You are on page 1of 6

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THÔNG THƯỜNG

(GIÚP TRỌNG TÀI ỨNG XỬ MAU LẸ TRÊN SÂN)

1. Đấu thủ thắng trong cuộc bắt thăm được phép chọn: giao bóng hoặc
chọn sân ở game (bàn)đầu tiên. Nếu đã chọn giao bóng thì đối phương sẽ
chọn sân và ngược lại.
2. Chiều cao trung bình lưới : 0m 914
3.Chiều cao của các cột lưới hay các cột đánh đơn : 1m 07
4. Cọc đánh dơn đặt ở ngoài sân, điểm giữa các cọc này cách đường
biên dọc sân đôi : 0m 914
5. Khi tranh giải chính thức: bóng 1 màu (Trắng hoặc vàng).
6. Khoảng cách để lùi tối thiểu 2 phía cuối sân: 5m 615 (mỗi bên) và 2
bên đường biên dọc:3m 265.
7. Khi phát bóng đánh hụt: 1 lỗi. Giao quả thứ hai.
8. Sau khi tung bóng lên, đấu thủ vì một lý do gì bắt bóng lại vào tay
hoặc trên vợt, hoặc cho bóng xuống đất nhưng chưa có động tác đánh vào
bóng: không bị lỗi.
9. Khi giao bóng, nếu bóng chạm vào cột lưới, ghế trọng tài hoặc bất kỳ
vật cố định nào khác: đều bị lỗi.
10. Đấu thủ giao bóng, tung cùng một lúc 2 quả, trọng tài phải hô cho
đánh lại ngay khi bóng vừa tung lên.
11. Khi đỡ giao bóng, đấu thủ cĩ thể đứng bất kỳ vị trí nào trên phần sân
của mình.
12. Khi phát bóng (giao bóng) đấu thủ không được đứng vượt ngoài 2
đường biên kéo dài.
13. Khi phát bóng, đấu thủ bị lỗi chân:
-a. Nếu lúc đang đánh vào bóng, bàn chân của đấu thủ chạm vào phần
sân( dù chỉ chạm 1 phần rất ít của đường vạch cuối sân).Nhưng nếu đấu
thủ nhảy hỏng cả hai chân trong lúc đánh vào bóng (Không chạm vào sân)
thì không bị lỗi.
-b. Hoặc đưng chệch vượt qua dấu giưã (center mark)
-c. Đi hoặc chạy khi phát bóng(thay đổi chân trụ)
14. Nếu khi giao bónng đấu thủ giẫm lên phần sân (kể từ vạch cuối sân
trở vào)nhưng chưa đánh và bắt lại thì không bị lỗi và được quyền giao
bóng lại. Bởi thế chỉ bắt lỗi khi đấu thủ có động tác đánh bóng đồng thời
giẫm hoặc chạm chân vào một phần sân (dù rất ít kể từ vạch cuối sân vào)
15. Tóm lại: Khi giao bóng chân đấu thủ chạm từ vạch cuối sân trở vào
đều bị lỗi, trừ trường hợp nhảy hổng cả chân lên khỏi mặt đất hoặc bắt
bóng lại không đánh nửa:
16. Một quả giao bóng bay thẳng trúng vào đấu thủ đỡ bóng (quần áo,
giày, vợt, mặt mũi, tóc…) hoặc đấu thủ đỡ bóng thấy quả giao bóng bay ra
ngoài lấy vợt đơ õ: Điểm cho đấu thủ giao bóng.
17. Trong thời điểm đấu thủ giao quả thứ hai thì bị một khán giả la ó và
“chọc quê”hay quấy rầy, quậy phá thì được giao lại 2 bóng.
18. Khi đối phương giao bóng, nếu chưa chuẩn bị kịp thì lấy tay không
cầm vợt cản lại và không đỡ bóng. Nhưng nếu đã dùng vợt đỡ bóng, bóng
vào lưới hoặc ra ngoài : Điểm cho người giao bóng.
Nói tóm lại : nếu chưa sẵn sàng đỡ giao bóng của đối phương thì phải lấy
tay cản lại và không đỡ bóng. Nếu đã đỡ bóng thì kể như đã sẳn sàng.
19. Nếu giao bóng vợt đấu thủ giao bóng tuột khỏi tay và chạm lưới: Lỗi
20. Đấu thủ giao bóng tốt, phát hiện bóng vỡ: Giao lại 2 bóng.
