You are on page 1of 5

Chuyên đề 5: halogen và hợp chất

Mét sè ph¬ng ph¸p gi¶I bµi tËp ch¬ng halogen


Họ tên: Lớp: 10A1 Ngày học: 01/02/2015

I . Phương pháp tự chọn lượng chất


1. Nội dung phương pháp
a) Dấu hiệu: Số liệu đề cho ở dạng tương đối (ví dụ: chỉ cho C%; lượng chất tăng hay giảm bao nhiêu % ; …)
b) Một số đại lượng tự chọn
+ Đại lượng tự chọn là 1 mol
+ Đại lượng tự chọn quy về 100
+ Đại lượng tự chọn phụ thuộc vào đề bài nhằm triệt tiêu biểu thức toán học phức tạp
2. Bài tập ví dụ
Ví dụ 1:Cho cùng một lượng khí clo lần lượt tác dụng hoàn toàn với kim loại R (hóa trị I ) và kim loại X hóa trị
II thì khối lượng kim loại R đã phản ứng gấp 3,375 lần khối lượng của kim loại X. Khối lượng muối clorua của
kim loại R thu được gấp 2,126 lần khối lượng muối clorua của X tạo thành. Xác định tên hai kim loại.
Ví dụ 2: Hòa tan x gam kim loại M trong y gam dung dịch HCl 7,3% (lượng axit vừa đủ) thu được dung dịch A
có nồng độ 12,05%. Xác định tên kim loại M.
Ví dụ 3: Cho hỗn hợp gồm NaI và NaBr hòa tan hoàn toàn vào nước được dung dịch A. Cho vào dung dịch A
một lượng Brom vừa đủ thu được muối X có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của muối ban đầu là a gam. Hòa tan
hoàn toàn X vào nước được dung dịch B. Sục khí clo vào dung dịch B thu được muối Y có khối lượng nhỏ hơn
khối lượng của muối X là 2a gam. Xác định phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp muối ban đầu.
(Coi clo, brom, iot không tác dụng với nước).
Ví dụ 4: Cho dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch FeCl2 10%. Đun nóng trong không khí cho
các phản ứng xẩy ra hoàn toàn. Tính nồng độ phần trăm muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng, coi nước
bay hơi không đáng kể.
Ví dụ 5: Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H 2 ở đktc.
Mặt khác cho 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl 2 ở đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong
20,4 gam hỗn hợp X?

3. Bài tập tự giải


Câu 1: Hòa tan 20g một hỗn hợp gồm MgO, CuO và Fe2O3 phải dùng hết 350ml dung dịch HCl 2M. Mặt khác
nếu lấy 0,4 mol hỗn hợp trên đốt nóng trong ống sứ (không có không khí) rồi thổi một luồng khí H2 dư đi qua để
phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 7,2g nước. Tìm giá trị của m.
Câu 2: Cho hỗn hợp NaCl và NaBr tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì tạo ra kết tủa có khối lượng bằng khối
lượng AgNO3 tham gia phản ứng. Tính thành phần % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3: Muối A tạo bởi kim loại M ( hoá trị II) và phi kim X (hoá trị I). Hoà tan 1 lượng A vào nước được dung
dịch A1. Nếu thêm AgNO3 dư vào A1 thì lượng kết tủa tách ra bằng 188% lượng A. Nếu thêm Na 2CO3 dư vào
dung dịch A1 thì lượng kết tủa tách ra bằng 50% lượng A. Xác định công thức của muối A.
Câu 4: Nếu hoà tan a gam hỗn hợp A chứa Fe, FeO, Fe2O3 bằng dung dịch HCl dư thì lượng khí thoát ra bằng
1% khối lượng hỗn hợp ban đầu. Nếu khử a gam hỗn hợp A bằng H 2 nóng dư thì thu được một lượng nước bằng
21,15% khối lượng hỗn hợp ban đầu. Tính phần trăm theo khối lượng của Fe, FeO, Fe2O3 trong hỗn hợp A.
Câu 5: Hỗn hợp gồm NaCl và KCl tan trong nước thành dung dịch. Them AgNO3 dư vào dung dịch này tách ra
1 lượng kết tủa bằng 229,6% so với lượng hỗn hợp đầu. Tìm % mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Câu 6: Hỗn hợp A gồm các kim loại Al, Mg, Cu. Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 1,72m gam hỗn
hợp 3 oxit với hoá trị cao nhất của các kim loại. Hoà tan m gam A bằng dung dịch HCl dư thu được 0,952m dm3
Năm học : 2014 – 2015 1
Chuyên đề 5: halogen và hợp chất

