You are on page 1of 29

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

KHOA VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ


----------

BÁO CÁO THỰC TẬP


Đề tài: “Thiết bị di động 3G ERICSSON”

Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Trung Tấn


Sinh viên thực hiện : Vũ Văn Lục
Lớp : B2ĐTVT20A16
Trường : HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
Đơn vị thực tập : CÔNG TY THÔNG TIN M1

Hà Nội, 2018
TẬPĐOÀN CÔNGNGHIỆP-VIỄNTHÔNGQUÂNĐỘI CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM
CÔNG TY THÔNG TIN M1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP

Họ tên sinh viên thực tập:………………………………………………................


Ngày sinh:…………………Mã SV:……………………………………………...
Trường:………………………………………….………………………………...
Lớp:………………………………………………...Khóa:……………………….
Đã hoàn thành đợt thực tập tại:…………………………………………………...
………………………………………………….....................................................
Thời gian: Từ………………………. đến ……………………..............................
Vị trí thực tập:…………………………………………………………….............
Nhận xét của đơn vị:
…………………………………………………….................................................
…………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………..…………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….……………………
……………………………………………………………….…………………………
………………………………………………………….
Hà Nội, ngày….tháng…năm 2018
NGƯỜI HƯỚNG DẪN ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………………….3


PHẦN I. THIẾT BỊ DI ĐỘNG 3G ERICSSON………………………………..……….5
CHƯƠNG I. Giới thiệu chung
1. Các dòng NodeB của Ericsson…………………………………………………….5
2. Khái quát về RBS3000…………………………………………………………..…5
CHƯƠNG II. Các loại tủ đang sử dụng……………………………………………..….6
1. Tủ tập trung RBS3206…………………………………………............................6
1.1. Các đặc tính của RBS3206………………………………........................6
1.2. Loại tủ RBS3206………………………………………….........................7
1.3. Kiến trúc phần cứng của RBS3206………………………......................8
1.4. Sơ đồ đấu nối các cấu hình với RBS3206…………………..................17
2. Tủ phân tán RBS3418…………………………………………...........................20
2.1. Các đặc tính của RBS3418……………………………….......................20
2.2. Kiến trúc phần cứng của RBS3418……………………….....................21
2.3. Sơ đồ đấu nối của RBS3418 (cho 1 sector) ………………..................27
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………....29

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

LỜI NÓI ĐẦU


Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Vô tuyến Điện tử - Học viện Kỹ thuật
Quân Sự, em đã được học được trang bị nhiều kiến thức, tư liệu, bài giảng của thầy cô
về các loại thiết bị, máy móc, hệ thống vô tuyến đã và đang được sử dụng trong thực
tế. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những kiến thức đã học, tiếp cận với thực tế, nhà
trường đã tạo điều kiện cho em được tham gia vào quá trình làm việc và sản xuất tại xí
nghiệp, tham gia tìm hiểu máy móc, hệ thống thực tế...
Thực tập chính là cơ hội cho chúng em được tiếp cận với thực tế, áp dụng kiến
thức đã học trong nhà trường, rèn luyện kỹ năng thao tác với máy móc, thiết bị thực tế,
học thêm các công nghệ đang được ứng dụng hiện nay. Trong thời gian này, chúng em
được biết thêm tình hình hoạt động của doanh nghiệp, quan sát, học tập phong cách,
kinh nghiệm làm việc. Điều này thật sự quan trọng đối với một sinh viên sắp ra trường
như chúng em.
Khoảng thời gian hơn một tháng thực tập tại Công ty thông tin M1 – Tập đoàn
Viễn Thông Quân đội Viettel, được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty, các anh chị trong
Xí nghiệp Viễn thông 3, anh chị quản lý thực tập, em đã có điều kiện nắm bắt tổng quát về
quá trình làm việc, hoạt động của Xí nghiệp, đi vào tìm hiểu loại thiết bị có tính ứng dụng
cao là thiết bị 3G và hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình với đề tài “ THIẾT BỊ DI
ĐỘNG 3G ERICSSON”.
Tuy nhiên, bài viết của em còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự giúp đỡ và
nhận xét từ thầy.

