You are on page 1of 25

I.

Giới thiệu
Được đặt nền móng đầu tiên vào những năm 90 của thế kỉ trước, Linux đã có những
bước phát triển, có thể nói là chậm so với các đối thủ (Windows và MacOS), nhưng
cộng đồng người sử dụng Linux trên toàn cầu rất đông đảo, đặc biệt Linux được ứng
dụng rộng rãi trên nhiều thiết bị khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại, Linux đã có
rất nhiều biến thể và phiên bản khác nhau, được xây dựng và phát triển riêng biệt bởi
các công ty phần mềm và các cá nhân. Trong đa số các bản phân phối
Linux thì “Fuduntu là một bản phân phối Linux nhẹ nhàng và vui vẻ!”.

Ý nghĩa tên Fuduntu:


Fuduntu cách phát âm: [fuhduhntoo]
Fuduntu là một sự hợp nhất của tên Fedora và Ubuntu.
Fedora - F và D từ Fedora
Ubuntu - U và UNTU từ Ubuntu
Tên là một sự chơi chữ, nhằm mục đích để được vui vẻ và hài hước, trong khi ngụ ý
đây là bản phân phối kết hợp những đặc điểm giữa Fedora và Ubuntu.

1. Tác giả
Hệ điều hành Fuduntu là bản phân phối Linux, được viết và phát triển bởi nhóm The
Fuduntu Team. Gồm các thành viên chính:
 Andrew Wyatt (Fewt) - Trưởng nhóm: Người sáng lập và lãnh đạo dự án phân
phối Linux - Fuduntu. Chịu trách nhiệm dẫn dắt nhóm trong việc phân phối,
đồng thời chịu trách nhiệm cho việc duy trì, thiết kế và tầm nhìn của dự án.
 Randy Adams (Crandy2) - Trưởng nhóm hỗ trợ: là một người điều hành, thử
nghiệm sản phẩm và người hỗ trợ. Ông mang đến cho Fuduntu 33 năm kinh
nghiệm làm việc (chủ yếu là Microsoft Windows) trong các lĩnh vực Kỹ thuật
và Công nghệ thông tin, tiện ích. Ông là một người sử dụng Linux trong hơn 10
năm qua.
 Noah Hall (Enalicho) - Trưởng nhóm phát triển: Chủ yếu là một lập trình viên
và “đóng gói” các thành phần.
 Nick Bryda (Fufu) - Trưởng nhóm hình ảnh: Nick mang tài năng độc đáo của
một người sử dụng Linux tự học và đam mê với 6 năm kinh nghiệm về Linux
sử dụng trên máy tính để bàn và các hệ thống máy chủ. Gói phần mềm là đóng
góp chính của Nick cho Fuduntu.
 Lee Ward (ViperChief) - Trưởng nhóm truyền thông: Lee là nhà lãnh đạo
truyền thông, điều hành diễn đàn, thử nghiệm sản phẩm. Ông có hơn một thập
kỷ kinh nghiệm Linux tự học (cũng như kinh nghiệm tự học máy tính nói
chung) bắt đầu vào năm 1998.
 Blair Zimmerman (Psych0), Trưởng nhóm quảng cáo
 David Holden (Dpejesh), Trưởng nhóm cơ sở

1
 Jeremiah Yongue, Pedro Mateus, Mario Soberski, Sean Thames, Maik
Adamietz, Johnny Brinsko, Mihai Petracovici, Mark van Tinteren, Shawn W
Dunn
 Thành viên ít hoạt động: Denis Gorodnov, Shannon Carve

2. Lịch sử phát triển


 Dự án Fuduntu được bắt đầu vào năm 2010 bởi Andrew Wyatt. Ban đầu, Fuduntu
là một bản phân phối Linux dựa trên bản Fedora RPM-14, không có nguồn gốc từ
Ubuntu. Về mặt thiết kế giao diện là sự kết hợp các đặc điểm của Fedora và
Ubuntu. Phiên bản đầu tiên của Fuduntu 14.0.8 phát hành ngày 07/11/2010.
 Mùa thu, một năm sau từ ngày phát hành phiên bản đầu (07/11/2011), phiên bản
Fuduntu 14.12 được phát hành. Ngày 07/11/2011 trở thành cột mốc đánh dấu sự
phân phối độc lập của Fuduntu và không còn được coi là một bản chỉnh sửa từ
Fedora RPM-14. Fuduntu rẽ sang một hướng đi mới khác hẳn so với Fedora.
 Sau ngày 07/11/2011, các phiên bản tiếp theo của Fuduntu đều thay đổi cách đặt
phiên bản. Dựa vào năm và quý của ngày phát hành để đặt.

Lịch sử phiên bản phát hành


Ngày phát hành Phiên bản Ngày phát hành Phiên bản
07/11/2010 14.0.8 11/03/2011 14.9
25/11/2010 14.5 18/06/2011 14.10
06/12/2010 14.6 04/07/2011 14.10.1
10/12/2010 14.7 20/09/2011 14.11
18/12/2010 14.7.2 07/11/2011 14.12
21/12/2010 14.7.3 10/01/2012 2012.1
05/01/2011 14.7.7 01/04/2012 2012.2
07/01/2011 14.8 02/07/2012 2012.3
16/01/2011 14.8.2 01/10/2012 2012.4
23/01/2011 14.8.3 07/01/2013 2013.1
29/01/2011 14.8.4 08/04/2013 2013.2

3. Đặc điểm
Mục tiêu của Fundutu là cung cấp một trải nghiệm cho người dùng với thẩm mỹ cao.
Fuduntu rất phù hợp cho máy tính để bàn, máy tính xách tay hoặc netbook. Người sử
dụng máy tính xách tay và Netbook sẽ hài lòng khi Fuduntu được tối ưu hóa cho các
máy tính di chuyển thường xuyên và cung cấp các công cụ để giúp đạt được tuổi thọ
pin tối đa khi sử dụng Fuduntu. Tuổi thọ pin được cải thiện 30% trở lên so với bản
phân phối Linux khác. Với lịch sử cũng như phần cứng, phần mềm và mọi thứ trong
Fuduntu cũng mới chỉ xuất hiện trong hơn 2 năm gần đây. Với thời gian chỉ bằng
khoảng 1/14 so với Windows, nhưng các phần mềm cho Fuduntu mạnh mẽ hơn, ổn
định hơn, "ngốn" ít tài nguyên hơn, và chi phí thì rẻ hơn so với nền tảng Windows,
MacOS.

