You are on page 1of 68

TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Phần 1: GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG CELL


Giới thiệu
Phần này giới thiệu các đặc tính của các hệ thống cell thế hệ đầu, thế hệ thứ hai. Nội dung phần
này bao gồm:
 Mạng vô tuyến cell
 Các đặc tính của các hệ thống cell thế hệ đầu
 Các đặc tính của các hệ thống cell thế hệ thứ hai và các hệ thống phi GSM
 Các hệ thống cell trên thế giới và sự phân bố thuê bao
Mạng vô tuyến cell
Các đặc tính của mạng vô tuyến di động
 Mạng vô tuyến di động hình thành theo cấu trúc tế bào nên còn có tên gọi là mạng vô tuyến
cell. Mỗi cell là vùng phủ của 1 anten. Vì thế hình dáng của cell phụ thuộc vào kiểu anten và
công suất phát của từng trạm gốc. Dạng anten thường sử dụng là anten vô hướng phát đẳng
hướng và anten có hướng tập trung công suất phát theo hướng nhất định
 Số lượng tần số trong mạng là hữu hạn. Do đó, để sử dụng hiệu quả tài nguyên vô tuyến ta cần
sử dụng lại tần số ở các BTS khác nhau
 Tính di động giữa các cell thực hiện được nhờ vào chuyển giao (giới thiệu cụ thể ở chương 8).

Hình 1.1-Mốc thời gian ra đời của các thế hệ mạng


Hệ thống cell thế hệ thứ nhất
Các đặc tính của hệ thống cell thế hệ thứ nhất:
 Giới thiệu rộng rãi đầu năm 1980
 Sử dụng kỹ thuật điều chế tương tự
 Dùng kiểu đa truy xuất phân chia theo tần số
 Chỉ dùng cho thọai
 Không có khả năng roaming với mạng ngoài
 Không an toàn trên giao diện vô tuyến

Trang 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Các chuẩn mạng thế hệ thứ nhất


 AMPS (Analogue Advanced Mobile Phone System): theo chuẩn Bắc Mỹ dùng băng tần
800Mhz.
 TACS (Total Access Communications System): chuẩn Hoa Kỳ dựa trên AMPS dùng băng tần
900Mhz.
 NMT(Nordic Mobile Telephony System): theo chuẩn Bắc Âu dùng băng tần 450Mhz và
900Mhz.
 C-450: theo chuẩn Đức dùng băng tần 450Mhz
 JTACS: theo chuẩn Nhật dùng băng tần 900Mhz
Quy họach cell cho mạng thế hệ thứ nhất
 Macrocellular: đặt ở vị trí cao cho vùng phủ lớn, anten trên mái nhà
 Họach định tần số: đối với các mạng số cell nhiều hơn số tần số thì cần phải họach định cho tần
số
 Cell kích thước lớn, vùng phủ 30km
 Chuyển giao cứng: Mỗi MS tại 1 thời điểm chỉ được kết nối tới duy nhất 1 cell
 Cell có hình dạng lục giác

Hình 1.2- Sự phân bố tần số giữa các cell trong mạng vô tuyến cell.
Hệ thống cell thế hệ thứ hai
Các đặc tính hệ thống cell thế hệ thứ hai
 Giới thiệu rộng khắp trong những năm 1990
 Dùng điều chế số
 Dùng nhiều kỹ thuật đa truy cập khác nhau
 Sử dụng phổ vô tuyến hiệu quả hơn
 Truyền thọai và dữ liệu chuyển mạch mạch tốc độ thấp
 Có khả năng roaming quốc tế
 An tòan trên giao diện vô tuyến
 Tương thích với ISDN

Trang 2
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Trong khi những hệ thống thế hệ đầu dùng kiến trúc cell và tái sử dụng lại tần số thì các hệ thống
số vẫn phát triển quan diểm này và dùng thêm các thông số cell đa lớp (các microcell và macrocell).
Tái sử dụng tần số chặt hơn do nhiễu trong truyền dẫn số giảm.
Các đặc tính của mạng CDMAOne
 Những mạng đầu tiên năm 1996
 Bắt nguồn từ giao diện vô tuyến Qualcomm IS-95
 Đa truy cập phân chia theo mã
 Mạng lõi ANSI-41
 Tốc độ chip là 1.2288Mcps
Các đặc tính D-AMPS/PDC

TDMA(D-AMPS) PDC
Dùng TDMA/FDMA Dùng TDMA/FDMA

Phần lớn được dùng ở Bắc và Nam Mỹ Phần lớn được dùng ở châu Á

Họach định giống mạng GSM Họach định giống mạng GSM

Mạng core ANSI-41

Sự phát triển của GSM và các đặc tính


Cấu trúc cell
 Mục đích của hệ thống cấu trúc cell là sử dụng tần số sẵn có một cách hiệu quả
 Cấu trúc cell cho phép tái sử dụng tần số trong mạng
 Việc họach định thông số tái sử dụng tần số là phần chính của thiết kế hệ thống
Họach định GSM
 Các thông số chính cần quan tâm khi họach định mạng
 Vùng phủ
 Dung lượng
 Chất lượng
 Các thông số tùy chọn yêu cầu khi họach định mạng
 Cấu trúc cell phân bậc(macrocell/microcell)
 Nhảy tần
 Truyền không liên tục
 Điều khiển công suất
 Phân tích dung lượng thuê bao: dung lượng giới hạn bởi số TRX
Sự phân bố thuê bao trong các hệ thống cell

Trang 3
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Hình 1.3-Sự phân bố thuê bao ứng với các thế hệ mạng di động

Hình 1.4-Sự phân bố thuê bao di động trên thế giới


Các đặc tính của mạng 2.5G
 Điều chế số
 Thọai và dữ liệu chuyển mạch mạch tốc độ vừa
 Kỹ thuật roaming 2G
 An tòan trên giao diện vô tuyến
 Dựa trên các chuẩn ưu thế đã tồn tại trong mạng 2G như GSM và CDMAOne
 Tốc độ dữ liệu được tăng cao

Trang 4
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Phần 2: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC MẠNG


2.1 Các số nhận dạng trong mạng GSM
2.1.1 IMEI-International Mobile Equipment Identity
IMEI (International Mobile Equipment Identity) là số nhận dạng thiết bị di động quốc tế, dùng
để phân biệt từng máy ĐTDĐ. Không thể có hai ĐTDĐ cùng mang một số IMEI. Thông thường,
số IMEI do một số tổ chức cung cấp cho nhà sản xuất ĐTDĐ. IMEI được lưu trong AuC, máy,
EIR. EIR dùng số này để nhận dạng thiết bị di động bi lấy cắp và ngăn cấm truy cập vào mạng
Số IMEI luôn gồm 15 chữ số theo dạng:

 TAC(Type Approval Code) có 6 chữ số 2 chữ số đầu cho biết tổ chức nào đã cung cấp
số IMEI cho nhà sản xuất ĐTDĐ. Bốn chữ số kế tiếp được gọi là Mobile Equipment Type
Identifier, dùng để nhận dạng dòng (model) ĐTDĐ
 FAC (Final Assembly Code) dùng để xác định xuất xứ của sản phẩm
 SNR (Serial Number) số xêri của sản phẩm
 Spare cho sử dụng trong tương lai
Ví dụ: Nếu IMEI là 350893-30-952659-2 :số đầu 35 cho biết do tổ chức BABT cấp, được sản
xuất tại Hàn Quốc(30).
2.1.2 IMSI-International Mobile Subscriber Identity
IMSI là số nhận dạng thuê bao di động quốc tế dùng để phân biệt các thuê bao di động tòan
cầu. Nó được dùng cho báo hiệu trong mạng, được lưu trong SIM, HLR và VLR đang phục vụ
Số IMSI luôn gồm 3 phần:

 MCC(Mobile Country Code): Mã nước di động(Việt Nam là 452)


 MNC(Mobile Network Code): Mã nhà cung cấp mạng di động(Viettel là 04)
 MSIN(Mobile Station Identification Number): số nhận dạng thuê bao di động

Trang 5
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

2.1.3 TMSI-Temporary Mobile Subscriber Identity


TMSI là số nhận diện thuê bao di động tạm thời. Số này có giá trị trong từng LA, được cấp
mới cho MS mỗi khi thực hiện IMSI attach, hay khi cập nhật vị trí do MS chuyển sang LAI khác.
Số này được sử dụng để tìm gọi MS trên giao diện vô tuyến, được thay đổi sau từng cuộc gọi hay
theo chu kỳ để tránh cho MS bị theo dõi bằng cách nghe lén tín hiệu gọi trên đường vô tuyến. Chỉ
khi không thể gọi được bằng TMSI thì mạng mới tìm gọi MS bằng IMSI. TMSI được lưu trong
VLR và trong SIM. TMSI bao gồm 4 octet. Mỗi nhà điều hành mạng có thể chọn cấu trúc TMSI
2.1.4 LAI-Location Area Identity
Mạng PLMN sẽ được chia thành nhiều vùng nhỏ gọi là LA(Location area). Mỗi vùng nhỏ này
sẽ có 1 số nhận dạng và số này gọi là LAI. LAI được broadcast đều đặn bởi các BTS trên kênh
BCCH. Công dụng của LAI là dùng để tìm gọi và cập nhật vị trí cho thuê bao
Cấu trúc như sau:

 LAC(Location Area Code):16 bit cho phép 65536 vùng nhỏ được xác định trong 1
PLMN

2.1.5 MSISDN-Mobile Station ISDN Number


Đây là số thực của 1 thuê bao khi liên lạc với thuê bao ta sẽ gọi số này .MSISDN là số mô tả
thuê bao di động trong mạng PSTN. Khi 1 máy cố định gọi cho 1 máy di động trong báo hiệu với
tổng đài cố định thì địa chỉ của máy bị gọi chính là số MSISDN và tổng đài cố định sẽ căn cứ vào
số đó để điều khiển kết nối tới mạng di động(GMSC-HLR) của máy bị gọi.
Cấu trúc như sau :

 CC(Country Code) : Mã nước


 NDC(National Destination Code):Mã mạng
 SN(Subscriber Number): Số thuê bao

Trang 6
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

VD:84 98 8000345
2.1.6 MSRN-Mobile Station Roaming Number
MSRN là 1 số tạm thời được cấp bởi VLR được dùng để định tuyến cuộc gọi giữa 2 thuê bao
thuộc 2 mạng khác nhau(GMSC-MSC) hay 2 thuê bao thuộc 2 MSC khác nhau
Cấu trúc gồm 3 phần:

2.1.7 CI-Cell Identifier


CI là số nhận dạng cell dùng để nhận dạng các cell khác nhau trong 1 mạng PLMN
2.1.8 BSIC-Base Station Identity Code
BSIC là mã dùng để phân biệt các cell khác nhau khi các cell này có cùng tần số BCCH. Hai
cell có tần số BCCH giống nhau thì BISC phải khác nhau
Cấu trúc như sau:

 NCC(Network Color Code) 3 bit tương ứng từ 0 đến 7


 BCC(Base Station Color Code) 3 bit tương ứng từ 0 đến 7
2.1.9 CGI-Cell Global Identity
CGI được dung để nhận dạng các cell riêng biệt trong cùng một LA. Nhận dạng cell thực hiện
bằng cách cộng CI với LAC. CI có chiều dài tối đa là 16 bit.
CGI bao gồm:

Trang 7
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

2.2 Tổng quan kiến trúc mạng

Sw itching S ystem SS
AUC

V LR H LR EIR

O ther
netw orks GM SC MSC

B ase S tation S ystem B SS


N MC and OMC
BSC

S ignaling transm ission


BTS
Call connections and
signaling transm ission

MS

Mạng GSM hình thành từ 3 phần:


 Mobile Station (MS)
 Base Station Sub-system (BSS) : Gồm 1 BSC và nhiều BTS
 Network and Switching Sub-system (NSS) : gồm MSC và VLR, HLR, EIR, AUC
2.2.1 MS-Mobile Station
MS là thiết bị thu phát cá nhân do người đăng ký thuê bao trực tiếp sử dụng bao gồm:
 Thiết bị di động : ME – Mobile equipment.
 Module nhận dạng thuê bao: SIM – Subscriber Identity Module.
SIM cất giữ thông tin về thuê bao, mạng bao gồm:
 Số IMSI, khóa nhận thực, thuật tóan kiểm tra nhận thực, bảo mật
 TMSI, LAI, danh sách các tần số được dùng cho việc chọn cell
 Module nhớ số danh bạ, tin nhắn
ME được phân biệt bởi số IMEI
Căn cứ vào công suất phát tối đa của MS mà ta phân MS thành các lớp như sau:

Trang 8
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Những thiết bị di động đầu cuối dùng trong mạng GSM thường là class 3 và 4 đối với băng tần
900 , class 1 và 2 đối với băng tần 1800(DCS). Những class khác dùng cho những thiết bị lắp đặt
cố định hay lắp trên xe
2.2.2 BSS-Base Station Subsystem
2.2.2.1 BTS-Base Transceiver
BTS gồm có
 Các TRX có chức năng phát và nhận tín hiệu
 Các thiết bị điều khiển và xử lý tín hiệu
 Các cáp feeder và anten
Hiện nay 1 BTS gồm có 3 anten đặt theo 3 hướng khác nhau. Mỗi anten tại ra một
vùng phủ sóng nhỏ gọi là cell. Nhiều cell tạo thành 1 LA. Tùy theo lọai thiết bị BTS mà
cho phép 1 cell có thể có tối đa bao nhiêu TRX
Chức năng của BTS là tạo ra vùng họat động cho MS
2.2.2.2BSC-Base Station Controller
BSC thực hiện các chức năng chính sau:
 Cấp phát kênh vô tuyến
 Quản lý tài nguyên vô tuyến
 Duy trì cuộc gọi như giám sát chất lượng, điều khiển công suất phát của MS
hay BTS, điều khiển chuyển giao
 Điều khiển 1 hay nhiều BTS
2.2.2.3Topo mạng BSS
Gồm các topo sau:

Trang 9
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

 Dạng chuỗi(Chain): chi phí rẻ, dễ thực hiện nhưng nếu liên kết bị hư sẽ tác
động đến nhiều BTS

 Dạng vòng(Ring): an tòan nhờ bảo vệ nếu liên kết hư nhưng khó hơn cho
việc mở rộng

 Dạng sao(star): đây là cấu hình phổ biến cho những hệ thống GSM đầu tiên.
Chi phí đắt vì mỗi BTS đều có liên kết riêng với BSC, 1 liên kết bị hư không
tác động đến BTS khác

