You are on page 1of 47

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1


PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐỒ GỖ
NGHĨA TÍN ....................................................................................................... 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CÔNG TY TNHH ĐỒ GỖ NGHĨA
TÍN ...................................................................................................................... 3
1.1.1 Tên, địa chỉ của công ty ....................................................................... 3
1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng............................................ 3
1.1.3 Quy mô hiện tại .................................................................................... 4
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp ....................................................... 4
1.2.1 Lĩnh vực, nhiệm vụ của công ty............................................................ 4
1.2.2 Giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của công ty ............................................ 5
1.3 Bộ máy tổ chức của công ty TNHH đồ gỗ Nghĩa Tín .................................. 5
1.3.1 Mô hình tổ chức .................................................................................... 5
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lí ............................................ 6
1.4 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất ................................... 7
1.4.1 Đặc điểm sản phẩm ................................................................................ 7
1.4.2 Quy trình công nghệ sản xuất................................................................. 8
1.5 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty ................................ 9
1.5.1 Phân tích bảng cân đối kế toán ............................................................. 9
1.5.2 Phân tích các chỉ tiêu kinh doanh của công ty ...................................... 12
PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐỒ
GỖ NGHĨA TÍN ................................................................................................ 17
2.1 Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing .................... 17
2.1.1 Tình hình tiêu thụ của doanh nghiệptrong 2 năm gần đây ................... 17
2.1.2 Chính sách sản phẩm - thị trường ......................................................... 17
2.1.3 Giai đoạn lựa chọn và định vị thị trường .............................................. 18
2.1.4 Chính sách giá ....................................................................................... 20
2.1.5 Chính sách xúc tiếng bán hàng ............................................................. 21
2.1.6 Một số đối thủ cạnh tranh ..................................................................... 23
2.2 Phân tích công tác lao động và tiền lương .................................................... 23
2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp ....................................................... 23
2.2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động trong của công ty ...................... 25
2.2.3 Tuyển dụng lao động ............................................................................ 26
2.3 Phân tích công tác quản lý sản xuất .............................................................. 29
2.3.1 Hình thức tổ chức sản xuất .................................................................... 29
2.3.2 Sơ đồ kết cấu sản xuất ............................................................................ 31
2.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật các bộ phận và định mức tiêu hao nguyên vật
liệu ................................................................................................................... 31
2.4 Phân tích công tác kế toán............................................................................. 33
2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ............................................................. 33
2.4.2 Chức năng nhiệm vụ của tuần bộ phận kế toán .................................... 34
2.4.3 Chính sách kế toánáp dụng tại doanh nghiệp ....................................... 35
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN ......... 36
3.1 Đánh giá chung ............................................................................................. 36
3.1.1 Những ưu điểm ..................................................................................... 36
3.1.2 Những hạn chế ...................................................................................... 37
3.2 Các đề xuất hoàn thiện .................................................................................. 38
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 41
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Tên viết tắt Nội dung đầy đủ


1 CBCNV Cán bộ công nhân viên
2 CSH Chủ sở hữu
3 DLDT Doanh lợi doanh thu
4 ĐVT Đơn vị tính
5 GTSL Giá trị sản lượng
6 NH Ngắn hạn
7 NSNN Ngân sách Nhà nước
8 NVL Nguyên vật liệu
9 TSCĐ Tài sản cố định
10 TSDH Tài sản dài hạn
11 TSDH Tài sản ngắn hạn
12 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
14 RE Sức sinh lời căn bản của công ty
15 ROA Tỷ suất doanh lợi tài sản
16 ROE Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu
17 ROS Tỷ suất doanh lợi doanh thu
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢNG

Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán của công ty…………………………… 10


Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kinh doanh của công ty năm 2012 – 2014 ................ 14
Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ của công ty trong 2 năm gần đây..................... 17
Bảng 2.2: Danh mục các sản phẩm của công ty ............................................ 19
Bảng 2.3: Bảng thống kê cơ cấu lao động của công ty .................................. 24
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty ........................ 26
Bảng 2.5: Quy cách kỹ thuật mặt bàn vuông ................................................ 32
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng một số loại máy móc, thiết bị.......................... 33

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty .................................... 6


Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất công nghệ. ...................................................... 8
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty .................................... 30
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kết cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ........................ 34

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty trong
giai đoạn từ năm 2012 – 2014 ............................................................................. 15
LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập là vấn đề cần thiết của sinh viên hiện nay vì học đi đôi vơi hành.
Nếu chỉ dựa trên cơ sở lí thuyết và các bài học trên sách vở thì kiến thức của
sinh viên sau khi ra trường rất khó đáp ứng được nhu cầu của công việc. kì
thực tập tổng hợp là thời gian để cho sinh viên có thể vận dụng những gì đã
học vào thực tế tại doanh nghiệp, thông qua đó bản thân sinh viên cũng nâng
cao được tính tự giác, chủ động trong nghiên cứu, học hỏi và tích lũy kinh
nghiệm, trang bị cho bản thân những kiến thức lẫn kinh nghiệm để có thể
vững bước hơn trên con đường sự nghiệp sau khi ra trường.

Trong những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu thông qua hội
nhập kinh tế nhưng cũng gặp không ít thách thức mới mà chúng ta phải đối
mặt trên nhiều phương diện. Để có thể tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các
doanh nghiệp và công ty không ngừng đổi mới mình, luôn luôn tìm cách nâng
cao vị thế của mình.

Xuất phát từ thực tế trên, em đã tiến hành tìm hiểu công ty TNHH đồ gỗ
Nghĩa Tín về quá trình hình thành, phát triển và các nghiệp vụ cơ bản của cơ
sở trong phạm vi khái quát, mô tả tình hình hoạt động tại cơ sở của công ty từ
năm 2012 – 2014.

Báo cáo gồm 3 phần chính:


- Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH đồ gỗ Tín Nghĩa.
- Phần 2: Phân tích các hoạt động tại công ty.
- Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện công ty.

Sau thời gian thực tập tổng hợp tại công ty, bằng những kiến thức của
mình thông qua quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và được tiếp xúc thực tế tại
công ty, cùng với sự đồng ý, giúp đỡ tận tình, chu đáo của chú Huỳnh Lê Đại
Phúc, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô ThS Đặng Thanh Loan đã giúp
đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Tuy nhiên, do thời gian thực tế chưa được nhiều, trình độ chuyên môn và
việc trải nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những

1
thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến và đóng góp của quý thầy cô
giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện và tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quy Nhơn, ngày 18 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Hồ Phước Trọng

2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐỒ GỖ
NGHĨA TÍN

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CÔNG TY TNHH ĐỒ GỖ
NGHĨA TÍN

1.1.1 Tên, địa chỉ của cơ sở thực tập

 Tên công ty: Công ty TNHH đồ gỗ Nghĩa Tín

 Địa chỉ: Xã Phước An, HuyệnTuy Phước, Tỉnh Bình Định.

 Tel: 056.3733998

 Fax: 056.3833024

 Mã số thuế: 4100543367

 Chủ doanh nghiệp: Huỳnh Lê Đại Phúc.

 Web: :nghiaphatfurniture.com

 Công ty có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản


giao dịch tại Ngân hàng ngoại thương Quy Nhơn.

1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng


Công ty TNHH đồ gỗ Nghĩa Tín tiến hành lập dự án để đầu tư xây dựng
nhà máy chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại khu công nghiệp Phước An –
Huyện Tuy Phước – tỉnh Bình Định nhằm thực hiện chủ trương phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước góp phần cho sự
nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước và được Sở kế hoạch và đầu
tư tỉnh Bình Định ký quyết định thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2002, với số

3
vốn điều hiện nay là 16 tỷ đồng, do 2 thành viên tự nguyện góp vốn và tự chịu
trách nhiệm với phần vốn mình đã góp, và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

1.1.3 Quy mô hiện tại:

Tính đến ngày 31/12/2014 tổng vốn kinh doanh của công ty:

 Tồn tại dưới hình thức tải sản là 78.564.177.000 đồng trong đó:

 Tài sản ngắn hạn 61.767.245.000 đồng

 Tài sản dài hạn là: 16.796.932 đồng

 Tồn tài dưới hình thức nguồn vốn là : 78.564.177.000đồng trong đó:

 Nợ phải trả là: 57.778.130.000 đồng.

 Vốn chủ sở hữu: 20.786.047.000 đồng

(Nguồn từ bảng cân đối kế toán năm 2014 của Công ty TNHH đồ gỗ
Nghĩa Tín)

Tổng số Lao động hiện có của công ty là 420 người.Trong đó:

- Nhân viên quản lý là: 20 người

- Công nhân trực tiếp sản xuất là: 362 người

- Công nhân gián tiếp sản xuất là: 58 người

Căn cứ vào số liệu trên ta có thể kết luận rằng: Đây là doanh nghiệp có
quy mô lớn.

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

1.2.1 Lĩnh vực, nhiệm vụ của công ty

 Nhiệm vụ của công ty:


 Nắm bắt khả năng kinh doanh, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước
để xây dựng và thực hiện các phương án sản xuất có hiệu quả.
 Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân, thực hiện phân phối thu nhập hợp
lý, chăm lo đời sống tinh thần vật chất cho toàn thể cán bộ công nhân viên
trong Công ty.
 Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
4
 Các phòng, ban và cán bộ lao động có nhiệm vụ xây dựng các biện
pháp an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ, an ninh quốc phòng…
 Chức năng của công ty:
 Chuyên sản xuất các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
 Công ty sử dụng lao động để đảm bảo việc làm ổn định, bình quân
hằng năm khoảng 420 người, thu nhập bình quân hằng tháng khoảng
3.500.000đ/tháng/ người.
1.2.2 Giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của công ty
Công ty TNHH Đồ Gỗ nghĩa Tín cũng như tất cả các Công ty chuyên chế
biến và sản xuất Đồ gỗ xuất khẩu khác, Công ty chuyên chế biến và sản xuất
đủ các loại đồ gỗ như giường, bàn, ghế, xích đu,..với mẫu mã đa dạng và kiểu
dáng phong phú. Công ty sản xuất cả các loại đồ gỗ được sử dụng ở ngoài trời
và trang trí nội thất trong nhà. Các sản phẩm của Công ty có mặt ở nhiều nước
trên thế giới, đặc biệt là thị trường Châu Âu và Châu Á,..
Ngoài ra công ty còn kinh doanh các loại sản phẩm đồ gỗ kết hợp với
nhôm, và mây đan, và các loại nguyên liệu khác, tùy theo đơn đặt hàng mà
khách hàng yêu cầu.

