You are on page 1of 5

Tuy là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi nơi trên thế giới nhưng

phá rừng lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau.

• Phá rừng là quá trình chuyển đổi hay sự thay đổi của lớp phủ mặt đất
từ rừng sang các trạng thái khác (Palo et al., 1987; Turner & Meyer,
1994).
• Phá rừng là thuật ngữ mô tả sự thay đổi hoàn toàn trong sử dụng đất
từ rừng sang nông nghiệp, bao gồm cả canh tác nương rẫy và chăn
thả, hay sử dụng đô thị. Nó không bao gồm rừng đã bị khai thác (thậm
chí chặt trắng) và để cho tự tái sinh (WRI, 1992:118).
• Phá rừng mang nghĩa hủy hoại hay làm mất đi thảm cây. từ làm mất
hoàn toàn hay vĩnh viễn thảm cây cho đến những thay đổi nhỏ trong
thành phần sinh thái (Angelsen, 1995).

Mục lục

[ẩn]

• 1 Hiện trạng
• 2 Nguyên nhân của phá rừng
• 3 Các mô hình phá rừng
• 4 Xem thêm

• 5 Tham khảo

[sửa] Hiện trạng

Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay 15,4
triệu hecta/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%). Riêng
đối với Việt nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu
hecta rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt nam
vào khoảng 100.000 hecta.

[sửa] Nguyên nhân của phá rừng

• Nguyên nhân khách quan:

• Nguyên nhân chủ quan:

1. Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.
2. Do quy hoạch một số vụ việc , kế hoạch không đúng đối với quá trình
điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề...
3. Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém.
4. Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng
thiểu số bà con dân tộc vùng cao.
5. Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất
nông nghiệp.
6. Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy
điện,...
7. Do hoạt động phá rừng của bọn lâm tặc nhằm để lấy lâm sản.

[sửa] Các mô hình phá rừng

• Mô hình EKC (Environmental Kuznets Curve)


• Mô hình sử dụng đất cạnh tranh
• Mô hình chuyển đổi của hộ gia đình
• Mô hình thể chế
• Mô hình tổng hợp