2
II. Chuẩn bị, cài đặt
1. Chuẩn bị
- Phiên bản : Fuduntu 2013.2
- Phát hành ngày: 08/04/2013
- Loại phiên bản: Full Setup i686 (32 bit)
- Dung lượng: 0.98GB
- Download tại: http://fuduntu.org
- Yêu cầu phần cứng tối thiểu:
CPU: 900MHz hoặc nhanh hơn
RAM: 384MB
HDD: 8GB trống

2. Cài đặt
Cài đặt trên máy ảo VMware Workstation 9:
- Để cài đặt Fuduntu từ file ISO vào máy ảo, thiết lập cho máy ảo boot từ tập tin ISO.
- Khởi động máy ảo.
- Sau khi khởi động, màn hình Fuduntu hiện ra chờ đếm ngược 10 giây để boot vào
HĐH Fuduntu dưới dạng Live. Để tránh mất thời gian chờ có thể nhấn 2 lần phím
Enter.
- Cài đặt sẽ tự động boot vào giao diện chính của Fuduntu.
- Click vào icon Install to Hard Drive trên màn hình chính.
- Hộp thoại “Fuduntu 2013.2 (Punny Name Serious Distro) Install” hiện ra, cho phép
chọn ngôn ngữ nhập cho bàn phím của hệ thống.
- Trang tiếp theo dùng để chọn kiểu thiết bị lưu trữ:
 Basic Storage Devices
Specialized Storage Devices
Trường hợp thiết bị lưu trữ là ổ cứng mới chưa được cài bất kì hệ điều hành nào. Khi
nhấn Next sẽ xuất hiện hộp thoại “Storege Devices Warning” cảnh báo trạng thái của
thiết bị. Chọn Yes, discard any data trong hộp thoại cảnh báo.
- Trang kế tiếp đặt tên cho máy và tên miền trong khung Hostname theo dạng
localhost.localdomain.
- Tiếp đó chọn múi thời gian cho máy tính.
- Nhập Root Password. Nếu Root Password quá ngắn hoặc dễ đoán, cài đặt sẽ cảnh
báo bằng hộp thoại “Weak Password (as superuser)”. Để nhập lại chọn Cancel, nếu
không thì chọn Use Anyway để tiếp tục quá trình cài đặt.
- Trang tiếp theo dùng để lựa chọn kiểu cài đặt Fuduntu, có 5 tùy chọn:
 Use All Space
 Replace Existing Linux System(s)
 Shrink Current System
 Use Free Space
 Create Custom Layout

3
Chọn Create Custom Layout để có thể tạo theo nhu cầu sử dụng máy tính. Sau đ ó tạo
các phân vùng cần thiết cho việc cài đặt. (Create Custom Layout yêu cầu dung lượng
RAM 1147MB)
Tạo phân vùng BIOS: Chọn vùng ổ cứng / Create / Create Partition:  Standard
Partition / File System Type: BIOS Boot / Size (MB): 2 / Additional Size Optio ns:
Fixed size / OK.
Tạo phân vùng swap: Chọn vùng ổ cứng / Create / Create Partition:  Standard
Partition / File System Type: swap / Size (MB): 2600 / Additional Size Options: Fixed
size / OK.
Tạo phân vùng root: Chọn vùng ổ cứng / Create / Create Partition:  Standard
Partition / Mount Point: „/‟ / File System Type: ext4 / Size (MB): 10000 / Additional
Size Options: Fixed size / OK.
Tạo phân vùng home: Chọn vùng ổ cứng / Create / Create Partition:  Standard
Partition / Mount Point: „/home‟ / File System Type: ext4 / Size (MB): / Additional
Size Options: Fill to maximum allowable size / OK.

Tạo phân vùng cần thiết để cài Fuduntu

Chọn phân vùng root đã tạo ở trên để cài Fuduntu.


- Hộp thoại “Format Warnings (as superuser)” cảnh báo quá trình Format ổ đĩa, chọn
Format để tiếp tục quá trình.
- Hộp thoại “Confirm (as superuser)” yêu cầu xác nhận cho phép ghi dữ liệu và các dữ
liệu trong ô cứng sẽ bị mất hoàn toàn. Để tiếp tục chọn Write Changes to Disk.
- Quá trình Format, ghi dữ liệu hoàn thành sẽ có các lựa chọn trước khi cài đặt
Fuduntu vào máy tính. Ở phần này, có thể thay đổi vị trí boot được cài đặt và có thể
cài password boot cho máy (nên để mặc định).
- Quá trình cài đặt Fuduntu diễn ra khoảng từ 5-15 phút tùy vào cấu hình của máy. Sau
khi quá trình cài đặt xong sẽ có thông báo “Congratulations, your Fuduntu 2013.2
(Punny Name Serious Distro) installation is complete”. Cơ bản quá trình cài đặt hoàn
tất.
- Vào System / Shutdown / Restart để khởi động lại máy.
- Máy khởi động logo Fuduntu hiện lên, tiếp đó là màn hình chào mừng Fuduntu.
- Trang tiếp theo cung cấp thông tin về bản quyền.
- Bước tiếp theo tạo tài khoản sử dụng. Ngoài ra, còn có thể thiết lập tài khoản mạng
và tùy chọn nâng cao.
- Công đoạn cuối cùng để cài đặt Fuduntu là thiết lập thời gian, ngày giờ cho hệ thống.
Sau khi hoàn thành công đoạn cuối, màn hình đăng nhập hiện ra. Chọn tài khoản và
4
nhập đúng mật khẩu sẽ load vào màn hình chính của Fundutu giống với màn hình
chính lúc ban đầu, chỉ khác không còn phần Install to Hard Drive trên Desktop.

Nhận xét: Quá trình tùy chỉnh cài đặt Fuduntu có phần rắc rối trải qua nhiều bước để
cài đặt. Tuy nhiên thời gian để cài đặt lên máy khoảng 5-15 phút tùy vào cấu hình
máy. Xét về tổng thời gian của toàn bộ quá trình diễn ra khá nhanh. So với Windows,
thì Fuduntu có ưu thế về thời gian cài đặt nhanh hơn (so với Windows XP SP3,
Windows Vista, Windows 7).

III. Giao diện


Giao diện đồ họa của Fuduntu sử dụng gói giao diện GNOME 2.32.0. Vậy GNOME là
gì? GNOME (GNU Network Object Model Environment) - là bộ phần mềm cung
cấp môi trường màn hình nền dễ dùng cho hệ điều hành Linux cũng như cho các hệ
điều hành khác. Là một dự án tin học có hai mục đích: xây dựng môi trường làm việc
GNOME trực quan, hấp dẫn đối với người dùng và môi trường phát triển ứng dụng
GNOME. Fuduntu sử dụng môi trường GNOME sẽ khiến những người đã quen thuộc
với Windows không tránh khỏi bỡ ngỡ. Tuy nhiên cũng chính vì sự khác biệt khá lớn
với môi trường làm việc của Windows nên GNOME rất được sự ủng hộ của cộng đồng
mã nguồn mở.

1) Màn hình Login

Phần màn hình login chính


Giao diện đầu tiên người dùng bắt gặp sau khi hoàn thành việc cài đặt là màn hình
login. Ở màn hình login chính của Fuduntu hiển thị tên các tài khoản người dùng (Có
thể không hiển thị tên tài khoản nếu người dùng để ẩn). Người dùng có có cái nhìn
trực quan hơn cho việc đăng nhập. Chọn tài khoản cần đăng nhập. Bên dưới phần
login là thanh công cụ người dùng, dùng để tùy chỉnh cơ bản cho người dùng không
cần thông qua menu như Windows.

