You are on page 1of 8

DAPANDETHI.BLOGSPOT.

COM
Có nhiều ý kiến cho rằng, phát thanh là loại hình truyền thông lạc hậu và sẽ
sớm bị đào thải trong xã hội hiện đại. Nhưng thực tế, ở nhiều nước trên thế
giới, phát thanh vẫn đang phát huy cao thế mạnh của mình và chiếm được
một lượng khán giả lớn. Đặc biệt với sự ủng hộ của công nghệ thông tin,
phát thanh ngày càng phát triển một cách đa dạng và phong phú, với những
tiến bộ rõ rệt. Phát thanh đã chứng tỏ được sự tồn tại bền bỉ của nó, với
những đặc trưng và thế mạnh riêng.
I. Đặc trưng của báo chí phát thanh
Radio chính là linh hồn và làm nên đặc trưng của báo phát thanh. Loại
hình báo chí phát thanh đã được tác giả Lois Baird phân tích và nêu ra 11
đặc điểm của loại hình báo chí này. Đó là:
1. Radio hình ảnh
2. Radio là thân mật, riêng tư.
3. Radio dễ tiếp cận và dễ mang.
4. Radio là trực tiếp.
5. Radio có ngôn ngữ riêng của mình.
6. Radio có tính tức thời.
7. Radio không đắt tiền.
8. Radio có tính lựa chọn.
9. Radio gợi lên cảm xúc.
10.Làm công việc thông tin và giáo dục.
11. Radio là âm nhạc.
Những đặc trưng này thể hiện quan điểm khác nhau giữa báo phát
thanh và những loại hình báo chí khác: Thứ nhất, báo phát thanh không
dùng hình ảnh nhưng thông qua những phương tiện âm thanh để diễn đạt,
chuyển tải ý nghĩa của thông điệp một cách chính xác, hình tượng. Thứ hai,
báo phát thanh vô cùng gần gũi , thân mật vì những phát thanh và kĩ thuật

1
viên sẽ sử dụng một loạt những âm thanh hết sức trung thực, gần gũi và đời
thường.
Báo phát thanh tỏa sóng rộng khắp, vì vậy thính giả vô cùng dễ tiếp
cận và dễ mang đi, phát thanh không có giới hạn về khoảng cách (tốc độ phủ
sóng 300000km/s). vì thế nó mang tính xã hội hóa rất cao.
Báo phát thanh thông tin nhanh, tiếp cận đồng thời và lấy âm thanh
một cách trực tiếp từ hiện trường khác hẳn với báo in, cùng một lúc, cùng
thời điểm, hàng triệu dân chúng có thể nghe cùng một lúc.
Vô cùng sống động, riêng tư và thân mật vì với báo phát thanh, công
chúng được nghe thông tin qua giọng đọc, tức là bằng giọng nói của chính
những con người cụ thể, giống như họ đang ngồi ngay cạnh nên rất thân
mật. Nhưng mỗi thính giả lại lắng nghe radio với tư cách cá nhân, mỗi người
có một lời nhận xét, đánh giá riêng. Yêu cầu đặt ra cho báo phát thanh lúc
này là: Hãy nói với công chúng như nói với một người.
Sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói, tiếng động và âm nhạc).
Âm thanh không bị phụ thuộc vào hình ảnh, chữ in nên không ảnh hưởng gì
đến trình độ văn hóa. Có thể coi đây là đặc điểm của cả báo truyền hình,
thậm chí, báo truyền hình còn có những đặc điểm còn sinh động hơn nhiều
so với phát thanh. Tuy nhiên, vẫn có một điểm khác biệt: đối với truyền
hình, hình ảnh luôn giữ vị trí số 1, âm thanh chỉ có nhiệm vụ bổ trợ cho
những phần mà truyền hình chưa nói hết. Bởi lẽ đó, nếu xét riêng trong sự
so sánh với báo truyền hình thì báo phát thanh nổi lên ở đặc điểm quan trọng
nhất, đó là việc sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói, tiếng động, âm
nhạc) tác động vào thính giác. Như vậy, đây không chỉ là phương thức tác
động duy nhất mà còn là đặc trưng cơ bản của báo phát thanh trong tương
quan so sánh với các loại hình báo chí khác.