khí H2 (ở đktc). Tính % mỗi kim loại trong hỗn hợp A ( biết rằng hoá trị của mỗi kim loại không đổi trong mỗi
thí nghiệm trên).
Câu 7: Cho m gam hỗn hợp Na và Fe tác dụng hết với axit HCl, dung dịch thu được cho tác dụng với Ba(OH)2
dư rồi lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn nặng m gam. Tính % theo
khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 8: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng thu được dung
dịch X, trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng bột MgCO 3 sau đó khuấy đều cho phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, trong đó nồng độ HCl còn lại là 21,10%.Tính nồng độ phần trăm các
muối CaCl2 và MgCl2 trong dung dịch Y.

II. Phương pháp bảo toàn khối lượng


1. Nội dung phương pháp
- Nguyên tắc của phương pháp này khá đơn giản, dựa vào định luật bảo toàn khối lượng: “Tổng khối
lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành trong phản ứng”.
- Cơ sở: dựa vào quan hệ khối lượng.
- Cần lưu ý là: không tính khối lượng của phần không tham gia phản ứng cũng như phần chất có sẵn, ví dụ
nước có sẵn trong dung dịch.
Khi cô cạn dung dịch thì khối lượng muối thu được bằng tổng khối lượng các cation kim loại và anion gốc axit:

m muối = mKim Loại + mgốc axít


mM
2. Bài tập áp dụng
Câu 1: Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X
(đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được bao
nhiêu gam muối khan ?
Câu 2: Hòa tan 28,4g hh gồm hai muối cacbonat của hai kl hóa trị 2 bằng dd HCl dư đã thu được 10 lít khí ở
54,60C và 0,8064 atm và một dd X.
a. Tính khối lượng hai muối của dd X
b. Tìm CT 2 muối trong dd X, biết 2 KL thuộc hai chu kỳ liên tiếp của PNC nhóm II
Câu 3: Hòa tan 10 g hh hai muối cacbonat của kloại hóa trị 2 bằng dd HCl, ta thu được dd A và 0,672 lít khí bay
ra (đktc). Hỏi cô cạn dd A thu được bao nhiêu g muối khan ? Giải bằng hai PP khác nhau.
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 2,175 g hỗn hợp Zn,Mg,Fe vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0.896 lít khí (đktc) .
Cô cạn dung dịch thu được m g muối khan. Giá trị của m là bao nhiêu ?
Câu 5: Cho 1.76 g hỗn hợp của 2 kim loại kế tiếp nhau thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung
dịch HCl dư thu được 1.344 lít khí H2(đktc). khối lượng muối tan trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu ?
Câu 6: Đốt cháy a g hỗn hợp ( Mg, Zn, Cu) thu được 34,5 g hỗn hợp chất rắn X gồm 3 oxit kim loại. Để hoà tan
hết hỗn hợp X cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0.8 mol HCl. Xác định a
Câu 7: ( Khối A 2008) Cho 2.13 g hỗn hợp ( Mg,Cu,Al) dạng bột, tác dụng hoàn toàn với oxi thu được 3,33 g Y
gồm các oxit. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để hoà tan hết Y là bao nhiêu
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn m g hai kim loại Mg, Fe trong không khí thu được m + 8 gam 2 oxit. Để hoà tan hết
lượng oxit này thì khối lượng dung dịc H2SO4 20% cần dùng là bao nhiêu ?
II. Phương pháp tăng giảm khối lượng
1. Nội dung phương pháp
Dựa vào sự tăng hoặc giảm khối lượng khi chuyển 1 mol chất X thành 1 hoặc nhiều mol chất Y (có thể qua
các giai đoạn trung gian) ta dễ dàng tính được số mol của các chất và ngược lại, từ số mol hoặc quan hệ về số
Năm học : 2014 – 2015 2
Chuyên đề 5: halogen và hợp chất

mol của 1 các chất mà ta sẽ biết được sự tăng hay giảm khối lượng của các chất X, Y.
- Cơ sở: dựa vào quan hệ số mol và khối lượng.
Trong chương này, ta hay gặp bài toán muối cacbonat + dung dịch axit (HCl).