(1) Dùng để chọn ngôn ngữ hiển thị


(2) Dùng để chọn kiểu bố trí bàn phím
(3) Nút công cụ tùy chỉnh người dùng
(4) Hiển thị đồng hồ
(5) Nút Shutdown
5
Nhận xét: Màn hình đăng nhập của Fuduntu được thiết kế giúp người dùng dễ dàng
trong việc đăng nhập. Ngoài ra còn hỗ trợ người dùng trong việc cài đặt ngôn ngữ hiển
thị cũng như ngôn ngữ nhập bàn phím một cách dễ dàng nhất. Đặc biệt Fuduntu còn
tích hợp sẵn đăng nhập bằng dấu vân tay tăng cường độ bảo mật tài khoản tuyệt đối
cho người dùng. Hiển thị bằng ngôn ngữ Tiếng Việt chưa hoàn chỉnh. Trong khi
Windows, không thể thiết lập ngôn ngữ hiển thị, kiểu bố trí bàn phím ngay màn hình
login. Về mặc thiết kế thì Fuduntu có vẻ đẹp, sang trọng chuyên nghiệp hơn với
Windows. Trong khi Windows đơn giản hóa màn hình login. Tuy nhiên, 2 kiểu thiết
kế điều có ưu thế riêng của nó.

2) Desktop
Sau khi đăng nhập thành công, Fuduntu sẽ load vào giao diện Xwindow mặc định sẽ là
giao diện GNOME Desktop. Do Fuduntu chỉ sử dụng gói giao diện GNOME, mặc
khác có thể cài thêm gói giao diện KDE v.v... tùy theo sở thích của người dùng. Hình
nền mặc định của desktop Fuduntu 2013.2 là một con bướm với ngụ ý cho thấy sự nhẹ
nhàng, uyển chuyển trong giao diện. Trong khi hình nền của Fuduntu 2013.1 là một
con hổ dũng mãnh, thể hiện tốc độ và sức mạnh của hệ thống. Hình nền mặc định cũng
như một số hình nền có sẵn được thay đổi để tạo sự mới lạ qua các phiên bản khác
nhau.

Desktop Fuduntu 2013.2

6
Desktop GNOME chia làm 3 vùng: 2 bảng điều khiển ở phía trên và phía dưới của
màn hình. Bảng điều khiển phía trên thường được gọi là thanh Start menu. Bảng điều
khiển bên dưới được gọi chung là Bottom Panel, 2 thanh Bottom Panel có thể chuyển
đổi qua lại dễ dàng, là điểm đặc trưng của gói giao diện GNOME, tạo nên sự khác biệt
với các gói giao diện khác. Và vùng màn hình chính nằm ở giữa 2 bảng điều khiển
được gọi là vùng Desktop của người dùng.

a) Thanh Start menu

Thanh Start menu nằm trên cùng, được chia thành 2 vùng chủ yếu:
 Vùng chứa menu nằm bên góc phải gồm có 3 menu chính là Applications (1),
Place (2), System (3) và phần không gian trống còn lại, người dùng có thể đính
thêm các submenu nhỏ, biểu tượng khởi chạy của các ứng dụng.
 Vùng chứa các biểu tượng cho biết trạng thái bên góc phải như Audio (4),
Network (5), Date and Time (6) và các biểu tượng trạng thái khác (nếu có).

b)Thanh Bottom Panel


Bottom Panel là đặc trưng của GNOME làm nên sự khác biệt đối với các gói giao diện
khác. Bottom Panel gồm 2 thanh là Cairo Dock và GNOME Panel. Mặc định, Fuduntu
sử dụng thanh Cairo Dock.
 Để chuyển đổi qua lại giữa Cairo Dock – GNOME Panel:
Vào Menu System  Preferences  Bottom Panel Chooser

Thanh Cairo Dock:

Thanh Cairo Dock nằm dưới cùng chứa các biểu tượng được đính trên thanh Cairo
Dock và chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ làm việc trên Desktop, mặc định là biểu
tượng của Chromium Web Browser (1), VLC media player (2), Pidgin (3), LibreOffice
Writer (4), Shortcuts (5), Folder [Tên người dùng] (6), Show Desktop (7), Trash (8).
Ngoài ra, thanh Cairo Dock còn hiển thị các ứng dụng đang chạy.

Thanh GNOME Panel:

Thanh GNOME Panel nằm dưới cùng hiển thị ứng dụng đang chạy (1), nút chuyển
đổi không gian làm việc (2). Có thể tạo nhiều Desktop làm việc cho từng mục đích
khác nhau và chuyển đổi qua lại nhanh chóng với nút không gian làm việc bên phải
của thanh GNOME.
7
Nhận xét: Giao diện Desktop của Fuduntu khá thân thiện với thiết kế nhằm mục đích
tạo sự tiện lợi, không cầu kì tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Hai chế độ hiển
thị thanh Bottom Panel khác nhau giữa Cairo Dock và GNOME Panel cho người dùng
lựa chọn chế độ làm việc phù hợp với từng cá nhân sử dụng. Ở chế độ hiển thị Dock
mang đến phong cách sang trọng cho chiếc máy tính, khá giống với phong cách Aero
của Windows pha lẫn một chút phong cách thiết kế của MacOS. Còn chế độ GNOME
Panel tạo không gian làm việc chuyên nghiệp. Nền tảng đa Desktop cung cấp cho
người dùng nhiều không gian làm việc hơn so với thông thường. Giao diện Desktop có
sự khác biệt lớn so với giao diện đồ họa của Windows.

3) Biểu tượng (Icon)

Biểu tượng (icon) trên màn hình Desktop được chia làm 3 nhóm chính: nhóm biểu
tượng hệ thống (1), nhóm biểu tượng thư mục (2), nhóm biểu tượng ứng dụng (3). Các
biểu tượng mặc định không hiển thị trên Desktop, người dùng tùy chỉnh hoặc tạo ra
các biểu tượng trên Desktop.

Nhận xét: Biểu tượng trong Fuduntu được thiết kế tinh tế, màu sắc bắt mắt, to rõ giúp
người dùng có thể dễ dàng thấy được. Biểu tượng thiết kế chi tiết giúp người dùng có
thể biết được tính năng cơ bản của ứng dụng thông qua biểu tượng, việc này giúp cho
người dùng có thể làm việc dễ dàng với các ứng dụng hơn. Ngoài ra, trong phần menu
còn có các biểu tượng nhỏ kế bên các lựa chọn. Đây cũng là điểm nổi bật của Fuduntu
tạo sự thân thiện hơn so với Windows.

4) Cửa sổ làm việc


Giao diện cửa sổ của một chương trình cơ bản chạy trên Fuduntu bao gồm các thành
phần chính (minh họa chương trình Shutter):
Titlebar: Hiển thị tên cửa sổ và tài liệu đang được mở. Nếu kích thước của cửa sổ
nhỏ hơn màn hình thì có thể kéo nó để thay đổi vị trí. Chứa các nút chức năng cơ bản
Minimize Button (thu nhỏ cửa sổ), Maximize Button (phóng to cửa sổ), Close Button
(tắt chương trình).
Menubar: Thanh chứa các lệnh theo kiểu liệt kệ, người dùng có thể lựa chọn các
chức năng trong các menu này.
Toolbar: Các biểu tượng lệnh thông qua đó có thể dễ dàng truy cập các chức năng
trong menu một cách nhanh chóng nhất.