21.Đấu thủ giao bóng, vợt tuột khỏi tay:
-a. Nếu gay trở ngại cho đối phương đỡ bóng nên đỡ bóng vào lưới: giao
bóng lại.
-b. Ngược lại đấu thủ đỡ bóng có đủ thời gian ngưng động tác của mình
nhưng vẫn quyết định đánh và bị hỏng thì đấu thủ đỡ bóng bị thua điểm
đó.
22. Đấu thủ có quyền giao bóng thấp theo kiểu “múc thìa” và không cần
báo trước cho đối phương.
23. Những trường hợp giao bóng được giao lại (không bị lỗi)
-a. Sau khi bóng đã chạm lưới, bóng đã rơi tốt vào ô giao bóng hoặc sau
khi chạm lưới hay trúng thẳng trực tiếp vào đấu thủ đỡ bóng ( quần áo,
giày hay bất cứ vật gì trên người đấu thủ này) trước khi chạm đất.
-b. Khi đối phương chưa sẳn sàng đỡ bóng.
-c. Khi đấu thủ tung cùng một lúc 2 quả bóng trên không.
24. Những trường hợp cho “đánh lại”
-a. Khi đang đánh xuất hiện một quả bóng lạ từ sân khác lăn sang (gây trở
ngại)
-b. Đấu thủ thực sự bị cản trở bởi sự xuất hiện đột ngột của một khán giả;
một vật lạ,( thí dụ một khán giả nén lon bia, ném đá vào…) một tiếng la hét
gây trở ngại mất sự tập trung cho các đấu thủ…
-c. Khi có sự lầm lẫn của trọng tài.
25. Một quyết định cho “đánh lại”đã được hô lên trong lúc đang đánh
qua lại sau quả giao bóng thứ 2. Đấu thủ giao bóng có quyền giao lại 2
bóng (Thí có vật lạ xuất hiện đột ngột trên sân gây trở ngại…)
26. Một khán giả la hét trong lúc một đối thủ đang chuẩn bị đập bóng,
bóng đánh hỏng: thua điểm, không được đánh lại vì đấu thủ đã quyết tâm
thắng điểm dù bị cản trở.Trọng tài có thể cho đánh lại trước khi đấu thủ
thực hiện quả đập đó.
27. Sau khi kết thúc đường bóng, phát hiện bóng vỡ: cho đánh lại quả
đó.
28. Một quả bóng sau khi qua phần sân đối thủ A nảy giật lùi về đối thủ
B-Đấu thủ A vươn mình qua lưới với theo và bị đấu thủ B cản trở.
-a.Nếu sự cản trở không chủ tâm: đánh lại.
-b.Nếu sự cản trở của đối thủ B có cố ý: B thua điểm.
-c. Đấu thủ nào chạm lưới: bị thua điểm.
29. Một đấu thủ khi đánh bóng va chạm với trọng tài, khán giả + máy
quay phim đặt đúng vị trí + các em nhặt bóng đang đứng phía ngoài sân:
đều không được đánh lại.
30. Trong khi giao đấu,đấu thủ nào có động tác dậm chân la hét hoặc
hành vi cản trở, “chọc quê”…Trọng tài có quyền nhắc nhở và trừ điểm khi
tái phạm…
31. Một đối thủ sau khi cứu một quả bóng chạy hoặc nhảy qua lưới
sang bên đối phương:
-a. Không bị lỗi: khi không chạm lưới và rơi bên ngoài sân đang thi đấu của
đối phương.
-b. Nếu chạm lưới hay chạm vào phần sân thi đấu của đối phương, hoặc
gây cản trở cho đối phương: bị lỗi.
32. Nếu không chủ tâm, cố ý quả bóng chạm vợt 2 lần không bị lỗi. Trận
đấu vẫn tiếp tục, đối phương không đỡ bóng đó sẽ bị thua điểm.
33. Một đối thủ không thể đưa vợt qua lưới để đánh một quả bóng còn
bên phần sân đối phương. Trừ một trường hợp một quả bóng sau khi đã
rơi xuống đất của phần sân của mình lại nảy sang bên kia do độ xoáy hoặc
do gió (nhưng vợt hoặc một phần của thân thể không được chạm lưới.)