2. Bài tập áp dụng


Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hóa trị I và một muối cacbonat
của kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lít khí CO 2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau
phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
A. 26,0 gam. B. 28,0 gam. C. 26,8 gam. D. 28,6 gam.
Câu 2: Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch hỗn hợp có hòa tan 6,25 gam hai muối KCl và KBr
thuh được 10,39 gam hỗn hợp AgCl và AgBr. Số mol hỗn hợp đầu là
A. 0,08 mol. B. 0,06 mol. C. 0,03 mol. D. 0,055 mol.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch A. Sục khí Cl 2 dư
vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có
trong hỗn hợp X là
A. 29,25 gam. B. 58,5 gam. C. 17,55 gam. D. 23,4 gam.
Câu 4: Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là các halogen ở hai chu kì liên tiếp nhau) vào dung dịch
AgNO3 dư thì thu được 57,34 gam kết tủa. Công thức hai muối NaX và NaY là
A. NaF và NaCl. B. NaCl và NaBr.
C. NaBr và NaI. D. NaI và NaF.

Câu 5: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự
nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z X < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được
8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là
A. 58,2%. B. 41,8%. C. 52,8%. D. 47,2%.
Câu 6: Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất
tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl3. Xác định công thức của muối XCl3.
A. FeCl3. B. AlCl3. C. CrCl3. D. Không xác định.
Câu 7: Hòa tan 3,28 gam hỗn hợp muối CuCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch A. Nhúng Mg vào dung
dịch A cho đến khi mất màu xanh của dung dịch. Lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng thêm 0,8 gam. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,28 gam. B. 2,48 gam. C. 3,1 gam. D. 0,48 gam.
Câu 8: Hòa tan 3,28 gam hỗn hợp muối MgCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch A. Nhúng vào dung dịch
A một thanh sắt. Sau một khoảng thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy tăng thêm 0,8 gam. Cô cạn dung dịch
sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 4,24 gam B. 2,48 gam. C. 4,13 gam. D. 1,49 gam.
Câu 9: Cho 115 gam hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 22,4 lít
CO2 (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là
A. 142 gam. B. 126 gam. C. 141 gam. D. 132 gam.

III. Phương pháp bảo toàn nguyên tố


1. Nội dung phương pháp

mol nguyên tố X (trước phản ứng) = mol nguyên tố X (sau phản ứng)

- Cơ sở: dựa vào quan hệ số mol.


Năm học : 2014 – 2015 3
Chuyên đề 5: halogen và hợp chất

2. Bài tập áp dụng


Câu 1: Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O 2, đến khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thế tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X
là A. 400 ml. B. 200 ml. C. 800 ml. D. 600 ml.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 5,96
gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl cần dùng là
A. 0,5 lít. B. 0,7 lít. C. 0,12 lít. D. 1 lít.
Câu 3: Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO2)2, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A,
thu được chất rắn B gồm CaCl 2, KCl và 17,472 lít khí (đktc). Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch
22
K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Khối lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp lần
3
lượng KCl có trong A. Phần trăm khối lượng KClO3 có trong A là
A. 47,83%. B. 56,72%. C. 54,67%. D. 58,55%.
Câu 4: Đem oxi hóa hoàn toàn 28,6 gam hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp
oxit B. Hòa tan hết B trong dung dịch HCl được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được hỗn hợp muối khan là
A. 99,6 gam. B. 49,8 gam. C. 74,7 gam. D. 100,8 gam.
Câu 5: Khử m gam 1 oxit sắt chưa biết bằng CO nóng, dư đến hoàn toàn thu được Fe và khí A. Hòa tan hết
lượng Fe trên bằng HCl dư thoát ra 1,68 lít H 2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ khí A bằng Ca(OH) 2 dư thu được 10 gam
kết tủa. Tìm công thức oxit.