Các BTS được liên kết đến BSC theo 1 trong những topo chuẩn. Các liên kết vật lý có
thể là vi ba, cáp quang hay đồng.
2.2.3 NSS-Network Switching Subsystem
NSS gồm các thành phần sau:
 Mobile Switching Centre (MSC)
 Visitor Location Register (VLR)
 Home Location Register (HLR)
 Authentication Centre (AuC)
 Equipment Identity Register (EIR)
 Gateway MSC (GMSC)
Những thành phần này được kết nối bằng mang SS7

Trang
10
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

2.2.3.1 MSC-Mobile Switching Centre


Một MSC là 1 tổng đài thực hiện chức năng:
 Chuyển mạch, điều khiển và ghi lại cuộc goi
 Giao diện với PSTN, ISDN, PSPDN
 Quản lý tính di động
 Quản lý 1 phần tài nguyên vô tuyến như handover giữa các BSC
 Thông tin tính cước
Một MSC quản lý nhiều BSC nên vùng quản lý của MSC là tòan bộ vùng phủ của các
BTS thuộc quyền quản lý của các BSC đó
2.2.3.2VLR-Visitor Location Register
VLR là 1 cơ sở dữ liệu phục vụ cho các thuê bao mà hiện thời đang nằm trong vùng
phục vụ của 1 MSC. Mỗi MSC trong mạng sẽ kết hợp với 1 VLR nhưng 1 VLR có thể
phục vụ nhiều MSC. Nhưng hiện nay thì mỗi VLR được tích hợp trong 1 MSC. Một MS
di chuyển trong vùng phục vụ của 1 MSC được điều khiển bởi VLR kết hợp với MSC đó.
Thông tin trên VLR cập nhật tự động
Khi di chuyển sang vùng mới, MS thực hiện cập nhật vị trí. Nếu vùng mới này còn
trong phạm vi quản lý của MSC-VLR cũ thì chỉ cần cập nhật số LAI mới(vị trí mới) của
MS trên VLR. Nếu vị trí mới thuộc phạm vi quản lý của 1 MSC-VLR khác thì VLR mới
phải lấy thông tin của MS từ HLR và HLR cũng sẽ yêu cầu VLR cũ xóa thông tin về MS.
Sau đó VLR mới mới cập nhật số LAI của MS. Do đó VLR chỉ cất thông tin tạm và sẽ bị
mất khi MS di chuyển sang vùng mới hay MS rời mạng quá lâu
Thông tin cất trong VLR bao gồm:
 IMSI
 MSISDN
 MSRN

Trang
11
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

 TMSI
 LAI
 Những thông số dịch vụ cộng thêm
 Trạng thái của thuê bao(tắt, bật..)
2.2.3.3HLR-Home Location Register
HLR là 1 cơ sở dữ liệu đảm nhiệm việc quản lý các thuê bao di động. Một mạng
PLMN có thể có 1 hay nhiều HLR tùy thuộc vào số lượng thuê bao di động, dung lượng
của thiết bị và sự tổ chức của mạng
Thông tin cất trong HLR gồm:
 IMSI
 MSISDN
 Địa chỉ MSC-VLR
 Các dịch vụ cộng thêm
 MSRN
 Thông tin thuê bao
 Những giới hạn dịch vụ
Cùng với AuC, HLR kiểm tra tính hợp lệ của thuê bao
Lưu ý:VLR cho biết MS thuộc LAI nào nhưng HLR chỉ cho biết MS thuộc vùng quản
lý của MSC-VLR nào
2.2.3.4AUC-Authentication Centre
AuC được kết hợp với HLR, chứa khóa nhận thực của các thuê bao đã đăng ký trong
HLR
Khóa này được dùng để tạo ra:
 Dữ liệu được dùng để nhận thực 1 MS có quyền truy nhập vào mạng hay
không
 Một khóa được dùng để mật mã thông tin trên đường vô tuyến giữa MS và
mạng
Những thủ tục được dùng cho nhận thực và mã hóa sẽ được miêu tà đầy đủ hơn ở
chương an tòan trong GSM
2.2.3.5GMSC-Gateway Mobile Switching Centre
GMSC là 1 thiết bị định tuyến lưu lượng trong 1 mạng di động đến đích đến
GMSC truy cập HLR của mạng để tìm xem thuê bao di động được gọi thuộc MSC-
VLR nào
Một MSC riêng biệt có thể đóng vai trò như 1 GMSC
Nhà điều hành mạng có thể dùng 1 hay nhiều GMSC
GMSC định tuyến cuộc gọi giữa các MSC hay giữa MSC với mạng ngòai
2.2.3.6EIR-Equipment Identity Register
EIR là 1 cơ sở dữ liệu lưu trữ các số IMEI. Trong đó có 3 danh sách:
 Danh sách trắng là những số IMEI được phép kết nối với mạng

Trang
12
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

 Danh sách xám là những số IMEI của ME được quyền sử dụng dịch vụ mạng
nhưng dưới tầm giám sát của mạng
 Danh sách đen là những số IMEI của các ME bị đánh cắp hay là 1 ME không
được đồng ý dùng trong mạng GSM. Những đầu cuối này sẽ không được
phép kết nối vào mạng
ME có thể được phân lọai thuộc danh sách trắng, đen hay xám cho biết trạng thái của
MS
Đây là 1 thiết bị tùy chọn. Nó có thể được dùng bởi nhà điều hành mạng để điều khiển
truy nhập đến mạng cho phép, giám sát hay ngăn cấm(đối với thiết bị bị đánh cắp) kết nối
mạng.
2.3 Các giao diện trong mạng GSM

2.3.1 Giao diện A


Đây là giao diện giữa MSC và BSS của nó. Giao diện này được dùng để mang thông tin liên
quan đến:
 Quản lý BSS
 Xử lý cuộc gọi
 Quản lý tính di động
2.3.2 Giao diện Abis
Đây là giao diện giữa BSC và BTS để hổ trợ những dịch vụ cung cấp cho thuê bao. Giao diện
này cũng cho phép điều khiển thiết bị vô tuyến và cấp phát tần số vô tuyến trong BTS.
2.3.3 Giao diện B
Đây là giao diện giữa MSC và VLR. Dùng trong các trường hợp sau:
 Bất cứ khi nào MSC cần dữ liệu liên quan đến 1 MS đang nằm trong vùng phục vụ của
nó, nó sẽ truy vấn VLR

Trang
13
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

 Khi 1 MS thực hiện 1 thủ tục cập nhật vị trí với 1 MSC, MSC sẽ nhắc nhở VLR của nó
cất giữ thông tin liên quan
 Khi 1 thuê bao kích họat 1 dịch vụ cộng thêm đặc biệt nào đó hay bổ sung 1 vài dữ liệu
về 1 dịch vụ, MSC sẽ yêu cầu (thông qua VLR) HLR cất giữ các thông tin bổ sung này và
HLR cập nhật cho VLR nếu được yêu cầu
2.3.4 Giao diện C
Đây là giao diện giữa MSC và HLR. GMSC phải truy vấn HLR lấy thông tin định tuyến cho 1
cuộc gọi hay 1 tin nhắn đến thuê bao
2.3.5 Giao diện D
Đây là giao diện giữa VLR và HLR. Giao diện này được dùng để trao đổi dữ liệu liên quan
đến vị trí thuê bao và để quản lý thuê bao. Dịch vụ chính của 1 thuê bao di động là thiết lập hay
nhận cuộc gọi trong 1 mạng. Để hổ trợ dích vụ này, các thanh ghi vị trí phải trao đổi dữ liệu với
nhau
Khi MS di chuyển sang MSC khác, VLR thông báo cho HLR biết vị trí của MS và cung cấp
cho nó (khi thiết lập cuộc gọi) số roaming của MS đó. HLR gửi cho VLR tất cả thông tin để hổ trợ
dịch vụ của MS đó. HLR sau đó yêu cầu VLR cũ hủy bỏ thông tin vị trí của MS đó
Việc trao đổi thông tin có thể xảy ra khi:
 MS yêu cầu 1 dịch vụ cụ thể nào đó
 MS muốn thay đổi vài thông tin thuê bao
 Một thông tin của thuê bao được bổ sung bởi các phương tiện quản trị
2.3.6 Giao diện E
Đây là giao diện giữa các MSC. Khi 1 MS di chuyển từ 1 MSC tới 1 MSC khác trong 1 cuộc gọi.
Một thủ tục chuyển giao phải được thực hiện để dùy trì cuộc gọi. Vì mục đích đó các MSC phải
trao đổi dữ liệu để khởi tạo 1 kênh ở MSC mới và giải phóng kênh ở MSC cũ
Sau khi chuyển giao thành công các MSC sẽ trao đổi thông tin để truyền báo hiệu giao diện A
nếu cần thiết. Khi 1 tin nhắn được truyền giữa MS và trung tâm dịch vụ nhắn tin(Short Message
Service Centre-SC), giao diện này được dùng để truyền bản tin giữa MSC phục vụ MS và MSC
nối với trung tâm dịch vụ nhắn tin
2.3.7 Giao diện F
Đây là giao diện được dùng giữa MSC và EIR để trao đổi dữ liệu, để EIR có thể xác định tình
trạng MS thông qua số IMEI
2.3.8 Giao diện G
Đây là giao diện giữa các VLR. Khi 1 MS di chuyền từ vùng phục vụ của VLR này sang vùng phục
vụ của VLR khác thủ tục cập nhật vị trí sẽ xảy ra. Thủ tục này nhằm lấy lại thông số IMSI và các
thông số nhận thực từ VLR cũ
2.3.9 Giao diện Um
Đây là giao diện giữa MS và BSS
2.3.10 Giao diện H

Trang
14
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Đây là giao diện giữa HLR và AuC. Khi HLR nhận 1 yêu cầu cung cấp dữ liệu cho nhận thực
và mật mã cho 1 MS, HLR không giữ dữ liệu yêu cầu, HLR sẽ yều cầu dữ liệu từ AuC. Giao thức
này được dùng để truyền dữ liệu trên giao diện này

Trang
15
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Phần 3: GIAO DIỆN VÔ TUYẾN


3.1 Giới thiệu
Giao diện vô tuyến là giao diện giữa đầu cuối di động (MS) và trạm thu phát gốc
(BTS) mà nó được truy nhập.
3.2 Cấp phát phổ tần trong GSM
3.2.1 Phổ trong thông tin di động
Phổ vô tuyến là một tài nguyên giới hạn
Các dải tần đang sử dụng trong thông tin di động

Toàn bộ phổ vô tuyến được chia thành các băng tần như VHF, UHF…băng tần
UHF được sử dụng trong thông tin di động.
Cấp phát tần số
Các yếu tố để chọn băng tần sử dụng:
 Vị trí
 Mức công suất
 Loại điều chế
 Băng thông
Các tổ chức qui định về cấp phát tần số trên thế giới:
 ITU (International Telecomunication Union)
 ESTI (European Telecommunications Standards Institute)
 RA (Radiocommunications Agency) tại Hoa kỳ
Chi phí chính ban đầu cho các nhà khai thác mạng là tìm được licence sử dụng một
phần băng tần vô tuyến. Phương pháp cấp phát băng tần hoạt động khác nhau trong các

Trang
16
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

nước, nhưng có thể được đấu giá hoặc chọn trực tiếp nhà hoạt động bởi tổ chức chính
phủ.
3.2.2 Phổ GSM cơ bản
Phổ P-GSM (Primary GSM)

GSM sử dụng phân chia tần số song công (FDD), mỗi kênh đường lên và xuống
hoạt động ở một tần số khác nhau. Do đó, có 2 băng tần đựơc cấp cho GSM, cách
nhau 20MHz.
Băng tần đầu tiên được cấp trong GSM (P-GSM):
 Băng tần 890MHz đến 915MHz cho đường lên (uplink) từ MS đến BTS
 Băng tần 935MHz đến 960MHz cho đường xuống (downlink) từ BTS đến MS
Mỗi băng tần được chia thành một số sóng mang, mỗi sóng mang có băng thông
200KHz. Do đó có 125 sóng mang cho mỗi băng tần lên, xuống. Trong đó, một kênh
được dùng như kênh bảo vệ, điều này làm giảm số kênh còn 124 kênh.
Hai tần số ấn định cho mỗi cặp kênh cách nhau 45MHz.
Mỗi cặp tần số được nhận dạng bởi một số ARFCN (Absolute Radio Frequency
Channel)
Tính toán tần số kênh đường lên và xuống:
 Các tần số uplink: Ful (n) = 890 MHz + (0,2 MHz) × n
 Các tần số downlink: Fdl (n) = Ful (n) + 45 MHz
n = ARFCN với 1 n  124
3.2.3 Phổ E-GSM (Extended-GSM)

Trang
17
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

E-GSM cấp thêm 10MHz của băng thông tại đầu cuối của băng tần đường lên và
xuống. Các băng tần như sau:
 Đường uplink: 880MHz đến 915MHz
 Đường downlink: 925MHz đến 960MHz
Kết quả:
Thêm 50 cặp sóng mang (các kênh 10MHz/200KHz)
Giảm khoảng cách băng thông giữa băng tần đường lên và đường xuống từ 20MHz
xuống10MHz.
Tăng kích thước băng tần đường lên và xuống từ 25MHz lên 35MHz
Cấp dãy sóng mang tần số vô tuyến mới từ 975-1023.
Sóng mang tần số vô tuyến 0 trong P-GSM chuyển từ băng bảo vệ thành một sóng
mang tần số vô tuyến có giá trị.
Các kênh tần số vô tuyến đường lên và xuống trong E-GSM được tính như sau:
 Các tần số uplink: Ful (n) = 890 MHz + (0,2 MHz) × n (0<=n<=124)
Ful(n)=890MHz+(0,2MHz)× (n – 1024) (975<=n<=1023)
 Các tần số downlink: Fdl (n) = Ful (n) + 45 MHz
3.2.4 Phổ DCS 1800

Trang
18
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Hệ thống thông tin số (DCS) -1800 giới thiệu dãy phổ 1800MHz cho GSM. Đặc
tính của các tần số vô tuyến trong dãy này, tiêu biểu là DCS-1800 được dùng cho các
microcell có vùng phủ nhỏ hơn các macrocell GSM-900 đang tồn tại. Mỗi cặp tần số
đường lên và xuống cách nhau 95MHz và khoảng cách giữa 2 băng là 20MHz:
 Băng tần uplink: 1710MHz đến 1785MHz
 Băng tần downlink: 1805MHz đến 1880MHz
Mỗi băng được chia thành các sóng mang 200KHz. Như vậy, có 374 sóng mang
trong mỗi băng tần đường lên và xuống. Số kênh trong dãy 512-885 (ARFCNs).
Cặp kênh ấn định được sắp xếp ở 2 tần số cách nhau 95MHz.
Các tần số kênh đường lên và xuống trong DCS-1800 được tính như sau:
 Các tần số uplink: Ful (n) = 1710.2 MHz + (0,2 MHz) × (n – 512)
(512<=n<=885)
 Các tần số downlink: Fdl (n) = Ful (n) + 95 MHz
Sử dụng băng tần 1800MHz tại UK
Việc phân bố các tần số tại UK hiện tại của các nhà khai thác là:

Biểu đồ phổ này cho thấy cách phân bố băng tần 1800MHz giữa các nhà khai thác
tại UK.

