You are on page 1of 8

THƯ TUYÊN BỐ

Tôi xin ký tên xác nhận giấy tờ đính kèm với thư tuyên bố này đúng là bản sao Điều lệ hiện tại của công
ty chúng tôi (Công ty MOMMY INTERNATIONAL INC.)

Ngày 5 tháng 3 năm 2014

CÔNG TY MOMMY INTERNATIONAL INC.

Tổng giám đốc KATSUYASU ITO


ĐIỀU LỆ CÔNG TY

Công ty Mommy International Inc.

Bản gốc
Chương 1: Các điều khoản chung

Điều 1: Tên công ty

Công ty có tên gọi là Mommy International Inc.

Điều 2: Lĩnh vực kinh doanh của Công ty:

1. Nghiên cứu giáo dục và nuôi dạy trẻ mầm non.


2. Kinh doanh cơ sở nuôi dạy trẻ
3. Nhập khẩu và buôn bán quần áo, đồ dùng tạp hóa hàng ngày.
4. Ngành quảng cáo tuyên truyền.
5. Ngành vệ sinh làm sạch.
6. Tất cả ngành nghề liên quan đi kèm với các ngành nghề kể trên
Điều 3: Trụ sở đăng ký

Công ty đặt trụ sở chính tại Chigasaki-shi, Kanagawa-ken, Nhật Bản.

Điều 4: Cơ cấu tổ chức quản lý


Công ty không bố trí Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên cũng như những cơ cấu được quy định
tại khoản 2 điều 326 Luật công ty nước Nhật.
Điều 5: Phương thức thông báo ra công chúng
Thông báo bằng hình thức đăng tải trên công báo.
Chương 2: Cổ phần

Điều 6: Tổng số cổ phần có thể phát hành

Tổng số cổ phần công ty có thể phát hành là 1000 cổ phần.

Điều 7: Việc không cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Công ty không cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho các cổ phần của công ty.

Điều 8: Hạn chế về việc chuyển nhượng cổ phần


1. Về việc mua cổ phần của công ty thông qua chuyển nhượng, cổ đông hay người mua phải
được sự chấp thuận của công ty.

2. Tổ chức duyệt chấp thuận được đề cập ở khoản trên là đại hội cổ đông.

Điều 9: Yêu cầu bán chuyển nhượng cổ phần đối với người thừa kế v.v.
Công ty có thể yêu cầu người có được cổ phần của công ty do thừa kế hay thừa kế thông thường
khác v.v. bán chuyển nhượng lại cổ phần đó cho công ty.
Điều 10: Yêu cầu ghi nhận hay ghi các vấn đề ghi nhận của danh sách cổ đông
Người mua lại cổ phần của công ty trong trường hợp yêu cầu xin ghi nhận hay ghi chép các vấn
đề ghi nhận danh sách cổ đông vào danh sách cổ đông, với tư cách là cổ đông sở hữu cổ phần
mua lại đó người được ghi nhận hay ghi chép như là cổ đông sở hữu cổ phần đó hoặc người thừa
kế hay người thừa kế thông thường khác của cổ đông đó và người mua lại cổ phần sẽ phải ký tên
hay ghi tên đóng dấu vào đơn yêu cầu theo mẫu mà công ty quy định để cùng xin yêu cầu.
Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật có quy định khác, người mua lại cổ phần có thể tự mình
làm đơn xin ghi nhận hay ghi chép các vấn đề cổ đông vào danh sách cổ đông.
Điều 11: Đăng ký quyền cầm cố và Thể hiện tài sản sản tín thác
Về việc xin đăng ký quyền cầm cố hay thể hiện tài sản tín thác đối với cổ phần của công ty, cần
phải xuất trình giấy đề nghị theo mẫu công ty quy định có ký tên đóng dấu nộp kèm theo giấy
chứng nhận sở hữu cổ phần. Khi hủy đăng ký hay hủy thể hiện cũng tương tự.
Điều 12: Ngày chốt quyền tham dự biểu quyết tại đại hội cổ đông định kỳ
1. Công ty xem những cổ đông có được quyền biểu quyết được ghi nhận trong danh sách cổ
đông cuối cùng vào ngày cuối mỗi năm tài chính là cổ đông có thể thực hiện quyền lợi tại
đại hội cổ đông thường niên liên quan đến năm tài chính đó.
2. Ngoài trường hợp ở khoản trên, khi cần thiết để xác định người có thể thực hiện quyền
lợi với tư cách cổ đông hoặc người nhận cầm cố cổ phần được đăng ký, ủy viên HĐQT
có thể quy định ngày chốt quyền Trong trường hợp này, sẽ công bố ngày chốt quyền nói
trên trước 2 tuần.
Điều 13: Trình báo địa chỉ cổ đông
1. Cổ đông của công ty cũng như người nhận cầm cố được đăng ký hay người đại diện hợp
pháp hay người đại diện phải trình báo họ tên, địa chỉ và con dấu cho công ty theo mẫu
do công ty quy định. Khi xảy ra thay đổi đối với những điều trình báo, cũng thực hiện
tương tự đối với những việc đó.
2. Phải sử dụng con dấu được trình báo theo khoản 1 trên các giấy tờ nộp cho công ty.

