoặc có thể tồn tại ở một dạng sinh vật mà con người chưa biết
đến. Xem thêm từ Sự sống ngoài Trái đất.
Sóng điện từ (electro magnetic wave): Xem từ Bức xạ điện từ.
Sự sống ngoài Trái đất (extraterrestrial life): Là sự sống nằm bên ngoài Trái đất.
Có ước tính tất cả hơn 200 dạng sự sống ở trong các Thiên hà. Dạng sự sống mà đến
nay các nhà khoa học chỉ biết là các sinh vật, con người ở trên Trái đất.
Tàn dư sao siêu mới (supernova remnants): Là tàn dư để lại khi một siêu sao phát
nổ.
Tàu con thoi (space shuttle): gọi là Space Transportation System (STS), nghĩa
là Hệ thống Chuyên chở vào Không gian, là phương tiện phóng tàu vũ trụ có người
điều khiển hiện nay của chính phủ Hoa Kỳ.
Tàu vũ trụ hay Phi thuyền không gian (spacecraft,spaceship): Là một phương
tiện vận chuyển các thiết bị có người hay không người lái vào các khoảng không ở
bên ngoài tầng khí quyển Trái Đất.
Thái dương hệ (solar system): Mọi thứ nằm trong lực hấp dẫn cảu Mặt trời, từ các
hành tinh cho đến các sao chổi. Các ngôi sao khác cũng có Hệ Mặt trời của riêng
chúng.
Thiên hà (galaxy): Một tập hợp từ khoảng 10 triệu (107) đến nghìn tỷ (1012) các
ngôi sao khác nhau xen lẫn bụi, khí và có thể cả các vật chất tối xoay chung quay
một khối tâm.
Thanh Long hay Thương Long (Dragon): Là một trong Tứ tượng của Thiên văn học
Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
**(Mở rộng): Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng, thời cổ đại
gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu
của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.
Thiên hà xoắn ốc (spiral galaxy):Một thiên hà với các nhánh xoắn bắt đầu từ trung
tâm ủa nó. Thiên hà của chúng ta cũng có hình dạng xoắn ốc.
Thiên thạch (meteorite): Một vật thể bằng đá hoặc kim loại, từ không gian tác động
đến Trái đất.
Thiên thể (astronomical object): Là các thực thể, các tập hợp hay những cấu trúc
đáng kể trong vũ trụ mà sự tồn tại của chúng được khoa học ngày nay chứng nhận.
Thiên văn học (astronomy): Astronomy trong tiếng Anh từ hai từ Hy Lạp astron
(ἄστρον), "ngôi sao" và -nomy từ nomos (νόμος), "luật lệ") là việc nghiên cứu khoa
học các vật thể vũ trụ (như sao, hành tinh, sao chổi, và thiên hà) và các hiện tượng
có nguồn gốc bên ngoài khí quyển Trái đất (như bức xạ nền vũ trụ). Nó nghiên cứu
sự phát triển, tính chất vật lý, hoá học, khí tượng học, và chuyển động của các vật
thể vũ trụ, cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ.
Thiên vương tinh (Uranus): Là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là
hành tinh lớn thứ ba của Hệ Mặt trời nếu theo đường kính, hay thứ tư nếu theo khối
lượng. Đây là một hành tinh khí. Có 18 vệ tinh quay xung quanh.
Thổ tinh (Saturn): Là hành tinh thứ sáu tính từ Mặt trời trở ra và cũng là hành tinh
lớn thứ nhì của Hệ Mặt Trời. Đây là một hành tinh khí không cấu tạo từ đất và đá. Có
20 vệ tinh quay xung quanh.
Thời gian (time): là một thành phần của một hệ thống đo lường được dùng để diễn
tả trình tự xảy ra của các sự kiện, để so sánh độ dài của các sự kiện, và khoảng cách
giữa chúng, để lượng hóa chuyển động của các đối tượng.
Thu phân (Autumnal equinox): Là tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa của mùa thu,
nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch.
Thủy tinh (Mercury): Là hành tinh thứ nhất tính từ Mặt trời trở ra và là hành tinh
gần Mặt trời nhất. Đây là hành tinh nhỏ nhất tront Thái dương hệ. Không có vệ tinh.
Thuyết tương đối hay Lý thuyết tương đối tổng quát (relativism hay relativity
theory): xem từ Lý thuyết tương đối.
Tia cực tím hay Tia tử ngoại, Tia UV (black light): Là sóng điện từ có bước sóng
ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X.
Tia Gamma (Gamma-ray): Kí hiệu là γ, là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có
tần số cao hơn tia X (bước sóng nhỏ hơn 100 picômét).
Tia X hay Quang tuyến X hay X quang hay tia Röntgen (X-ray hay X-radiation):
là một sóng điện từ có bước sóng trong khoảng 10 nanômét đến 100 picômét (tức là
tần số từ 30 PHz đến 3EHz).
Tiểu hành tinh (asteroid): Những khối đã hay khối kim loại bay trong vũ trụ.
Tinh vân (nebula): Đám mây khí và bụi trong vũ trụ với rất nhiều màu sắc tuyệt
đẹp, hình dạng, được mệnh danh là "vẻ đẹp của vũ trụ".
Tốc độ ánh sáng (velocity of high): Xem từ Vận tốc ánh sáng.
Trái đất (earth): Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời trở ra, đồng thời cũng là hành
tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời và là nơi chúng ta đang
sống. Đến nay con người chỉ biết Trái đất là hành tinh có sự sống. Với một vệ tinh
quay xung quanh.
Từ trường (field: trường): Là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện
tích chuyển động hoặc do sự biến thiên của điện trường hoặc có nguồn gốc từ các
môment lưỡng cực từ.