3.2.5 Phổ PCS-1900

Trang
19
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Hệ thống thông tin riêng (PCS)-1900MHz được dùng tại USA và Trung Mỹ để
cung cấp dịch vụ tương tự như GSM. Băng tần 1900MHz được chọn tại USA vì thiếu
băng tần 1800. Mỗi dải tần đường lên và xuống là 60MHz, khoảng cách giữa 2 dải tần
là 20MHz.
 Băng tần uplink: 1850MHz đến 1910MHz
 Băng tần downlink: 1930MHz đến 1990MHz
Mỗi băng được chia thành các sóng mang 200KHz, do đó, có 299 sóng mang trong
mỗi băng đường lên và xuống. Số kênh trong dải 512-810 (ARFCNs)
Cặp kênh ấn định được sắp xếp ở 2 tần số cách nhau 80MHz.
Các tần số kênh đường lên và xuống trong DCS-1900 được tính như sau:
 Các tần số uplink: Ful (n) = 1850.2 MHz + (0,2 MHz) × (n – 512)
(512<=n<=810)
 Các tần số downlink: Fdl (n) = Ful (n) + 80 MHz
3.2.6 Phổ GSM -450
GSM-450 chuẩn được phát triển từ một nghiên cứu để đánh giá chuẩn số thay thế
toàn bộ hệ thống NMT-450 tương tự. Thuận lợi của băng tần 450MHz so với băng tần
GSM đang tồn tại (900/1800/1900) là tăng vùng phủ trên cell và số lượng trạm ít hơn
trong cùng một khu vực triển khai so với thiết lập trên 3 băng tần . Nó cũng cung cấp
thêm dung lượng.

Trang
20
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

3.3 Kỷ thuật đa truy cập trong GSM


Mục đích: cho phép nhiều user chia sẽ tài nguyên của giao diện vô tuyến trong một
cell.
Các phương pháp:
 FDMA (Frequency Division Multiple Access): Đa truy nhập phân chia tần số
 TDMA (Time Division Multiple Access): Đa truy nhập phân chia thời gian
 CDMA (Code Division Multiple Access): Đa truy nhập phân chia theo mã
Kỹ thuật đa truy nhập cho phép sử dụng hiệu quả hơn phổ vô tuyến. Các hệ thống
thế hệ thứ nhất chỉ sử dụng FDMA, sử dụng hoàn toàn một sóng mang vô tuyến để ấn
định cho một người dùng qua cuộc gọi. Điều này làm giảm hiệu suất sử dụng phổ.
3.3.1 Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA)

Chia phổ tần số có sẳn thành các kênh, mỗi kênh sử dụng hoàn toàn một băng thông
Việc phân chia kênh đạt được bởi các bộ lọc:
 Tính chọn lọc tốt
 Các băng bảo vệ giữa các kênh
Mỗi user truy nhập vào mạng trên 1 tần số khác nhau .
Chỉ một người dùng trên kênh tần số tại một thời điểm
Hạn chế:
 Dung lượng không cao do tài nguyên băng thông hạn chế
 Nhiễu xuyên kênh cao
3.3.2 Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA)
Truy nhập vào phổ được giới hạn trong các khe thời gian
Mỗi user được cấp phát phổ trong suốt một khe thời gian
Các khe thời gian được lặp lại trong các khung.

Trang
21
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

TDMA được phép sử dụng trong các hệ thống số như GSM mà các luồng dữ liệu có
thể được chia thành các cụm và được ấn định vào một khe thời gian.
3.3.3 Kỹ thuật đa truy nhập sử dụng trong GSM

GSM sử dụng kết hợp cả 2 kỹ thuật đa truy nhập FDMA và TDMA trên giao diện
vô tuyến: FDMA để cung cấp các sóng mang và TDMA để chia sẻ truy cập vào các
sóng mang.
3.4 Các kênh trong giao diện vô tuyến
GSM định nghĩa 2 loại kênh cơ bản
Kênh vật lý:
Trong thông tin di động, băng thông của hệ thống được chia thành các băng tần nhỏ, mỗi
băng tần này được gọi là 1 kênh tần số.
Mỗi kênh tần số được phân chia thành 8 khe thời gian
Mỗi khe thời gian (TS) được gọi là kênh vật lý.
Một nhóm 8 khe thời gian trên một sóng mang được xem như một khung TDMA

Trang
22
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Một cụm dữ liệu (data burst) (chu kỳ 0.577ms hay 156.25 bit) được truyền trên một kênh
vật lý.
Kênh luận lý (kênh logic)
Tùy vào nội dung thông tin được truyền trên các kênh vật lý mà được chia thành các kênh
logic khác nhau.
Một kênh vật lý có thể hỗ trợ một hay nhiều các kênh logic
Hai loại kênh logic được định nghĩa: kênh lưu lượng và kênh điều khiển
Mỗi kênh được chia thành các kênh phụ như sau:

3.4.1 Kênh lưu lượng (TCH)


Một kênh vật lý (một khe thời gian) có thể hỗ trợ:
1 TCH/F (Full rate) hay 2 TCH/H (Half rate)
 TCH/F: mang thông tin ở tốc độ 13Kbps voice hay 9.6Kbps data, được cấp phát
hoàn toàn kênh vật lý trên một khe thời gian trong khung TDMA.
 TCH/H: mang thông tin ở tốc độ 6.5Kbps voice hay 4.8Kbps data, 2 kênh lưu
lượng được ấn định trên 1 kênh vật lý đơn.
Đồng bộ đường lên/xuống

Trang
23
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

 MS phát cụm trễ 3 khe thời gian sau cụm từ BTS. Trễ này cho phép:
 Sử dụng cùng số khe thời gian cho trong khung TDMA cho cả đường lên và
xuống.
 Cho phép thời gian trể (TA) mà có thể giảm trể 3 khe thời gian.
 Cung cấp thời gian cho MS để chuyển giữa các chế độ thu và phát
3.4.2 Các kênh quảng bá (BCH)
Tất cả các kênh thuộc kênh BCH (kênh tần số điều khiển) chỉ được sử dụng cho
đường xuống và được cấp phát trên khe thời gian 0 (TS0). Các kênh BCH gồm:
 Kênh hiệu chỉnh tần số FCCH (Frequency control channel) gởi đến MS 1 cụm tất
cả các bit “0” hoạt động như một mào đầu và cho phép MS hiệu chỉnh tần số
đường xuống và đồng bộ thời gian.
 Kênh đồng bộ SCH (Synchronisation channel) cho phép đồng bộ số khung TDMA
bằng việc gởi giá trị tuyệt đối của số khung (FN) cùng với mã nhận dạng trạm gốc
BSIC.
 Kênh điều khiển quảng bá BCCH (Broadcast control channel) gởi thông tin riêng
của mạng như các bản tin quản lý tài nguyên vô tuyến và điều khiển, nhận dạng
khu vực vị trí (LAI), công suất phát tối đa cho phép truy cập vào cell
 Kênh quảng bá (BCH): phát quảng bá thông tin chung trên cơ sở một kênh cho
một BTS.
3.4.3 Kênh điều khiển chung (CCCH)
CCCH chứa tất cả các kênh đường xuống điểm đến đa điểm (BTS đến vài MS) và
kênh truy cập ngẫu nhiên đường lên (RACH):
 Kênh truy cập ngẫu nhiên RACH (Random Access Channel): được phát bởi MS
để yêu cầu tài nguyên trong mạng, ví dụ như là một kênh SDCCH cho việc thiết
lập cuộc gọi.
 Kênh chấp nhận truy cập AGCH (Access Grant Channel) được dùng để cấp phát
một kênh dành riêng SDCCH cho một MS.
 Kênh tìm gọi PCH (Paging channel) gởi bản tin tìm gọi để thông tin cho MS về
một cuộc gọi.
 Kênh quảng bá cell CBCH (Cell Broadcast Channel) phát quảng bá các bản tin
SMS.
 Kênh NCH được dùng cho các dịch vụ thoại như dịch vụ VBS (voice broadcast
service) hay VGCS (voice group calling service).
3.4.4 Kênh điều khiển dành riêng (DCCH)
DCCH bao gồm các kênh điều khiển hai hướng (lên/xuống)

Trang
24
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

 Kênh điều khiển dành riêng SDCCH (Standalone Dedicated Channel) được dùng
để thiết lập cuộc gọi, cập nhập vị trí và SMS.
 Kênh điều khiển liên kết chậm SACCH (Slow Associated Control Channel) sử
dụng cho cả đường lên để gởi các bản tin đo và đường xuống để gởi các lệnh điều
khiển công suất và các lệnh chuyển giao cuộc gọi.
 Kênh điều khiển liên kết nhanh FACCH (Fast Associated Control Channel) được
dùng (khi cần) cho báo hiệu cuộc gọi, chủ yếu cho việc phát các bản tin chuyển
giao và để nhận biết khi một TCH được ấn định.
3.5 Cấu trúc khung, đa khung
3.5.1 Khái niệm đa khung
Đa khung được dùng để mô tả sự lặp lại các TS, được phát liên tục trên một kênh
vật lý.
3.5.2 Đa khung kênh lưu lượng (TCH)
Khi một user được ấn định một TS trong một khung TDMA cho một cuộc gọi,
thông thường user dành riêng TS (lưu lượng toàn tốc) trong suốt cuộc gọi. Vì vậy,
user phát một cụm dữ liệu trên 1 TS của khung TDMA. Tuy nhiên sau 12 cụm được
gởi, 1 cụm kênh logic SACCH được chèn vào và sau 12 cụm lưu lượng được gởi tiếp
thì một cụm rỗi (idle burst) được chèn. Điều này được lặp lại liên tục cứ sau 26 cụm
đến khi kết thúc cuộc gọi. Sự lặp lại 26 cụm kênh lưu lượng được xem là đa khung
kênh lưu lượng. Cụ thể:

Đa khung TCH bao gồm 26 TS


Đa khung TCH ánh xạ các kênh logic sau: TCH, SACCH, FACCH
Ngoài các TS TCH va SACCH, kênh lưu lượng cũng mang thông tin FACCH.
FACCH là kênh logic duy nhất không dành riêng TS truyền dẫn. FACCH đánh cắp TS
của TCH khi được yêu cầu.
3.5.2.1 Thời gian của một đa khung TCH
Một đa khung là sự thiết lập liên tục của cùng một TS trong khung TDMA.
Chu kỳ khung TDMA là 4.615ms, do đó, thời gian cho 1 đa khung được tính là:
chiều dài của đa khung (các TS) x 4.615ms.

Trang
25
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

3.5.2.2 Chức năng SACCH trong đa khung TCH:


Trong suốt một cuộc gọi MS liên tục giám sát mức công suất từ các cell
neighbor. Việc giám sát được thực hiện trong các khoảng giữa thời gian ấn định
TS. Suốt mỗi đa khung kênh lưu lượng, có một cụm SACCH đường lên được
dùng để gởi báo cáo kết quả đo về cell phục vụ hiện tại.
BTS dùng cụm SACCH đường xuống để gởi lệnh điều khiển công suất và các
báo hiệu điều khiển cuộc gọi khác cho MS
3.5.2.3 Chức năng kênh Idle trong đa khung TCH.
TS Idle (TS 25 trong đa khung) xảy ra khi MS hoạt động ở chế độ half rate
TCH/H, 2 MS chia sẽ đa khung. Khi đó slot 25 sẽ là một cụm SACCH thứ hai
thiết lập report đến trạm gốc.
3.5.2.4 Chức năng FACCH trong đa khung TCH
FACCH được dùng để yêu cầu truy nhập ngay khi có bản tin lệnh chuyển giao
từ trạm gốc. Khi cần, FACCH dùng một cụm TCH và thiết lập “cờ đánh cắp”
trong cụm để thông báo nó không là cụm kênh lưu lượng.
3.5.3 Đa khung kênh điều khển
3.5.3.1 Sóng mang BCCH
Một cell có thể có nhiều sóng mang (nhiều tần số) nhưng phải có ít nhất một
TS của một trong các sóng mang đó dành cho chức năng điều khiển. Kênh điều
khiển vật lý này vận chuyển một số các kênh báo hiệu logic trên TS0. Quan trọng
nhất của các kênh báo hiệu logic này là kênh BCCH vì nó mang thông tin cấu
hình mạng. Vì lý do này mà sóng mang chứa kênh logic BCCH được xem như
“sóng mang BCCH”
3.5.3.2 Cấu trúc đa khung kênh điều khiển
Đa khung kênh điều khiển ghép các kênh logic báo hiệu vào một kênh vật lý
đơn.

Trang
26
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Các kênh logic truyền thông tin điều khiển được tổ chức lặp lại mỗi 51 TS0
trong liên tục 51 khung TDMA.
3.5.3.3 Đa khung kênh điều khiển kết hợp và không kết hợp (combined và
non-combined)
Kênh CCCH là các block báo hiệu (mỗi 4 TS) đựơc ấn định các kênh báo hiệu
dành riêng tùy thuộc vào dung lượng báo hiệu yêu cầu. Bao gồm sự ấn định:
SDCCH, SACCH, AGCH và PCH.
Khi các yêu cầu dung lượng báo hiệu được tính toán, có thể dung lượng trên
một kênh điều khiển đơn có sẳn không đủ, trong trường hợp này thêm kênh vật lý
ấn định cho báo hiệu.
Khi đa khung kênh báo hiệu vật lý yêu cầu ấn định sóng mang BCCH dùng TS
2, 4 hay 6 (ngoài TS0). Ghép kênh báo hiệu được sắp xếp trong cả hai định dạng
kết hợp (combined) và không kết hợp (non-combined). Cấu trúc của ghép kênh
báo hiệu có thể thay đổi tùy thuộc vào dung lượng báo hiệu yêu cầu.
Cấu hình ghép kênh báo hiệu
Trong đa khung không kết hợp, có thể dành 7 trong 9 blocks cho AGCH.