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

STT THÔNG SỐ NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT


1 RBS Radio Base Station Trạm gốc vô tuyến
2 RU Radio Unit Khối vô tuyến

High Speed Downlink Truy nhập gói đường xuống tốc


3 HSDPA
Packet Access độ cao

4 EUL Enhanced Uplink Đường lên được tăng cường

5 RUIF Radio Unit Interface Giao diện khối vô tuyến

6 TXB Baseband Transmitter Board Board phát băng cơ sở


Random Access and Board nhận và truy nhập ngẫu
7 RAXB
Receiver Board nhiên
Optical Radio Unit Board giao diện quang khối vô
8 OBIF
Interfacem Board tuyến
9 FU Filter Unit Khối lọc
10 CBU Control Base Unit Khối điều khiển trung tâm

11 PSU Power Supply Unit Khối cấp nguồn

12 PDU Power Distribution Unit Khối phân phối nguồn

13 CE Channel Element Phần tử kênh

14 TMA Tower Mounted Amplifier Bộ khuếch đại (lắp đặt trên cột)

15 RETU Remote Electrical Tilt Unit Khối điều chỉnh góc tilt điện

Remote Electrical Tilt Khối giao diện điều chỉnh góc


16 RIU
Interface Unit tilt điện

17 BP Board Processor Bộ xử lý board

18 ETB Exchange Terminal Board Board thiết bị chuyển đổi

19 DEM Demodulator Giải điều chế

20 DEC Decoder Giải mã hóa

21 ENC Encoding Mã hóa

22 MU Main Unit Khối chính

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

STT THÔNG SỐ NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT

Alternating Current
23 ACCU Khối kết nối điện AC
Connection Unit

Thiết bị bảo dưỡng/bảo trì


24 LMT Line Maintenance Terminal
đường dây
Equipotential Bounding
25 EBT Thiết bị kết nối đẳng thế
Terminal

26 TPA Transmit Power Amplifier Bộ khuếch đại công suất phát

27 ASC Antenna System Controller Bộ điều khiển hệ thống anten

28 RB Radio Block Khối vô tuyến

29 RRU Radio Remote Khối điều khiển vô tuyến

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG

I. Các dòng NodeB của Ericsson.


- Hiện tại Ericsson có 2 dòng NodeB là:
- Dòng NodeB RBS6000 có thể kể đến là RBS6101, RBS6102, RBS6201,
RBS6601, RBS6301.
- Dòng NodeB RBS3000 có thể kể đến là RBS3202, RBS3101, RBS3104, RBS3401,
RBS3412, RBS3418, RBS3501, RBS3512, RBS3301, RBS3303, RBS3X06, RBS3107,
RBS3X12.
- Hai dòng thiết bị trên có tính năng hoàn toàn giống nhau. Dòng RBS6000 ra
sau nên thiết bị phần cứng nhỏ gọn hơn.
II. Khái quát về RBS3000
Do hiện tại mạng Viettel đang sử dụng chủ yếu là các RBS của dòng
RBS3000 Ericsson nên sẽ nghiên cứu về phần cứng của dòng thiết bị này, chủ yếu tập
trung ở 2 loại RBS3206 (tủ tập trung ), RBS3418 (tủ phân tán – remote).
- Tủ tập trung: Là loại tủ có các thành phần được tích hợp vào trong 1 tủ cố
định, toàn bộ thiết bị được đặt trong nhà. Tủ tập trung thích hợp cho các vị trí
có nhà trạm rộng, nhưng nhược điểm là tủ cồng kềnh, tốn Feeder (do Feeder sẽ được
đấu từ Anten xuống đến tủ) và suy hao nhiều hơn.

Hình 1-1. Sơ đồ lắp đặt một trạm tập trung

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

CHƯƠNG II : CÁC LOẠI TỦ ĐANG SỬ DỤNG

I. Tủ tập trung RBS3206


1. Các đặc tính của RBS3206
- Sử dụng cho vùng phủ Macro.
- Có thể là tủ outdoor hoặc indoor.
- Tối đa chỉ có 6 Sector.
- Tối đa chỉ có 2 băng tần trong 1 tủ (dual band).
- Tối đa có 4 Carrier trong 1 Sector .
- Có thể điều chỉnh công suất phát khác nhau, tối đa là 60W/Cell – Carrier
(tùy thuộc vào loại RU và License giới hạn tại NodeB).
- Tối đa có 1536/1536 CE với đường Uplink/Downlink.
- Hỗ trợ HSDPA & EUL.
- Có thể hỗ trợ RRU (theo tài liệu của hãng Ericsson).
- Phân tập 4 đường thu, 2 đường phát (tùy theo mục đích sử dụng). Hiện nay,
trên mạng Viettel chỉ sử dụng phân tập thu 2 đường và không phân tập phát.
- Có thể điều chỉnh được số lượng các khối cấp nguồn (PSU) tùy thuộc vào nhu
cầu sử dụng.
2. Loại tủ RBS3206
- RBS3206 có 3 loại tủ là RBS3206M, RBS3206F, RBS3206E đều là các tủ Indoor:
- RBS3206M có 3 khe cắm cho RU.
- RBS3206F có 6 khe cắm cho RU (cấu hình cho Single hoặc Dual band).
- RBS3206E có 9 khe cắm cho RU (chỉ dùng để cấu hình cho Dual band).