Nạn phá rừng

Bảo Vũ

Ngày nay, có lẽ nhiều người cảm nhận ra rằng hình như khí hậu bây giờ có
phần nóng hơn đồng thời cũng có vẻ ngột ngạt hơn hồi trước; hoặc bây giờ
sông ngòi hay tạo ra lụt lội hơn; hay, như ở Việt Nam ta, báo chí thỉnh
thoảng lại đăng tin, ở chỗ này, chỗ khác voi kéo từng đàn về phá hoại hoa
màu, giết hại dân làng; và hiện tượng voi phá phách như vậy cũng nhiều hơn
trước đâỵ Tại sao lại có hiện tượng "nhiều hơn trước đây" như vậỷ. Nguyên
nhân của những hiện tượng thoạt nhìn có vẻ riêng rẽ, không dính líu gì với
nhau như nạn voi phá phách nhiều hơn, sông ngòi tạo ra lụt lội hơn, không
khí có vẻ ngột ngạt hơn, cùng nhiều sự việc khác do đâu mà rả. Kính mời
quý vị cùng chúng tôi thử tìm hiểu trong bài Tác Hại Của Nạn Phá Rừng sau
đây: Thưa quý thính giả, phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra
nạn ô nhiễm môi sinh, nạn trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi
bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản .v.v. Người ta ước
tính, nạn phá rừng khiến mỗi năm thế giới thiệt mất một số tiền lên tới 45 tỷ
Mỹ Kim. Tuy số tiền vừa đề cập là một số tiền vô cùng lớn lao; thế nhưng
những chính sách hay hành động có tính thiển cận, tạo ra vô vàn thiệt hại
khác mà thiệt hại có' tầm mức nghiêm trọng nhất lại là thiệt hại về tính đa
dạng sinh tháị Hẳn quý thính giả đã biết, rừng nhiệt đới giữ một vai trò đặc
biệt trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh tháị Đây là nơi ở của tới 70% chủng
loại cây cối và muông thú của trái đất; đồng thời cũng là nơi chứa tới hơn 13
triệu chủng loại khác nhaụ Rừng nhiệt đới chứa tới 70% loại cây co 'ống
mạch, 30% tất cả các loài chim và 90% loài động vật không xương sống.
Đăỳc biệt rừng nhiệt đới còn là nơi sinh sống của những loài động vật độc
đáo nổi tiếng như các loài linh trưởng như đười ươi, vượn; các giống thuộc
họ miêu, tức mèo như sư tử, cọp, beo, v.v. Riêng trong lĩnh vực chủng loại
thảo mộc mà thôi, rừng nhiệt đới cũng cực kỳ đa dạng và mỗi mẫu rừng
chứa tới hơn 200 chủng loại khác nhaụ Việc phá hoại rừng khiến hàng nghìn
chủng loại cây cối và thú vật bị tuyệt chủng. Số lượng chính xác bị tuyệt
chủng là bao nhiêu thì người ta quả không rõ; thế nhưng có người đoán mỗi
năm khoảng 50.000 chủng loại khác nhau bị tuyệt chủng. Rừng ảnh hưởng
đến khí hậu địa phương và có lẽ khí hậu toàn địa cầu nữạ Rừng trung hòa và
làm dịu bớt nhiệt độ của luồng khí nóng ban ngày đồng thời duy trì được độ
ẩm . Rừng hấp thụ lượng carbon trong khí quyển và nhả ra khí oxy, tức
dưỡng khí cho chúng ta thở. Về phương diện này, rừng có thể được coi là
máy lọc, hút thán khí và nhả dưỡng khí cho con người dùng. Một tác động
trực tiếp khác của việc tình trạng môi sinh bị đảo lộn là chuyện khí hậu trái
đất đang ấm dần lên. Ấm lên ở mức nào là điều mà người ta chưa hoàn toàn
đồng ý được với nhaụ Tuy vậy, nguời ta đoán tiên đoán là trong thế kỷ 21
này, cứ mỗi một thập niên, trái đất trái đất ấm dần lên độ 0,3 độ C. Lý do là
vì số lượng carbon dioxide hiện diện trong bầu khí quyển gia tăng; và kể từ
150 năm qua, số này đã tăng tới 25%; và mặc dù chỉ chiếm có 1/20 của một
phần trăm khí quyển địa cầu, carbon dioxide có khả năng hấp thụ năng
lượng bức xạ rất caọ Những hậu qủa tiêu cực của nạn trái đất ấm dần lên thật
kinh khủng : càng lúc nạn hạn hán càng xảy ra nhiều hơn; đồng thời nạn sa
mạc hóa cũng gia tăng đưa tới chuyện thất bát mùa màng. Đã thế những khu
vực quanh năm băng giá thì nay những khối băng đó lại đang tan nhanh hơn,
đưa tới nạn lũ lụt ở các vùng bờ biển, khiến mặt nước biển dâng cao và có
nguy cơ nhận chìm nhiều vùng đảo, hay vùng duyên hảị Người ta ước lượng
số lượng carbon hiện nay trong bầu khí quyển vào khoảng 800.000 triệu tấn;
và theo mức gia tăng hiện thời thì cứ mỗi năm, số lượng này tăng khoảng 1
phần trăm. Việc khai hoang rừng là một yếu tố quan trọng góp phần vào vào
chuyện làm cho khí hậu địa cầu ấm dần lên. Tuy nhiên, nguyên nhân chính
khiến khí hậu trái đất ấm dần lên, là việc các quốc gia đã kỹ nghệ hóa, thải
ra một số lượng thán khí gây hiệu ứng nhà kính; hầu hết số khí thải này phát
xuất từ việc đốt cháy các nhiên liệu như xăng, dầu các loại,v.v. Người ta ước