2
II. Các xu hướng phát triển của báo chí phát thanh Việt
Nam trong tương lai
1. Phát thanh theo format
Đây vốn là phong cách làm phát thanh và cả truyền hình đặc trưng và
rất khổ biến ở tất cả các nước, tất cả các đài phát thanh – truyền hình hiện
nay. Phát thanh theo format là chương trình phát thanh được làm theo khung
kịch bản cho trước, chỉ khác nhau về nội dung đề tài cần đề cập. Đây là một
cách phát thanh đơn giản nhưng rất dễ gây nhàm chán nếu không biết thay
đổi nội dung, khung chương trình một cách linh hoạt.
Để làm nên một chương trình phát thanh theo format thì điều đầu tiên
là người làm phát thanh phải tạo ra được một khung chương trình chuẩn,
hấp dẫn và phù hợp với yêu cầu chung. Sau đó là đi tìm tư liệu, đề tài để lắp
ghép vào khung kịch bản đó và thực hiện thành chương trình phát thanh.
2. Phát thanh theo yêu cầu hoặc phát thanh tương tác
Mọi tác phẩm báo chí luôn cần sự phản hồi và tương tác với công
chúng. Thế nên việc tạo ra chương trình phát thanh theo yêu cầu là rất cần
thiết để tạo nên sự thân mật với người nghe đài. Phát thanh theo yêu cầu là
chương trình thu nhận những ý kiến, thư từ của công chúng để từ đó tổng
hợp lại và làm nên chương trình phát thanh.
Hiện nay, đa phần những chương trình phát thanh theo yêu cầu
thường là các chương trình ca nhạc. Trong những chương trình này, thính
giả gửi thư yêu cầu bài hát, đài phát thanh sẽ thực hiện cho đăng phát bài hát
đó. Hoặc chương trình phát thanh có sự tương tác với thính giả qua điện
thoại (phone-ins), thính giả gọi điện đến chương trình đưa ra những ý kiến
thắc mắc, giao lưu hay nói về một vấn đề nào đấy… Những chương trình
như vậy thường thu hút một lượng thính giả đông đảo bởi sự hấp dẫn, ngẫu
hứng của người tham gia. Hơn nữa qua những chương trình như thế này, họ
sẽ tìm được sự đồng cảm, những thắc mắc hay ý kiến chung mà họ cũng
đang quan tâm.

3
3. Phát thanh trực tiếp
Đây là một hình thức khá mới mẻ và không dễ khi thực hiện, đặc biệt
rất dễ xảy ra sai sót khi thực hiện không đầy đủ hoặc không có sự chuẩn bị
kĩ lưỡng. Tuy nhiên, một chương trình phát thanh trực tiếp sẽ tạo được tính
chất gần gũi, sinh động do độ xác tín cao của thông tin nên sẽ gây được sự
hấp dẫn và được đông đảo khán giả ủng hộ.
Hình thức phát thanh trực tiếp đã cho phép chuyển tải những sự kiện
nóng được cập nhật nhanh chóng và đã tạo ra một kênh thông tin dân chủ
hơn, đời sống hơn, tiếng nói của người dân được đến với diễn đàn phát
thanh dễ dàng hơn. Nếu trước đây, cách làm chỉ phát băng một chiều, nay,
với hình thức phát thanh trực tiếp, người dân trong khu vực có thể đặt câu
hỏi từ những thắc mắc về nông nghiệp, y học, tình yêu hôn nhân gia đình,
chế độ chính sách, yêu cầu ca nhạc, giao lưu với các khách mời là những
nghệ sĩ, chuyên gia, nhà quản lý đến việc phản ánh những sự kiện hiện
tượng tốt và xấu trong đời sống…
Thế nhưng, hình thức phát thanh trực tiếp đòi hỏi người làm phải có
trình độ chuyên môn cao, khả năng ứng biến nhanh nhạy và có cơ sở hạ tầng
kỹ thuật phù hợp. Trong một chương trình phát song trực tiếp, chỉ một sai
sót nhỏ thôi cũng có thể gây nên những hậu quả khôn lường, khó có thể
khắc phục được. Tại Việt Nam, phát thanh trực tiếp vẫn còn là một phương
thức hoàn toàn mới, được thực hiện theo phong cách mở với sự hợp tác đào
tạo của Thụy Điển, Pháp, Úc, Hà Lan...
4. Phát thanh trên Internet
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet, đã tạo ra những cơ hội kinh
doanh đa dịch vụ truyền thông mới... Một trong những ứng dụng nổi bật xu
hướng hội tụ là dịch vụ phát thanh truyền hình trực tuyến, truyền hình tương
tác cung cấp video theo yêu cầu (VOD) trên mạng. Hiện nay, phát thanh
hoạt động trên Internet được đánh giá cao do không đòi hỏi đăng ký băng

4
tần, thiết lập các đài phát thanh và bộ truyền tín hiệu mà vẫn có thể gửi
thông tin tới mọi nơi trên thế giới

Tại Việt Nam, từ tháng 11/2003 VTC đã là đơn vị đầu tiên đi tiên
phong trong việc ứng dụng công nghệ nén chuẩn MPPEG 4 (H264) tiên tiến
nhất thế giới vào cung cấp dịch vụ truyền phát trực tuyến các chương trình
phát thanh, truyền hình quảng bá trên mạng Internet phục vụ nhiệm vụ
thông tin tuyên truyền đối ngoại dành cho cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài.