Từ trường Trái đất (Earth's magnetic field): Là một lưỡng cực từ trường, với một
cực gần cực bắc địa lý và cực kia gần cực nam địa lý. Một đường thăng tưởng tượng
nối hai cực tạo thành một góc khoảng 11,3° so với trục quay của Trái đất. Nguyên
nhân gây ra từ trường có thể được giải thích theo lý thuyết dynamo.
UFO: Là chữ viết tắt của unidentified flying object trong tiếng Anh tức là "vật thể bay
không xác định", chỉ đến vật thể hoặc hiện tượng thị giác nào thấy bay trên trời mà
không thể xác dịnh được đó là gì thậm chí sau khi nhiều người nghiên cứu rất kỹ.
Vành đai Kuiper Kuiper Belt: là các vật thể của hệ Mặt Trời nằm trải rộng từ phạm
vi quỹ đạo của Hải Vương Tinh (khoảng 30 AU) tới 44 AU từ phía Mặt Trời, quỹ đạo
nằm gần với mặt phẳng hoàng đạo.
Vành đai Tiểu hành tinh (Asteroid Belt): Bao gồm các tiểu hành tinh là các thiên
thể nhỏ hơn hành tinh, thường không đủ khối lượng để giữ hình dạng hình cầu, có
quỹ đạo nằm chủ yếu giữa quỹ đạo Sao Hoả và quỹ đạo Sao Mộc (giữa 2,3 và 3,3 AU
từ Mặt Trời), và cấu tạo chủ yếu từ các khoáng chất không bay hơi.
Vận tốc ánh sáng (speed of light): Là độ lớn vô hướng của vận tốc lan truyền của
ánh sáng. Trong chân không, các thí nghiệm đã chứng tỏ ánh sáng đi với tốc độ
không thay đổi, thường được ký hiệu là c = 299 792 458 m/s (xấp xỉ 300 nghìn
km/s), không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
Vật chất (matter): Là những gì có trong vũ trụ
Vật chất tối hay Năng lượng tối (dark matter): Trong ngành vật lí thiên văn, thuật
ngữ này chỉ đến một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, có thành phần chưa hiểu.
Vật chất tối hay năng lượng tối chiếm phần lớn trong vũ trụ quan sát được
Vật thể bay không xác định (unidentified flying object): xem từ UFO.
Vệ tinh (satellite): Một vật thể - tự nhiên hay nhân tạo - bay quanh một vật thể
khác thao một quỹ đạo ợc giữ bằng lực hấp dẫn. Vệ tinh có thể là các kính thiên văn
trong vũ trụ hay thậm chí cả ột thiên hà.
Vết Mặt trời (sunspot): Những vùng sẫm màu, nguội hơn trên bề mặt của Mặt trời,
chúng do từ trường Mặt trời tạo ra và làm nhừng sự lưu thông bình thường của các
chất khí.
Vĩ độ (latitude]: Là giá trị xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất (hay các
hành tinh khác) ở phía bắc hay phía nam của xích đạo.
Vĩ tuyến (parallel of latitude): Là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có
cùng vĩ độ.
Vũ trụ (universe): Là tất cả những gì đang tồn tại, từ một mẩu giấy nhỏ cho đến
những thiên hà xa xôi nhất trong không gian.
Vũ trụ quan sát được (observable universe): Gồm tất cả mọi nơi có thể có tác động
đến con người kể từ Vụ Nổ Lớn, chắc chắn là hữu hạn, do tốc độ truyền tương tác
không vượt quá tốc độ ánh sáng.
Vụ nổ lớn (Big Bang): Đây là một lý thuyết về nguồn gốc của Vũ trụ. Vào năm
1922, một nhà vũ trụ học - toán học người Nga tên Alexander Friedmann đã tìm ra
nghiệm giãn nở vũ trụ cho phương trình trường Einstein. Đến năm 1927, một thầy tu
người Bỉ là Georges Lemaître đưa ra giả thuyết vũ trụ bắt đầu từ "vũ nổ". Đến năm
1949, một nhà thiên văn học người Anh tên Sir Fred Hoyle đã đặt ra cái tên Big Bang
(Vụ nổ lớn) bày tỏ sự chế giễu của mình.
Vụ nổ siêu sao mới (supernovae): Là một hiện tượng thiên văn rất hiếm khi một
siêu sao phát nổ trong một thời gian rất ngắn do đốt hết nhiên liệu trong nó. Sau khi
phát nổ, ánh sáng của nó có thể tỏa sáng cả một vùng không gian.
Xích đạo (equator): Là một đường tròn tưởng tượng được vẽ ra trên bề mặt một
hành tinh (hoặc các thiên thể khác) tại khoảng cách nằm giữa hai cực.
Xích kinh hay Xích kinh độ (Right Ascension): Viết tắt theo tiếng Anh là RA, chữ
đầy đủ là Right Ascension còn được ký hiệu bằng tiếng Hy Lạp α, là một thuật ngữ
thiên văn học chỉ một trong hai tọa độ của một điểm trên thiên cầu khi sử dụng hệ
tọa độ xích đạo.
Xích vĩ hay Xích vĩ độ (declination): viết tắt theo tiếng Anh là Dec, chữ đày đủ là
declination, ký hiệu δ, là một thuật ngữ thiên văn học chỉ một trong hai tọa độ của
một điểm trên thiên cầu khi sử dụng hệ tọa độ xích đạo.
Xuân phân (Vernal equinox): Là điểm giữa của mùa xuân, nó là một trong hai mươi
tư tiết khí trong nông lịch và tiết khí này bắt đầu từ điểm giữa mùa xuân.

You might also like