lượng lượng khí thải hàng năm do việc đốt những loại nhiên liệu vừa đề cập
lên tới khoảng 6.000 triệu tấn carbon, chủ yếu dưới dạng carbon dioxidẹ
Người ta còn cho rằng một lượng phụ trội 2.000 triệu tấn, tức khoảng 25%
tổng số khí carbone dioxide thải ra là hậu quả của nạn phá rừng, hoặc do các
vụ cháy rừng gây rạ Ở tầm mức khu vực, nạn phá rừng gây rối loạn cho thời
tiết, đồng thời tạo ra hiện tượng đặc biệt khiến khí hậu nóng hơn hoặc khô
hơn. Điều chẳng may là cho tới lúc này, những nỗ lực nhằm tìm ra giải pháp
hầu giải quyết nạn phá rừng, không thành công như người ta đã phần nào
thành công trong việc cải thiện hệ thống khí thải phát xuất từ xe cộ. Xét về
lâu về dài, tác hại của nạn phá rừng đối với đất đai rất nghiêm trọng. Một
trong những nguyên nhân khiến người ta phá rừng là để có đủ đất làm rẫy,
làm ruộng. Việc đốt rừng làm rẫy khiến đất bị phô ra trần trụi dưới sức nóng
của mặt trời nhiệt đới và dưới những cơn mưa lũ liên tu bất tận. Việc này
làm cho đất bị chai hơn, độ màu mỡ và phì nhiêu của đất bị giảm đi, trong
khi lượng độc chất aliminium lại gia tăng; tất cả những yếu tố này làm đất
trở nên khô cằn hơn và khó trồng trọt hơn. Thêm vào đó, tiến trình đất đai bị
suy thoái lại gia tăng vì những vụ trồng trọt và lạm dụng đất đai quá đáng,
cùng với việc trồng trọt quá thường xuyên, không để đất có giờ nghỉ ngơi để
lấy lại số màu đã mất đị Ngoài ra, đất lại còn mau chóng bị suy thoái hơn
nữa khi gia súc được nuôi thả tràn lan, ăn quá mức số đồng cỏ dự trữ. Trong
những vùng rừng khô, hiện tượng đất đai bị suy thoái đang ngày càng trở
thành một vấn đề nghiêm trọng, tạo ra hiện tượng sa mạc hóạ Hiện tượng sa
mạc hóa ảnh hưởng tới khoảng từ 3.000 tới 3.500 triệu mẫu đất, tức
khoảng1/41/4 1/4 số đất đai của thế giới; đồng thời đe dọa đời sống của 900
triệu người tại 100 quốc gia trong thế giới đang phát triển. Tại Việt Nam,
người ta cũng thấy hiện tượng này tại một số vùng ở miền Trung, nơi được
mệnh danh vùng đất cày lên sỏi đá, khi cát phủ dần dần một số đất đai trồng
trọt và nhà cửạ Hiện tượng sa mạc hóa là hậu quả của sự thay đổi khí hậu và
việc sử dụng đất đai thiếu khoa học, trong đó có việc phá rừng. Trong khi
các hiện tượng này diễn ra thì dân số thế giới lại vẫn tiếp tục gia tăng, tạo ra
mức cầu lớn lao nhất mà từ trước tới giờ con người chưa bao giờ gặp phảị
Mức cầu đó đòi hỏi con người phải "vắt" đất, bắt nó phải sản xuất nhiều hơn
nữa; đưa tới chuyện gia tăng sử dụng đất vượt quá khả năng của nó. Ngoài
ra, người ta ước tính, tới năm 2050, có tới hai tỷ người, tức 20 phần trăm dân
số thế giới sẽ bị thiếu nước. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống
tại các quốc gia đang phát triển. Việc thiếu nước là một mối nguy lớn lao
cho sức khỏe con người; và sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác như thiếu hệ
thống cống rãnh thích hợp, điều kiện vệ sinh cá nhân suy giảm và về việc
không có nước uống thích hợp. Ngoài ra nguồn thực phẩm cũng có nguy cơ
bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm. Lượng nước
ngọt và những vùng đánh cá ven biển hiện bị tác động nghiêm trọng vì
lượng trầm tích trong sông, suôí rất caọ Tương tự như vậy, những vùng đất
ngập nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng trầm tích từ những nguồn nước bị
thoái hóa cũng là một trong những nguyên nhân chính yếu gây nên nạn hủy
hoại các vùng đá san hô ngầm ở ven biển hay ngoài đại dương, Trong đất
liền, lượng trầm tích cao trong các sông ngòi, suối nước khiến lòng sông,
lòng suối bị nâng cao lên và do đó đưa tới nạn lũ lụt tràn bờ nhiều hơn. Thưa
quý thính giả, qua những điều vừa trình bày, hẳn quý vị đã có một khái niệm
về những hiểm họa do nạn phá rừng gây rạ Tuy nhiên, may mắn thay, ngày
nay con người đã có phần nào ý thức được vấn đề này hơn so với trước đâỵ
Thế nhưng, từ chuyện "ý thức" được hiểm họa cho tới lúc thực sự bắt tay
làm một cái gì đó thì ra vẻ vẫn còn một khoảng cách khá xa; và không hiểu
đến bao giờ thì con người mới chịu thu hẹp khoảng cách này lại, để có thể
duy trì được cuộc sống cho chính mình và cho con cháu sau nàỵ

You might also like