Chương 3: Đại hội cổ đông


Điều 14: Triệu tập
1. Đại hội cổ đông sẽ được triệu tập vào trong vòng 3 tháng sau khi kết thúc mỗi năm tài
chính, đại hội cổ đông bất thường sẽ được triệu tập vào bất cứ lúc nào cần thiết.
2. Đại hội cổ đông do Tổng giám đốc có quyền triệu tập, ngoại trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
3. Về việc triệu tập đại hội cổ đông, ít nhất 3 ngày trước ngày đại hội cổ đông, sẽ gửi thông
báo triệu tập đối với cổ đông có thể áp dụng quyền biểu quyết. Tuy nhiên, thông báo triệu
tập đề cập tại khoản trên không cần phải bằng văn bản.

Điều 15: Bỏ qua thủ tục triệu tập


Trong trường hợp có sự đồng ý của toàn bộ các cổ đông có thể thực hiện quyền biểu quyết trong
đại hội cổ đông, đại hội cổ đông có thể được tổ chức mà không cần qua thủ tục triệu tập.

Điều 16: Chủ tọa và Phương thức biểu quyết

1. Đại hội cổ đông do Tổng Giám đốc làm chủ tọa.


2. Nghị quyết của đại hội cổ đông sẽ được thông qua khi có trên phân nửa số cổ đông sở hữu
trên phân nửa quyền biểu quyết của cổ đông có thể áp dụng quyền biểu quyết tham dự nhất
trí tán thành, ngoại trừ trường hợp pháp luật hay điều khoản này có quy định khác.
3. Theo quy định tại khoản 2 điều 309 Luật công ty nước Nhật, nghị quyết của đại hội cổ đông
sẽ được thông qua theo đa số trên hai phần ba số cổ đông sở hữu trên phân nửa quyền biểu
quyết của cổ đông có thể áp dụng quyền biểu quyết tham dự nhất trí tán thành.

Điều 17: Việc bỏ qua nghị quyết đại hội cổ đông

Trong trường hợp ủy viên HĐQT hay cổ đông có đưa ra kiến nghị đối với vấn đề là mục đích
của đại hội cổ đông, trường hợp toàn bộ các cổ đông bày tỏ sự đồng ý bằng văn bản đối với kiến
nghị đó thì được xem như là đã có nghị quyết của đại hội cổ đông biểu quyết thông qua kiến nghị
đó.
Điều 18: Đại diện thực hiện quyền biểu quyết

Cổ đông hay người đại diện hợp pháp của cổ đông có thể ủy quyền cho một cổ đông khác có
quyền biểu quyết tại công ty để đại diện thực hiện quyền biểu quyết với tư cách người đại diện.
Trong trường hợp này, cần xuất trình các giấy tờ chứng minh quyền đại diện tại mỗi lần đại hội
cổ đông.
Điều 19: Biên bản họp đại hội cổ đông

Các vấn đề nghị sự của đại hội cổ đông sẽ được lập thành biên bản họp đại hội cổ đông theo quy
định của pháp luật và được lưu giữ trong 10 năm tại trụ sở chính của công ty.

Chương 4: Ủy viên hội đồng quản trị (HĐQT)

Điều 20: Số ủy viên

Số ủy viên HĐQT theo quy định là nhỏ hơn hoặc bằng 5 người

Điều 21: Phương pháp tuyển chọn và bãi nhiệm

1. Việc tuyển chọn và bãi nhiệm ủy viên HĐQT được tiến hành tại đại hội cổ đông khi có
trên phân nửa số cổ đông sở hữu trên phân nửa quyền biểu quyết của cổ đông có thể áp
dụng quyền biểu quyết tham dự nhất trí tán thành.
2. Nghị quyết tuyển chọn ủy viên HĐQT sẽ không tuân theo chế độ bầu dồn phiếu.
Điều 22: Nhiệm kỳ

1. Nhiệm kỳ của Ủy viên HĐQT sẽ kéo dài cho đến khi kết thúc đại hội cổ đông thường niên liên
quan đến năm tài chính cuối cùng trong hai năm tài chính sau khi Ủy viên được đắc cử.
2. Nhiệm kỳ của Ủy viên đắc cử do dự khuyết hoặc tăng thêm số Ủy viên sẽ giống như khoảng
thời gian còn lại của nhiệm kỳ của ủy viên tiền nhiệm hoặc các Ủy viên đang trong nhiệm kỳ lúc
đắc cử.