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

Hình 1-2 : Điểm khác biệt của 2 loại RBS3206E & RBS3206F
3. Kiến trúc phần cứng của RBS3206
- Kiến trúc phần cứng của RBS3206 phân thành 4 khối (Subrack) chính:
 Khối cấp nguồn (Power Subrack): Có nhiêm vụ cấp nguồn cho toàn bộ
tủ RBS3206.
 Khối xử lý băng gốc (Baseband Subrack): Có nhiệm vụ xử lý tín hiệu băng tần
gốc.
 Khối xử lý cao tần (RF Subrack): Có nhiệm vụ xử lý tín hiệu cao tần.
 Khối lọc tín hiệu (Filter Subrack): Lọc tín hiệu cao tần trước khi đưa ra Anten.

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

Hình 1-3 : Sơ đồ khối kiến trúc phần cứng RBS3206

 Mô tả chi tiết các khối và các Card chức năng RBS3206


a. Card RU (Radio Unit)
- Nhận tín hiệu số từ khối tín hiệu băng gốc (Baseband), chuyển thành
tín hiệu tương tự, khuếch đại và đưa vào card FU (Filter Unit) và ngược lại. Card
RU chứa các bộ xử lý thu phát (Transceiving Receiving Processing – TRP), khuếch
đại công suất cho đường xuống.
- Mỗi RU có thể hỗ trợ 1 hoặc nhiều Cell-Carriers cho cả TX và RX phụ thuộc vào
loại RU, tủ RBS3206F có thể mạng 6 RU, tủ RBS3206E có thể mang đến 9 RU.
- Hiện tại trên mạng Viettel có 2 loại RU phổ biến được sử dụng là RU21 & RU22:
 RU21 có 2 Carrier DL và 1 Carrier UL (với 2 nhánh phân tập).
 RU22 có 2 Carrier DL và 2 Carrier UL (với 2 nhánh phân tập).

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

Hình 1-4 : Sơ đồ khối chức năng của card RU


- Chức năng của card RU
 Khuếch đại tín hiệu nhận được từ FU.
 Thực hiện chuyển đổi tín hiệu A/D & D/A.
 Cấp nguồn DC cho các khối FU/ASC/TMA/RETU/RIU.
 Khuếch đại tín hiệu đến Anten.
 Cung cấp bộ đổi điện DC/DC có chức năng thay đổi điện áp cung
cấp đến FU/ASC/TMA/RETU/RIU.
 Có thể phát ra các cảnh báo nhiệt độ khi cảm biến xác định được
các điểm nóng nghiêm trọng.
- Hình dạng và đặc điểm kỹ thuật của card RU .
 Kích thước và cân nặng:
o Kích thước (rộng x cao x sâu) (mm): 61 x 323 x 250.
o Trọng lượng: < 6,5kg.

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

 Hình dạng:

Hình 1-5 : Hình dạng của card RU21 và RU22

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

b. Khối CBU (Control Base Unit).


- CBU là khối xử lý trung tâm của RBS. Nó thực hiện các chức năng
điều khiển chính trong RBS và điều khiển những card khác thông qua các card xử
lý BPs (Board Processors).
- Khối CBU bao gồm chuyển mạch ATM và giao tiếp với các khối
khác trong Subrack thông qua backplane. CBU cũng chứa bộ lọc nguồn, cung
cấp cho Baseband và Control Subrack. Tối đa có 2 CBU được cài đặt.
- Card ETB (Exchange Teminal Board): Dùng để cấp các Port kết nối với
mạng truyền dẫn theo yêu cầu. Số lượng card có thể thay đổi từ 1-8 card và có
thể sử dụng để đấu nối RBS như 1 Hub truyền dẫn.
- Hình dạng và đặc điểm kỹ thuật:
 Kích thước (mm): 265 x 225 x 30.
 Hình dạng:

Hình 1.6 : Card CBU

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

c. Card RAXB (Base Band Random Access Receiver Board).