1.3 Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH đồ gỗ Nghĩa Tín

1.3.1 Mô hình tổ chức

Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty TNHH Đồ Gỗ Nghĩa Tín được tổ


chức theo kiểu trực tuyến kết hợp chức năng, một mặt giúp cho Ban Giám
đốc toàn quyền quyết định, mặt khác có thể phát huy chuyên môn của từng
phòng, ban, bộ phận và giúp cho các phòng, ban, bộ phận liên hệ chặt chẽ
với nhau trong suốt quá trình hoạt động.

5
Giám đốc

Phó Giám
đốc

Phòng Phòng kế hoạch – Phòng Phòng tổ chức Phân

Phòng kế Thị trường Phòng kỹ hành chính xưởng SX

toán thuật

Chú thích:
: chỉ đạo trực tiếp

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lí của công ty

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý


- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm toàn bộ các
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước pháp luật. Giám đốc có
quyền quyết định mọi chủ trương, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ và làm
chủ tài khoản, theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công
nhân viên (CBCNV) trong Công ty.
- Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành công việc trong toàn
công ty.
- Phòng kế hoạch – Thị trường:
+ Phân tích, đánh giá việc thực hiện định mức tiêu hao NVL cho từng sản
phẩm.
+ Lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch giao hàng .
+ Thiết kế và quản lý qui trình công nghệ .

6
+ Thiết kế mặt hàng mới, tăng số lượng các mặt hàng .
+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch .
+ Tìm, kiếm thị trường mới, tăng số lượng đơn đặt hàng.
- Phòng kế toán:
+ Thực hiện công tác hạch toán kinh tế, kế toán tài chính của Công ty theo
đúng qui định của Nhà nước.
+ Phân tích lập kế hoạch tài vụ, kế hoạch chi phí, theo dõi doanh thu chi
phí
+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
giúp cho việc quản lý vốn có hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
+ Phối hợp với Phòng kế hoạch – Thị trường để xây dựng giá bán hợp lý.
+ Hổ trợ đắc lực cho Giám đốc trong việc cập nhật thông tin tài chính của
Công ty một cách chính xác…
- Phòng kỹ thuật: Thiết kế và xem xét các qui trình sản xuất mẫu sản
phẩm, sửa chữa, quản lý thiết bị máy móc.
- Phòng tổ chức hành chính: Chuyên quản lý và tổ chức nhân sự, bổ
nhiệm, bãi nhiệm, điều động nhân sự cho các phòng, ban, các bộ phận sản
xuất của Công ty; theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ
công nhân viên trong Công ty; kiểm tra, kiểm soát nhân sự tại các phòng, ban.
- Phân xưởng sản xuất: Đứng đầu là Quản đốc phân xưởng là người có
nhiệm vụ chỉ đạo chung cho toàn phân xưởng sản xuất thông qua các tổ
trưởng, tổ phó.
1.4 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất
1.4.1 Đặc điểm sản phẩm
 Đặc điểm của các sản phẩm này là từ gỗ tự nhiên nên bền, đẹp, lành.
 Đẹp:Vân, thớ, màu rất đẹp, có loại gỗ vân nổi lên như một bức tranh
thiên nhiên trao tặng. Đồ dùng lâu ngày, gỗ xuống màu sẫm và đồ càng cũ
càng đẹp.
 Lành: không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt một số loại có tinh dầu
rất tốt cho sức khỏe (gỗ sưa, gỗ trắc ...)
 Bền : ít có dãn, không mối mọt, nếu được bảo quản trong nhà có thể tồn
tại nguyên vẹn hàng trăm năm.

7
1.4.2 Quy trình công nghệ sản xuất

Nguyên liệu gỗ tròn Xẻ Luộc - Kho NL Tạo phôi


Sấy gỗ xẻ định hình

Gia công
Nhập kho (Tinh chế)

Bao bì Phun màu, Chà nhám Lắp ráp


đóng gói nhúng dầu

Xuất bán

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất công nghệ

 Nguyên liệu gỗ tròn: Được mua về từ các nhà cung cấp hoặc nhập khẩu
trực tiếp từ nước ngoài
 Xẻ: căn cứ vào lệnh xuất gỗ tròn của phòng kế hoạch. Bộ phận xẻ tiến
hành xẻ theo quy cách đã thông báo.
 Luộc – Sấy: Nguyên liệu gỗ sau khi xẻ được đưa vào luộc, sấy để cho
gỗ cứng, tạo thêm độ bền chắc và tránh mối, mọt.
 Kho nguyên liệu gỗ xẻ: Sau khi được sấy, luộc và chuyển vào kho.
 Ra phôi: Nhận nguyên liệu gỗ xẻ từ kho sau đó cắt định hình theo quy
cách của kỹ thuật.
 Gia công, lắp ráp, chà nhám, phun màu, nhúng dầu, đóng gói: tạo ra các
chi tiết và thành phẩm theo hình dáng mẫu, theo đúng tiêu chuẩn chất lượng.
 Nhập kho, xuất bán: Sau khi hoàn thành các công đoạn trên, tiến hành
kiểm tra lại các mặt hàng đã đạt tiêu chuẩn chưa, để đưa ra thị trường tiêu thụ
hoặc nhập kho.

8
1.5 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty

1.5.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình
hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản
tại một thời điểm nhất định. Nội dung của Bảng cân đối thể hiện thông qua hệ
thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các
chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, từng mục, từng chỉ tiêu cụ
thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu cũng
như xử lý trên máy vi tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ.

Bảng cân đối kế toánđược chia làm hai phần : Tài sản và nguồn vốn.

• Phần Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp
đến cuối kỳ hạch toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai
đoạn, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

• Phần Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh
nghiệp theo từng nguồn hình thành tài sản cuả đơn vị, nguồn vốn đi vay,... Tỷ
lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh
tính chất hoạt động và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

9
Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán của Công ty

( ĐVT: 1000 đồng)

Cuối năm Cuối năm Cuối năm


Chỉ tiêu Chênh lệch
2012 2013 2014

Cuối năm 2013 so Cuối năm 2014 so với


Số tiền Số tiền Số tiền với 2012 2013

+/ - % +/- %

A. TSNH 43,015,009 51,588,709 61,767,245 8,573,700 19.93 10,178,536 19.73

I.Tiền và tương
đương tiền 1,371,086 1,604,271 1,108,352 233,185 17.01 -495,919 -30.91

II. Các khoản


đầu tư TCNH 945,139 1,004,139 1,124,139 59,000 6.24 120,000 11.95

III. Các khoản


phải thu NH 13,942,500 17,144,717 24,567,045 3,202,217 22.97 7,422,328 43.29

Trong đó: Phải


thu khách hàng 8,669,512 13,659,022 21,073,696 4,989,510 57.55 7,414,674 54.28

IV. Hàng tồn


kho 26,280,181 31,032,819 34,443,550 4,752,638 18.08 3,410,731 10.99

V. Tài sản NH
khác 476,103 802,763 524,159 326,660 68.61 -278,604 -34.71

B. TSDH 18,256,236 16,862,041 16,796,932 -1,394,195 -7.64 -65,109 -0.39

I.Khoản phải thu


dài hạn 0 4,064 4,064 -4,064 -100.00

-
II. TSCĐ
14,520,271 12,329,710 15,125,096 -2,190,561 15.09 2,795,386 22.67

V. TSDH khác 3,735,965 4,528,267 1,671,836 792,302 21.21 -2,856,431 63.08

TỔNG TS 61,271,245 68,450,750 78,564,177 7,179,505 11.72 10,113,427 14.77

NGUỒN VỐN

A-Nợ phải trả 45,207,134 52,060,688 57,778,130 6,853,554 15.16 5,717,442 10.98

I.Nợ ngắn hạn 42,719,733 49,414,743 53,992,789 6,695,010 15.67 4,578,046 9.26

10
1.Vay ngắn hạn 31,143,162 35,669,139 45,705,631 4,525,977 14.53 10,036,492 28.14

2.Phải trả người


bán 10,558,485 12,080,413 13,616,663 1,521,928 14.41 1,536,250 12.72

3. Phải trả NH
khác 1,018,086 1,665,191 1,903,420 647,105 63.56 238,229 14.31

II. Nợ DH 2,487,401 2,645,945 3,785,341 158,544 6.37 1,139,396 43.06

B- Vốn chủ sở
hữu 16,064,111 16,390,062 20,786,047 325,951 2.03 4,395,985 26.82

NGUỒN VỐN 61,271,245 68,450,750 78,564,177 7,179,505 11.72 10,113,427 14.77

( nguồn từ phòng kế toán)

Nhận xét:

Qua bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp bên dưới ta thấy rằng tình
hình tài sản của Doanh nghiệp qua các năm có sự biến động, tổng tài sản của
Công ty đều tăng dần từ năm 2012 đến 2014, năm 2012 chỉ có 61,271,245,
000 đồng, năm 2013 tăng lên đến 61,271,245,000 đồng và đến năm 2014 thì
là 78,564,177,000 đồng, điều đó chứng tỏ rằng Doanh nghiệp ngày càng mở
rộng quy mô sản xuất. Như bảng số liệu bên dưới ta thấy, cơ cấu tài sản của
Công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiếm tới 70.2% cuối năm 2012 và con
sốnày tăng dần qua các năm đến năm 2013 thì chiếm tới 78.62%, điều đó
cũng có nghĩa rằng tỷ trọng của tài sản dài hạn giảm dần qua các năm từ cuối
năm 2012 tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 29.8% nhưng đến cuối năm 2013 thì
chiếm 21.38%. Bên cạnh tài sản thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng của tài
sản ngắn hạn thì nguồn vốn cũng thay đổi tỷ trọng của nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu qua các năm, cuối năm 2012 nợ phải trả đạt 45,207,134,000 đồng
(chiếm 73.78%), và đến năm 2014 thì nợ phải trả tăng lên đến 57,778,130,000
đồng nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 73.53% bởi vốn chủ sở hữu cũng tăng với tốc
độ bằng nợ phải trả. Quy mô tài sản (nguồn vốn) của Công ty tăng đó là dấu
hiệu tốt cho việc thể hiện tình hình tài chính của Công ty ngày càng mạnh
hơn.