Trong đa khung kết hợp, có thể dành 2 trong 3 blocks cho AGCH.

Số blocks CCCH dành riêng cho AGCH được chỉ định trong bản tin thông tin
hệ thống mà MS đọc trên BCCH.

Trang
27
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

3.5.4 Phân bậc cấu trúc đa khung trong GSM


Cấp bậc khung (Frame)

3.5.4.1 Siêu khung (superframe)


Mục đích cơ bản của lớp siêu khung là để cung cấp một điểm mà tại đó đa
khung kênh lưu lượng và đa khung kênh điều khiển được đồng bộ. Vì vậy, 51 đa
khung TCH của 26 khung được nhóm lẫn nhau và 25 đa khung CC của 51 khung
được nhóm. Trong cả hai trường hợp, thời gian của 1 siêu khung là 26x51
frame=6.12s.
3.5.4.2 Siêu siêu khung
Kênh đồng bộ (SCH) phát số khung (FN) TDMA mà cho phép một MS đồng
bộ với trạm gốc tại mức khung TDMA. FN là một số 22 bit mà được reset sau
mỗi siêu siêu khung (sau 2048x26x51=2715648 frame TDMA)

Trang
28
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Phần 4: CÁC NGHI THỨC TRONG GSM


4.1 Giới thiệu
Bất cứ khi nào các hệ thống trao đổi thông tin với nhau đều phải sử dụng nghi thức.
Nghi thức là tập hợp các định nghĩa và thỏa thuận để trao đổi thông tin.
4.2 Mô hình OSI 7 lớp
Mô hình OSI 7 lớp xác định nhiều chức năng phục vụ cho thiết lập và phục vụ
thông tin giữa các điểm cuối trong mạng. 7 lớp có thể chia thành hai khối chức năng
chung:
 Các lớp chức năng ứng dụng: lớp 4-7 trong mô hình OSI và liên quan tới các
chức năng end-to-end giữa hai hay nhiều user ở ngoại vi mạng.
 Các lớp chức năng mạng: lớp 1-3 trong mô hình OSI bao gồm chức năng vận
chuyển dữ liệu trong mạng.

Hình 4.1: Mô hình OSI


Chức năng của từng khối trong mô hình OSI
 Application layer: cung cấp dịch vụ để hỗ trợ cho việc xử lý ứng dụng của user
và điều khiển thông tin giữa các ứng dụng. Đây là lớp xem xét đến nhận thực
và thông tin cá nhân của user, các giới hạn về cú pháp dữ liệu. Chức năng của
lớp 7 có thể là file transfer, xử lý bản tin, vận hành và bảo dưỡng,..
 Presentation layer xác định cách trình bày dữ, chuyển đổi cấu trúc dữ liệu của
ứng dụng sang dạng cấu trúc chung cần thiết cho việc liên lạc giữa các ứng
dụng. Lớp 6 bao gồm chức năng nén, mật mã dữ liệu.
 Session layer thiết lập kết nối giữa các lớp presentation trong các hệ thống
khác nhau. Nó cũng điều khiển kết nối, đồng bộ, giải phóng kết nối. Nó cho

Trang
29
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

phép lớp presentation xác định các checkpoint để bắt đầu truyền lại khi dữ liệu
bị gián đoạn.
 Transport layer: bảo đảm cho chất lượng dữ liệu được truyền không có lỗi theo
thứ tự và không mất mát, ngắt quãng hoặc dư thừa. Điều khiển dòng từ nguồn
tới đích. Lớp transport tối ưu thông tin dữ liệu bằng cách ghép hay chia các
dòng dữ liệu trước khi đến mạng.
 Network layer: chức năng cơ bản của lớp mạng là cung cấp transparent channel
giữa các lớp transport của các hệ thống khác nhau. Nghĩa là, lớp ứng dụng yêu
cầu cấp phát kênh mà không cần quan tâm đến lỗi về mạng vì đây là nhiệm vụ
của các lớp dưới. Lớp mạng thiết lập, bảo trì và giải phóng kết nối giữa các
node mạng và xử lý địa chỉ và định tuyến các mạch.
 Data link layer: truyền dẫn một cách tin cậy (error-free) dữ liệu lớp mạng
thông qua một liên kết đơn (point to point), phát hiện lỗi đường truyền, sửa lỗi,
điều khiển luồng và truyền lại, đồng bộ cho mức vật lý, nhồi bit cho các chuỗi
có số bit 1 nhiều hơn 5.
 Physical layer cung cấp các tài nguyên cơ, điện, chức năng, thủ tục để kích
hoạt, bảo trì, khóa các mạch vật lý dùng cho việc truyền bit giữa các data link
layer. Lớp vật lý có chức năng chuyển dữ liệu thành các dạng tín hiệu tương
thích với môi trường truyền.
4.3 Khái quát về các nghi thức GSM
Mạng GSM có nhiều nghi thức khác nhau để điều khiển luồng dữ liệu và báo hiệu
giữa các phần tử trong mạng. Vì GSM là mạng vận chuyển nên nó chủ yếu gồm 3 lớp
dưới trong mô hình OSI. Nội dung chương này chủ yếu phân tích các nghi thức sử
dụng trong GSM từ lớp 1 tới lớp 3.
4.3.1 Lớp 1:
Lớp vật lý bao gồm các chức năng cần thiết để truyền các dòng bit qua môi
trường vật lý. Nó cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các kênh GSM logic, bao gồm
các dịch vụ:
 Khả năng truy nhập (GSM 0408): Các kênh logic được ghép kênh trên các
kênh vật lý. Các kênh vật lý là những đơn vị được sắp xếp theo thời gian
trong môi trường vô tuyến. Trong đó, một số được dùng cho sử dụng
chung như tổ hợp CCCH và BCCH, số khác dùng để kết nối với MS (các
kênh vật lý được ấn định).
 Phát hiện lỗi: tự sửa lỗi (forward error correction) hay yêu cầu truyền lại
(backward error correction) thực hiện ở lớp 1. Các khung lỗi sẽ không
được chuyển tới lớp 2.
 Mã hóa dữ liệu

Trang
30
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

4.3.2 Lớp 2 sử dụng nghi thức LAPDm, bao gồm các chức năng:
 Truyền không kết nối trên các kênh báo hiệu điểm đến điểm hay điểm đến
đa điểm.
 Thiết lập và giải phóng các kết nối lớp 2 trên các kênh báo hiệu điểm tới
điểm.
 Truyền hướng kết nối, bảm đảm cho việc truyền theo thứ tự, phát hiện và
sửa lỗi.
4.3.3 Lớp 3:
Lớp 3 bao gồm các phân lớp điều khiển các kênh báo hiệu (BCH, CCCH và
DCCH):
 Quản lý tài nguyên vô tuyến (Radio Resource Management - RR): lớp quản
lý RR có chức năng thiết lập và giải phóng các kết nối giữa MS và MSC
trong suốt một cuộc gọi, và duy trì kết nối khi MS di chuyển. RR thực
hiện các chức năng: lựa chọn cell, handover, cấp phát và giải phóng các
kênh point-to-point, giám sát và chuyển tiếp của các kết nối vô tuyến, giới
thiệu mật mã (các loại có thể sử dụng), thay đổi cơ chế truyền.
 Quản lý di động (Mobility management - MM) thực hiện các chức năng cần
thiết cho di động như: nhận thực, cấp phát lại TMSI, quản lý vị trí thuê
bao.
 Quản lý kết nối (connection management - CM) dùng để set-up, duy trì và
giải phóng các kết nối cuộc gọi, bao gồm ba nhóm nhỏ:
 Điều khiển cuộc gọi: quản lý các kết nối cuộc gọi
 Hỗ trợ dịch vụ gia tăng
 Hỗ trợ dịch vụ tin nhắn (SMS-short message service)
Cả BTS và BSC đều không đọc được bản tin CM và MM. Các bản tin này được
trao đổi giữa MS và MSC theo nghi thức DTAP (Direct Transfer Application Part)
trên giao diện A.
Các bản tin RR được ánh xạ vào BSSAP (Base Station System Application
Part) để trao đổi với MS.
4.4 Nghi thức truyền
Nghi thức truyền liên quan tới việc vận chuyển về mặt vật lý dữ liệu thô trong mạng
GSM và các nghi thức khác liên quan đến chức năng này.

Trang
31
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Hình 4.2: Nghi thức truyền trong GSM


Ở mức truyền dẫn, lớp vật lý cung cấp các kênh tốc độ 13kbps. Tuy nhiên, để thích
ứng với các nhược điểm của giao diện vô tuyến, phát hiện và tự sửa lỗi được thực hiện
dựa vào các mào đầu (overhead).
Thêm vào đó, lớp truyền dẫn điều khiển các quá trình mã hóa và truy nhập
FDMA/TDMA trên giao diện vô tuyến.
Tại một số giai đoạn, các kênh 13kbps được chuyển thành 64kbps để vận chuyển
qua mạng PSTN. Chức năng này được thực hiện bởi phần tử mạng TRAU (Transcoder
and Rate Adaption Unit).
Chức năng chính của TRAU là chuyển các kênh thoại 16 kbps thành các kênh PCM
64 kbps trên đường lên và ngược lại ở đường xuống. Chức năng này cần thiết vì MSC
chỉ có thể chuyển mạch ở mức kênh 64 Kbps.
Do đó, khi thực hiện cuộc gọi giữa hai MS, kênh khởi đầu phải chuyển từ 16 Kbps
thành 64 Kbps, chuyển mạch bởi MSC và sau đó chuyển lại thành 16 Kbps để truyền
tới MS đích. Việc chuyển đổi tốc độ được thực hiện dựa theo luật A. Về mặt kỹ thuật
TRAU có thể đặt ở BTS, BSC hay MSC nên có thể cài đặt nhiều cấu hình khác nhau.

Trang
32
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Hình 4.3: Cấu hình TRAU.


Nếu TRAU được cài đặt ở BTS, mỗi kênh GSM 16 Kbps sẽ được ánh xạ thành các
kênh PCM 64 Kbps. Do đó, cấu hình này gây lãng phí 75% băng thông truyền dẫn trên
giao diện Abis và A.
Tuy nhiên, nếu TRAU được đặt ở MSC thì bộ ghép 4 kênh 16Kbps thành kênh
PCM 64Kbps có thể được đặt tại BTS. Với cấu hình này, việc chuyển đổi 16kbps sang
64kbps chỉ cần thiết khi đến MSC, do đó, hiệu suất sử dụng truyền dẫn đạt giá trị tối
đa bằng cách tăng số kênh trên một PCM 2048 từ 30 lên 120 kênh.
Bằng cách tập trung chức năng TRAU ở MSC, số lượng TRAU trong mạng sẽ giảm
đáng kể.
G.703: TRAU chuyển các kênh GSM thành ISDN kênh D theo khuyến nghị của
G.703. G.703 chỉ rõ các đặc tính vật lý, điện của các giao diện theo mức tốc độ bit
(G.702). Các giao diện được định nghĩa các tính chất, đặc điểm ở đầu vào, đầu ra, kết
nối chéo giữa các điểm, luật mã hóa,…
4.5 Nghi thức báo hiệu GSM

Trang
33
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Hình 4.4: Nghi thức báo hiệu


Báo hiệu trong GSM gồm có các nghi thức:
 Nghi thức lớp 1:
TDMA – đa truy nhập phân chia theo thời gian
G.703 – cấu trúc khung PCM (ITU)
MTP – message transfer part
 Nghi thức lớp 2
LAPDm nghi thức truy nhập di động kênh D
LAPDm nghi thức truy nhập kênh D
 Nghi thức lớp 3
RR – quản lý tài nguyên vô tuyến
MM – quản lý di động
CM – quản lý kết nối
BTSM – quản lý BTS
BSSMAP – BSS management application part
DTAP – Direct transfer application part

Hình 4.5: Danh mục các tài liệu tham khảo cho từng nghi thức.
4.6 Nghi thức trên giao diện Um
Giao diện Um kết nối MS và mạng cố định như BTS.

Trang
34
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

 Lớp 1:
Môi trường vật lý ở lớp 1 là đường vô tuyến UHF được điều chế GMSK.
Cấu trúc truyền dựa vào cấu hình kênh D ISDN 16Kbps, sử dụng phương pháp
truy nhập TDMA. Lớp 1 bao gồm chức năng nén, mã hóa kênh để tự sửa lỗi
(FEC), chèn bit, mật mã, điều chế.
 Lớp 2:
Lớp 2 dùng nghi thức LAPDm, phiên bản chỉnh sửa từ nghi thức ISDN
LAPD của mạng cố định. LAPD và LAPDm khác nhau ở chỗ chức năng phát
hiện và sửa lỗi trên giao diện Um được thực hiện ở lớp1. Các khung trên LAPD
có thể dài hơn nhiều so với khung LAPDm vì các khung LAPDm phải vừa với
các burst.
Chức năng chính của lớp 2 là vận chuyển các bản tin một cách trong suốt
giữa các entities lớp 3. Chức năng lớp 2 còn bao gồm setup - giải phóng kết
nối, bảo đảm dữ liệu truyền theo đúng thứ tự và hoạt động theo chế độ
acknowledged hay unacknowledged.
 Lớp 3: các bản tin báo hiệu ở lớp 3 thực hiện một trong 3 chức năng: quản lý
điều khiển cuộc gọi, quản lý di động, quản lý tài nguyên vô tuyến.
4.7 Nghi thức trên giao diện Abis
Giao diện Abis kết nối giữa BTS và BSC trong khối BSS. Môi trường vật lý trên
giao diện này có thể là cáp đồng, cáp quang hay vi ba.
 Lớp 1: cấu trúc đường truyền vật lý dựa vào cấu hình kênh D ISDN 16kbps. 4
kênh D được ghép kênh trên một kênh B ISDN và sau đó ghép kênh trên đường
E1 2048 Kbps (32 kênh 64 Kbps).
 Lớp 2: nghi thức lớp liên kết dữ liệu giao diện Abis dựa vào nghi thức truy nhập
kết nối kênh D (LAPD). Bản thân nghi thức này lại dựa vào nghi thức HDLC
(High-level data link control). LAPD hoạt động tương tự như LAPDm nhưng
trên giao diện Abis giữa BTS và BSC.
 Lớp 3 sử dụng nghi thức quản lý BTS (BTSM). Hầu hết các bản tin RR đều
truyền thông qua BTS đến BSC và ngược lại. Chỉ có một số thông tin RR mà
BTS cần dịch như thông tin truy nhập ngẫu nhiên của MS, bắt đầu ciphering và
tìm gọi. BTSM bao gồm các chức năng để xử lý bản tin và quản lý BTS.
4.8 Nghi thức trên giao diện A
Giao diện A giữa BSC và MSC được xem như một phần của mạng lõi GSM. Khác
với các giao diện Um và Abis, giao diện A hoạt động theo chuẩn báo hiệu SS7. Các
nghi thức trên giao diện này được chỉ rõ trong loạt tài liệu 08 của ETSI.