- Có 4 chức năng chính:
 Giải điều chế (Demodulator – DEM): DEM bao gồm các chức năng cho
bộ thu RAKE, ước lượng kênh, kết hợp theo tỷ lệ lớn nhất.
 Truy nhập ngẫu nhiên (Random Access – RA): RA bao gồm bộ phát hiện
truy nhập ngẫu nhiên.
 Giải mã (Decoder – DEC): DEC gồm chức năng de – interleaving và giải
mã.
 Card xử lý (Board Processor – BP).
- Có tối đa 12 RAXB được cài đặt. Cấu hình chuẩn tối đa là 3x2, 6x1 hoặc
3x1+3x1 cho Dualband.
- Kích thước và thông số:
 Kích thước (mm): 265 x 15 x 230.
 Trọng lượng: < 0,75kg.
 Nguồn vào: -48 V DC.
 Công suất tiêu thụ: 35W.
 Tiêu tán nhiệt: 35W.
 Hình dạng:

Hình 1-7 : Card RAXB

d. Card TXB (Base band Transmitter Board)


- Có các chức năng chính:
 Mã hóa (Encoding – ENC).
 Điều chế và trải phổ (Modulation and Spreading).
 Card xử lý (Board Processor).
- Có tối đa 4 card TBX được cài đặt, các chuẩn cấu hình tối đa 3x2, 6x1
hoặc 3x1+3x1 Dual band hỗ trợ tối đa 2 TBX.

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

- Ericsson hiện đang các loại Card TX : TX R1, TX R2, TX6-01, TX6-02, TX6-
03, TX6HS-03, TX6HS-04, TX6HS-06. Viettel đang sử dụng 2 loại card TX là
TX6HS04 & TX6HS06 cho hầu hết các NodeB đang phát sóng hiện tại.
- Đặc điểm:
 Kích thước (mm): 265 x 15 x 230.
 Trọng lượng: < 0,75kg.
 Nguồn đầu vào: -48V DC.
 Công suất tiêu thụ: 44W.
 Tiêu tán nhiệt: 44W
 Hình dạng:

Hình 1-8 : Card TXB

e. Card FU (Filter Unit)


- Card FU bao gồm các khối xử lý cao tần như bộ lọc cao tần, khuếch
đại tạp âm thấp và bộ lọc tần số. Card FU đồng thời cũng cấp nguồn cho ASC/TMA
và RET.
- Các loại Card FU gồm: FU12 08 (850Mhz), FU12 09 (900Mhz), FU12 19
(1900Mhz), FU12 21 (2100Mhz), FU12 18IX (1700/1800Mhz), FU12 21IV
(1700/2100Mhz).
- Hiện nay, Viettel đang sử dụng loại card FU 12.
- Sơ đồ nguyên lý của card FU:

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

Hình 1-9 : Sơ đồ nguyên lý card FU

Hình 1-10 : Card FU


- Kích thước:

STT FU 12 Chiều rộng Trọng lượng


FU12 08
1 61 mm < 5kg
FU12 21
FU12 09
FU12 19
2 61 mm < 5kg
FU12 18IX
FU12 21IV

f. Card RUIF (Radio Unit Interface Board).


- Là card giao tiếp giữa Baseband Subrack với Card RU của Radio Subrack.
RUIF mang cả tín hiệu số của 2 nhánh I/Q của cả đường phát và đường thu. RUIF cũng
mang tín hiệu điều khiển số từ RU và đến RU, tín hiệu điều khiển số từ Baseband và
Control – plane. Tín hiệu định thời từ CBU cũng được truyền đến RU thông qua RUIF.

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

Hình 1-11 : Sơ đồ mô tả chức năng của RUIF


- Hình dạng và kích thước:
 Kích thước (mm): 30 x 290 x 230
 Trọng lượng: <0.9kg
 Hình dạng:

Hình 1-12 : Sơ đồ mô tả chức năng của RUIF


g. Card OBIF (Optical Radio Unit Interface Board)
- Là card mở rộng của RUIF cho phép gắn thêm RRU đối với RBS3206.
4. Sơ đồ đấu nối các cấu hình với RBS3206
a. Sơ đồ 1: Radio Block 1 (RB1)
- Đấu nối cấu hình 1 (1 sector – 1 carrier) sử dụng 1 RU21, 1 FU12.
- Phân tập thu 2 đường không phân tập phát, FeederA TX/RXA, FeederB RX.