11
1.5.2 Phân tích các chỉ tiêu kinh doanh của công ty

 Doanh Thu:là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
 Chi phí: là nguồn lực, phí tổn mà doanh nghiệp bỏ ra nhằm đạt được
những mục tiêu cụ thể.
 Lợi nhuận: là khoản chênh lệch giữu doanh thu và chi phí bỏ ra trong
kỳ.
 Lợi nhuận sau thuế: là phần còn lại sau khi nộp thuế TNDN cho
NSNN,nó được dùng để trích lập các quỹ đối với doanh nghiệp.
 Các chỉ tiêu sinh lợi:

 Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS): phản ánh cứ một đồng doanh thu
thuần trong kỳ thì có bao nhiêu phần trăm đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng
tăng càng tốt, thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả.

Lợi nhuận sau thuế


Doanh lợi doanh thu ROS = x 100
Doanh thu thuần

 Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): là tỷ suất tài chính hay còn gọi là tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dùng để phản ánh khả năng sinh lời của
nguồn vốn chủ sở hữu đầu tư kinh doanh. Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng vốn
bỏ vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế


Doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE = x 100
Vốn chủ sở hữu bình quân

 Doanh lợi tài sản ( ROA): phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài
sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn
được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

12
sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp
sử dụng vốn có hiệu quả.

Lợi nhuận sau thuế

Doanh lợi tài sản ROA = x 100


Tổng tài sản bình quân

13
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kinh doanh của công ty năm 2012- 2014

(ĐVT: 1000 đồng)


Chênh lệch

Chỉ tiêu Năm2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

+/- % +/- %

1.

Doanh thu 53,461,729 60,250,002 77,532,180 6,788,273 12.697 17,282,178 28.684

2. Chi phí 52,426,251 59,075,302 76,075,335 6,649,051 12.683 17,000,033 28.777

3.

Lợi nhuận 1,035,478 1,174,700 1,456,845 139,222 13.445 282,145 24.018

4. Năng
suất lđ
bình

quân 127,289.831 143,452.386 184,600.429 16,162.555 12.697 41,148.042 28.684

5. Vốn chủ
sở hữu 61,271,245 68,450,750 78,564,177 7,179,505 11.718 10,113,427 14.775

6. Tổng tài
sản bình
quân 16,064,111 16,390,062 20,786,047 325,951 2.029 4,395,985 26.821

7.

ROS 1.937 1.950 1.879 0.012 -0.071

8.

ROE 1.690 1.716 1.854 0.026 0.138

9.

ROA 6.446 7.167 7.009 0.721 -0.158

( Nguồn từ phòng kinh doanh)

14
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty
từ năm 2012 - 2014

90,000,000,000

80,000,000,000

70,000,000,000

60,000,000,000

50,000,000,000 Doanh thu


Chi phí
40,000,000,000
Lợi nhuận
30,000,000,000

20,000,000,000

10,000,000,000

0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nhận xét:

 Nhìn bảng trên ta thấy: Doanh thu tăng đều qua các năm từ năm 2012
đến năm 2014. Năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 là 6,788,273,000 đồng
tươngứng 12.687%. Riêng năm 2014 tăng đáng kể hơn 2013, từ
60,250,002,000 đồng lên đến 77,532,180,000 đồng, tăng 17,282,178,000
đồng tương ứng 28.684%. Cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang
từng bước phát triển mạnh mẽ.
 Chi phí và lợi nhuận cũng tăng đều qua các năm, cụ thể như năm 2013
chi phí là đến năm 59,075,302 đồng đến năm 2014 đạt được 77,532,180 đồng
tăng 17,000,033 đồng đạt được 28.777%. Đối với lợi nhuận năm 2013 đạt
được1,174,700,000 đồng đến năm 2014 lợi nhuận đạt được 1,456,845,000
đồng tăng 282,145,000 đồng chiếm 24.018%.
 Năng suất lao động bình quân cũng tăng đều qua các năm. cụ thể năm
2013 tăng hơn so với năm 2012 tăng 16,162.555,000 đồng tương ứng
12.697%. Từ năm 2013 là 143,452.386,000 đồng cho đến năm 2014
là184,600.429,000 đồng tăng 41,148.042,000 đồng chiếm tỷ lệ đến
28.684%. Tình hình sử dụng lao động tại công ty đang đem lại hiệu quả cao,
năng suất lao động ngày càng được cải thiện.
15
 Đối với các chỉ số sinh lợilạicó sựđột biến:
 Chỉ sốdoanh lợi doanh thu (ROS): năm 2013 tăng hơn so với năm 2012
là 0.012%. Nhưng đến năm 2014 chỉ số sinh lợi lại giảm hơn so với năm 2013
là 0.071%.
 Đối với doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) có sự tăng dần qua các năm,
năm 2013 tăng hơn so với 2012 là 0.026%. Đến năm 2014 tăng lên 0.138% so
với năm 2013.
 Đối với doanh lợi tài sản (ROA) có sự biếnđộng. Năm 2013 so với năm
2012 tăng 0.721%. Nhưng năm 2014 thì giảm hơn so với 2013 là 0.158%.

16
PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP

2.1 Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing.

2.1.1 Tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây

Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây

( ĐVT: 1000 đồng )

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Chênh lệch

(2012-2013) (2013-2014)

+/- % +/- %

Doanh 51,260,382 58,669,231 77,291,231 7,408,849 14.453 18,622,000 31.741


thu
thuần

Sản 93,200 106,671 140,529 13,471 14.453 33,858 31.741


lượng
tiêu thụ

(sản
phẩm)

( Nguồn từ phòng kế toán )

Nhận xét:

Dựa vào bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ của năm 2013 tăng so với năm
2012, từ 93,200 sản phẩm lên 106,671 sản phẩm, tương ứng14.453%. Tiếp
theo, tỉnh hình tiêu thụ trong năm 2014 tăng đáng kể so với năm 2013 từ
106,671 sản phẩm lên 140,529 sản phẩm, ứng với 31,741%.

2.1.2 Chính sách sản phẩm - thị trường

Thị trường chủ yếu của công ty thời gian qua là thị trường Tây Âu và Mỹ,
điều này được thể hiện cụ thể khi tỷ trọng doanh thu của 2 thị trường này là
khá cao trong tổng doanh thu của công ty. Thời gian tới, công ty tiếp tục xác
định thị trường mục tiêu của mình vẫn là 2 khu vực trên, với kinh nghiệm và
sự hợp tác uy tín với các đối tác truyền thống, công ty mong muốn có được vị
trí đảm bảo trên thị trường này trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không
17
chỉ của các đối thủ trong nước mà con là các đối thủ nước ngoài. Ngoài ra,
công ty cũng đang có kế hoạch nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm các
đối tác mới nhằm tăng doanh thu.

Hiện nay, công ty sản xuất các loại sản phẩm với nhiều tính năng, công
dụng hữu ích để khách hàng lựa chọn. Đồng thời, có thể xếp mở gọn gàng, dễ
sử dụng, tiện lợi cho việc di chuyển thích hợp trong mọi điều kiện sử dụng,
nhiều loại có thể tháo ra hoặc ráp vào dễ dàng. Trong mỗi loại sản phẩm lại có
nhiều mẫu mã khác nhau, vừa đẹp lại vừa thích hợp cho việc sử dụng trong
nhà và ngoài trời.

Các loại sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay là các loại bàn ghế gỗ với
các thiết kế khác nhau, bao gồm:

Bàn: mặt tròn, mặt vuông, mặt ô van, mặt lục giác, bàn chân xếp, bàn
không có chân xếp,… mỗi loại tùy theo yêu cầu của khách hàng mà điều
chỉnh thiết kế cho phù hợp.

2.1.3 Giai đoạn lựa chọn và định vị thị trường


Thị trường chủ yếu của công ty thời gian qua là thị trường Tây Âu và Mỹ,
điều này được thể hiện cụ thể khi tỷ trọng doanh thu của 2 thị trường này là
khá cao trong tổng doanh thu của công ty. Thời gian tới, công ty tiếp tục xác
định thị trường mục tiêu của mình vẫn là 2 khu vực trên, với kinh nghiệm và
sự hợp tác uy tín với các đối tác truyền thống, công ty mong muốn có được vị
trí đảm bảo trên thị trường này trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không
chỉ của các đối thủ trong nước mà con là các đối thủ nước ngoài. Ngoài ra,
công ty cũng đang có kế hoạch nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm các
đối tác mới nhằm tăng doanh thu.
Hiện nay, công ty sản xuất các loại sản phẩm với nhiều tính năng, công
dụng hữu ích để khách hàng lựa chọn. Đồng thời, có thể xếp mở gọn gàng, dễ
sử dụng, tiện lợi cho việc di chuyển thích hợp trong mọi điều kiện sử dụng,
nhiều loại có thể tháo ra hoặc ráp vào dễ dàng. Trong mỗi loại sản phẩm lại có
nhiều mẫu mã khác nhau, vừa đẹp lại vừa thích hợp cho việc sử dụng trong
nhà và ngoài trời.
Các loại sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay là các loại bàn ghế gỗ với
các thiết kế khác nhau, bao gồm:

18
Bàn: mặt tròn, mặt vuông, mặt ô van, mặt lục giác, bàn chân xếp, bàn
không có chân xếp,… mỗi loại tùy theo yêu cầu của khách hàng mà điều
chỉnh thiết kế cho phù hợp.
Ghế: ghế dài 3 người ngồi, ghế xếp có tựa và ghế xếp không tựa…
Các loại sản phẩm khác.