Trang
35
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

 Lớp 1: tương tự như lớp 1 trên giao diện Abis.


 Lớp báo hiệu 1 và 2: báo hiệu giao diện A dựa trên nghi thức SS7 bao gồm lớp
1 và lớp 2 theo mô hình chuẩn. Các bản tin trong mạng SS7 được vận chuyển
qua MTP (message transfer part). MTP’ là phiên bản điều chỉnh của MTP để bảo
vệ việc vận chuyển các bản tin báo hiệu trên giao diện A.
 Lớp 3: lớp 3 sử dụng nhiều nghi thức cho nhiều chức năng khác nhau. Báo hiệu
giữa BSC và MSC dùng BSSAP. BSSAP được chia thành BSSMAP và DTAP.
Ngoài ra, các bản tin lớp 3 được vận chuyển qua SCCP.
 DTAP dùng để vận chuyển các bản tin giữa MS và MSC như CC và MM.
Tại giao diện A, các bản tin này truyền được từ MSC bằng DTAP, chuyển
tiếp qua BSS trên giao diện Abis đến MS, BTS không cần dịch bản tin.
 BSSMAP là nghi thức dùng cho quản trị tài nguyên vô tuyến. Tuy nhiên, một
số chức năng cần có sự tham gia của MSC như một số trường hợp handover,
giải phóng kết nối hay giải phóng kênh. Các hoạt động này được bắt đầu và
điều khiển bởi MSC.
 SCCP: các transaction báo hiệu giữa MSC và MS (CM và MM) cần phải
thiết lập và nhận biết các kết nối logic riêng biệt.

Trang
36
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Phần 5: MÃ HÓA THOẠI VÀ KÊNH


5.1 Giới thiệu
Hai quá trình mã hóa được sử dụng trong hệ thống GSM. Quá trình đầu tiên được
dùng để chuyển tín hiệu tương tự thành tín hiệu số. Và quá trình mã hóa thứ hai là
nén và bảo vệ thông tin dữ liệu truyền trên giao diện vô tuyến.
5.2 Kỷ thuật mã hoá thoại
Qui trình mã hóa thoại và kênh trong GSM

Thoại chứa nhiều thông tin hơn văn bản phiên dịch lại từ việc nói. Chúng ta có
thể nhận ra người nói, và nhận biết nhiều thông tin không được nói thành âm thoại…
Mỗi khối trong qui trình liên quan các phương pháp xử lý thông tin thọai khác
nhau để đảm bảo chất lượng tín hiệu tạo lại tốt nhất trong băng tần nhỏ nhất.
5.2.1 Mã hoá thoại
Đường truyền GSM sử dụng kiểu điều chế số - thoại phải được chuyển thành các
số nhị phân.
Lưu đồ mã hóa đơn giản nhất là điều chế xung mã (PCM)
 Chu kỳ lấy mẫu 125µs.
 Lấy mẫu với tần số 8KHz và dùng 8 bit để mã hóa tín hiệu nên tốc độ dữ liệu yêu
cầu 64Kbps.
Tốc độ này quá cao cho băng thông có sẵn trên các kênh vô tuyến

Trang
37
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Sơ đồ mã hóa thoại

Giai đoạn đầu của mã hóa thoại là chuyển tiếng nói được phát bởi micro xem
như tín hiệu tương tự thành tín hiệu số tương đương.
GSM thực hiện chuyển đổi A/D bằng việc lấy mẫu tín hiệu thoại tương tự mỗi
125ms hay 8000 mẫu/s. Mỗi mẫu được lượng tử thành một trong 8192 mức điện áp.
Mỗi mức này được biểu diễn bởi mã nhị phân 13bit (213). Vì vậy, mỗi giây có
8000x13bit mẫu tín hiệu tương tự được tạo ra, do đó, tốc độ dữ liệu thô là 104Kbps.
Luồng bit thô này được chia thành các block 20ms đưa vào bộ Vocoder RPE-
LTP (vocoder regular pulse excitation-Long time prediction). Sau đó, mỗi block
được xử lý riêng lẻ.
Bộ Vocoder chia mỗi block dữ liệu 20ms thành 3 phần:
 Dữ liệu mã hóa dự đoán tuyến tính thời gian ngắn (LPC)
 Dữ liệu dự đoán tuyến tính thời gian dài (LTP).
 Dữ liệu kích thích xung đều (RPE)
Speech digitisation

Trang
38
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Dạng sóng của LTP và LPC được mã hóa như thông tin tần số và biên độ của các
block 36 bit, trong khi đó RPE được mã hóa block 188 bit để đảm bảo đặc tính âm
thoại được tạo lại đúng.
Tốc độ dữ liệu 13Kbps phù hợp cho băng thông đường truyền trên giao diện vô
tuyến. Vì vậy, mỗi 20ms block dữ liệu 2080 bit đưa vào đầu vào của bộ vocoder tạo
ra đoạn dữ liệu 260 bit mỗi 20ms ở đầu ra. Vì vậy, một tỉ lệ nén xấp xỉ 10:1 đạt
được mà không giảm chất lượng thoại có ích.
Sơ đồ mã hóa thoại RPE-LTP đơn giản

5.3 Kỷ thuật mã hoá kênh


Sơ đồ mã hóa kênh trong GSM

Trang
39
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Mã sửa lỗi
Để tạo lại thông tin thoại, bộ giải mã cần tỉ lệ bit lỗi không quá 0.1%.
Các kênh vô tuyến có tỉ lệ lỗi 1% hay nhiều hơn thì cần sửa lỗi.
Mã hóa kênh giúp sửa lỗi
Hai phương pháp sửa lỗi:
 Backward error correction (BEC)
 Forward error correction (FEC)
5.3.1 Backward error correction
Trong BEC, giả sử rằng nếu các bit kiểm tra được truyền một cách chính xác thì
các bit dữ liệu cũng chính xác. Nếu các bit kiểm tra không đến như mong muốn, hệ
thống yêu cầu truyền lại.
Yêu cầu truyền lại tự động (ARQ) không thích hợp cho thoại vì thọai yêu cầu thời
gian thực.

Các block được kiểm tra tại đầu cuối bằng việc so sánh FCS/BCS, nếu phát hiện
lỗi yêu cầu bộ phát truyền lại khối dữ liệu.
BEC dùng mã hóa khối.
BEC thích hợp cho truyền dữ liệu – không thích hợp cho truyền thọai.
5.3.2 Forward error correction
Việc mã hóa sẽ thêm các bit mà cho phép dữ liệu gốc được tạo lại với một số
nhỏ các lỗi ngẫu nhiên.
FEC không dùng cơ chế phát lại nên phù hợp cho truyền thọai

Trang
40
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

FEC thường được sử dụng trong mã hóa chập


5.3.3 Mã hóa khối (block channel coding)
Block dữ liệu hiện hành (được truyền) được dùng để tạo một mã. Mã này được
gởi đi cùng với các bit dữ liệu gốc.

5.3.4 Mã hóa chập (convolutional channel coding)


Bộ mã chập được mô tả bởi tỉ lệ của các bit thông tin ngỏ vào trên các bít đã mã hóa ở ngõ ra mà
được tạo bởi các bộ cộng trễ qua quá trình kết hợp dữ liệu từ các thanh ghi dịch.
Tỷ lệ mã mô tả số bit dư trong dữ liệu được mã hóa
 Tỷ lệ mã ½ truyền gấp hai lần số bit dữ liệu thật
 Tốc độ dữ liệu được chia đôi
Ví dụ, một bộ mã hóa tạo 2 bit ngõ ra cho mỗi bit thông tin đầu vào sử dụng một thanh ghi 5 bit
được xem như một bộ mã hóa tỷ lệ mã ½ với một độ trễ là 5.
Nếu tỉ lệ lỗi cao, mã chập có thể làm tăng các lỗi
Mã chập hiệu quả hơn mã khối, mã chập giảm tỉ lệ lỗi bằng việc tăng các bit truyền.
Mã chập

Trang
41
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Bộ mã hóa trên gồm 4 bit thông tin trên luồng bit vào các thanh ghi và đưa ra 2 đa thức:
 Cộng modulo 2 của d4+d3+1 cho ra bit G0
 Cộng modulo 2 của d4+d3+d1+1 cho ra bit G
2 bit này được đưa đến ngõ ra. Các bit được lưu trong các thanh ghi được chuyển đến thay thế
ngay và bit thông tin kế tiếp được đưa vào. Quá trình trên được lặp lại.
Kết quả 2 bit được tạo ra cho mỗi bit thông tin được đưa vào bộ mã hóa. Các bit này không là dữ
liệu gốc nhưng gần giống dữ liệu gốc. Vì vậy, mã chập không thể phát hiện lỗi, đơn giản nó tạo lại
dữ liệu bằng việc dùng các thông tin được lưu trong các bit truyền.
5.4 Mã kênh
GSM dùng kết hợp 2 phương pháp mã khối và mã chập. Đầu tiên, các bit thông tin
được mã khối, tạo ra các khối thông tin, mỗi khối liên kết với BCS (block check
sequence). Tất cả các bit đã mã khối (gồm cả BCS) được chuyển qua bộ mã chập để
đưa ra các bit mã cuối cùng.
Mã kênh TCH/F trong GSM

Lý do cho việc ‘kết hợp mã’ là vì mã hóa chập phía sau sẽ phát hiện và sửa tất cả
các lỗi. Tuy nhiên, nếu dữ liệu bị hư hỏng nặng, mã khối sẽ bỏ qua dữ liệu đó và yêu
cầu phát lại khối dữ liệu bị hỏng.
Sơ đồ mã hóa trong GSM được mô tả như ‘sự kết hợp’ vì phân chia dữ liệu thành 3
class ưu tiên tuỳ thuộc vào sự quan trọng của dữ liệu với đặt tính thoại. Khi đó nó

Trang
42
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

cung cấp các mức mã hóa khác nhau. Mã cuối cùng là sự kết hợp 3 class trên để
truyền.
Bộ mã kết hợp mô tả rõ tác dụng trong GSM. Mục đích của việc thêm 4 bit đuôi
trong sơ đồ trên là để đảm bảo các thanh ghi trong bộ mã hóa được kích (flushed) sau
mỗi khối 260 bit được mã hóa.
5.5 Ghép xen
5.5.1 Nguyên lý ghép xen
Hiệu quả của mã chập dựa vào giả định rằng các lỗi được phân bố ngẩu nhiên.
Tuy nhiên, đường truyền vô tuyến xu hướng thiên về tần số - phụ thuộc loại ‘cụm’
lỗi cơ bản do fading. Do vậy, mã chập không thể bù số lượng lớn các lỗi liên tục trên
một kênh tần số đơn.
5.5.2 Ghép xen khối

Để khắc phục điều này, các burst dữ liệu không được gởi theo thứ tự mà được
ghép xen dữ liệu giữa các TS trong một đa khung.
Ghép xen được đưa ra sau mã sửa lỗi và được khôi phục lại trước khi giải mã. Vì
vậy, các lỗi được phân bố ngẫu nhiên.
Ghép xen và các ảnh hưởng của ‘burst’ nhiễu

Trang
43
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Trong ví dụ trên 8 block dữ liệu cho mỗi kênh (3 kênh) được truyền liên tục. Nếu
một nhiễu cụm xảy ra trong đường truyền liên tục (không ghép xen), 6 block dữ liệu
bị ảnh hưởng, 1 block trên kênh 1 và 5 block trên kênh 2. Điều này có thể không ảnh
hưởng đến dữ liệu trên kênh 1 nhưng ảnh hưởng đến kênh 2.
Nếu các block dữ liệu trên các kênh được ghép xen, 6 block vẫn bị ảnh hưởng
nhưng chỉ 2 block trên mỗi kênh ảnh hưởng. Vì vậy cụm nhiễu được giảm.
Ghép xen

Ngoài ra, tính năng của các thuật toán sửa lỗi hiệu quả nhất khi các lỗi được ngẫu
nhiên. Vì vậy, khả năng sửa tất cả các lỗi được phân bố trên mỗi kênh sẽ cao hơn so
với khả năng sửa tất cả các lỗi tập trung trên 1 kênh trong trường hợp không ghép
xen.
5.5.3 Thực hiện ghép xen trong GSM
GSM thực hiện ghép xen để giảm ảnh hưởng của nhiễu cụm trên giao diện vô
tuyến. Ghép xen xảy ra sau khi mã hóa kênh nhưng trước khi chuyển các luồng bit
đã mã hóa vào các cụm dữ liệu.
Mức độ ghép xen dùng trong GSM phụ thuộc vào lưu lượng sóng mang. Khi
block 456 bit dữ liệu được truyền qua:
- 8 TS cho thoại full rate
- 4 TS cho hầu hết các kênh điều khiển
- 19 TS cho truyền dữ liệu
Mỗi TS tương ứng với một cụm dữ liệu trên giao diện vô tuyến.
5.5.4 Ghép cụm vô tuyến
5.5.4.1 Nguyên lý ghép cụm vô tuyến
Dữ liệu được truyền thành các block trên giao diện vô tuyến. Mỗi block được
xem như 1 ‘cụm’. 1 cụm đáp ứng 1 TS trong 1 khung TDMA 8 TS.
Tùy thuộc vào chức năng của cụm, GSM định nghĩa một số loại cụm. Tuy
nhiên, tất cả đều có kích thước 156.25 bit trong khoảng thời gian 0.577ms

Trang
44
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Tuy nhiên, tồn tại khoảng bảo vệ trên mỗi cụm để cung cấp một bộ đệm
trong TS. Vì vậy, kích thước cụm thường là kích thước của phần thông tin trong
cụm. Ví dụ, 1 cụm bình thường “normal burst” 156.25 bit có khoảng bảo vệ
8.25 bit, vì vậy kích thước cụm thông tin là 148 bit.
Bit trong mỗi cụm được đánh số từ 0-156, ¼ bit cuối cùng đánh số 156. Bit 0
luôn được truyền đầu tiên.
5.5.4.2 Các loại cụm dữ liệu (data burst)
Khoảng thời gian truyền 156.25 bit của một TS có thể tổ chức các loại burst
dữ liệu khác nhau.