IV. Phương pháp trung bình


1. Nội dung phương pháp
Dùng khối lượng mol trung bình M là khối lượng của 1 mol hỗn hợp.
mhh n1.M 1 + n2.M 2 n1.%V1 + n2.%V2
M= = = với M1 < M < M2
nhh n1 + n2 100
Giá trị trung bình dùng để biện luận tìm ra nguyên tử khối hoặc phân tử khối hay số nguyên tử trong
phân tử hợp chất.

2. Bài tập
Câu 1: Hòa tan 16,8 gam hỗn hợp gồm hai muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch
HCl dư, thu được 3,36 lít hỗn hợp khí. Kim loại kiềm là
A. Rb. B. K. C. Na. D. Li.
Câu 2: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch
HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Sr và Ba. D. Ca và Sr.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 2,84 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại phân nhóm IIA và thuộc hai
chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn bằng dung dịch HCl, thu được dung dịch X và 672 ml CO 2 (ở đktc). Hai
kim loại đó là
A. Be, Mg. B. Mg, Ca. C. Ca, Ba. D. Ca, Sr.
Câu 4: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư
dung dịch HCl loãng thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là
A. Kali và bari. B. Liti và beri. C. Natri và magie. D. Kali và canxi.
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO3 tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu được 2,24 lít
hỗn hợp khí (đktc). Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro là 27. Khối lượng của Na 2CO3 trong hỗn hợp ban

Năm học : 2014 – 2015 4


Chuyên đề 5: halogen và hợp chất

đầu là
A. 5,3 gam. B. 5,8 gam. C. 6,3 gam. D. 11,6 gam.
Câu 6: Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại A và B, A và B là hai kim loại thuộc nhóm
IIA vào nước được 100 ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl - trong dung dịch X người ta cho dung dịch
X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Công thức của hai muối clorua là
A. BeCl2, MgCl2. B. MgCl2, CaCl2
C. CaCl2, SrCl2. D. SrCl2, BaCl2.

V. Một số phương pháp khác


- Phương pháp biện luận, phương pháp đường chéo, …
Câu 1: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch HCl sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc).
a) Chứng minh Mg chưa tan hết.
b) Tính lượng Mg còn dư và khối lượng muối thu được sau phản ứng.
Câu 2: Thể tích dung dịch HCl 10M và thể tích H 2O cần dùng để pha thành 400 ml dung dịch HCl 2M lần lượt

A. 150 ml và 250 ml. B. 360 ml và 40 ml.
C. 40 ml và 360 ml. D. 80 ml và 320 ml.
79 81
Câu 3: Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,319. Brom có hai đồng vị bền 35Br và 35Br . Thành phần %
81
số nguyên tử của Br là
35

A. 84,05. B. 81,02. C. 18,98. D. 15,95.


Câu 4: Để pha được 500 ml nước muối sinh lí (C = 0,9%) cần lấy V ml dung dịch NaCl 3% pha với nước cất.
Giá trị của V là
A. 150 ml. B. 214,3 ml. C. 285,7 ml. D. 350 ml.
Câu 5: Cần bao nhiêu lít axit H2SO4 (D = 1,84 g/ml) và bao nhiêu lít nước cất để pha thành 9 lít dung dịch
H2SO4 có D = 1,28 g/ml?
A. 2 lít và 7 lít. B. 3 lít và 6 lít. C. 4 lít và 5 lít. D. 6 lít và 3 lít.
35 37
Câu 6: Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,485. Nguyên tố clo có hai đồng vị bền 17Cl và 17Cl . Thành
37
phần % số nguyên tử của 17 Cl là
A. 75,77%. B. 24,23%. C. 15,95%. D. 84,05%.
Câu 7: Để thu được dung dịch HCl 25% cần lấy m 1 gam dung dịch HCl 45% pha với m 2 gam dung dịch HCl
15%. Tỉ lệ m1 : m2 là
A. 1 : 2. B. 1 : 3. C. 2 : 1. D. 3 : 1.

Năm học : 2014 – 2015 5

You might also like