34. Một đấu thủ sau khi đánh một quả bóng trên một phần sân của mình
theo đà tay có thể vượt qua bên kia lươi của phần sân đối phương: Sẽ
không bị lỗi, nếu vợt và một phần cơ thể không chạm vào lưới (tay, quần
áo…)
35. Một đối thủ, do đà chạy cứu một đường bóng góc trên lưới co thể
chạy vượt qua đường kéo dài tưởng tượng ranh giới qua phần sân đối
phương (phía bên ngoài): không bị lỗi, nếu không chạm lưới hay giẫm lên
phần sân đang thi đấu (sân đánh đôi hay sân đơn) hoặc làm cản trở đối
phương.
36. Đánh trả một quả bóng chéo góc, bóng bay ngoài cột lưới dưới mức
cao của lưới : bóng đó tốt.
37. Nếu chạm vợt hay người vào lưới (khi đang thi đấu) trước khi điểm
chưa được xác định : thì đấu thủ đó bị lỗi.
38. Trong đánh đơn, phần giữa cọc đánh đơn và cột lưới là phần thiết bị
cố định của sân: bị lỗi khi đánh bóng chạm vào hay đánh bóng bay dưới
dây cáp lưới giữa cọc đơn và cột lưới.
39. Trong khi đánh đơn, vợt hay một phần thân thể trạm vào phần dây
cáp giữa cọc đơn và cột lưới: không bị lỗi vì đó là những thiết bị cố định
của sân.
40. Đấu thủ nào đỡ bóng trong game trước bàn (game)Tie-Break (bàn
quyết định : luân lưu giao bóng) (6-6)sẽ là người giao bóng đầu tiên (1 quả
bên phải) trong bàn quyết định (Tie – Break).
41. Sau đó đổi giao bóng: mỗi người 2 quả, bắt đầu từ bên trái. Ai thắng
ít nhất 7 điềm trước và hơn đối phương 2 điềm cách biệt sẽ thắng (7-5,8-
6,9-7,10-12)
42. Đổi sân khi tổng số điểm là 6(2-4,1-5,3-3,6-0) Khi đổi sân các đối
thủ không được nghỉ “1 phút 30”(như thường lệ khi đổi sân) hoặc hội ý, chỉ
đạo, giải lao…
43. Sau bàn quyết định, (Tie- break ) đổi sân và được nghỉ “1phút
30”.Đấu thủ nào đỡ bóng đầu tiên trong ván quyết định Tie-break sẽ là
người giao bóng đầu tiên trong ván kế tiếp .
44. Trước trận đấu thời gian khởi động là 5 phút. Và khi trận đấu bắt
đầu, đối thủ không được thử quả giao bóng hay khởi động tiếp nữa.
45. Khi thay đổi vợt (do đứt dây hay vì lý do gì) đấu thủ không được yêu
cầu đánh vài bóng để thử vợt .
46. Mỗi lần đổi bên, các đấu thủ được nghỉ “1 phút 30” . Và trước ván
quyết định (1-1), ván thứ 3 hay trước ván thứ 5 (2-2) khi đánh 5 ván . Các
đấu thủ được nghỉ 10 phút .
47. Một đâu thủ bị vọp bẻ hay bất cứ sự mất sức tự nhiên nào của tình
trạng thể lực, không được yêu cầu tạm nghỉ . Trừ trường hợp bị chấn
thương bất ngờ được ngưng thi đấu trong 3 phút có thể được cộng thêm 1
phú t 30 giây được phép trong mỗi lần đổi sân .
48. Không đấu thủ nào tuân theo tính liên tục của trận đấu, thì đấu thủ
nắm giao bóng phải bị phạt .Đấu thủ có thể xin tạm ngưng vì lý do đứt dây
giày hay trang phục bị hư hỏng, nhưng phải khẩn trương khắc phục, không
được “câu giờ”
49. Đấu thủ giao bóng bị đứt dây vợt trong lúc giao quả bóng thứ nhất,
khi đổi vợt, đấu thủ đó chỉ có quyền giao một quả nữa mà thôi .
50. Một đấu thủ bị đứt sợi dây vợt trong lúc bóng đang qua lại. Không
có quyền xin tạm ngưng, trận đấu sẽ tiếp tục khi trọng tài hô điểm cho quả
bóng đó
51. Trong lúc đang thi đấu, đấu thủ có quyền xin trọng tài tạm ngưng có
lý do (như đi vệ sinh, thay vợt) nhưng phải quản lý để đấu thủ này không
nhận được sự chăm sóc hay được chỉ đạo .