Bảng 2.2: Danh mục các sản phẩm của công ty

Loại sản Số mẫu


Tên gọi Các sản phẩm điển hình
phẩm mã

Artique set, Balcony set, Cross bench set,


Sets Bàn ghế theo bộ 41
4pcs Nathan set, 6pcs Napoli set…

Alita stacking chair, Banana 3 seater


Benchs Ghế cứng 32
bench, Combination 2 seater bench…

Folding Albery folding armchair, Canyon folding


Ghế đơn có tay vịn 18
armchairs armchair, Director armchair…

Ghế đơn không có tay Albery folding chair, Canyon folding


Folding chairs 15
vịn chair, Eliza folding chair, …

Albery 5 pos chair, Marbella 5 pos chair,


Pos chairs Ghế đơn chân gập 12
Oregon 5 pos chair,…

Octo tables Bàn mặt đa giác 1 Octo table 100 cm

Oval table 180/120 x 100 cm, Oval Table


Oval tables Bàn mặt ô van 3
170 x 97cm fold H,…

Rectangular Rect table 150 x 100 x 74cm, Sunset table


Bàn mặt chữ nhật 4
tables 70x70 easy fold H…

Round bar table, Round folding table


Round tables Bàn tròn 2
70cm,…

Fence - Floor Sàn gỗ 3 Floor tile 3, Floor tile 6, Floor tile 7

Sunlounger, Bromely sunlounger, Hammock 3 seater,


Loại khác 8
Vip… Tea tray,…

(Nguồn: nghiaphatfuniture.net)
Bên cạnh các mặt hàng truyền thống công ty còn sản xuất các sản phẩm
được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, do việc kết hợp nhiều
loại nguyên liệu và phụ tùng nên đã tạo nên tính đa dạng trong mẫu mã, màu
sắc để khách hàng lựa chọn.

19
Các sản phẩm của công ty sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn trong bộ tiêu
chuẩn ISO 9001:2000, tên gọi sản phẩm được đặt theo tên tiếng Anh, mỗi sản
phẩm làm ra được gắn nhãn in tên công ty. Để thuận lợi cho khách hàng tìm
kiếm thông tin, công ty đã giới thiệu sản phẩm trên website của mình.
Trong thời gian đến nhằm nâng cao hơn khả năng cạnh tranh, công ty đã
đầu tư nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo mỗi sản phẩm làm ra
đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với mỗi
loại sản phẩm. Vì thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường nước
ngoài do vậy các sản phẩm được chế tạo nhằm thuận tiện cho việc chuyên
chở, vận chuyển cũng như bốc xếp được dễ dàng.
Các dịch vụ chăm sóc tư vấn khách hàng cũng được công ty chú trọng. Các
đối tác sau khi nghiên cứu các loại sản phẩm của công ty qua các nguồn thông
tin như báo chí, internet, sẽ cử đại diện đến công ty. Tại đây, nhân viên công
ty sẽ giới thiệu mẫu mã từng loại sản phẩm để khách hàng lựa chọn, sau đó sẽ
hướng dẫn về phần thủ tục, các cam kết và thảo luận về các điều khoản trong
hợp đồng. Đối với các khách hàng quen hay mua với số lượng lớn thì sẽ được
hưởng các ưu đãi riêng. Các sản phẩm của công ty đều có thời gian bảo hành,
nếu xảy ra hỏng hóc trong thời gian này thì công ty sẽ có các chính sách sửa
chữa, đền bù thỏa đáng.
Như đã phân tích ở phần tiêu thụ, hiện nay sản phẩm của công ty chủ yếu là
xuất khẩu, thị trường chủ yếu hiện nay là châu Âu, châu Mỹ. Trong thời gian
tới công ty có chính sách phân phối sang các nước châu Á là một thị trường
tăng trưởng khá cao và có nhu cầu về các sản phẩm của công ty. Các nước
công ty muốn hướng đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, …
2.1.4 Chính sách giá
Giá thành sản phẩm là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng
chính sách giá cả cạnh tranh đối với từng loại sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ
trên thị trường. Giá thành sản phẩm còn là công cụ quan trọng để doanh
nghiệp kiểm tra, giám sát chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu
quả của các biện pháp tổ chức kỹ thuật.
Công ty xác định giá bán của mình dựa trên các mục tiêu:
+Đảm bảo bù đắp các chi phí.
+Phải được sự chấp nhận của khách hàng.
+Phải được sự chấp nhận của ban Giám đốc.
+Giá cả phải phù hợp với tình hình thực tế chung trên thị trường.

20
2.1.5 Chính sách xúc tiến bán hàng
Xúc tiến bán (truyền thông Marketing) là những hoạt động truyền thông từ
người bán tới khách hàng và công chúng nhằm thông tin, thuyết phục và nhắc
nhở thị trường về sản phẩm hoặc người bán sản phẩm đó với hi vọng ảnh
hưởng đến thái độ và hành vi của người nhận tin.
Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát đã và đang từng bước xây dựng cho
mình một chiến lược xúc tiến phù hợp, có đội ngũ nhân viên năng động, đáp
ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó nhằm tăng thêm uy tín cho
công ty, ngoài việc nâng cao mẫu mã và chất lượng sản phẩm, công ty còn có
các hoạt động xúc tiến khác nhau nhằm dần đưa cái tên Nghĩa Phát đến gần
hơn đến mọi đối tượng khách hàng và công chúng. Các hoạt động xúc tiến mà
hiện nay công ty áp dụng bao gồm:
a. Quảng cáo:
Quảng cáo là những hoạt động truyền thông không mang tính cá nhân,
thông qua một phương tiện truyền thông tin phải trả tiền.
Được xếp vào top 100 nghìn doanh nghiêp được nhiều người tìm kiếm
nhất hiện nay qua mạng Internet cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư khá nhiều
cho việc quảng cáo qua mạng nhằm giúp khách hàng dễ tìm kiếm thông tin
khi muốn lựa chọn các sản phẩm hoặc tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp.
Công ty có website riêng tại địa chỉ www.nghiaphatfuniture.net để giới
thiệu các thông tin cũng như sản phẩm của công ty ra bên ngoài. Hiện nay
trang web này đang được thiết kế với định dạng web 2.0 và sử dụng ngôn ngữ
tiếng Anh và chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng nước ngoài.
Công ty cũng thường xuyên tham gia các cuộc hội chợ triển lãm trong và
ngoài nước đặc biệt là tham gia hội chợ triển lãm Quốc Tế. Thông qua các hội
chợ triển lãm đó công ty đã tìm kiếm được những khách hàng mới, thị trường
mới đa số các khách hàng mà công ty đã làm việc tại hôi chợ đều rất có tiềm
năng phát triển và đầy triển vọng. Những địa điểm mà công ty tham gia hội
chợ triển lãm như: Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Đức, Singapore…
Ngoài ra còn có các hình thức quảng cáo khác như trên bao bì, đồng phục
nhân viên, các catolog. . . và trên những quà tặng cho khách hàng. Trên
phương tiện quảng cáo này in logo và tên Công ty, ghi rõ số điện thoại, địa
chỉ, website của công ty. Nhằm mục đích giới thiệu công ty và các sản phẩm
và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Năm 2012 phần chi phí dành cho quảng cáo là 114.523.646 đồng, năm
2013 tăng lên 187.345.563 đồng. Chi phí tăng lên nhưng hiệu quả đem lại
21
cũng không hề nhỏ, nếu quan sát bảng kết quả tiêu thụ theo vùng ở mục 2.1.1
có thể thấy số lượng sản phẩm ở mỗi khu vực thị trường tăng lên, đây cũng
nhờ một phần ở hoạt động quảng cáo.
b. Bán hàng cá nhân
Là hình thức thuyết trình sản phẩm do nhân viên của doanh nghiệp thực
hiện trước khách hàng, có thể là đối mặt qua điện thoại.
Đây là cách tiếp cận có hiệu quả nhất đối với khách hàng tiềm năng, khách
hàng là các tổ chức và đặc biệt là khách hàng ở nước ngoài. Với cách tiếp cận
này tiếp xúc đúng với khách hàng có nhu cầu và khối lượng mua lớn, hầu như
những khách hàng này cũng có lòng trung thành khá cao.
Tuy nhiên, hiện nay việc xúc tiến qua hình thức này ở công ty còn ít được
sử dụng. lý do là vì đặc thù của doanh nghiệp sản xuất và chế biến đồ gỗ là
làm theo đơn đặt hàng và làm theo mùa. Do đó, các công ty đối tác khi có nhu
cầu thì họ sẽ trực tiếp tìm đến công ty để mua và công ty cũng khó có thể tìm
được các khách hàng mới nếu nền kinh tế đang khủng hoảng.
c. Marketing trực tiếp
Là những hoạt động truyền thông có tính tương tác, sử dụng một hay nhiều
phương tiện truyền thông để tạo nên những đáp ứng có thể đo được hoặc
những giao dịch ở bất kỳ địa điểm nào.
Thông qua việc gửi Catolog về hình ảnh, sản phẩm Công ty, thư ngỏ chào
bằng Email đến với các khách hàng nước ngoài,… Đã mang lại cho khách
hàng nhiều tiện ích thiết thực, cũng qua marketing trực tiếp mà công ty thiết
lập được danh sách khác hàng tiềm năng.
d. Khuyến mại
Khuyến mại là các hoạt động kích thích nhu cầu mua sắm bằng cách đưa
thêm các lợi ích cho khách hàng trong một giai đoạn.
Đối với một số khách hàng chiến lược thường xuyên hoặc thanh toán
nhanh tiền hàng trong thời gian quy định, công ty cũng có các chính sách ưu
đãi nhằm tạo lòng tin và thiện chí hợp tác lâu dài. Trong năm 2012 chi phí
khuyến mại là 35.423.532 đồng, sang năm 2013 là 40.223.324 đồng, điều này
đã giúp doanh nghiệp giữ chân được các đối tác thường xuyên, đồng thời giúp
tăng sản lượng trong mỗi đơn hàng.
e. Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng bao gồm nhiều hình thức truyền thông nhằm tạo nên
thái độ thân thiện đối với doanh nghiệp và những sản phẩm của doanh nghiệp
mà thường không nói rõ một thông điệp bán hàng cụ thể nào.
22
Công ty đã tài trợ cho các chương trình từ thiện như hỗ trợ xây dựng nhà
tình thương, sữa chữa nhà cho người nghèo, các gia đình chính sách trong địa
bàn xã Phước An nói riêng và huyện Tuy Phước nói chung với số tiền 150
triệu đồng. Đặc biệt gần đây công ty đã ủng hộ cho huyện Tuy Phước 50 triệu
đồng trong đợt lũ lụt năm 2013.
Có thể nói các hoạt động tài trợ, ủng hộ của công ty là những hành động
cử chỉ cao đẹp đều này không chỉ góp phần giúp đỡ người dân vượt qua khó
khăn mà đã gián tiếp xây dựng hình ảnh, thương hiệu công ty ngày càng lớn
mạnh.
2.1.6 Một số đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên cả nước nói chung và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên, với các điều kiện tự nhiên thuận lợi nên có khá nhiều các doanh
nghiệp chế biến gỗ được thành lập và hoạt động ổn định. Trên địa bàn thành
phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước số lượng các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
của công ty cũng không ít, có thể kể ra một vài cái tên nổi bật như: Tiến Đạt,
Mỹ Tài, Duyên Hải, Phước Hưng… Ngoài ra, trên thị trường quốc tế, công ty
Nghĩa Phát cũng phải cạnh tranh với các đối thủ đến từ Trung Quốc, Malaysia
hay Inđônêxia…
Trong các cái tên kể trên có thể nói cái tên có sức cạnh tranh mạnh đối với
công ty TNHH đồ gỗ Nghĩa Phát là công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt, tuy
chỉ thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1999 nhưng hiện nay công ty này đã
có quy mô khá lớn với 5 đơn vị trực thuộc cơ sở hạ tầng, số vốn điều lệ trên
100 tỷ đồng, lao động khoảng 3500 người và công ty này đang chiếm thị phần
khá lớn trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp gỗ hiện nay trên địa bàn
tỉnh Bình Định.