8
Borders: Đường viền bao quanh cửa sổ. Đường viền này chỉ hiện ra khi kích thước
cửa sổ nhỏ, có thể kéo đường viền này để thay đổi kích thước cửa sổ.
Work Area: Vùng làm việc cơ bản của chương trình.

Titlebar

Menubar
Toolbar

Work Area Borders

Giao diện cửa sổ làm việc của Shutter

Nhận xét: Cửa sổ làm việc trên Fuduntu cũng có những thành phần cơ bản giúp cho
người dùng có thể dễ dàng thao tác. Tương tự như cửa sổ làm việc cơ bản của
Windows. Không có sự khác biệt lớn giữa hai hệ điều hành.

5) Hệ thống Menu
Fuduntu chia menu Start thành 3 menu chính nằm trên thanh Start menu:
- Menu Applications: Tập hợp tất cả các ứng dụng,
tiện ích được cài trong máy. Để dễ dàng tìm kiếm ứng
dụng, tiện ích một cách nhanh chóng, Fuduntu tiếp tục
chia thành các submenu tập hợp các ứng dụng, tiện ích
cùng lĩnh vực (Ngoài ra, còn một số ứng dụng không
được hiển thị mặc định trong menu Application. Để
hiển thị hết cần phải tùy chỉnh lại menu.):
 Accessories - Tập hợp các tiện ích phụ của HĐH:
Archive Manager (quản lí tập tin nén), Calculator (máy
tính), Character Map (Bản kí tự), gedit Text Editior
(tiện ích ghi chép), Passwords and Encryption Keys
(Mật khẩu và Mã hóa), Shutter (tiện ích chỉnh sửa ảnh).

9
 Games - Cung cấp một số game mini cho người dùng giải trí: AisleRiot Solitaire,
Chess, Five or More, Four-in-a-Row, FreeCell Solitaire, Iagno, Klotski, Mahjongg,
Mines, Nibbles, Quadrapassel, Robots, Sudoku, Tali, Tetravex.
 Graphics - Tiện ích đồ họa như các tiện ích tích hợp sẵn: GNU Image Manipulation
Program, LibreOffice Draw, Shotwell Photo Manager.
 Internet - Tiện ích Internet: Chromium Web Browser, DropBox, Pidgin Internet
Messenger, Remmina Remote Desktop Client.
 Office - Tiện ích văn phòng như: LibreOffice Cacl, LibreOffice Draw, LibreOffice
Writer, LibreOffice Impress (từ phiên bản 2013.1 về trước không có LibreOffice
Impress).
 Sound & Video - Tiện ích âm thanh, phim: Brasero Disc Burner, Cheese Webcam
Booth, VLC media player.
 System Tools - Công cụ tùy chỉnh hệ thống: Ailurus, Cairo-Dock, CD/DVD
Creator, Déjà Dup Backup Tool, Disk Utility, GLX-Dock, Gparted Partition Editor,
Software Log Viewer, System Monitor, Ternimal.

- Menu Places: Bao gồm các thư mục Home Folder, Desktop, Documents, Music,
Pictures, Videos, Downloads. Computer, các thiết bị ngoại vi được kết nối với máy, ổ
DVD, Hard Disk Driver, Network, Connect to Server…, Recent Documents.

- Menu System:
Chứa các phần mềm tùy chỉnh hệ thống, màn hình, bàn phím v.v… Thông tin về hệ
thống và các thành phần quản lí nguồn:

 Preferences: Các tiện ích, chương trình tùy chỉnh màn hình, chuột, kết nối mạng
v.v… Mặc định bao gồm: About Me, Adobe Flash Player, Appearance, Assistive
Technologies, Beesu Scripts Manager, Bluetooth, Bottom Panel Chooser, Color
10
Profile, Create Background Slideshow, Desktop
Effects, Input Method Selector, Keyboard, Keyboard
Shortcuts, Main Menu, Monitors, Mouse, Nautilus-
Actions Configuration, Network Authentication
Network Connections, Network Proxy, Personal File
Sharing, Power Manager, Preferred Applications,
Remote Desktop, Screensaver, Software Updates,
Sound, Startup Applications, Windows.
 Administration: Các tiện ích dành riêng cho người
chủ của máy tính như: Add/Remove Software,
Authentication, Firewall, Hardware Drivers, Language,
Logical Volume, Management, Network, Network
Device Control, Printing, Services, Software Sources, Software Update, System-
Config-Date, Users and Groups.
 Online Help: Trợ giúp trực tiếp của Fuduntu.
 About this Computer: Thông tin chi tiết về máy như System, Processes, Resourc es,
File Systems.
 Log Out [User]: Đăng xuất tài khoản hiện tại.
 Shutdown: Đưa máy về chế độ tắt, khởi động lại, ngủ đông.

Nhận xét: Fudutun có nhiều tiện ích được tích hợp sẵn, từ đồ họa cho đến các tiện ích
dành riêng cho việc chỉnh sửa hệ thống. Liệt kê chi tiết, sắp xếp một cách có cấu trúc
trong 3 menu chính. Điều mà hệ điều hành Windows chưa làm được.

6) Con chuột (Mouse)


Dùng để chọn hoặc chạy các ứng dụng, cũng giống như Windows hay MacOS đều có
menu chuột phải để thực hiện các thao tác khác.
Create Foder: Cho phép tạo ra folder mới
Create Launcher: Tạo ra biểu tượng khởi chạy ứng
dụng
Create Document: Tạo tài liệu mới
Open in Terminal: Khởi chạy thiết bị cuối (Terminal)
Organize Desktop by Name: sấp xếp các biểu tượng
trên Desktop
Keep Aligned: Giữ các biểu tượng thẳng hàng.
Paste: Dán
Select All: Chọn tất cả
Change Desktop Background: Thay đổi hình nền

Nhận xét: Sử dụng chuột cũng khá dễ dàng trên Fuduntu, ngoài ra có khá nhiều menu
chuột phải khi nhấp vào các bảng điều khiển, mang đến sự thuận tiện khi làm việc để
đạt được hiệu năng cao nhất.
11
IV. Cài đặt hệ thống
1. Cài đặt độ phân giải
Mỗi màn hình đều có độ phân giải riêng, để đạt độ hiển thị tốt nhất cần điều chỉnh lại
độ phân giải cho phù hợp. Vào menu System  Preferences  Monitors
Resolution: Tùy chỉnh độ phân giải cho màn hình
Refresh rate: Tần số làm mới hình ảnh
Rotation: góc độ của màn hình

2. Cài đặt hiệu ứng màn hình


Đối với một số máy có cấu hình thấp, thiếu card màn hình. Việc sử dụng hiệu ứng
Desktop sẽ làm cho máy chạy chậm, hoặc gây ra tình trạng không thể hiển thị hình
ảnh.
Vào menu System  Preferences  Desktop Effects
 Standard: sử dụng đồ họa cơ bản
 Compiz: thêm các hiệu ứng đồ họa, 3D, Cube v.v…

3. Cài đặt giao diện:


Fuduntu hỗ trợ nhiều giao diện cho
màu sắc, biểu tượng. Ngoài ra còn có
thể thiết lập phông chữ hiển thị.
Vào menu System  Preferences 
Appearance
Tab Theme: Dùng để cài đặt giao diện
cơ bản cho desktop.
Tab Background: Cài đặt hình nền cho
desktop.
Tab Fonts: Cài đặt phông chữ hiển thị.