GSM định nghĩa 5 loại cụm gồm:


 Cụm bình thường (normal burst)
 Cụm đồng bộ (Synchronisation burst)
 Cụm hịêu chỉnh tần số (Frequency correction burst)
 Cụm truy nhập (Access burst)
 Cụm giả (Dummy burst)
Normal burst
Normal burst là loại burst phổ biến nhất và được dùng thừơng xuyên để mang dữ
liệu người dùng như thoại qua kênh lưu lượng (TCH) và cho các kênh điều khiển
khác ngoài các kênh FCCH, SCH, RACH. Kích thước burst thông tin là 148bit (8.25
bit bảo vệ). Cụm bao gồm các thành phần:

Trang
45
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

 Block data: burst bao gồm 2 block data 57 bit (2x57). Các block này (kể cả các bit
đánh cắp) được mã hóa
 Tail Bit: burst bao gồm 2 block tail bit 3 bit (2x3). Các block này luôn thiết lập
0,0,0. Mục đích là hỗ trợ các bộ cân bằng xác định đầu/cuối mẫu bit.
 Training bit: Mỗi burst chứa chuỗi hướng dẫn 26 bit. Chuỗi này được dùng bởi bộ
cân bằng để bù vào thời gian thay đổi trên kênh.
 Stealing flag bit : Mỗi burst chứa 2 bit đánh cắp, mỗi bit liên kết với mỗi block
thoại/dữ liệu. 1 stealing bit được thiết lập lên 1 khi block dữ liệu mà nó liên kết bị
FACCH đánh cắp để sử dụng.
 Guard period: 8.25 bit bảo vệ không mang thông tin, cho phép khoảng thời gian
trống giữa các TS liên tục để ngăn nhiễu giữa các TS. Khoảng bảo vệ cũng cho
phép thời gian để bộ phát dịch lên hay dịch xuống.
Frequency correction burst

Frequency correction burst được dùng để đồng bộ tần số của MS. Tất cả các bit
bằng 0 tương đương một sóng mang chưa điều chế với một tần số lựa chọn riêng.
Lặp lại của 1 burst được xem như kênh hiệu chỉnh tần số (FCCH). Kích thước burst
thông tin 148bit. Chức năng các tail bit và guard period như trong normal burst.
Synchronisation Burst

Synchronisation burst được dùng để đồng bộ thời gian của MS với BTS. Cơ bản
nó khác với normal burst: synchronisation burst có chuỗi hướng dẫn được mở rộng
đến 64 bit và kích thước block dữ liệu giảm. Lặp lại của 1 burst được xem như kênh
đồng bộ (SCH). Kích thước burst thông tin 148 bit. 1 burst đồng bộ bao gồm các
thành phần:
 Block data: Burst bao gồm 2 block data 39 bit đã mã hóa. Các block này mang
thông tin về số khung TDMA và mã nhận dạng trạm gốc (BSIC). Nó đựơc quảng
bá cùng với burst hiệu chỉnh tần số. Số khung (FN) được mật mã thành mẫu 19 bit
để chỉ ra chính xác 1 khung trong siêu siêu khung và được lặp lại mỗi 2,715,648

Trang
46
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

khung . Số khung được dùng bởi MS để xác định loại kênh logic phát trên kênh
điều khiển, TS0. BSIC cũng được dùng bởi MS để kiểm tra nhận dạng MS khi
thực hiện đo công suất.
 Training bit: chuỗi training bit mở rộng đến 64 bit được dùng để cho phép khoảng
thời gian đồng bộ giữa MS và BTS.
Các tail bit và guard bit chức năng tương tự như trong normal burst.
Dummy burst

Định dạng của dummy burst giống như normal burst. Tuy nhiên nó không mang
thông tin. Nó thường được phát bởi BTS trên các TS của sóng mang BCH khi không
có thông tin nào khác được gởi để các cell neighbor vẫn thực hịên đo công suất.
Access burst

Access Burst được dùng để truy nhập vào mạng, chỉ dùng cho đường uplink. Nó
cũng được dùng để yêu cầu tài nguyên từ các cell mới trong chuyển giao. Kích
thước burst thông tin của burst truy nhập ngắn 88 bit. Các thành phần của burst truy
nhập:
 Block data: Burst bao gồm 1 block dữ liệu 36 bit. Block này chứa thông tin yêu
cầu tài nguyên mạng của MS.
 Tail Bit: Burst bao gồm 1 block 3 bit đuôi bình thường và block 8 bit đuôi mở
rộng.
 Training bit: mỗi burst chứa một chuỗi hướng dẫn mở rộng 41 bit cho phép bộ cân
bằng cung cấp đủ thời gian cân chỉnh. Chuỗi này được dùng để đồng bộ giữa MS
và BTS. BTS phát hiện chuỗi truy nhập 41 bit và tính giá trị timing advance sau đó
được phát đến MS.
 Guard period: khoảng bảo vệ được mở rộng đến 68.25 bit vì khi MS mới kết nối
vào mạng nó không có thông tin về timing advance. Khoảng bảo vệ này cho phép
timing advance tối đa ban đầu (giá trị timing advance max cần 64 bit) đến khi MS
đựơc thông tin về mức timing advance chính xác.

Trang
47
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Phần 6: Quản lý di động MM


6.1 Giới thiệu
MM (mobility management) là phân lớp trong nghi thức báo hiệu giữa MS và
MSC. Các thông tin MM được trung chuyển thông qua BSS. MM thực hiện các chức
năng điều khiển cần thiết cho thuê bao di động: nhận thực, cấp phát TMSI, quản lý vị
trí thuê bao,..
6.2 Các quá trình quản lý di động (MM)
6.2.1 MM common procedures
MM common procedure cung cấp các thông tin nhận dạng thuê bao. Quá trình
MM thông thường có thể bắt đầu khi các kết nối về tài nguyên vô tuyến (RR) đã
tồn tại. Nhóm common procedure lại có thể chia thành 2 nhóm:
 Quá trình do MS khởi động
 Quá trình do mạng khởi động
Các quá trình MM do mạng:
 Quá trình cấp phát lại TMSI: cung cấp số nhận dạng tạm thời nhằm bảo mật
các thông tin nhận dạng và vị trí của thuê bao. Mạng thực hiện quá trình
này khi MS thay đổi LA, cập nhật vị trí theo định kỳ.
 Quá trình nhận thực (authentication): mạng kiểm tra tính hợp lệ của thuê
bao và cung cấp các thông số cho phép MS tính lại ciphering key mới.
 Quá trình nhận dạng (identification): yêu cầu MS cung cấp thông tin nhận
dạng cho mạng như IMSI, IMEI,…
 Quá trình abort: mạng hủy các kết nối MM đã hoặc đang thiết lập. Quá
trình abort chỉ thực thi được khi kết nối MM đang thiết lập hay đã thiết
lập, không thực thi được trong quá trình MM specific hay IMSI detach.
Quá trình IMSI detach (rời mạng) là quá trình MM thông thường do MS khởi
động tắt máy. Quá trình IMSI detach không thể khởi động được khi quá trình MM
specific đang chạy. Quá trình này có thể hoãn lại cho đến khi MM specific kết thúc
nếu không thì IMSI detach bị bỏ qua.
6.2.2 MM-specific procedures
Quá trình MM-specific hỗ trợ cho tính di động của thuê bao, ví dụ như cung cấp
cho mạng về vị trí hiện tại của thuê bao. Một quá trình MM-specific không thể bắt

Trang
48
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

đầu khi một quá trình MM-specific đang thực hiện hay một MM connection đang
tồn tại. Trong quá trình MM specific, nếu CM entity yêu cầu kết nối MM thì yêu
cầu này sẽ bị từ chối hoặc chờ cho đến khi quá trình MM specific kết thúc. Các
quá trình trong nhóm này gồm có:
 Quá trình cập nhật vị trí bình thường
 Quá trình cập nhật vị trí theo chu kỳ
 Quá trình IMSI nhập mạng
6.2.3 Quá trình quản lý kết nối MM
Quá trình quản lý kết nối MM cho phép thiết lập, duy trì, giải phóng kết nối
MM giữa MS và MSC, giúp cho các entity của lớp CM (call management) bên trên
trao đổi thông tin lẫn nhau. Khi nhận được yêu cầu kết nối MM từ CM entity, phân
lớp MM gửi yêu cầu thiết lập kết nối RR tới phân lớp RR. Khi kết nối RR đã thiết
lập, mạng có thể bắt đầu quá trình MM common như nhận thực, cấp phát lại
TMSI. Kết nối MM chỉ được thiết lập khi không có quá trình MM-specific nào
đang chạy. Nhiều kết nối MM có thể tồn tại cùng một thời điểm.
6.3 Các trạng thái di động
Thuê bao di động có thể có một trong ba trạng thái MS tắt máy, mở máy trong chế
độ idle, mở máy trong chế độ dedicated.
 MS tắt máy (turn off)
Trong trường hợp này mạng không thể liên lạc được với MS do MS ra ngoài
ngoài vùng phủ sóng trong thời gian dài, MS tắt máy hay SIM bị rút ra khỏi máy.
Trong tất cả trường hợp này, MS không thể trả lời các bản tin tìm gọi (paging) và
không thể cập nhật vị trí theo chu kỳ. Mạng xem như thuê bao đã rời mạng (IMSI
detached)
 MS mở máy trong chế độ idle
Trong chế độ idle, MS đã “camp-on”, đồng bộ, và sẵn sàng thực hiện hay nhận
cuộc gọi. MS có thể nhận các bản tin tìm gọi và thực hiện cập nhật vị trí theo chu
kỳ, lựa chọn lại cell khi MS di chuyển trong mạng.
 MS mở máy trong chế độ dedicated
MS tham gia vào các quá trình trao đổi thông tin như thoại hay dữ liệu.
6.4 IMSI attach / detach
6.4.1 Trình tự kết nối mạng

Trang
49
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Khi MS mở máy trong vùng phủ sóng, nó sẽ quét tất cả các tần số được cấp
phát trong dải. MS đo mức công suất của các tần số và sắp xếp chúng theo thứ tự.
MS chọn và lắng nghe trong số các tần số sóng mang mạnh nhất để lấy thông
tin về FCCH. Quá trình này nhằm đồng bộ tần số với BTS phát.
Sau khi đồng bộ tần số, MS lắng nghe trên SCH để lấy thông tin tin về đồng bộ
khung. Kênh SCH chứa thông tin về số khung và BSIC.
Sau khi đồng bộ khung, MS bắt đầu đọc và giải mã các thông tin khác trên
BCCH: danh sách các cell kế cận (LAC+CI), mức công suất nhận thấp nhất, LAI,
tần số BCCH của các cell xung quanh.
MS tiếp tục giám sát kênh PCH để nhận yêu cầu tìm gọi cho các cuộc gọi đến,
gửi cập nhật vị trí định kỳ, ghi lại mức tín hiệu của các cell kế cận.
Nếu không tìm thấy FCCH hay SCH, MS sẽ chọn lại sóng mang RF cao nhất
tiếp theo từ danh sách và lặp lại quá trình.

Hình 6.1: Trình tự MS kết nối mạng.


6.4.2 IMSI attach
IMSI attach để thông báo cho mạng MS đã bật nguồn (power-on). IMSI attach
là một phần của quá trình cập nhật vị trí. Giả sử IMSI nhập mạng vào LA cũ. Quá
trình IMSI attach diễn ra theo thứ tự:

Trang
50
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Hình 6.2: IMSI attach


(1) MS camp-on vào cell phục vụ tốt nhất. MS gửi yêu cầu cấp phát
SDCCH tới BSS trên RACH. BSS trả lời bằng bản tin “Immediate
Assignment” trên AGCH bao gồm thông tin về kênh SDCCH.
(2) MS gửi bản tin “IMSI attach” trên kênh SDCCH tới MSC thông qua
BSS
(3) MSC chuyển “IMSI attach” tới VLR. VLR xóa cờ “IMSI detach” và
khôi phục trạng thái bình thường cho MS. Thông tin về IMSI rời mạng
cũng được cập nhật trên HLR (tùy chọn) .
Nếu MS bật nguồn ở LA mới thì quá trình bảo mật được tiến hành
như nhận thực, kiểm tra IMEI trên EIR.
(4) VLR cấp TMSI cho MS. VLR gửi bản tin phúc đáp “IMSI
acknowledge” tới MSC.
(5) MSC chuyển bản tin tới MS thông qua BSS. MS đã được nhập mạng.
(6) MSC gửi “clear command” cho MS trên kênh SDCCH để giải phóng
các tài nguyên dùng trong quá trình IMSI attach.
6.4.3 IMSI detach
MS dùng quá trình IMSI detach để khi thuê bao tắt máy. Thuê bao sẽ được đánh
dấu “unreachable” trên VLR và hệ thống sẽ không tìm gọi thuê bao này nữa.
Thông tin hệ thống quảng bá trong cell thông báo cho MS biết quá trình IMSI
attach / detach có cần thực hiện hay không.
Các trường hợp IMSI detach
 Tường minh: MS thông báo IMSI detach
 Không tường minh: sau một khoảng thời gian xác định, MSC không liên
lạc được với MS, MSC xem như MS đã rời mạng.
Quá trình IMSI detach tường minh:

Trang
51
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Hình 6.3: IMSI detach


(1) Khi MS đang tắt máy, MS gửi bản tin “channel Request” trên kênh
RACH tới BSS để yêu cầu cấp kênh SDCCH. BSS ấn định kênh SDCCH,
thông báo tới MS trên kênh AGCH.
(2) MS gửi bản tin “IMSI Detach Indication” trên kênh SDCCH tới BSS và
BSS chuyển bản tin này tới MSC để thông báo MS chuyển sang chế độ
“detach”.
(3) MSC gửi bản tin “Detach IMSI” đến VLR. VLR bật cờ “IMSI detach” và
từ chối tất cả các cuộc gọi tới MS.
VLR thông báo sự thay đổi tới HLR (tùy chọn).
VLR thông báo cho MSC bằng bản tin “Acknowledge IMSI
Detachment”. MSC không thông báo cho MS vì khi này có thể MS đã
rời mạng.
MSC gửi “clear Command” tới BSS để giải phóng kênh SDCCH.
Quá trình kết thúc khi BSS giải phóng tài nguyên và gửi “Clear
complete” tới MSC.
6.5 Cập nhật vị trí
6.5.1 Các tùy chọn cập nhật vị trí
Để bảo đảm cho việc định tuyến các cuộc gọi đến đúng MS, mạng cần phải
biết vị trí của MS chính xác tới mức cell. Các phương pháp:
 Cập nhật vị trí mỗi khi thay đổi cell
Mỗi khi di chuyển sang vùng phục vụ của cell khác, MS gửi cập
nhật vị trí cho mạng. Thuận lợi của phương pháp này là khộng cần
phải xác định vị trí cell của MS mỗi khi có cuộc gọi đến. tuy nhiên,