2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương của công ty

2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp

Lao động là nhân tố quan trọng của công ty, vì vậy cần phân tích số lượng
lao đông của công ty để xem công ty sử dụng lao động có phù hợp với công ty
hay không? Sử dụng đúng lao động là điều cần thiết để giúp cho công ty hoạt
động hiệu quả, không nên tuyển dư người sẽ dẫn đến công nhân sẽ không làm
việc hết năng suất của họ, còn khi thiếu người thì sẽ không đạt tiến độ dẫn
đến trễ ngày giao hàng. Để thấy rõ cơ cấu sử dụng lao động của công ty như
thế nào ta đi vào phân tích tình hình sử dụng của công ty.

23
Bảng 2.3 Bảng cơ thống kê cấu lao động của công ty từ năm 2012-2014
Diễn giải Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Tương


+/- đối (%)
(%) (%)

Tổng số lao động 420 100 455 100 +35 8

1. Phân theo giơí tính

Nam 297 70.7 299 65 +2 0.6

Nữ 123 29.3 156 35 +33 26.8

2.Theo trình độ chuyên môn

Đại học 20 4.7 20 4 0 0

Cao đẳng, trung cấp 30 7.1 30 6 0 0

Công nhân phổ thông 370 88.2 405 90 +35 9.4

3. Theo tính chất lao động

Lao động trực tiếp 362 86 393 86 +31 8.5

Lao động gián tiếp 58 14 62 14 +4 6.8

( Nguồn từ Phòng tổ chức hành chính)

Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng tổng số lao động của doanh nghiệp
năm 2014 đã tăng so với 2013, tăng thêm 35 người tương ứng với mức tăng
8%. Nguyên nhân là do năm 2014 doanh nghiệp đã nhận được nhiều đơn
hàng từ nước ngoài hơn, nên để đáp ứng được tiến độ công việc để có sản
phẩm cung cấp kịp thời thì doanh nghiệp phải tuyển thêm lao động, và đây là
số lao động theo hợp đồng ngắn hạn.

Xét về kết cấu lao động phân theo giới tính thì thấy rằng số lao động nam
chiếm tỷ trọng cao, năm 2013 chiếm 70.7% còn lao động nữ chiếm 29.3%, sở
dĩ kết cấu lao động như thế cũng là điều hiển nhiên, bởi đây là ngành sản xuất
đồ gỗ công việc nặng nhọc nên lao động nam đông hơn, lao động nữ chỉ làm
ở những công việc nhẹ như chà nhám,…nhưng đến năm 2014 thì số lao động
nữ đã tăng tỷ trọng lên đến 35% còn lao động nam là 65%

24
Phân theo trình độ lao động thì thấy rằng số lao động có trình độ đại học
chỉ có 20 người có thể nói số lượng này chiếm tỷ trọng thấp, chỉ có 4,7% năm
2013 và giảm xuống còn 4% năm 2014. Trong khi đó số lao động phổ thông
thì cao chiếm 82% năm 2013 và 90% năm 2014, tuy vậy nhưng kết cấu lao
động như vậy là hợp lý đối với một Công ty sản xuất đồ gỗ.

2.2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty

Quản lý chặt chẽ thời gian lao động là công việc rất quan trọng nhằm mục
đích theo dõi tình hình chấp hành kỷ luật lao động, năng suất lao động của
từng cá nhân trong công ty. Xác định thời gian lao động chính xác căn cứ vào
việc trả lương, thưởng đúng, đủ cho từng công nhân viên tham gia quá trình
sản xuất và còn làm cơ sở cho việc đánh giá thời gian lao động, sử dụng lao
động hợp lý trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, kế hoạch thời gian
sử dụng vào sản xuất.

Công ty thực hiện chế độ làm việc mỗi ngày làm 8 giờ.

- Làm việc theo giờ hành chính: áp dụng cho nhân viên văn phòng, quản lý.

- Làm việc theo giờ hành chính + tăng ca: Áp dụng cho công nhân trực
tiếp sản xuất, bộ phận phục vụ sản xuất, quản lý phân xưởng, giám sát sản
xuất.

Cụ thể:

+ Giờ làm việc của các bộ phận trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng:

Ca 1: 6h - 14h trong đó nghỉ giữa ca từ 11h - 11h30 kể cả thời gian ăn trưa.

Ca 2: 14h - 22h nghỉ giữa ca 18h30 - 19h kể cả thời gian ăn tối.

Ca 3: 22h - 6h nghỉ giữa ca 2h30 - 3h.

+ Giờ làm việc của bộ phận văn phòng:

Sáng 7h - 11h30.

Chiều 13h30 - 17h.

+ Giờ làm việc của bộ phận bảo vệ:

Bộ phận bảo vệ làm việc theo ca, mỗi ngày 3 ca theo ca của bộ phận sản xuất.

25
Để có thể đánh giá rõ hơn về sử dụng thời gian lao động, ta dựa vào bảng sau:

Bảng 2.4 Tình hình sử dụng thời gian lao động

Năm So sánh
Chỉ tiêu ĐVT
2013 2014  %

Số ngày nghỉ lễ, chủ nhật Ngày/người 9+52=61 61 - -

Số ngày công theo chế độ Ngày/người 365-61=304 304 - -

Số ngày nghỉ phép Ngày/người 12 12 - -


Số ngày công vắng mặt Ngày/người 6,25 6,75 0,50 8,00

Số lao động bình quân Người 106 120 14 13,21


Số ngày làm việc thực tế Ngày/người 297,75 297,25 -0,50 -0,17

Tổng số ngày công Ngày/người 31.561,5 35.670 4108,5 13,02


(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Nhận xét: Qua bảng ta thấy tình hình sử dụng thời gian lao động trong
những năm qua khá ổn định. Thời gian làm việc thực tế một công nhân năm
2013 giảm so với năm 2012 là 0,17%. Số ngày nghỉ phép thực tế của công
nhân năm 2013 là 6,75 ngày tăng 8% so với năm 2012. Tổng thời gian lao
động tăng là vì tổng số lao động trong nưm 2013 tăng 14 người so với năm
2012. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm người lao động của lãnh đạo
công ty, sự hoạt động tích cực của công đoàn.

2.2.3 Tuyển dụng lao đông

Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng người để thỏa mãn nhu
cầu lao động và bổ sung cho lực lượng lao động hiện có của tổ chức, doanh
nghiệp.

Quá trình tuyển dụng là khâu rất quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản
trịđưa ra các quyết định tuyển dụngđúng đắn. Quyếtđịnh tuyển dụng cóý

26
nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và đối với các tổ chức, bởi
vì quátrình tổ chức tuyển dụng tốt sẽ giúp cho các tổ chức có được những
người lao động có kỹ năng phù hợp với công việc và sự phát triển của tổ chức
trong tương lai.

Tuyển dụng nhân lực thường thông qua các bươc sau:

Bước1: xác định nhu cầu tuyển dụng

Bộ phận có nhu cầu tuyển dụng đề xuất nhu cầu tuyển dụng nhân lực đến
bộ phận nhân lực. Nhân viên phụ trách nhân lực có trách nhiệm tổng hợp nhu
cầu cần tuyển dụng và lập kế hoạch tuyển dụng trình lên cấp trên phê duyệt.