52. Một trận đấu bị gián đoạn vì một lý do nào đó (trời mưa, mất trật tự)
thì khi thi đấu tiếp bàn (game) và ván (set) vẫn giữ, nhưng các điểm
(15,30, 40) đều bị xóa bỏ . Trong thời gian tạm nghỉ các đấu thủ được
quyền chăm sóc hay chỉ đạo. Tuy nhiên trong một số điều lệ được quy định
nếu trận đấu dời qua ngày hôm sau, thì tỉ số bị xóa bỏ hết và trận đấu bắt
đầu lại từ đầu .
53. Trọng tài chính có quyền cải chính sự sai lầm rõ rệt của trọng tài
vạch (ligne)và khi có tranh chấp giằng co quả bóng nghi ngờ (balle
douteuse) thì có thể cho đánh lại quả bóng đó .
54. Đấu thủ không thể yêu cầu thay đổi trọng tài . Nhưng tổng trọng tài
có thể nhận xét và quyết định việc này nếu xét thấy việc làm này là cần
thiết .
55. Một quả giao bóng bay đúng trực tiếp vào người đỡ bóng hay đồng
đội của đấu thủ đỡ bóng (dù trúng vợt, hay một phần thân thể như quần áo
, giày, tóc, chân tay …) quả giao bóng thắng điểm, và nếu bóng đã chạm
lưới trước : được giao lại .
56. Quả giao bóng trúng trực tiếp vào đồng đội cuả đấu thủ giao bóng
:lỗi giao bóng .
57. Bị thương, một đấu thủ đánh đôi có thể để cho đồng dội của mình
tiếp tục một mình, nhưng đấu thủ bị thương vẫn đến lượt minh giao bóng
và đỡ bóng .
58. Muốn thay đổi vị trí và thứ tự đỡ bóng và giao bóng trong đánh đôi,
phải đợi khi bắt đầu một ván (hết 1 sét) mới .
59. Một đấu thủ có thể đánh bóng bằng cán vợt: Không bị lỗi, nếu
không chạm vào ngón tay .
60. Bóng chạm vào bất cứ một phần thân thể hay một vật gì của đấu
thủ rơi từ túi áo quần : đều bị lỗi .
61. Bóng chạm dây đèn, trần nhà hay bất cứ một vật cố định nào trên
sân : đều bị lỗi .
62. Trong lúc đánh bóng, đấu thủ bị tuột vợt, trúng lưới : Lỗi nhưng nếu
bay qua sân đối phương sau khi điểm đã xác định (và không làm trở ngại
đối phương) : Không bị lỗi .
63. Đấu thủ đã đánh bóng bằng cách ném vợt : Bị thua điểm nếu vợt
chạm lưới.
64. Trong khi đánh đơn, bóng qua lại nếu trúng cọc đánh đơn vào sân
thì bóng tiếp tục (bóng tốt). Nếu quả giao bóng chạm lưới vào ô thì giao lại.
Nếu trúng cột lưới (cột đánh đôi) thì bị lỗi .
65. Nếu bóng rõ ràng đã ra ngoài sân, nếu đấu thủ để chạm vợt và
bóng lại rơi tốt qua sân đối phương : Bóng tốt, trận đấu tiếp tục (nếu lấy tay
bắt hay vô tình bị chạm một phần thân thể : Bị lỗi) .
66. Một đấu thủ vô tình để tuột vợt và trúng đối phương phải bị bỏ cuộc.
Đấu thủ bỏ cuộc bị xử thua nếu xét thấy đó không phải là hành động cố ý.
Trái lại, nếu cố ý : đấu thủ gây thương tích, sẽ bị xử thua .
67. Một đấu thủ bị đối phương đánh bóng trúng bị thương phải bỏ cuộc,
nếu trái bóng còn trong cuôïc thì người bị thương bị xử thua vì bỏ cuộc,
nếu trái bóng trọng tài đã hô ngoài nhưng đấu thủ vẫn đánh để gây chấn
thương cho đối phương : sẽ bị xử thua vì sự cố ý gây thương tích .
68. Một đấu thủ chưa hề bị cảnh cáo có lời khiếm nhã đối với trọng tài
sẽ bị xử thua 3 điểm hoặc nếu nặng đề nghị trưởng ban trọng tài trực tiếp
loại đấu thủ này.
69. Một trọng tài biên bị một đấu thủ nhục mạ hay chứng kiến một sự vi
phạm có thể báo cáo sự việc cho trọng tài chính để áp dụng mức phạt theo
luật định .

You might also like