Điều 23: Tổng giám đốc và Ủy viên HĐQT đại diện

1. Trường hợp công ty có 1 Ủy viên HĐQT, người này cũng là Ủy viên HĐQT đại diện.
2. Trường hợp công ty có 2 Ủy viên HĐQT, Ủy viên HĐQT sẽ chọn lẫn nhau để chọn ra 1
Ủy viên HĐQT đại diện.
3. Ủy viên HĐQT đại diện cũng là Tổng giám đốc, chủ trì toàn bộ công việc của công ty.

Điều 24: Thù lao cho ủy viên HĐQT


Thù lao, thưởng cũng như những khoản lợi ích về mặt tài sản sẽ nhận được từ công ty như thù
lao từ việc thực hiện chức vụ của người ủy viên HĐQT sẽ quyết định theo nghị quyết đại hội cổ
đông.
Chương 5: Chế độ kế toán
Điều 25: Năm tài chính
Năm tài chính của công ty được tính từ ngày 1 tháng 4 mỗi năm cho đến ngày 31 tháng 3 năm
sau.
Điều 26: Chia cổ tức từ lợi nhuận chưa phân phối và thời gian có hiệu lực của cổ tức

1. Cổ tức lấy từ lợi nhuận chưa phân phối được chia cho cổ đông cũng như người nhận cầm
cố cổ phần đã đăng ký được ghi trong danh sách cổ đông cuối cùng vào ngày cuối cùng
của mỗi năm tài chính.

2. Công ty sẽ được miễn trừ trách nhiệm chi trả trong trường hợp cổ tức chia bằng tiền và
qua đúng ba năm kể từ ngày bắt đầu chi trả cổ tức mà không ai nhận lãnh.

Chương 6: Điều khoản phụ


Điều 27: Giá trị tài sản góp vốn khi thành lập công ty
Giá trị tài sản góp vốn khi thành lập công ty là 1.000.000 Yên.
Điều 28: Năm tài chính đầu tiên
Năm tài chính đầu tiên của công ty bắt đầu từ ngày công ty thành lập cho đến ngày 31 tháng 3
năm 2008.
Điều 29: Họ tên, địa chỉ của người sáng lập
Họ tên, địa chỉ của người sáng lập như sau:
603/29, Tsu, Kamakura-shi, Kanagawa-ken, Nhật Bản
Katsuyasu Ito
Điều 30: Ủy viên HĐQT lúc thành lập
Ủy viên HĐQT vào lúc thành lập công ty như sau:
Ủy viên HĐQT vào lúc thành lập : Katsuyasu Ito
Điều 31: Các vấn đề không được quy định trong điều lệ
Các vấn đề không được quy định trong điều lệ này sẽ theo quy định của Luật công ty và các bộ
luật liên quan khác.

Lập ngày 25 tháng 3 năm 2007


Thay đổi ngày 1 tháng 12 năm 2010

Trên đây đúng là bản gốc điều lệ của công ty.


Mommy International Inc.
Tổng Giám đốc Katsuyasu Ito

Số đăng ký 37 năm 2014

CHỨNG NHẬN

Tôi xin xác nhận rằng Keiko Negoro với tư cách là người đại diện của ông Katsuyasu Ito là
Tổng giám đốc công ty Mommy International Inc. xác nhận với chứng kiến của tôi rằng ông
Katsuyasu Ito thừa nhận đã ký tên đóng dấu trên các văn bản đính kèm.

Ngày 6 tháng 3 năm 2014, tại Văn phòng Công Chứng của chúng tôi,

Số 6-52, Honcho Naka-ku, Yokohama-shi

Trực thuộc Sở Tư Pháp Yokohama

Công chứng viên

TSUNEO ARIMOTO
Số công chứng 400032
XÁC NHẬN
Xác nhận lời chứng của công chứng viên đính kèm được thực hiện theo đúng quyền hạn của
công chứng viên đang hành nghề và con dấu trên lời chứng là xác thực.
Ngày 6 tháng 3 năm 2014
Giám đốc Sở Tư Pháp Yokohama
Kazuyuki TAKAMURA

Để tiện cho việc hợp pháp hóa các thủ tục của Lãnh sự Nhật Bản tại nước ngoài, nay xác nhận
con dấu kèm theo đây là xác thực.
Ngày 6 tháng 3 năm 2014, Ayako OGAWA, Cán bộ Phòng Dịch vụ Lãnh sự –Bộ Ngoại Giao
Nhật Bản

You might also like