Bước 2: Chuẩn bị tuyển dụng

 Thành lập hộiđồng tuyển dụng, quy trình rõ về số lượng, thành phần và
quyền hạn của hộiđồng tuyển dụng.
 Nguyên cứu kỹ các loại văn bản, quy định của nhà nước và tổ chức,
doanh nghiệp có liên quan đến tuyển dụng như: Luật lao động, hợpđồng lao
động, điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc...
 Xácđịnh tiêu chuẩn tuyển chọn: tiêu chuẩn chung đối với tổ chức, tiêu
chuẩn của bộ phận cơ sở và tiêu chuẩnđối với cá nhân thực hiện công việc.
Bước 3: thông báo tuyển dụng
Thông báo nên ngắn gọn nhưng rõ ràng, chi tiết và đầyđủ những thông tin
cơ bản vàứng viên như yêu cầu về trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và
đặcđiểm cá nhân. Riêng đối với quảng cáo tuyển dụng cần lưuý có thêm
những nội dung sau:
 Quảng cáo về công ty, công việcđể người xin việc hiểu rõ hơn về uy
tín, tính hấp dẫn trong công việc.
 Các chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ chính trong công việcđể người
xin việc có thể hình dung được công việc mà họ dựđịnh xin tuyển.
 Quyền lợi nếuứng viên được tuyển ( lương bổng, cơ hộiđào tạo và
thăng tiến, môi trường làm việc...)
 Các hướng dẫn về thủ tục hành chính, hồ sợ, cách thức liên hệ với tổ
chức.
Bước 4: Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ

27
Nhân viên phụ trách tuyển dụng tiến hành thu nhận hồ sơ của các nhân
viên, hồ sơ xin việc thường bao gồm: đơn xin dự tuyển, bản khai lý lịch có
chứng thực củaủy ban nhân dân xã, phường.... nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú; giấy chứng nhận sức khỏe do y, bác sĩ của cơ quan y tế có thẩm quyền
cấp; giấy chứng nhạn trình độ chuyên môn; nghiệp vu.
Khi nguyên cứu hồ sơ thường ghi lại những thông tin chủ yếu vềứng cử
bao gồm:
 Học vấn, kinh nghiệm, quá trình công tác.
 Khả năng tri thức.
 Sức khỏe.
 Mứcđộ lành nghề, sự khóe léo về tay chân.
 Tính tình, đạođức, nguyện vọng...
Thông qua nguyên cứu hồ sơ có thể loại bớt một sốứng viên hoàn toàn
không đápứng các tiêu chửng công việcđể giảm bớt chi phí tuyển dụng cho
doanh nghiệp.
Bước 5: phỏng vấn sơ bộ
Phỏng vấn sơ bộ thường kéo dài 5 – 10 phút, được sử dụng để loại bỏ ngay
nhữngứng viên không đạt tiêu chuẩn hoặc yếu kém rõ rệt so với nhữngứng
viên khác mà khi nguyên cứu hồ sơ chưa nhận ra.
Bước 6: Phỏng vấn tuyển chọn
Phỏng vấn tuyển chọn là quá trình giao tiếp bằng lời giữa những người
tuyển chọn và người xin việc. Đây là một trong những phương pháp thu thập
thông tin cho việc ra quyếtđịnh tuyển chọn. Phương pháp phỏng vấn trong
tuyển chọn giúp chúng ta khắc phục những nhượcđiểm mà quá trình nguyên
cứuđơn xin việc không nắm được, các đặcđiểm cá nhân: tích cách, khí chât,
khả năng hòa đồng và những phẩm chất cá nhân thích hợp cho tổ chức, doanh
nghiệp,...
Bước 7: khám sức khỏe
Dù cóđápứng đầyđủ các yếu tố về trình độ học vấn, hiểu biết, thông minh,
tư cách tốt nhưng nếu như sưc khỏe không đảm bảo theo yêu cầu công việc
cũng không nên tuyển dụng. Nhận một người không đủ sức khỏe về làm việc
không những không có lợi về chất lượng thực hiện công việc và hiệu quả kinh
tế mà có thể gây ra nhiều phiền phức về mặt pháp lý cho tổ chức,doanh
nghiệp.

28
Bước 8: Ra quyết định
Để nâng cao mức độ chính xác của các quyếtđịnh tuyển chọn, cần xem xé
một cách hệ thống các thông tin vềứng viên, phất triển bản tóm tắc vềứng
viên. Các tổ chức, doanh nghiệp thường quan tâm đến khả năng ứng viên có
thểlàm được gì và muốn làm như thế nào.
Cách thức quyếtđịnh tuyển chọn cũngảnh hưởng tới mức độ chính xác của
tuyển chọn. Do đó hội đồngtuyển chọn nên có sự thống nhất trước về cách
thứcra quyếtđịnh tuyển chọn.
Cáchđơn giản: Hội đồng sẽ thu thập, xem xét lại các thông tin ứng viên.
Sau đó dựa trên hiểu biết về công việc cần tuyển và những phẩm chất, kỹ
năng của các nhân viên thực hiện các công việc tốt, hội đồng (các nhân có
thẩm quyền) tuyển chọn sẽ ra quyếtđịnh. Cách ra quyếtđịnh tuyển chọn kiểu
này thường không khách quan, ít chính xác nhưng lại hay ứng dụng trong
thực tế.
Cách thống kê: hội đồng tuyển chọn sẽ xácđịnh các tiêu thức, yếu tố quan
trọng nhất đối với từng công việc vàđánh giá tầm quan trọng của từng tiêu
thức, yếu tố quan trọng nhất đối với từng công việc vàđánh giá tầm quan
trọng của từng tiêu thức.

2.3 Phân tích công tác quản lý sản xuất

2.3.1 Hình thức tổ chức sản xuất

Vì là một công ty sản xuất các mặt hàng gỗ gia dụng xuất khẩu là chủ yếu
nên công ty đang áp dụng hình thức tổ chức sản xuất theo sản phẩm, có nghĩa
là quá trình sản xuất bao gồm nhiều bước công việc khác nhau, mỗi bước
công việc được thực hiện nhanh chóng nhờ sự chuyên môn hóa cao về máy
móc và lao động. Các bước công việc đưa chia thành nhiều tổ, mỗi tổ có
nhiều nhóm công nhân cùng thực hiện một công đoạn.

2.3.2 Sơ đồ kết cấu sản xuất

Kết cấu sản xuất của công ty hiện nay có 4 tổ thuộc bộ phận sản xuất chính
và một bộ phận phụ trợ sản xuất. Các tổ trong bộ phận sản xuất chính đảm
nhận các công việc khác nhau theo một trình tự xác định, bộ phận sản xuất
phụ trợ có trách nhiệm trợ giúp bộ phận sản xuất chính trong quá trình tạo ra
sản phẩm và được bố trí theo sơ đồ sau:

29
Bộ phận sản xuất

Tổ SX 1 Tổ SX 2 Tổ SX 3 Tổ SX 4 Phụ trợ
SX

Xẻ Luộc Ra phôi Gia công Lắp, Làm Phun màu, Đóng


0 sấy (Sơchế) (tinh chế) ráp nguội nhúng dầu gói bao

(Nguồn: P. Sản xuất)

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất

 Giải thích sơ đồ

Cơ cấu tổ chức sản xuất tại nhà máy của Công ty được hình thành từ bốn
công đoạn sản xuất.

Tổ sản xuất 1: Sau khi có lệnh xuất gỗ tròn để đưa và xẻ, bộ phận CD nhận
gỗ tròn từ kho bãi nguyên liệu để đưa vào xẻ theo quy cách. Sau khi xẻ, tùy
thuộc vào tính chất của từng loại gỗ có thể luộc hoặc không luộc sau đó đưa
vào lò sấy, sấy khô cho đến khi độ ẩm đạt yêu cầm và đưa vào kho chứa
nguyên liệu. Sau khi nhận được thông báo sản xuất, trưởng bộ phận sản xuất
số 1 đến kho nguyên liệu nhận gỗ xẻ và cắt, rong, lộng bào theo quy cách sản
phẩm đã được phòng kỹ thuật duyệt.

Tổ sản xuất số 2: Sau khi tổ sản xuất số 1 hoàn tất việc ra phôi, kiểm đếm
đủ số lượng và giao cho trưởng bộ phận sản xuất số 2 tiếp tục triển khai việc
gia công (khoan, đục, chà nhám, làm mộng), sau đó nhập kho chi tiết.

Tổ sản xuất số 3: Nhận chi tiết từ kho chi tiết sau đó tiến hành triển khai
lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm theo bảng hướng dẫn lắp ráp của phòng kỹ thuật
công ty.

Tổ sản xuất số 4: Trưởng bộ phận sản xuất số 4 nhận sản phẩm đã lắp ráp
hoàn chỉnh để triển khai làm nguội (làm nhẵn sản phẩm) và sau đó chuyển
sang bộ phận xử lý màu (phun màu, nhúng dầu) theo yêu cầu màu sắc của
khách hàng, kết thúc công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm và chuyển sang bộ phận
đóng bao bì để đưa vào nhập kho thành phẩm hoặc xuất bán trực tiếp.

30
Tại phân xưởng sản xuất đứng đầu là quản lý phân xưởng, là người có
nhiệm vụ chỉ đạo chung cho toàn bộ phân xưởng sản xuất. Trong phân xưởng
bao gồm nhiều tổ khác nhau, mỗi tổ thực hiện một bước công việc. Đứng đầu
mỗi tổ là các tổ trưởng có nhiệm vụ vừa tham gia sản xuất, vừa kiểm tra, đôn
đốc công nhân trong tổ mình thực hiện tốt công việc dưới sự chỉ đạo của ban
Giám đốc.

Bộ phận sản xuất phụ trợ là bộ phận không trực tiếp tạo ra sản phẩm mà
chỉ thực hiện một số công việc phục vụ cho quá trình sản xuất như: tổ bốc
xếp, tổ sữa chữa, tổ điện, tổ nước. Chúng có mối quan hệ không thể tách rời
trong quá trình sản xuất, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau cùng hoàn thành
nhiệm vụ một cách thống nhất.

2.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật các bộ phận và định mức tiêu hao nguyên
vật liệu

Về định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công ty có quy định quy cách thô và
quy cách tinh trong sản xuất chi tiết cho từng loại sản phẩm. Cụ thể, bảng
dưới đây là bảng quy cách kỹ thuật đối với một sản phẩm Square table 70x70
easy folding H leg (bàn mặt vuông kích thước 70x70cm chân chữ H):

31
Bảng 2.5 Quy cách kỹ thuật bàn mặt vuông 70x70cm
QUY CÁCH THÔ
QUY CÁCH TINH (mm)
(mm) Khối
Tên gọi chi Số Khối
STT lượng
tiết lượng lượng
Tổng (m3)
Dày Rộng Dài Mộng Dày Rộng Dài
dài

1 Viền dài 2 20 45 700 700 0,00126 25 48 715 0,00172

2 Viền ngắn 2 20 45 610 50 660 0,00119 25 48 675 0,00162

3 Nan bàn 18 10 30 610 20 630 0,00340 15 33 645 0,00575

4 Nan đỡ 1 1 10 30 660 660 0,00020 15 33 675 0,00033

5 Sườn đứng 4 20 40 160 160 0,00051 25 43 175 0,00075

6 Nan đỡ 2 4 20 10 128 128 0,00010 25 13 143 0,00019

7 Chân dài 2 20 45 870 870 0,00191 25 P 885 0,00212

8 Chân ngắn 2 20 45 690 690 0,00152 25 P 705 0,00169

9 Khúc gấp 2 20 35 265 265 0,00048 25 P 280 0,00053

10 Giằng chữ H 2 20 40 400 400 0,00064 25 43 415 0,00089

11 Giằng lỗ dù 2 20 40 120 40 160 0,00026 25 43 175 0,00038

Tổng cộng 41 0,01147 0,01597

(Nguồn: Phòng kỹ thuật)

Tổng khối lượng gỗ theo quy cách thô là 0,01597 m3/sp, theo quy cách
tinh là 0,01147 m3/sp và định mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với sản phẩm
này là 0,0045 m3/sp.