4. Cài đặt màn hình bảo vệ


Vào menu System  Preferences  Screensaver
Screensaver theme: Chọn màn hình sẽ hiển thị
Regard the computer as idle after: Thời gian hiển thị sau khi máy tính không làm việc.

5. Chuyển đổi Cairo Dock và GNOME Panel


Vào menu System  Preferences  Bottom Panel Chooser
Chọn thanh Cairo Dock hoặc GNOME Panel, OK.

12
6. Cài đặt chuột
Vào menu System  Preferences  Mouse
Bảng điều chỉnh Mouse Preferences xuất hiện:
Mouse Orientation: điều chỉnh khi nhấp chuột trái hoặc phải sẽ xuất hiện menu.
Locate Pointer: xác định vị trí chuột khi gõ bàn phím.
Pointer Speed: điều chỉnh tốc độ của chuột bằng cách kéo các thanh trượt.
Drap and Drop: Cài đặt các liên quan đến giữ và kéo.
Double-Click timeout: thời gian nhấp double click.

7. Cài đặt ngày tháng


Vào menu System  Administration  System-Config-Date (Set Date and Time).
Hộp thoại Query xuất hiện, yêu cầu nhập mật khẩu root. Sau khi nhập thành công, hộp
thoại Day/Time Properties được mở ra.
Chỉnh lại ngày giờ hiện tại trong các mục Date và Time.
Điều chỉnh múi giờ ở tab Time Zone.
Sau khi hoàn tất việc chỉnh sửa chọn OK.

8. Cài đặt âm thanh


Vào menu System  Preferences  Sound. Hộp thoại Sound Preferences hiển thị.
Trên cùng là thanh Output Volume để tăng giảm âm thanh ra bằng cách kéo thanh
trượt đến âm lượng phù hợp. Nút Mute dùng để tắt tiếng toàn bộ hệ thống.
Sound Effect: Cài đặt hiệu ứng âm thanh khi thao tác trên desktop.
Hardware: Cho biết thông tin, thiết bị phần cứng đang dùng, chọn kiểu âm thanh ra
trong mục Profiles.
Input: Cài đặt âm thanh đi vào, độ lớn trong mục Input Volume, connector kiểu kết nối
micro.
Output: Chọn thiết bị đầu ra, và điều chỉnh độ cân bằng âm thanh ra.

9. Quản lí tài khoản, nhóm tài khoản


Vào menu System  Administration  Users and Groups
Hộp thoại Query xuất hiện, yêu cầu nhập mật khẩu root. Sau khi nhập đúng mật khẩu,
hộp thoại User Manager xuất hiện.
Để thêm tài khoản: FileAdd User hoặc nhấp vào biểu tượng Add User trên thanh
Toolbar. Hộp thoại Add New User xuất hiện.
- User Name: tên tài khoản
- Full Name: tên người dùng
- Password: mật khẩu
- Confirm Password: xác nhận mật khẩu
- Login Shell: đường dẫn đến Shell đăng nhập của tài khoản
- Special user ID manually: tùy chỉnh ID user
- Special group ID manually: tùy chỉnh ID group

13
Và các tùy chọn khác, sau khi thiết lập xong chọn OK. Nếu mật khẩu quá ngắn hoặc
dễ đoán, một thoại cảnh báo sẽ xuất hiện. Để tiếp tục chọn Yes, nếu không chọn No.
Để xóa tài khoản: Chọn tài khoản cần xóa , File  Delete hoặc nhấp vào biểu tượng
Delete trên thanh Toolbar. Hộp hộp yêu cầu xác nhận việc xóa tài khoản, chọn Yes.
Thêm và xóa nhóm cũng tương tự như phần thêm va xóa tài khoản.

Để thêm nhóm mới: File  Add Group hoặc nhấp vào biểu tượng Add Group trên
thanh Toolbar. Hộp thoại Add New Group xuất hiện.

Group Name: tên nhóm mới


Special group ID manually cho phép thiết lập ID tùy ý cho nhóm mới. Chọn OK.
Để xóa nhóm: Chọn nhóm cần xóa , File  Delete hoặc nhấp vào biểu tượng Delete
trên thanh Toolbar. Hộp hộp yêu cầu xác nhận việc xóa tài khoản, chọn Yes.

10. Thay đổi thông tin, mật khẩu tài khoản người dùng
Đăng nhập vào tài khoản cần thay đổi, vào menu System  Preferences  About Me
Contact: Để thêm các thông tin vào tài khoản như Email, số điện thoại, nick chat.
Address: thông tin về địa chỉ nhà, cơ quan làm việc.
Personal Info: các thông tin về việc làm, website riêng.
Để thay đổi mật khẩu tài khoản nhấp vào nút Change password ở góc phải màn hình.
Hộp thoại Change password xuất hiện.

Current password: nhập mật khẩu hiện tại. Sau khi gõ xong nhấp vào nút Authenticate
để kiểm tra mật khẩu. Nếu sai sẽ không thể gõ tiếp các phần dưới.
New password: nhập mật khẩu mới
Retype password: gõ lại mật khẩu mới

14
Sau khi nhập xong, chọn Change password để hoàn tất quá trình thay đổi mật khẩu.
Trong trường hợp mật khẩu quá ngắn hoặc dễ đoán, thì sẽ có cảnh báo và không cho
phép thay đổi mật khẩu.

11. Cách sử dụng Ailurus cài đặt hệ thống


Mỗi bản phân phối Linux có một điểm hay và khác biệt riêng, Ailurus là một trong
những công cụ hệ thống được tích hợp sẵn trong Fuduntu. Giúp người dùng dễ dàng
quản lí hệ thống của mình. Trong Fuduntu 2013.2 sử dụng Ailurus phiên bản 10.10.3.
Vào Menu Applications  System Tools  Ailurus để sử dụng chương trình. Trong
lần đầu tiên sử dụng, một hộp thoại sẽ được mở ra, bạn nhấn nút Yes để tiếp tục.

Ailurusbao gồm có Information, System Settings, Install Software, Repositories,


Revocer RPM, Clean up, Computer Doctor, Study Linux, Preferenes và Other. Mặc
định khi mở Ailurus hiển thị ở tab System Settings.

 System Settings: Cài đặt cho nhiều thành phần của hệ thống

Cài đặt nén dữ liệu


Compression strategy of file-roller: có 4 lựa chọn Very High Speed (tốc độ nén rất
nhanh), High Speed (tốc độ nén nhanh), Balanced (cân bằng), High Compression Rate
(tỉ lệ nén cao).