Trang
52
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

phương pháp này lại làm tăng tải báo hiệu trong mạng một cách đáng
kể.
 Tìm gọi tất cả các cell
Mỗi khi có cuộc gọi đến, mạng sẽ tìm gọi trên tất cả các cell để xác
định cell phục vụ của MS. Phương pháp này không cần phải cập nhật
vị trí để lưu lại vị trí hiện tại của MS nhưng lại làm tăng tải báo hiệu
trong mạng.
 Chia mạng thành các vùng tìm gọi nhỏ hơn
Mỗi khi di chuyển tới một vùng tìm gọi mới, MS thông báo cho
mạng về số nhận dạng của vùng này. Khi có cuộc gọi đến MS, mạng
chỉ gửi bản tin tìm gọi đến các cell trong vùng tìm gọi hiện tại. Phương
pháp này kết hợp ưu điểm của hai phương pháp trên làm giảm đáng kể
dung lượng báo hiệu trong mạng.
6.5.2 GSM location areas
Trong mạng GSM, một vùng tìm gọi nhỏ được gọi là một location area, mỗi
vùng bao gồm nhiều cell. Tất cả các cell trong cùng một LA được điều khiển bởi
một MSC. Mỗi LA có một số nhận dạng duy nhất LAI (Location Area Identifier)
6.5.3 Các điều kiện cập nhật vị trí
Cập nhật vị trí xảy ra khi thỏa một trong các điều kiện sau:
 Thay đổi LA
 Cập nhật theo chu kỳ
 MS bật máy (IMSI attach)
Mỗi khi vào một LA mới, MS thực hiện cập nhật vị trí. Nếu MS không di
chuyển thì khộng xảy ra quá trình cập nhật LA. Do đó nếu sau một khoảng thời
gian mà không có hoạt động nào xảy ra thì MS sẽ cập nhật vị trí theo chu kỳ được
ấn định bởi nhà khai thác mạng. Sau một số chu kỳ, VLR không nhận được cập
nhật vị trí từ MS, VLR sẽ xem như thuê bao rời mạng (forced IMSI detach)
Mỗi khi IMSI attach xảy ra, thong tin cập nhật vị trí được gửi về VLR. Nếu MS
nhập mạng vào VLR cũ thì không cần phải cập nhật lại vị trí. Nếu MS nhập mạng
vào VLR mới thì quá trình cập nhật vị trí phải thực hiện. Trong trường hợp này
VLR phải gửi cho HLR mới các thông tin có liên quan tới LAI mới của MS.
6.6 Roaming

Trang
53
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Roaming là khả năng MS di chuyển từ PLMN này sang PLMN khác mà không làm
gián đoạn dịch vụ. Để thực hiện dịch vụ này, các mạng PLMN phải có thỏa thuận
roaming với nhau.

Trang
54
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

PHẦN 7: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN


7.1 Giới thiệu
Thủ tục quản lý tài nguyên vô tuyến (RR) bao gồm các chức năng liên quan đến
quản lý tài nguyên truyền dẫn như các kênh vật lý, các kết nối liên kết dữ liệu trên các
kênh điều khiển. Nó chỉ tồn tại giữa MS và BSS.
Mục đích của các thủ tục quản lý RR là để thiết lập, duy trì và giải phóng các kết
nối RR để cho phép giao tiếp điểm – điểm giửa mạng và MS. Thủ tục RR bao gồm
các thủ tục chọn cell/chọn lại cell và thủ tục chuyển giao. Tuy nhiên, các thủ tục quản
lý RR cũng bao gồm thu 1 chiều thông tin từ BCCH và CCCH khi không có kết nối tài
nguyên vô tuyến được thiết lập. Điều này cho phép chọn cell/chọn lại cell tự động
7.2 Thiết lập kết nối tài nguyên vô tuyến
Mobile – initiated RR connection setup.

Network - initiated RR connection setup.

Giải phóng kết nối RR


Được bắt đầu chỉ bởi mạng
Các lý do bao gồm:

Trang
55
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

 Kết thúc một cuộc gọi


 Quá nhiều lổi
 Chuyển kênh vì cuộc gọi ưu tiên cao hơn
MS chờ cho 1 khỏang thời gian ngắn và trở lại trạng thái rổi

7.3 Selection cell và reselection cell


Khi bật máy, MS đo mức công suất thu định kỳ trên mỗi tần số sóng mang BCCH
của tất cả các cell trong dải. Từ các lần đo định kỳ này MS tính toán giá trị mức thu
trên mỗi cell, được lưu trong tham số RXLEV(n) (n: số cell neighbor).
Dựa vào các giá trị được tính này, MS selection cell để kết nối đến. Quá trình kết
nối này để xem xét cell ‘camping-on’.
Khi 1 MS bắt vào 1 cell, nó liên tục đo sóng mang BCCH của các cell neighbor để
tìm cell tốt hơn.
Giá trị OFFSET (trễ) ngăn chặn việc reselection cell không cần thiết ở khu vực biên
cell
7.3.1 Thủ tục selection cell
Khi MS bật nguồn, MS bắt đầu đo mức tín hiệu thu được từ tất cả các cell trong
dãy
MS tính toán mức công suất thu trung bình từ mỗi cell và được lưu trong tham
số RXLEV(n)
MS tính toán tham số C1 cho mỗi cell dựa vào RXLEV(n) và các tham số dành
riêng
C1 (n)=RXLEV(n)-RXLEV_ACCESS_MIN-MAX(0,MS_TXPWR_MAX-P)
 RXLEV(n): mức công suất BCCH thu trung bình từ cell n
 RXLEV_ACCESS_MIN: mức công suất thu nhỏ nhất mà MS thu được để truy
nhập vào hệ thống.
 MS_TXPWR_MAX: mức công suất phát lớn nhất của MS cho phép truy cập
vào mạng.
 P: mức công suất phát lớn nhất có thể đạt được của MS do nhà sản xuất qui
định.

Trang
56
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

MS so sánh mức thu ở các cell dựa vào giá trị C1 và bắt vào cell có giá trị C1
cao nhất.
7.3.2 Reselection cell
MS trong GSM phase 1
Đối với GSM phase 1, chọn lại cell được thực hiện bằng cách so sánh C1 cell
hiện hành với C1 được đo trên các cell neighbor.
 Giữa các cell trong cùng LAC
C1(new)> C1 (old) (trong khoảng hơn 5s)
 Giữa các cell ở biên LAC
C1(new)> C1 (old) + OFFSET (trong khoảng hơn 5s)
MS trong GSM phase 2
GSM phase 2 sử dụng cả 2 tham số C1 và C2 trong thủ tục cell reselection.
Mục đích:
 Ngăn chọn lại cell nhiều lần cho các MS đang di chuyển nhanh
 Đảm bảo MS truy cập vào cell thành công nhất.
C2 được tính:
C2=C1+OFFSET – (TEMPORARY_OFFSET x H(PENALTY_TIME –T)
Để tối ưu chọn lại cell, tham số chọn lại cell có thể được broadcast trên BCCH
của mỗi cell. Quá trình chọn lại cell dựa vào các tham số này (phát trên BCCH) để
tính toán tham số C2.
Các tham số được dùng để tính C2:
C2=C1+CELL_RESELECT_OFFSET –(TEMPORARY_OFFSET x H(PENALTY_TIME –
T)
 Với PENALTY_TIME <> 11111
C2 = C1- CELL_RESELECT_OFFSET
 Với PENALTY_TIME = 11111
Và H(x)=0 khi x<0 {x= PENALTY_TIME –T}
H(x)=1 khi x>0
 CELL_RESELECT_OFFSET
Tham số chọn này là một offset âm hoặc dương trên mỗi cell để khuyến khích
hoặc không khuyến khích MS chọn lại cell đó
 PENALTY_TIME
Khi MS đặt cell vào danh sách sóng mang mạnh nhất (neighbor list), nó bắt đầu
bộ đếm mà kết thúc sau PENALTY_TIME. Bộ đếm này sẽ được reset khi cell ra
khỏi danh sách. Suốt thời gian PENALTY_TIME của bộ định thời, C2 được cho
giá trị offset âm, điều này có khuynh hướng ngăn MS đang di chuyển nhanh khỏi
chọn cell.

Trang
57
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

 TEMPORARY_OFFSET
Đây là giá trị offset trong công thức tính C2. Có thể là giá trị 0 và cũng có thể là
giá trị dương được đưa vào.
7.4 Chuyển giao
Chuyển giao là quá trình thay đổi kênh vô tuyến đang sử dụng sang 1 kênh vô
tuyến khác khi MS đang ở chế độ dedicate. Kênh vô tuyến này có thể trong cùng 1
cell hoặc giữa các cell khác nhau.
Các loại chuyển giao khác nhau trong hệ thống GSM:
Internal handover
 Giữa các kênh (các TS) trong cùng cell
 Giữa các cell trong cùng BSS (chuyển giao trong cùng BSC)
External handover
 Các cell trong các BSS khác nhau (khác BSC) nhưng được điều khiển của cùng
MSC
 Các cell được điều khiển bởi các MSC khác nhau
Các chuyển giao trong GSM là chuyển giao ‘cứng’, MS chỉ giao tiếp với một cell
tại 1 thời điểm.
Trong mạng GSM, các kết nối vô tuyến có thể không được cấp cố định suốt một
cuộc gọi. Chuyển giao sẽ chuyển cuộc gọi đang diễn ra sang một kết nối vô tuyến
khác.
Chuyển giao intra-BSS được xem như internal handover vì chỉ liên quan đến 1
BSC. Để tiết kiệm băng thông, chúng được quản lý bởi BSC không liên quan đến
MSC, ngoại trừ để thông báo khi hoàn thành chuyển giao.
Chuyển giao Inter-BSS (cả hai intra hay inter MSC) được xem như external
handover và được quản lý bởi các MSC liên quan. Điều quan trọng trong GSM đó là
MSC gốc vẫn chịu trách nhiệm cho hầu hết các chức năng liên quan đến cuộc gọi,
ngoại trừ các chuyển giao inter-BSC tiếp sau được điều khiển bởi MSC mới.
7.4.1 Các nguyên nhân chuyển giao:
Chuyển giao có thể được bắt đầu bởi MS hoặc MSC (phương diện cân bằng tải
lưu lượng).
Quyết định chuyển giao dựa vào các tham số sau (theo thứ tự ưu tiên):
 Chất lượng tín hiệu UL/DL
 Cường độ tín hiệu thu UL/DL
 Nhiễu
 Độ dự trữ công suất (power budget)
 Khoảng cách giữa MS và BTS

Trang
58
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Mỗi tham số có một định nghĩa về ngưỡng hoạt động và quyết định chuyển giao
dựa vào 1 hay kết hợp của các tham số này.
7.4.2 Quá trình chuyển giao

Trong chế độ dedicated, MS liên tục giám sát chất lượng tín hiệu thu (BER) và
cường độ tín hiệu (dBm) của kênh lưu lượng được cấp phát trong cell serving.
Đồng thời, cũng giám sát cường độ tín hiệu của tất cả các cell neighbor. Thông tin
này được report đến BSC serving thông qua BTS.
Các quyết định chuyển giao được thực hiện bởi mạng dựa vào kết quả đo của
MS và BTS

Trang
59
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Phần 8: Quản lý cuộc gọi


8.1 Giới thiệu
Chương này bao gồm các quá trình thiết lập kết nối cho một cuộc gọi giữa các thuê
bao và định tuyến các lưu lượng. Nội dung chương cũng nêu các khái niệm cần thiết
cho việc triệt tiếng vọng (echo canceller).
MS có thể tham gia vào một trong hai loại cuộc gọi:
 Cuộc gọi kết thúc tại đầu cuối di động (MTC) là cuộc gọi được nhận bởi MS, xuất
phát từ MS (PLMN) khác hay từ mạng PSTN.
 Cuộc gọi bắt đầu từ thuê bao di động (MOC) là cuộc gọi xuất phát từ một MS
trong PLMN.
8.2 Mobile original call
Giả sử MS đang lắng nghe thông tin hệ thống trong cell và MS đã đang ký vào
MSC/VLR của cell này. Khi MS yêu cầu truy nhập mạng để thực hiện cuộc gọi. Quá
trình diễn ra như sau:

Hình 8.1: mobile original call


(1) a) MS dùng RACH để yêu cần ấn định kênh SDCCH.
b) Thông tin về kênh ấn định được truyền cho MS trên AGCH
(2) MS thông báo là nó muốn setup một cuộc gọi. VLR phân tích IMSI và đánh
dấu MS bận.
(3) Quá trình nhận thực có thể được thực hiện (tùy chọn).

Trang
60
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

(4) Khởi động quá trình mã hóa (tùy chọn).


(5) MSC nhận bản tin setup từ MS. Thông tin bao gồm: loại dịch vụ mà MS
muốn sử dụng, số bị gọi. MSC kiểm tra xem MS có bị chặn chiều gọi ra hay
không. Nhà khai thác mạng hay MS đều có khả năng chặn cuội gọi. Nếu MS
không bị chặn, quá trình setup tiếp tục.
(6) Link giữa MSC và BSC được kết nối, một PCM timeslot bị chiếm giữ. MSC
yêu cầu BSC cấp phát kênh TCH. Nếu còn kênh TCH rỗi, BSC BSC cấp
kênh và yêu cầu BTS kích hoạt kênh. Sau khi kích hoạt thành công, BTS
thông báo cho BSC. BSC ra lệnh cho MS chuyển sang kênh TCH. Quá trình
cấp phát kênh hoàn tất, BSC thông báo cho MSC. MSC phân tích số và thiết
lập kết nối tới thuê bao bi gọi.
(7) Bản tin “alert” thông báo cho MS biết ringing tone đã được tạo ở đầu bên kia.
Tổng đài bên B tạo ra ringing tone và gửi đến MS chủ gọi thông qua MSC.
Ringing tone được gửi qua đường vô tuyến tới MS chứ không được tạo ra ở
MS.
8.3 Mobile terminal call
Cuộc gọi kết thúc tại đầu cuối di động phứa tạp hơn cuộc gọi bắt đầu ở thuê bao di
động do phía chủ gọi không biết vị trí của phía bị gọi.