Về tình hình sử dụng máy móc thiết bị, dưới đây là bảng công suất sử
dụng của một số loại máy móc tại bộ phận sản xuất của công ty.

32
Bảng 2.6 Tình hình sử dụng một số loại máy móc, thiết bị

Số Công suất (m3/ca)


STT Loại máy Xuất sứ lượng Thiết
(cái) Thực tế
kế

1 Mấy cưa lộng Đài Loan 8 7,2 6,8

2 Máy bào cuốn 2 mặt Đài Loan 9 7 6,5

3 Máy bào cuốn 3 mặt Nhật Bản 4 10,5 9,7

4 Máy tubi một trục Mỹ 9 4,4 4

5 Máy cắt 2 đầu Đức 3 8,2 7,7

6 Máy song dao Đài Loan 6 11,3 10,5

7 Máy khoan Mỹ 5 8,5 8

8 Máy đục vuông Mỹ 8 9,1 8,2

9 Máy đục đứng Mỹ 12 7,5 6,9

10 Máy chà nhám Nhật Bản 9 12,5 11,4

11 Máy làm mộng Đài Loan 7 8,4 7,6

12 Máy cưa vạn năng Nhật Bản 8 31 28,5

13 Máy cưa vòng CD Trung Quốc 11 25 23,8

14 Mấy tiện tự động Đài Loan 7 12 10,8

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Qua bảng trên ta thấy công suất sử dụng của các loại máu móc này ở mức
tương đối, còn thấp hơn so với công suất thiết kế do vậy, trong tình hình tới
công ty cần có chính sách sử dụng hợp lý hơn.

2.4 Phân tích công tác kế toán

2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung.

+ Bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua mô hình sau:

33
Kế toán trưởng

Kế toán Kế toán tiền Kế toán Vật Kế toán Thủ


mặt,
Kế toán tư và TSCĐ Kế toán quỹ
TP tiêu thụ
Tổng tiền
hợp lương

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán

- Kế toán trưởng: Trợ giúp Giám đốc trong việc tổ chức chỉ đạo phân
công thực hiện công tác kế toán, tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán
trong Công ty một cách hợp lý, khoa học, kiểm tra sử dụng và giữ gìn vật tư,
tiền vốn, hướng dẫn các kế toán viên hạch toán đầy đủ, chính xác nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, kiểm tra các giấy tờ hàng ngày, tổ chức bảo quản và lưu trữ
các tài liệu kế toán.

- Kế toán tổng hợp: Trợ giúp Kế toán trưởng trong phần hành kế toán tổng
hợp, ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về nhập, xuất, tiêu thụ thành phẩm,
về vốn, quỹ của Công ty, hạch toán chi phí phát sinh tại công ty như: Chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm, chi phí quản lý….Lập chứng từ, sổ sách
thuộc phần mình phụ trách, kiểm tra lại các sổ sách, chứng từ của các kế toán
viên thực hiện.

- Kế toán tiền mặt, thành phẩm tiêu thụ:

+ Hàng ngày ghi chép, phản ánh và theo dõi trình tự phát sinh các nghiệp
vụ thu, chi tiền mặt vào sổ kế toán tiền mặt, lập hoá đơn để làm cơ sở cho thủ
quỹ chi tiền.

+ Cuối tháng, đối chiếu số dư tồn quỹ với thủ quỹ, đảm bảo thu chi tài
chính của Công ty có hiệu quả, làm thủ tục thanh toán chuyển tiền theo yêu
cầu của đơn vị, tổ chức ghi chép.
34
+ Phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình nhập, xuất thành phẩm, hướng
dẫn, kiểm tra các phân xưởng, kho và các phòng, ban thực hiện ghi chép các
chứng từ ban đầu về nhập, xuất kho thành phẩm theo đúng phương pháp, chế
độ quy định. Cuối kỳ lập báo cáo về tình hình tiêu thụ thành phẩm.

- Kế toán vật tư và TSCĐ: Kế toán kiểm tra, đánh giá, theo dõi tình hình
nhập, xuất, tồn nguyên liệu, vật liệu, đồng thời phản ánh giá trị công cụ, dụng
cụ trong đơn vị đang dùng, kiểm tra chặt chẽ về số lượng, chất lượng từng
loại công cụ, dụng cụ. Xác định giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm
TCSĐ, tính toán phân bổ khấu hao TSCĐ theo đúng đối tượng sử dụng.

- Kế toán tiền lương: Tính toán và phân bổ tiền lương. Hàng tháng phải
tính lương cho công nhân sản xuất và toàn thể CBCNV trong Công ty để
chuyển qua kế toán thanh toán viết phiếu chi đúng thời gian qui định.

- Thủ quỹ: Tổ chức ghi chép, phản ánh và theo dõi tình hình thu, chi tiền
mặt của Công ty, tiến hành trả lương và các khoản phụ cấp… cho CBCNV
của Công ty, trên cơ sở có chứng từ thanh toán, tiến hành kiểm tra quỹ tiền
mặt, lập báo cáo về tiền mặt.

2.4.3 Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

Dựa vào bản thuyết minh báo cáo tài chính ta có:

• Kỳ kế toán năm ( bắt đầu từ ngày 01/01/2014 kết thúc vào ngày
31/12/2014)

• Đơn vị sử dụng tiền tệ tròn kỳ kế toán: 1000 đồng Việt Nam.

• Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ.

• Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc.
 Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Nhập trước, xuất trước.
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

• Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Theo phương
pháp khấu hao đường thẳng.

35
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN

3.1 Đánh giá chung

3.1.1 Những ưu điểm

+ Từ cuối năm 2012 đến cuối năm 2014 thì quy mô tổng tài sản (nguồn
vốn) của Công ty đều tăng dần qua các năm, tăng từ 61,271,245,000 đồng lên
78,564,177,000 đồng, điều đó chứng tỏ tài chính của Công ty ngày càng lớn
mạnh.

+ Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng dần qua các năm đặc biệt là từ cuối
năm 2013 đến cuối năm 2014 thì tăng thêm 4,395, 985,000 đồng vì thế mà
làm tăng tính độc lập tài chính cho Công ty, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.

+ Về tình hình huy động vốn thì khả năng huy động vốn từ bên ngoài của
Công ty là tốt, Công ty có thể vay vốn từ bên ngoài mà chủ yếu là vay ngắn
hạn với tỷ trọng tương đối lớn so với tổng nguồn vốn (chiếm 52% tổng nguồn
vốn) điều đó cho thấy tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định nên
mới có thể vay được nhiều vốn từ bên ngoài.

+ Công ty đảm bảo được tình hình thanh toán tốt, qua các hệ số khả năng
thanh toán cho thấy công ty đảm bảo được khả năng thanh toán cho các đối
tượng bên ngoài như khách hàng, ngân hàng cho vay, đặc biệt là hệ số khả
năng chi trả lãi vay của công ty lớn hơn 1,3 lần có nghĩa là công ty làm ăn có
hiệu quả nên sau khi chi trả lãi vay vẫn còn một khoản tiền để nộp ngân sách
và còn giữ lại một ít lợi nhuận tích lũy cho Công ty

+ Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty tăng dần qua các năm chứng tỏ
Công ty ngày càng khai thác có hiểu quả hơn lợi ích của tài sản mang lại.

+ Bên cạnh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty tăng thì hiệu quả vốn chủ
sở hữu của Công ty cũng tăng, đây là điều mà tất cả nhà đầu tư cũng như chủ
sở hữu của Công ty quan tâm nhất.

+ Về cân bằng tài chính dài hạn thì Công ty đã đạt được cân bằng tài chính
dài hạn bền vững và cân bằng này ngày càng bền vững hơn bởi vốn lưu động
ròng của Công ty ngày càng tăng.

36
+ Về tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty thì cũng tăng qua các
năm, cả doanh thu và lợi nhuận thì năm sau đều tăng hơn năm trước, chứng tỏ
Công ty làm ăn ngày càng phát triển.

+ Hiệu quả sử dụng chi phí lãi vay của Công ty tăng chứng tỏ những đồng
chi phí bỏ ra để đi vay vốn đầu tư mang lại lợi nhuận cho Công ty.

3.1.2 Những hạn chế

+ Tuy vốn chủ sở hữu của Công ty có tăng nhưng trong cơ cấu nguồn vốn
thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao (khoảng 74% ở các năm) nên tính độc lập
tài chính chưa cao, Công ty còn phụ thuộc rất nhiều từ bên ngoài.

+ Về cân bằng tài chính thì Công ty chưa đạt được cân bằng tài chính ngắn
hạn, bởi nhu cầu vốn lưu động ròng của Công ty thì cao trong khi đó vốn lưu
động ròng thì thấp.

+ Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty tuy tăng nhưng vẫn còn quá thấp
chỉ khoảng 1.7%, chứng tỏ Công ty chưa khai thác hết công dụng của tài sản,
bởi tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn mà chủ yếu là hàng tồn kho và
khoản phải thu, những khoản này chiếm tỷ trọng quá lớn, mà đây là những
khoản mục tài sản không có khả năng sinh lời nên khiến cho vốn của Công ty
bị ứ đọng chính vì vậy mà không mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

+ Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty tuy tăng nhưng vẫn thấp,
chính vì thế mà cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công
ty

+ Hiệu quả sử dụng chi phí giảm, bởi do Công ty chưa kiểm soát tốt chi phí
đặc biệt là chi phí bán hàng và chi phí giá vốn tăng nhiều, chính vì chưa kiểm
soát tốt chi phí nên đã làm giảm lợi nhuận của Công ty và dẫn đến doanh lợi
doanh thu của Công ty giảm.