Cài đặt hiển thị căn bản và nâng cao về desktop


Desktop icons: chọn các biểu tượng muốn hiển thị trên desktop như: Mounted
Volume, Computer, Home Folder, Network Server, Trash. Để đổi tên các biểu tượng
Computer, Home Folder, Network Server, Trash. Nhấp vào các biểu tượng ở màn hình
15
nhấn F2 nhập tên muốn đổi. Advance Settings: dùng để hiển thị các thông tin thư mục,
ngoài ra còn cho phép thay đổi trình quản lí hệ thống file, panel và cửa sổ làm việc.

Thay đổi kích thước hiển thị chữ


Để phóng to chữ hiển thị nhấp vào nút Larger Font, ngược lại để hiển thị chữ nhỏ hơn
nhấp vào nút Smaller Font.

Cài đặt thông số cho phần mềm soạn thảo


Để tăng hoặc giảm số lần nhớ để Undo, nhập số lần vào mục Maximum number of
Undos
Và để cài đặt tăng hoặc giảm số lượng hiển thị các file sử dụng gần đây nhập số lượng
vào mục Maximum number of recent files.

Cài đặt liên quan đến GNOME

Thay đổi tên máy


Nhập tên máy vào mục New Host Name.

Cài đặt liên quan đến Icon


Desktop icons: (như phần Desktop)
Cho phép hiển thị các biểu tượng trong phần menu trong mục Menu entry icons
setting, nút biểu tượng trong Button icons setting. Ngoài ta cho phép đổi logo của
người dùng bằng cách nhấp vào ô trống ở phần Change login icon và chọn đến bức
ảnh mà người dùng muốn.

Cài đặt login


Có thể không hiển thị tên các tài khoản bằng cách chọn mục Do not list user. Tùy chọn
này bắt buộc người dùng muốn đăng nhập phải gõ đúng user name và password.
Tùy chọn Do not display “restart” button để ẩn đi nút restart ở màn hình login.

Thay đổi dung lượng dữ liệu trao đổi giữa bộ nhớ RAM và đĩa cứng
Để thay đổi dung lượng, kéo thay trượt đến dung lượng mong muốn vào chọn Apply.

Cài đặt liên quan đến menu


Cho phép hiển thị các biểu tượng trong phần menu trong mục Menu entry icons
setting. Còn có thể hiển thị cách nhập bằng cách chọn Text-boxer context menu.

16
Cài đặt liên quan đến quản lí file Nautilus
Cài đặt kích cỡ hình hiển thị trong mục Size of each thumbnail (in pixel) và dung
lượng hình hiển thị Maximum size of each thumbnail (in Mbytes). Thời gian nhắc nhở
hình ảnh hiển thị trong bộ nhớ đệm Maximum time each thumbnail remains in cache
(in days). Có thể xóa các hình ảnh hiển thị trong cache bằng cách nhấp vào nút Clean
thumbnail image cache.
Phần mở rộng cho phép tự động gắn kết CD và các thiết bị lưu trữ Automatically
mount CD and flash disks. Hiển thị các cài đặt cho phép trong tùy chỉnh của file: Show
more permissions setting in file property dialog.

Quản lý năng lượng


Cài đặt độ sáng màn hình bằng cách kéo thanh trượt về mức sáng mong muốn khi
dùng điện trong mục LCD brightness when on AC power.
Cài đặt độ sáng mờ trong lúc dùng pin, kéo thanh trượt về mức mờ mong muốn trong
mục LCD dimming amount when on battery.

Tùy chọn vô hiệu các thành phần


Vô hiệu hóa phím tắt như Alt+F2, Ctrl+Alt+L v.v…

Cài đặt liên quan đến màn hình bảo vệ


Cho phép các tính năng như khóa màn hình khi màn hình bảo vệ xuất hiện, ngủ đông
hoặc treo máy.

Cài đặt phím nóng


Nhập dòng lệnh cần thực hiện khi nhấn phím nóng vào mục Command Line. Phím cần
thiết lập vào Shortcut Key. Hỗ trợ tất cả cho 12 phím.

Cài đặt âm thanh


Tắt tiếng thông báo chọn Disable ternimal bell

Cài đặt hiệu ứng cho chuột khi nhấp vào thanh Titlebar
Chọn hiệu ứng khi nhấp 2 lần liên tiếp chuột trái trong mục: double –clicked by mouse
button left. Hiệu ứng khi nhấp chuột phải: clicked by mouse button right. Hiệu ứng khi
nhấp nút cuộn: clicked by mouse wheel.

 Install Software: Hiển thị các phần mềm có thể cài đặt thêm vào Fuduntu. Để có
thể cài đặt thêm các ứng dụng khác vào Fuduntu, máy tính cần có kết nối mạng để tải

17
các gói cài đặt của ứng dụng về máy. Tab Install software sẽ hiển thị các ứng dụng đã
được cài đặt lẫn các ứng dụng có thể cài đặt thêm vào.
* Khi cài đặt một ứng dụng vào Fudundu bị lỗi, người dùng sẽ thấy có một chi tiết
khác lạ trong file Debug của Ailurus là tên hệ điều hành là Fedora. Điều này cho thấy
được Fuduntu cài đặt được tất cả các ứng dụng mà Fedora có thể chạy được.
- Khi bấm vào tab Install Software một bảng thông báo có muốn cập nhật dữ liệu ứng
dụng mới nhất từ web. Chọn Yes để cập nhật và tiếp tục cài đặt.

1 2

Tab Install Software được chia thành 2 phần: phân loại các ứng dụng (1) và phần hiển
thị các ứng dụng thuộc phân loại đó (2)
Để cài đặt ứng dụng, chọn ứng dụng cần cài và chọn Apply. Hộp thoại Confirmation
yêu cầu xác nhận việc cài đặt, chọn Yes. Sau đó một hộp thoại Authenticate yêu cầu
nhập mật khẩu root.
Quá trình download và cài đặt diễn ra ở chế độ Command Line. Sau khi cài đặt xong,
để khởi chạy ứng dụng vào menu Application  Other  Tên phần mềm đã cài.

Nhận xét: Việc cài đặt tương đối dễ dàng, các thành phần được chia thành các thành
phần riêng biệt không gộp lại như độ phân giải, hình nền ở những mục khác nhau
không giống như Windows. Ngoài ra, công cụ hệ thống Ailurus được tích hợp vào
Funduntu làm việc cài đặt hệ thống trở nên dễ dàng hơn nữa. Việc cài đặt còn được
chia thành 2 cấp độ cài đặt là người dùng ở phần System, Preferences và cấp độ người
điều hành trong phần System, Administration. Việc cài đặt ứng dụng thêm vào hệ
thống cũng đơn giản. Tuy nhiên các phần mềm ứng dụng trên Fuduntu chưa được

18
nhiều như các ứng dụng cho Windows. Việc các ứng dụng của Fuduntu không nhiều
do sự phát triển dưới một tổ chức nhóm nhỏ, người sử dụng cũng không được nhiều
như Windows.