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

b. Sơ đồ 2: (RB3)
- Đấu nối cấu hình 2 (1 sector – 2 carrier) sử dụng 2 RU21, 2 FU12.
- Phân tập thu 2 đường không phân tập phát, FeederA TX/RXA, FeederB
TX/RXB.

c. Sơ đồ 3: (RB4)
- Đấu nối cấu hình 2 (1 sector – 2 carrier) sử dụng 1 RU22, 1 FU12.
- Phân tập thu 2 đường không phân tập phát, FeederA TX/RXA, FeederB RXB.

d. Sơ đồ 4: (RB6)
- Đấu nối cấu hình 4 (1 sector – 4 carrier) sử dụng 2 RU22, 2 FU12.
- Phân tập thu 2 đường không phân tập phát, FeederA TX/RXA, FeederB TX/RXB

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

e. Sơ đồ 5: (RB7)
- Đấu nối cấu hình 3 (1 sector – 3 carrier) sử dụng 1 RU22, 1RU 21, 2 FU12
- Phân tập thu 2 đường không phân tập phát, FeederA TX/RXA, FeederB
TX/RXB.
- Trường hợp sử dụng RU22 ở vị trí lẻ và RU21 ở vị trí chẵn.

f. Sơ đồ 6: (RB8)
- Đấu nối cấu hình 3 (1 sector – 3 carrier) sử dụng 1 RU22, 1RU 21, 2 FU12.
- Phân tập thu 2 đường không phân tập phát, FeederA TX/RXA, FeederB
TX/RXB.
- Trường hợp sử dụng RU21 ở vị trí lẻ và RU22 ở vị trí chẵn.

Đối với mạng Viettel hiện tại đang sử dụng cấu hình đấu nối phổ biến là RB4, sử dụng
RU22 và FU21 thích hợp cho việc triển khai 1 Carrier/Sector hoặc 2
Carrier/Sector.
II. Tủ phân tán RBS3418.
RBS3418 cũng thuộc họ RBS3000 của Ericsson, là loại tủ phân tán, có thể lắp tối đa 6 RRU
1. Các đặc tính của RBS3418.
- Có thể cài đặt mà không tốn nhiều diện tích.
- RRU có thể đặt sát Anten, giảm được suy hao Feeder và công suất tiêu thụ.

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

- Giao diện quang giữa MU và RRU cho phép kết nối ở khoảng cách xa
hơn, linh hoạt trong quy hoạch mạng.
- Hỗ trợ cấu hình tối đa là 6x1 hoặc 3x2 với công suất tối đa của mỗi RRU có thể
đạt đến 60W.
- Hỗ trợ HSPA, sẵn sàng cho các thế hệ kế tiếp của HSPA.
- Hỗ trợ nhiều băng tần khác nhau.
- Hỗ trợ nhiều chuẩn truyền dẫn khác nhau kể cả IP.
2. Kiến trúc phần cứng của RBS3418.
Phần cứng của RBS3418 có 2 khối chức năng chính là:
- MU (main Unit)
- RRU (Remote Radio Unit).
a. MU (Main Unit).
Bao gồm các khối sau:
- Fan Unit (Số lượng 1): Chức năng làm mát cho Subrack.
- PDU/PSU (Power Distribution Unit/ Power Supply Unit) (Số lượng 1): MU có
thể sử dụng 1 PDU hoặc 1 PSU để cấp nguồn.
 PDU sử dụng để cấp nguồn -48V DC cho CBU và Fan Unit .
 DC-PSU chuyển đổi nguồn +24V DC thành nguồn -48V một chiều để cấp
cho CBU và Fan Unit.
 AC-PSU chuyển đổi nguồn AC đầu vào thành nguồn -48V DC để
cấp cho CBU hoặc Fan Unit.
- CBU (Control Base Unit) (Số lượng 1): Là khối xử lý trung tâm của
RBS thực hiện nhiệm vụ chính là điều khiển các chức năng của RBS và các Card thông
qua bộ xử lý của các Card đó. Về cấu trúc phần cứng hoàn toàn giống với Card CBU
của RBS3206 chỉ khác phần mềm.
- TXBs (Transmitter Boards) (Số lượng từ 1-2): Card phát băng gốc, hỗ trợ
HSPA, hỗ trợ tài nguyên CE. Card TXB bao gồm bộ phát băng gốc làm nhiệm vụ: Tách
cell, kết hợp kênh, mã hóa, điều chế và trải phổ với các kênh Transport. Về
cấu trúc phần cứng hoàn toàn giống với Card TX của RBS3206 và có thể sử
dụng chung (Tham khảo thêm cấu trúc Card của RBS3206).
- RAXB (Random Access and Receiver Board) (Số lượng 1-4): Bao gồm
bộ thu băng gốc RX làm nhiệm vụ: Kết hợp kênh cho Soft handover, giải mã, thu
RAKE, tìm kiếm các kênh liên kết và các kênh truy nhập ngẫu nhiên. Về cấu
trúc phần cứng hoàn toàn giống với Card TX của RBS3206 và có thể sử dụng chung
(Tham khảo thêm cấu trúc Card của RBS3206).
 Tất cả các Card đều hỗ trợ Eul, tùy theo Version có thể hỗ trợ 10ms TTI
hoặc 10ms & 2ms TTI.
 Nếu RBS3418 có nhiều hơn 2 Card RABX thì các card này có khả năng
chia sẻ tải cho nhau, nếu một Card bị lỗi thì toàn bộ tải sẽ được dồn qua card khác.