Hình 8.2: mobile terminal call.

Trang
61
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

(1) Trong trường hợp gọi từ PSTN sang di động, tổng đài cố định phân tích
MSISDN và xác định cuộc gọi thuê bao di động.
(2) Tổng đài transit định tuyến cuộc gọi tới GMSC.
(3) Sau khi phân tích số MSISDN của MS bị gọi, GMSC tìm được HLR mà thuê
bao đăng ký. GMSC truy vấn HLR để biết MSC/VLR mà MS bị gọi đang tạm
trú. Từ MSISDN, HLR tìm ra IMSI, các thông tin của thuê bao, địa chỉ của
VLR.
(4) HLR yêu cầu VLR cấp số roaming (MSRN).
(5) HLR chuyển số MSRN tới GMSC.
(6) 6.a Với số roaming, GMSC có thể định tuyến cuộc gọi đến đúng MSC.
6.b Cuộc gọi được chuyển tới MSC.
Nếu hệ thống hỗ trợ tính năng “call drop back”, GMSC chuyển cuộc gọi
về node trước đó và giải phóng kết nối ở bước (2) và 6.a.
(7) MSC hỏi VLR thông tin về vị trí và trạng thái (reachable, unreachable) của
thuê bao. Nếu trạng thái của thuê bao là “reachable”, cuộc gọi được cho phép ở
MSC. MSC gửi yêu cầu tìm gọi tới tất cả BSS thuộc LA mới nhất được ghi
nhận của MS.
Trong hệ thống GSM, thông tin về cell phục vụ của MS có thể lưu ở MSC
hay BSC.
MSC gửi thông tin nhận dạng LA và MS tới BSC.
(8) BSC phân phát bản tin tìm gọi đến các BTS trong LA.
(9) BTS tìm gọi thuê bao bằng TIMSI hoặc IMSI.
Khi nhận được bản tin tìm gọi, MS yêu cầu cấp phát kênh SDCCH. MSC
thực hiện nhận thực và mã hóa. MSC cũng có thể gửi thông tin cho MS về
dịch vụ được yêu cầu: thoại, data, fax.
BSC yêu cầu BTS kích hoạt kênh TCH và giải phóng kết nối SDCCH. MS
gửi bản tin “alert” để thông báo nó đang đổ chuông. MSC tạo ringing tone
cho thuê chủ gọi. Khi thuê bao nhấc máy, MS gửi bản tin “connect”. Mạng
hoàn tất kết nối và gứi “connect ack” cho MS. Kênh lưu lượng song công
được mở.
8.4 Call routing example
8.4.1 Định tuyến cuộc gọi trong nội PLMN

Trang
62
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Hình 8.3: Định tuyến cuộc gọi trong nội PLMN


Khi MS1 gọi MS2 trong cùng PLMN, MS1 phải thực hiện quá trình MOC với
MSC của nó (HMSC).
HMSC phải xác định vị trí của MS2 để định tuyến cuộc gọi chính xác. Do
không thể định tuyến dựa vào số được quay (MSISDN của MS2), HMSC phải hỏi
thông tin về MSRN của MS2.
MSRN được cấp phát bởi VLR mà MS2 đăng ký. Trong ví dụ này, VLR của
MS2 là VVLR (Visited VLR). Tuy nhiên, HMSC không thể truy vấn trực tiếp
VVLR vì HMSC không biết MS2 đăng ký vào VLR nào. Do đó, MSC dùng
MSISDN của MS2 để hỏi HLR về thông tin định tuyến. HLR truy vấn VVLR để
lấy MSRN và gửi lại cho HMSC. Sau khi có MSRN, HMSC định tuyến cuộc gọi
tới VMSC.
VMSC thực hiện quá trình tìm gọi để khởi đầu MTC cho MS2.
8.4.2 Định tuyến cuộc gọi giữa các PLMN

Hình 8.4: Định tuyến cuộc gọi giữa các PLMN

Trang
63
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Nếu MS1 gọi MS2 ngoài PLMN, số được quay MSISDN không bao gồm thông
tin về vị trí của MS2. Trước tiên, cuộc gọi được định tuyến tới GMSC của
HPLMN.
GMSC nhận biết NDC (national destination code) của PLMN đích (VPLMN)
dựa vào số MSISDN nên chuyển cuộc gọi tới GMSC của VPLMN.
GMSC của VPLMN định tuyến dựa vào MSRN. Quá trình truy vấn MSRN
cũng tương tự như trường hợp cùng PLMN, trong đó, GMSC đóng vai trò giống
như HMSC.
8.5 Triệt tiếng vọng (Echo cancelling)

Hình 8.5: Echo canceller


Echo là hiện tượng nghe lại chính giọng nói của mình lặp lại khi nói vào điện thoại.
Hiện tượng trễ trong mạng PLMN do mã hóa và giải mã thoại, xử lý tín hiệu gây ra
tiếng vọng. Tiếng vọng này không nghiêm trọng khi đàm thoại giữa các MS.
Tuy nhiên, khi kết nối với thuê bao PSTN, tín hiệu phải qua bộ chuyển đổi hybrid 4
dây sang 2 dây. Một phần năng lượng từ phía nhận quay lại phía phát nên thoại được
truyền ngược lại phía MS. Hiện tương này thuê bao cố định không cảm nhận được
nhưng tạo ra tiếng vọng có độ trễ khoảng 180ms cho MS.
Để giảm hiện tượng này, bộ triệt tiếng vọng được đặt ở giao tiếp giữa MSC và
PSTN. Bộ triệt tiếng vọng chuẩn có thể làm giảm độ trễ xuống 80ms, và thuê bao di
động không cảm nhận được.

Trang
64
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Phần 9: GSM SECURITY


9.1 Mục đích của an toàn mạng
 Chống lại những truy cập không cho phép (Nhận thực khi truy cập mạng)
 Bảo vệ số nhận dạng người dùng (dùng TMSI giúp bảo mật IMSI)
 Bảo vệ thông tin người dùng (dùng mật mã)
 Bảo vệ thông tin báo hiệu trong mạng
Các chức năng bảo vệ ở trên là bắt buộc đối với MS và mạng. Tuy nhiên chức năng mật mã có thể
tắt. Những chức năng bảo vệ này được thiết kế để bảo vệ chỉ mạng GSM
9.2 Bảo vệ nhận dạng người dùng
Chức năng bảo vệ nhận dạng người dùng nhằm đảm bảo số IMSI không bị lấy cắp. Chức năng này
nhằm chống lại việc theo dõi vị trí của thuê bao bằng cách lắng nghe các báo hiệu trao đổi trên đường
vô tuyến. IMSI được bảo vệ bằng cách dùng số thay thế TMSI
9.3 Nhận thực
Nhận thực là quá trình xem xét 1 MS có quyền truy nhập vào mạng hay không. Mục đích nhằm
chống lại những truy nhập không được cho phép đồng thời ngăn chặng những kẻ xâm nhập không hợp
pháp
Ba thông tin yêu cầu trong tiến trình nhận thực:
 Khóa nhận thực Ki: được cất trong SIM và trong AuC
 RAND: là số ngẫu nhiên được tạo bởi AuC
 SRES: mã này được tạo ra trong AuC bằng cách kết hợp khóa Ki và RAND dùng thuật toán A3
MSC yêu cầu AuC tạo ra 3 số thông tin bảo mật là RAND,SRES và khóa Kc. Ba thông tin này sẽ
được gửi tới VLR quản lý MS đó. Mỗi khi nhận thực được yêu cầu 1 bộ 3 thông tin trên được dùng
Chú ý:Khóa Kc được dùng cho mật mã hơn là nhận thực
Nếu tất cả các bộ 3 trong VLR đã được dùng, MSC yêu cầu 1 lọat mới từ HLR/AuC bằng 1 bản tin
gửi thông tin nhận thực “Send Authentication Info”. HLR/AuC đáp ứng với bản tin “Send
Authentication Info Ack”
Nhận thực thực hiện khi:
 Có sự thay đổi dữ liệu thuê bao tại HLR hay VLR như cập nhật vị trí mà có thay đổi dữ liệu
trong VLR,đăng ký mạng hay xóa bỏ 1 dịch vị cộng thêm
 Khi kích họat hay giải kích họat 1 dịch vụ cộng thêm
 Lần đầu tiên truy cập mạng sau khi khởi động lại MSC/VLR
 Chuỗi khóa mật mã không khớp nhau
Nếu 1 yêu cầu truy nhập gửi đến mạng,thủ tục nhận thực thuê bao thất bại và sự thất bại này không
do sự cố mạng thì truy cập của MS tới mạng bị từ chối
9.3.1 THỦ TỤC NHẬN THỰC

Trang
65
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Tiến trình nhận thực:


Bước 1: Thuê bao yêu truy cập mạng bằng cách gửi IMSI/TMSI tới MSC
Bước 2: Nếu VLR không có bộ ba thông tin hợp lệ thì MSC yêu cầu bộ 3 mới từ AuC. Sau
đó, MSC gửi RAND tới MS dùng bản tin “Authentication and Ciphering Request”
Bước 3: MS dùng Ki của nó và RAND vừa nhận từ MSC,MS tạo SRES và gửi cho MSC dùng
bản tin “Authentication and Ciphering Response”
Bước 4: MSC so sánh SRES của nó với SRES nhận từ MS. Nếu chúng giống nhau, MS đó
nhận thực thành công và được phép truy cập mạng
9.4 Bảo vệ thông tin người dùng
Mục đích của chức năng bảo vệ thông tin người dùng là bảo mật thông tin của mỗi cá nhân
Mật mã sẽ được ứng dụng cho tất cả các truyền thông có thoại hay không thoại. Mặc dù giải thuật
chuẩn A5 thường được triển khai, nhưng MS và cơ sở hạ tầng mạng có thể dùng nhiều hơn 1 giải
thuật. Trong trường hợp này, cơ sở hạ tầng mạng chịu trách nhiệm quyết định nên dùng giải thuật nào
(bao gồm khả năng không dùng mật mã trong trường hợp sự bảo mật không được ứng dụng)
Khi mật mã được yêu cầu, các tín hiệu MS tới mạng chỉ ra các giải thuật nào trong 7 giải thuật mật
mã mà nó hổ trợ. Mạng phục vụ sau đó chọn 1 trong những giải thuật này và báo cho MS biết.
Chuỗi số khóa mật mã(Ciphering Key Sequence Number-CKSN)
Để mà cho phép mật mã bắt đầu trên kết nối vô tuyến mà không nhận thực các chuỗi số khóa mật
mã được dùng. Chuỗi này cất trong VLR cùng với Kc. MSC/VLR gửi bản tin AUTHENTICATION
REQUEST chứa chuỗi số này, cùng với RAND tới MS

Trang
66
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

Khi MS nhận bản tin nhận thực nó tính SRES và Kc, cất Kc cùng với CKSN trong SIM. Lần sau
khi MS muốn truy cập hệ thống, nó gửi CKSN trong bản tin SERVICE REQUEST tiến hành tiến trình
mật mã mà không cần nhận thực
Thủ tục mật mã chung

Bước 1-Xác định thuật toán A5


Giả sử nhận thực đã xảy ra, khi 1 MS muốn thiết lập 1 kết nối được mật mã tới mạng, thụât toán
A5 được thương thuyết đầu tiên trên kênh DCCH theo những quyền ưu tiên sau:

Trang
67
TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM

1. Nếu 1 MS và mạng có thuật toán A5 không cùng các phiên bản và mạng hay MS không sẵn sàng
dùng 1 kết nối không được mật mã thì kết nối được giải phóng
2. Nếu MS và mạng có ít nhất 1 phiên bản của thuật toán A5 chung thì mạng chọn 1 trong những
phiên bản có thể cấp nhận ở cả 2 bên để dùng trên kết nối đó
3. Nếu MS và mạng có thuật toán A5 không cùng phiên bản và mạng sẵn sàng dùng 1 kết nối không
cần mật mã thì 1 kết nối không mật mã được thiết lập
Bước 2-Tao khóa Kc
Dùng khóa Ki,(duy nhất với mỗi MS) và RAND được tạo bởi AuC, Kc được tạo tại cả MS và
AuC. Khóa Kc ở AuC được truyền tới MSC/VLR với RAND và SRES
Bước 3-Chuyển sang chế độ mật mã
Dữ liệu được mật mã được tạo ra bằng cách truyền khóa Kc và toàn bộ dữ liệu người dùng vào
thuật toán A5 được cất trong cả MS và BSS(hình trên). Sự chuyển tiếp từ chế độ không mật mã sang
chế độ mật mã tiến hành như sau:
 Giải mật mã bắt đầu trong BSS,nơi đây sẽ gửi bản tin “Star Ciphier” tới MS
 Khi bản tin này được nhận đúng, bắt đầu mật mã và giải mã trên MS
 Mật mã trên phía BSS bắt đầu ngay khi đồng bộ đạt được và 1 MS đã chuyển sang chế độ mật
mã tạo ra khung hay 1 bản tin được giải mã đúng tại BSS
Những yêu cầu chuyển giao
Khi chuyển giao xảy ra, thông tin cần thiết (ví dụ khóa Kc, dữ liệu khởi đầu) được chuyển từ
BSS cũ sang BSS mới và thủ tục đồng bộ được bắt đầu lại. Khóa Kc không thay đổi khi chuyển giao
9.5 Bảo vệ thông tin báo hiệu
Mật mã thông tin báo hiệu cung cấp sự bảo mật đối với các nhận dạng người dùng trên giao diện
vô tuyến
Mật mã được dùng trên các trường của các bản tin báo hiệu được trao đổi giữa MS và các BTS.
Các yếu tố thông tin báo hiệu sau liên quan đến người dùng được bảo vệ bất cứ khi nào được dùng sau
khi thiết lập kết nối ban đầu:
 IMEI
 IMSI
 Số thuê bao gọi
 Số thuê bao bị goi
Chú ý rằng những thông tin báo hiệu(loại bản tin,các nhận dạng MS IMSI,TMSI…) không được
bảo vệ khi khởi tạo kết nối
Không cung cấp mật mã từ đầu cuối đến đầu cuối

Trang
68

You might also like