V. Phần mềm quản lí file


1. Hệ thống tập tin và thư mục
Hệ thống tập tin của Linux và Unix được tổ chức theo một hệ thống phân bậc tương tự
cấu trúc của một cây phân cấp. Bậc cao nhất của hệ thống tập tin là thư mục gốc, được
ký hiệu bằng vạch chéo “/” (root directory). Đối với các hệ điều hành Unix và Linux
tất các thiết bị kết nối vào máy tính đều được nhận dạng như các tập tin, kể cả những
linh kiện như ổ đĩa cứng, các phân vùng đĩa cứng và các ổ USB. Điều này có nghĩa là
tất cả các tập tin và thư mục đều nằm dưới thư mục gốc, ngay cả những tập tin biểu
tượng cho các ổ đĩa cứng. Nằm dưới thư mục gốc (/) có một loạt các thư mục quan
trọng của hệ thống tập tin được công nhận ở tất cả các bản phân phối Linux khác nhau.

2. Phần mềm quản lí trong Fuduntu


Nautilus là chương trình quản lý tập tin chính thức trong môi trường GNOME
Desktop. Fuduntu 2013.2 sử dụng phiên bản Nautilus 2.32.2.

Nautilus có các tính năng cơ bản của một trình quản lý tập tin:
 Hiển thị các file trong từng thư mục theo biểu tượng hoặc danh sách.
 Thực hiện copy, paste các file/thư mục.
 Có thể cho xem nội dung trang đầu của file văn bản, hoặc xem file hình ảnh
 Cho phép ghi lại các thư mục thường dùng.
 Hỗ trợ kết nối mạng, truy cập ftp.
 Đổi hình nền, màu nền, kích thước của các biểu tượng (về thẩm mỹ).
 Phiên bản mới có cửa sổ truy cập cây thư mục bên trái.
Để khởi chạy Nautilus trong Fuduntu vào menu Place  Computer
Ngoài những tính năng cơ bản của một phần mềm quản lí hệ thống file. Nautilus còn
có những tính năng hữu ích như phép tạo những bản lưu tìm tìm kiếm, bung file hệ
thống đầu xa, sử dụng thẻ tab quản lý file…
Giao diện cửa sổ làm việc của Nautilus có những thành phần cơ bản của cửa sổ làm
việc đã nói ở phần trên như: Titlebar, Menubar, Toolbar, Work Area. Trong Work
Area được chia thành hai vùng chính: Vùng bên cửa sổ truy cập cây thư mục, thự mục
19
người dùng, thiết bị kết nối v.v…Vùng bên phải hiện thị các file, thư mục nằm trong
thư mục đang truy cập.

a) Tạo, đổi tên, xóa thư mục


Nhấp chuột file vào vùng trống vùng hiển thị các thư mục và file. Chọn Create Folder,
nhập tên cho Folder rồi nhấn Enter.

Để đổi tên thư mục hoặc file, nhấp chuột phải vào thư mục hoặc file, chọn rename. Gõ
tên mới cần đổi rồi nhấn Enter.

Xóa thư mục hoặc file bằng cách nhấp chuột phải vào thư mục,file cần xóa chọn Move
to Trash.

b) Sao chép, di chuyển thư mục hoặc tập tin


Chọn thư mục hay tập tin và thực hiện một trong các lệnh:
Dùng phím: Ctrl + C Hoặc: Edit Copy
20
Dùng phím: Ctrl + X Hoặc: Edit Cut
Để kết thúc chúng ta dán vào thư mục mà chùng ta cần cất dữ
Dùng phím: Ctrl + V Hoặc: Edit Paste
Ngoài ra còn có tính năng Move to, Copy to thông qua menu chuột phải khi nhấp vào
file, thư mục. Tính năng này cho phép di chuyển và sao chép nhanh chóng đến các vị
trí đặc biệt trong hệ điều hành như Desktop, Home Folder.

c) Kéo thả bằng chuột


Khi kéo thả một file hay thư mục bằng nút chuột trái, Nautilus sẽ sao chép hay di dời
file tới vị trí mới, tùy thuộc vào vị trí đó có trong cùng drive hay không. Để kiểm soát
tốt hơn, nhấn chuột giữa, kéo và thả một hay nhiều file tới vị trí mới sau đó nhả chuột.
Sử dụng thực đơn xuất hiện để sao chép, di dời hay tạo những đường dẫn tới file tại vị
trí mới.
Việc sử dụng chuột kéo thả bằng chuột cũng giống với việc sao chép di, chuyển ở
phần trên, tuy nhiên tạo sự thuận tiện hơn cho việc thao tác.

d) Lưu kết quả tìm kiếm


Nautilus có một nút Search cho phép người dùng tìm kiếm file và chỉ định vị trí hay
loại file.

Để lưu kết quả tìm kiếm, kích vào thực đơn File và chọn Save Search As sau khi thực
hiện tìm kiếm. Chỉ định tên và vị trí lưu kết quả tìm kiếm. Một thư mục với đuôi
.savedSearch sẽ xuất hiện. Đây là một thư mục ảo hiển thị các kết quả tìm kiếm đã
được người dùng lưu lại. Nháy đúp vào thư mục để xem những kết quả tìm kiếm. Nội
dung thư mục cũng sẽ thay đổi nếu file trong máy có thay đổi.

e) Bung hệ thống file đầu xa


Kích vào thực đơn File và chọn Connect to Server để
bung file chia sẻ qua SSH, FTP, Windows (SAMBA)
hoặc hệ thống file WebDAV. Chúng sẽ xuất hiện trong
thanh bên của trình quản lý và có thể dùng như một thư
mục hệ thống.

21
f) Thẻ quản lý file
Giống như một trình duyệt web hiện đại, Nautilus cũng gồm các thẻ tab. Người dùng
có thể mở một thẻ quản lý file mới bằng cách kích vào thực đơn File và chọn New
Tab hoặc kích chuột giữa (nhấn con lăn chuột) vào một thư mục để mở thư mục đó
trong thẻ tab mới.

g) Gửi file
Chọn một hay nhiều file, kích chuột phải và chọn Send To trong thực đơn để mở hộp
thoại Send To. Người dùng có thể đính các file vào một email, truyền qua Bluetooth,
ghi đĩa hay sao chép vào ổ đĩa di động. Hộp thoại Send To tự động nén các file được
chọn thành một file nén. Việc này đặc biệt có ý nghĩa nếu người dùng đang gửi nhiều
file qua Internet.

h)Lọc file theo mẫu


Sử dụng tùy chọn Select Items matching trong thư mục Edit để chọn những file phù
hợp với một mẫu chỉ định. Ví dụ như, ta có thể chọn tất cả các file trong một thư mục
với đuôi nhất định, hoặc chỉ những file chứa những ký tự nào đó trong tên file.

i) Tạo file từ Templates


Đặt các file trong thư mục Templates ở thư mục chính để dễ dàng tạo những file dựa
trên file làm mẫu này. một khi đã để một file ở đây, người dùng có thể kích chuột phải
vào bất cứ thư mục nào và sử dụng thực đơn Create New Document để sao chép file
template tại một vị trí mới.

Nhận xét: Phần mềm quản lí Nautilus có khả năng quản lí hệ thống file, thư mục tối
ưu. Với nhiều tính năng được tích hợp làm cho việc quản lí càng trở nên dễ dàng. So
với Windows Explorer thì ưu điểm, tính năng vượt trội. Windows Explorer chỉ có
những tính năng của trình quản lí file, thư mục không có điểm nổi bật Nautilus.