+ Tính ổn định của nguồn vốn chưa cao bởi tài sản được tài trợ chủ yếu
bằng nợ ngắn hạn.

37
3.2 Các đề xuất hoàn thiện:

 Biện pháp tăng tính tự chủ về tài chính cho Công ty:

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc quyết cơ cấu nguồn
vốn như thế nào là một vấn đề rất quan trọng vì nó quyết định đến việc hiệu
quả kinh doanh mang lại cao hay thấp là cũng một phần nhờ vào chính sách
sử dụng vốn của Công ty.

Công ty cần tăng thêm vốn chủ sở hữu để tăng tỷ trọng của vốn chủ sở hữu
lên khoảng 40% nhằm tăng tính tự chủ về nguồn vốn, điều đó giúp Công ty ít
phụ thuộc vào bên ngoài và có thể chủ động hơn trong vấn đề dùng vốn để
kinh doanh, mặc khác khi giảm nợ phải trả mà chủ yếu là nợ vay sẽ tăng hiệu
quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty bởi hiện tại ROE của Công ty
khoảng bằng 7% trong khi đó lãi suất vay ngân hàng thì khoảng bằng 11%,
nên việc giảm nợ vay sẽ tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cho Công ty.

 Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản:

Để tăng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty thì Công ty cần giảm bớt
lượng hàng tồn kho, giảm bớt khoản phải thu để nhằm giảm bớt lượng vốn bị
ứ đọng, dùng khoản vốn đó để đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn nhằm
mang lại lợi nhuận cho Công ty

Thứ nhất, biện pháp giảm bớt giá trị hàng tồn kho: lượng hàng tồn kho của
Công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn chính vì vậy mà cần cắt giảm bớt hàng
tồn kho bằng cách giảm bớt lượng gỗ mua vào để dự trữ cho sản xuất, chỉ nên
dự trữ ở một mức vừa phải đủ cung ứng cho sản xuất, khi gỗ nhập khẩu về thì
không nên để lưu bãi cảng quá lâu làm tốn chi phí bãi, làm tăng giá nguyên
liệu nhập kho. Mặc khác, Công ty cần phải tổ chức công tác tìm hiểu, nghiên
cứu thêm thị trường gỗ nguyên liệu để có thể tiếp cận mua được gỗ với giá rẻ
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Khi lượng hàng tồn kho giảm sẽ làm giảm bớt
nhu cầu vốn lưu động ròng cho Công ty làm tăng cân bằng tài chính ngắn hạn

Thứ hai, biện pháp giảm bớt khoản phải thu khách hàng: Công ty chưa
quản lý tốt khoản phải thu khoản phải thu khách hàng chính vì thế mà làm cho
khoản này tăng lên, vì vậy mà Công ty cần phải tiến hành phân nhóm nợ theo
từng đối tượng khách hàng, theo thời gian của các khoản nợ nhằm có chính
38
sách thu hồi nợ khác nhau ở từng nhõm khách hàng. Đối với những khoản nợ
sắp tới hạn thì Công ty nên gửi thông báo về thời hạn trả nợ cho khách hàng,
còn đối với những khoản nợ đã tới hoặc quá hạn Công ty thường xuyên tới
thu hồi nợ. Và Công ty có thể thực hiện thêm chính sách chiết khấu thanh
toán cho khách hàng nhằm thu được ngay những khoản phải thu, hoặc thu
được tiền một lần mà không phải thu từng đợt. Giảm khoản phải thu cũng là
một cách để tăng cân bằng tài chính ngắn hạn cho Công ty.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: Công ty cần có chính sách sử
dụng vốn phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, vì mấy năm gần đây ta
thấy sức sinh lời căn bản của Công ty (RE) nhỏ hơn lãi suất vay ngân hàng
chính vì vậy mà Công ty nên tăng sử dụng vốn chủ sở hữu, giảm bớt vốn vay.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí:

Thứ nhất, đối với chi phí bán hàng: Công ty cần quản lý chặt chi phí xăng
dầu vận chuyển hàng bán mọi chi phí phải có hóa đơn chứng từ đầy đủ phù
hợp với lượng hàng vận chuyển đi bán cho khách hàng, giảm bớt số lượng
nhân viên đừng quầy ở một số trụ sở bán hàng của Công ty, tăng cường bán
hàng qua mạng nhằm giảm chi phí.

Thứ hai, đối với chi phí giá vốn: Trước tiên Công ty cần thực hiện tiết kiệm
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng bình
quân của Công ty xuống, hiện tại tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân là khoảng
3% nên Công ty cần có biện pháp để giảm xuống khoảng 2%, bằng cách kiểm
soát tốt quá trình sản xuất ở từng phân xưởng, từng khâu và sử lý ngay sản
phẩm dở dang bị hỏng ở từng giai đoạn nhằm giảm chi phí đối với sản phẩm
hỏng, và công việc đó giao trách nhiệm trực tiếp cho quản đốc phân xưởng.
Đối với chi phí nhân công thì nhằm tăng năng suất lao động cho công nhân có
chính sách bố trí chỗ nghỉ ngơi cho công nhân lúc giữa trưa để đảm bảo sức
khỏe cho công nhân, như thế hiệu quả lao động sẽ cao hơn, năng suất lao
động sẽ tăng lên, mặc khác Công ty nên hỗ trợ cho những công nhân có tay
nghề yếu đi học thêm để nâng cao tay nghề thì điều đó cũng góp nhần nâng
cao chất lượng sản phẩm cảu Công ty. Đối với chi phí sản xuất chung thì cần
phải quản lý chặt chẽ đối với việc sử dụng điện nước ở phân xưởng, giờ nghỉ
trưa không làm việc thì nên tắt hết điện ở phân xưởng nhằm tiết kiệm điện,
bởi giá điện hiện nay cao nhưng việc thực hiện tiết kiệm lại không được thực
hiện.
39
+Bên cạnh những biện pháp trên thì biện pháp đẩy mạnh doanh thu của
Công ty lên cũng là cách nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, Công ty cần phải
nâng cao hơn chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã nhằm tăng cạnh tranh,
tăng sức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường để tăng doanh thu. Công ty cần vận
dụng chính sách giá linh hoạt qua các thời kỳ nhằm tăng sự cạnh tranh đối với
đối thủ, bởi Bình Định là một tỉnh mà có rất nhiều Công ty gỗ lớn kinh doanh
rất tốt. Và Công ty cần phải thường xuyên phân tích môi trường kinh doanh,
xu thế phát triển của sản phẩm đồ gỗ, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu
cũng như cơ hội và thách thức từ đó để có chiến lược kinh doanh phù hợp để
rồi đạt được mục đích cuối cùng là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

 Biện pháp tăng tính ổn định của nguồn vốn

Công ty nên giảm bớt nợ phải trả ngắn hạn, vì hiện tại nợ phải trả ngắn hạn
chiếm tỷ trọng quá cao, nên cần giảm bớt khoản vay ngắn hạn và thay vào đó
Công ty nên tăng vay dài hạn, nhưng vẫn đảm bảo sao cho nợ phải trả của
Công ty giảm xuống, có nghĩa rằng nợ ngắn hạn giảm nhiều hơn so với sự
tăng của vay dài hạn,và tăng vốn chủ sở hữu, bởi vay ngắn hạn có thể dẫn đến
việc Công ty không xoay vòng vốn kịp để trả nợ, làm mất uy tín của Công ty.

40
KẾT LUẬN

Qua bài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH đồ gỗ Nghĩa
Tín” thì tôi thấy rằng tình hình tài chính của Công ty tương đối tốt, thể hiện
qua việc tổng tài sản (nguồn vốn) của Công ty ngày càng lớn dần bởi một
phần do khả năng huy động vốn từ bên ngoài của Công ty tốt, phần khác do
Công ty kinh doanh có lãi nên đã tích lũy được vốn và sự góp vốn của chủ sở
hữu nhằm mục đích mở rộng kinh doanh, và hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn
vốn của Công ty đều tăng qua các năm từ năm 2013 đến 2014 mặc dù nền
kinh tế thời điểm đó vẫn còn khó khăn, chính vì vậy mà hiệu quả sử dụng chi
phí của Công ty có giảm đi chút ít. Và trong tương lai thì đây là một Công ty
có tiềm năng phát triển nên đó là cơ hội cho các nhà đầu tư vào Công ty, bởi
đây là ngành nghề kinh doanh sản xuất sản phẩm đồ gỗ hiện rất ưa chuộng
trên thị trường cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Và tôi tin
rằng bài viết này có thể giúp cho những ai quan tâm đến Công ty có được cái
nhìn từ khái quát đến cụ thể về tình hình tài chính tại Công ty để có được
quyết định cho riêng mình.

Và qua thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã tự tìm hiểu về Công ty,
đồng thời được sự giúp đỡ của anh chị, cô chú trong Công ty cũng như sự
hướng dẫn nhiệt tình của cô Đặng Thị Thanh Loan nên tôi đã hoàn thành bài
viết của mình đúng thời hạn quy định, tôi xin chân thành cảm ơn. Tuy nhiên,
bài viết không thể tránh khỏi sai xót nên tôi rất mong được sự góp ý chỉnh sửa
của Cô giáo, anh chị, cô chú trong Công ty và bạn đọc để bài viết được hoàn
thiện.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ
công nhân viên trong ty và sự hướng dẫn đầy nhiệt huyết của cô Đặng Thanh
Loan đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này! Em xin chân thành cảm ơn!

Quy Nhơn, ngày tháng năm 2015

Sinh viên thực hiện

Hồ Phước Trọng

41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Kim Ánh, Bài giảng Quản trị nhân lực.

2. Trần Minh Đạo (2009), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Hà Thanh Việt, bài giảng tài chính doanh nghiệp.


4. Lê Xuân Quỳnh, bài giảng phân tích báo cáo tài chính.
5. Các báo cáo tài chính và kinh doanh của công ty TNHH đồ gỗ Nghĩa
Tín.

6. http://Google.com.vn.

7. http://vi.wikipedia.org/wiki.

42
PHỤC LỤC

Một số hình ảnh về công ty và sản phẩm.

Công ty TNHH đồ gỗ Nghĩa Tín Phân xưởng sản xuất

Ghế xếp gỗ

Tủ bếp bằng gỗ

43

You might also like