Đài Tiếng nói Việt Nam đã chính thức hoà mạng Internet 4 hệ chương
trình phát thanh: VOV1 (Hệ Thời sự - Chính trị Tổng hợp), VOV2 (Hệ các
chương trình Văn hoá, đời sống, xã hội), VOV3 (Hệ Âm nhạc và Thông tin
giải trí), VOV6 (Hệ chương trình phát thanh đối ngoại tầm xa, phát bằng 11
thứ tiếng). Gần như ngay từ khi ra đời, VOVNews đã làm hài lòng bạn đọc
không chỉ qua những thông tin, những bài viết cập nhật, chính xác, tin cậy
mà còn bằng kho âm thanh khổng lồ với nhiều thể loại khác nhau, đáp ứng
mọi nhu cầu của bạn nghe đài.

Do đó, không có gì là quá xa xôi đối với sự phát triển của phát thanh
trên Internet tại nước ta hiện nay.

5. Phát thanh có hình

Phát thanh có hình không hẳn là chương trình phát thanh cũng không
hẳn là chương trình truyền hình, mà đúng như tên gọi của nó là hệ phát
thanh có hình. Hiểu một cách đơn giản thì đây là chương trình mà tiếng nói,
âm thanh là ngôn ngữ chính, hình ảnh là phụ, trong đó có cả hình động và
hình tĩnh.

Ưu thế của hình thức phát thanh này chính là tận dụng được thế mạnh
của phát thanh, độ nhanh nhạy có thể thông tin lập tức vấn đề thời sự nóng
bỏng mà không phải lệ thuộc hình ảnh. Nhưng cũng có những chương trình

5
đan xen như văn học nghệ thuật, âm nhạc, kịch, sân khấu và một số lĩnh vực
khác như kinh tế - xã hội cần phải có hình động để khán giả tận mắt thấy
bản chất vấn đề.

Hệ phát thanh có hình (VOVTV) của Đài Tiếng nói VN chính thức
phát sóng từ ngày 7/9/2008. Tuy nhiên, đây vẫn là một chương trình đang
được thử ngiệm nên chưa được phát sóng rộng rãi, dự kiến phải đến đầu
năm 2009 mới có thể phủ sóng mặt đất.

6. Phát triển công nghệ phát thanh

Với một chiếc máy radio nhỏ gọn, có giá từ vài chục ngàn, thính giả
có thể nghe và mang theo tới bất kì đâu như đi du lịch, đi công tác, trên tàu
xe…Đó là thế mạnh về giá cả và sự tiện dụng. Trong khi đó để trang bị một
chiếc tivi bỏ túi hoặc muốn xem các chương trình truyền hình qua điện thoại
di động thì phí dịch vụ lại rất cao. Trong điều kiện mất điện, tivi hầu như bị
tê liệt, còn với chiếc máy radio người sử dụng có thể nghe bằng pin. Đó là
những ưu điểm mà ai cũng có thể thấy ở khía cạnh thiết bị và công nghệ.

Thế nên, xu hướng mới của công nghệ phát thanh trong tương lai sẽ là
những chiếc radio nhỏ gọn hơn, tích hợp nhiều tính năng (ngày nay, điện
thoại di động luôn được cài sẵn trình nghe radio). Âm thanh trong khi phát
sóng được chăm chút hơn, âm thanh mang tính nền của thông tin, giúp thính
giả nghe rõ hơn và tạo được sức hấp dẫn, mới mẻ hơn, không gây nhàm
chán.

Về phương thức truyền dẫn phát song, phát sóng phát thanh điều chế
AM (sóng ngắn SW, sóng trung MW) và FM (sóng cực ngắn). Sử dụng
công nghệ analog (MW, SW), PCM (MW, SW, FM) và Digital: DAB,
DRM, DMB. Ở Việt Nam đang thử nghiệm công nghệ DRM nhằm tiết kiệm
tần số, nâng cao chất lượng phát thanh, thính giả thu được cả Analog và
Digital.

6
Như vậy, báo chí phát thanh đang đứng trước những cơ hội mới với
cả khó khăn và thuận lợi. Sự bùng nổ về công nghệ thông tin không làm cho
phát thanh có nguy cơ biến mất. Tại Việt Nam, phát thanh cũng có những sự
đầu tư phát triển mạnh mẽ. Tầm nhìn đến năm 2020 phấn đấu đưa Đài
Tiếng nói Việt Nam trở thành Đài phát thanh Quốc gia mạnh có uy tín,
ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới. Ứng dụng công nghệ tiên
tiến hiện đại vào dây chuyền sản xuất, đạt chuẩn quốc tế; Xây dựng lộ trình
chuyển đổi phát thanh Analog sang PT-TH số, hội tụ công nghệ PT-TH đa
phương tiện IPTV, IPRadio, HD Radio, HD TV, DMB với công nghệ không
dây Wimax… Đào tạo cán bộ công chức viên chức, phóng viên, biên tập
viên, kỹ thuật viên, ca sỹ, nghệ sỹ ngày càng chuyên nghiệp; Nâng cao chất
lượng nội dung chương trình đáp ứng với yêu cầu của quý thính giả trong
giai đoạn phát triển mới.

7
DAPANDETHI.BLOGSPOT.COM

You might also like