22
VI. So sánh và kết luận
 Cấu hình:
 Fuduntu yêu cầu cấu hình phần cứng tối thiểu cài đặt thấp.
 Windows 7 yêu cầu cấu hình phần cứng tối thiểu khá cao.

Fuduntu Windows 7 Fuduntu Windows 7


Yêu cầu
2013.2 32 bit 32 bit 2013.2 64 bit 64 bit
1 GHz hoặc 1 GHz hoặc 1 GHz hoặc
CPU 900 MHz
nhanh hơn nhanh hơn nhanh hơn

RAM 384 MB 1 GB 1 GB 2 GB

HDD 8 GB 16 GB 10 GB 20 GB

 Giao diện:
 Fuduntu hỗ trợ nhiều giao diện khác nhau, nhiều thanh công cụ cũng như đa
màn hình. Tuy nhiên giao diện độ họa cũng chưa tốt lắm.
 Windows 7 chỉ có giao diện Aero, thiết kế đồ họa tốt.

 Trình điểu khiển:


 Fuduntu không hỗ trợ các thiết bị mới, các thiết bị cũ có thể sử dụng được.
 Windows 7 tương thích tất cả các thiết bị mới có kèm trình điều khiển, trong
khi các thiết bị cũ không còn được hỗ trợ.

 Xâm nhập trái phép:


 Fuduntu hạn chế đối đa sự truy cập trái phép vào tài khoản như bảo mật dấu vân
tay, số lượng virus cũng khá thấp.
 Windows 7 thiết lập cũng khá tốt về hạn chế việc xâm nhập trái phép nhưng
vẫn còn cần cài thêm ứng dụn bên thứ ba, số lượng virus xuất hiện cao.

 Cài đặt ứng dụng:


 Fuduntu có ít ứng dụng, việc cài đặt ứng dụng thông qua Ailurus, cập nhật ứng
dụng không phải cài lại ứng dụng và cũng ít phải khởi động lại máy tính.
 Windows 7 có nhiều ứng dụng, cài đặt thông qua các gói cài đặt, cập nhật ứng
dụng buộc phải cài lại ứng dụng và phải khởi động lại máy tính nhiều lần.

 Mục đích phát hành:


 Fuduntu chú trọng đến mục đích, nhu cầu của người dùng nâng cao hiệu năng
sử dụng pin, tối ưu giao diện.
 Windows 7 được chia thành các phiên bản khác nhau nhằm phục vụ cho các
nhóm khách hàng khác nhau.
23
 Mã nguồn:
 Fuduntu là hệ điều hành mã nguồn mở và quyền sở hữu thuộc về tất cả mọi
người đều có thể download Fuduntu và xem mã nguồn của nó, có thể chỉnh sửa
tùy ý.
 Windows 7 là hệ điều hành mã nguồn đóng và sở hữu tư nhân bởi Microsoft.

Kết luận: Hệ điều hành Fuduntu cũng có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Không hỗ trợ
các phần cứng, thiết bị mới, các ứng dụng trong Fuduntu không nhiều như trong
Windows. Những khuyết điểm này không lớn vì Fuduntu thường xuyên cập nhật mỗi 3
tháng một lần. Fuduntu phù hợp cho các máy tính xách tay, netbook có cấu hình phần
cứng khiêm tốn. Với thời gian chỉ bằng khoảng 1/14 so với Windows, nhưng các phần
mềm cho Fuduntu mạnh mẽ hơn, ổn định hơn, "ngốn" ít tài nguyên hơn, và chi phí thì
rẻ hơn so với nền tảng Windows. Fuduntu sử dụng môi trường GNOME Desktop
khiến những người đã quen thuộc với Windows không tránh khỏi bỡ ngỡ. Giao diện
Fuduntu thân thiện với người dùng, được cung cấp thêm các công cụ tùy chỉnh giao
diện lẫn hệ thống. Thiết kế sang trọng kết hợp phong cách chuyên nghiệp. Nhiều sự
lựa chọn giao diện, màu sắc, các thanh công cụ. Giao diện Desktop thiết kế nhằm mục
đích tạo sự tiện lợi, không cầu kì tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Biểu tượng
thiết kế chi tiết giúp người dùng có thể biết được tính năng cơ bản của ứng dụng thông
qua biểu tượng. Cửa sổ làm việc có những thành phần cơ bản cũng giống như
Windows. Menu được liệt kê chi tiết, sắp xếp một cách có cấu trúc trong 3 menu
chính. Việc cấu hình thông qua giao diện đồ họa cũng khá dễ dàng thông qua menu và
ứng dụng hệ thống Ailurus. Fuduntu không những phù hợp cho máy tính có cấu hình
thấp mà còn phù hợp cho người dùng có đòi hỏi cao về giao diện đồ họa và cả tốc độ
của hệ điều hành. Nếu là một người dùng mới của Linux thì Fuduntu là một lựa chọn
phù nhất.

Tài liệu tham khảo


http://www.fuduntu.org/wiki/index.php/Main_Page
http://www.gnome.org
Ubuntu Desktop Guide

24
MỤC LỤC
I. Giới thiệu ................................................................................................................... 1
1. Tác giả..................................................................................................................... 1
2. Lịch sử phát triển ................................................................................................... 2
3. Đặc điểm hệ điều hành.......................................................................................... 2
II. Chuẩn bị, cài đặt ...................................................................................................... 3
1. Chuẩn bị .................................................................................................................. 3
2. Cài đặt ..................................................................................................................... 3
III. Giao diện .................................................................................................................... 5
1. Màn hình login ....................................................................................................... 5
2. Desktop ................................................................................................................... 6
3. Biểu tượng (Icon) .................................................................................................. 8
4. Cửa sổ làm việc...................................................................................................... 8
5. Hệ thống Menu ...................................................................................................... 9
6. Con chuột (Mouse) .............................................................................................. 11
IV. Cài đặt hệ thống ..................................................................................................... 12
1. Cài đặt độ phân giải ............................................................................................. 12
2. Cài đặt hiệu ứng màn hình ................................................................................. 12
3. Cài đặt giao diện .................................................................................................. 12
4. Cài đặt màn hình bảo vệ ..................................................................................... 12
5. Chuyển đổi Cairo Dock và GNOME Panel ..................................................... 12
6. Cài đặt chuột (Mouse)......................................................................................... 13
7. Cài đặt ngày tháng ............................................................................................... 13
8. Cài đặt âm thanh .................................................................................................. 13
9. Quản lí tài khoản, nhóm tài khoản .................................................................... 13
10. Thay đổi thông tin, mật khẩu tài khoản người dùng ....................................... 14
11. Cách sử dụng Ailurus cài đặt hệ thống ............................................................. 15
V. Phần mềm quản lí file ........................................................................................... 19
1. Hệ thống tập tin và thư mục ............................................................................... 19
2. Phần mềm quản lí trong Fuduntu ...................................................................... 19
VI. So sánh và kết luận ................................................................................................ 23
Tài liệu tham khảo............................................................................................... 24

25

You might also like