You are on page 1of 7

Điện tử  và polymer dẫn điện

Vietsciences-Trương Văn Tân


Lời giới thiệu:

Để kỷ niệm 30 năm ngày phát hiện polymer (plastic) dẫn điện tại Tokyo Institute of
Technology (Đại học Công nghiệp Đông kinh, Nhật Bản), mà đỉnh cao là giải
Nobel Hóa học (năm 2000) được trao cho các giáo sư MacDiarmid, Heeger và
Shirakawa, người viết đã mạo muội phổ biến một loạt bài về các ứng dụng của
polymer dẫn điện. Bài viết mang tính chất áp dụng lúc nào cũng cho nhiều màu
sắc lóng lánh, tràn đầy một niềm hy vọng cho tương lai hơn là những bài viết lý
thuyết khô khan. Nhưng khi nhìn lại, người viết cảm thấy mình đã đặt "chiếc cày
trước mũi con trâu", nói nhiều áp dụng nhưng ít thông tin về các đặc tính và lý
thuyết cơ bản của polymer dẫn điện/polymer mang nối liên hợp. Chặng đường 30
năm khá dài và vật liệu nầy đã nghiễm nhiên trở thành một bộ môn riêng biệt
trong nghiên cứu khoa học. Thiển nghĩ, lý thuyết dù khô khan nhưng tầm quan
trọng của bộ môn nầy chắc cũng không làm phí thì giờ người đọc. Bài viết sau đây
là để bổ sung các bài viết trước về mặt lý thuyết. Người viết hy vọng nó sẽ không
khô như mái ngói mùa hè và thích hợp cho trình độ năm cuối trung học phổ thông
và hai năm đầu đại học. Nếu những mục tiêu nầy không đạt, xin độc giả lượng thứ.

1. Dẫn nhập

Cơ chế dẫn điện của polymer dẫn điện là một khái niệm mới. Nó không tuân
theo cơ chế cổ điển của kim loại. Nhưng dù là khái niệm mới hay cơ chế cũ, cách
lý giải những hiện tượng dẫn điện vẫn phải dựa vào một nền tảng chung và thống
nhất. Đó là những kiến thức cơ bản trong hóa lý, về vân đạo nguyên tử, vân
đạo phân tử, các loại liên kết hóa học (chemical bonding) giữa các nguyên tố và
các mực năng lượng điện tử được thành hình trong quá trình kết hợp. Cốt lõi của
những kiến thức nầy là các khái niệm trong vật lý chất rắn và cơ học lượng tử. Giải
thích một khái niệm mới bằng một ngôn ngữ giản dị không dễ, nhưng nếu dùng
những khái niệm đã biết để dẫn đến khái niệm chưa biết có lẽ sẽ làm người
đọc thoải mái hơn. Bài viết nầy được viết theo chiều hướng đó.

2. Điện tử  trong nối liên hợp

Nối đôi của polyacetylene (PA) (Hình 1) biểu hiện sự khác biệt cấu trúc phân tử
giữa polyethylene (PE) (Hình 2) và PA. Các nối trong PE là liên kết cộng hóa
trị do sự tạp chủng giữa 1 vân đạo s và 3 vân đạo p (= 4 vân đạo tạp chủng sp3) cho
ra 4 nối  (sigma) rất bền xung quanh nguyên tố carbon (2 nối C - H, 2 nối C - C),
điện tử của nối  được gọi là điện tử  [1]. Trong PA, do tạp chủng giữa 1 vân đạo
s và 2 vân đạo p (= 3 vân đạo tạp chủng sp2) cho ra 3 nối  (1 nối C - H, 2 nối C -
C) và 1 nối  (pi) do của vân đạo pz của hai nguyên tố kề nhau tạo thành. Vì vậy,
thực chất của nối đôi C = C là do 1 nối  và 1 nối .

Hình 1: Cấu trúc polyacetylene


Hình 2: Cấu trúc polyethylene

Liên kết  không bền, có nghĩa là điện tử  có nhiều hoạt tính hóa học, sẵn sàng
phản ứng nếu có điều kiện thích hợp. Điện tử , nhất là điện tử  trong các nối liên
hợp (nối đơn và nối đôi tuần tự thay nhau, - C = C - C = C –) cho nhiều hiện tượng
và áp dụng thú vị. Vì không bền nên chỉ cần một năng lượng nhỏ cũng đủ kích hoạt
điện tử  sang một trạng thái khác. Ngay trong sinh vật và thực vật, điện tử  cho
nhiều biến đổi kỳ diệu. Mắt của các sinh vật kể cả con người có một loại enzyme
gọi là retinene ở võng mạc của mắt. Retinene có cấu trúc nối liên hợp - C = C - C =
C – (Hình 3). Điện tử  của retinene chỉ cần năng lượng nhỏ như năng lượng ánh
sáng là có thể biến chuyển hình dạng phân tử retinene, trạng thái điện tử và điện
tính của retinene, gây ra một tín hiệu truyền đến não bộ và làm cho ta thấy được.
(a)
(b)

Hình 3: Cấu trúc (a) retinene và (b) chlorophyll

Thực vật có diệp lục tố (chlorophyll), cho ta màu xanh của lá. Cấu trúc của diệp
lục tố cũng là một cấu trúc nối liên hợp (Hình 3). Dưới ánh sáng mặt trời các điện
tử  được kích hoạt để hiện tượng quang hợp xảy ra. Diệp lục tố trở thành một chất
xúc tác biến khí CO2 và nước trong không khí thành đường glucose và thải ra
oxygen. Glucose là nguồn năng lượng chính của thực vật. Glucose có thể trùng hợp
3. http://vietsciences.free.fr/inventions/polymercachdienvapoly
merdandien.htm
4. Nếu n = 1000 đơn vị, số mole I2 cần thiết để kết hợp với 1
mole [CH]1000 là 3/2 x 1000 x 1/5 = 300 mole.
5. Xin lưu ý ký hiệu nầy không phải là ký hiệu biểu thị cân
bằng hóa học (chemical equilibrium).
6. Thật ra đây là một lỗ trống (hole) để lại sau khi điện tử di
động đến một nơi khác. Lỗ trống nầy có thể xem như "hạt"
mang điện tích dương sẵn sàng nhận một điện tử khác đến
chiếm cứ.
7. Trong hóa học hữu cơ, điện tử đơn lẻ (unpaired electron)
được gọi là gốc tự do (free radical).
8. Nguồn: M. F. Rubner, "Conjugated polymeric conductor".
9. J. L. Brédas, J. C. Scott, K. Yakushi and G. B. Street, Phys.
Rev. B 30 (1984) 1023.
10. Ta có thể chuyển hoán năng lượng bức xạ, E, với độ dài sóng
(wavelength), , qua nhưng liên hệ như sau. Năng lượng bức
xạ, E, của sóng điện từ có tần số  là,

E = h

h là hằng số Planck.

Tần số, , và độ dài sóng, , của sóng điện từ liên hệ qua


công thức,

c = 
c là vận tốc ánh sáng. Như vậy,

E = hc/

E(eV) = 1240/ (nm)

Đơn vị E là eV,  là nm (nanometer), h = 6,6256 x 10-27


erg.s; 1 eV = 1,602 x 10-12 erg, c = 300.000 km/s.

11. Nguồn: Yoshino Katsumi, "Dodensei Kobunshi no Hanashi"


(tiếng Nhật) (Câu chuyện về cao phân tử dẫn điện), 2001,
Nikkan Kogyo Shimbun Pub., Tokyo.

© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org Trương Văn


Tân

You might also like