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

Hình 1- 13: Khối Main Unit của tủ RBS3418


- OBIF (Optical Radio Unit Interface) (Số lượng 1): Cung cấp giao diện
quang để đấu nối từ RRU về MU. Có 2 phiên bản OBIF2 và OBIF4. Chọn OBIF4 nếu
cần phải đấu cảnh báo ngoài.
 Hình dạng

Hình 1-14 : Các loại card OBIF

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

 Sơ đồ chức năng

Hình 1-15 : Sơ đồ chức năng của card OBIF


 Kích thước (mm): 290 x 30 x 238
 Trọng lượng: < 0,9kg
- ETB (Exchange Terminal Board) (Số lượng 0-1): Cung cấp các tùy chọn
đối với các Port truyền dẫn khác nhau như E1/J1/T1, E3/J3/T3, STM-1 và Ethernet.
b. RRU (Remote Radio Unit).
- Giới thiệu: Các loại RRU (Remote Radio Unit) thông dụng của Ericsson có thể
kể đến như RRU11, RRU22, RRUW (loại đang sử dụng trên mạng Viettel). Đối với
mỗi loại RRU tương ứng sẽ có các dòng RRU đi kèm phân biệt nhau bởi công suất phát
số Carrier hỗ trợ tối đa:
Tổng công suất
Công suất ngõ Công suất ngõ
truyền đến
Cấu hình hỗ trợ ra/Carrier ra/Sector
Antenna2(1)
(dBm) (dBm)
(dBm/W)
RRU22, 20W
Band I 43 43 43,5/22,4
1x1, 2x1 ,3x1
RRU22, 10W
Band I 40 43 43,5/22,4
3x2
RRU22, 40W
Band I 46 46 46,5/44,7
1x1, 2x1, 3x1
RRU22, 20W
Band I 43 46 46,5/44,7
3x2
RRU22, 20W
Band II 43 43 43,5/22,4
1x1, 2x1, 3x1

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

Tổng công suất


Công suất ngõ Công suất ngõ
truyền đến
Cấu hình hỗ trợ ra/Carrier ra/Sector
Antenna2(1)
(dBm) (dBm)
(dBm/W)
RRU22, 10W
Band II 40 43 43,5/22,4
3x2
RRU22, 40W
Band II 46 46 46,5/44,7
1x1, 2x1, 3x1
RRU22, 20W
Band II 43 46 46,5/44,7
3x2
RRU22, 40W
Band IV 46 46 46,5/44,7
1x1, 2x1, 3x1
RRU22, 20W
Band IV 43 46 46,5/44,7
3x2
RRU22, 40W
Band V 46 46 46,5/44,7
1x1, 2x1, 3x1
RRU22, 20W
Band V 43 46 46,5/44,7
3x2
RRU22, 40W
Band VIII
1x1, 2x1, 3x1
RRU22, 20W
Band VIII
3x2
RRU22, 40W
Band IX 43 43 43,5/22,4
1x1, 2x1, 3x1
RRU22, 20W
Band IX 40 43 43,5/22,4
3x2
 Chú ý:
- Tính cả suy hao đường truyền 0,5dBm và độ sai lệch công suất ± 1dB.
- Các Band
 Band I: 2100MHz
 Band II:1900 MHz
 Band IV: 1700/2100 MHz
 Band V: 850 MHz
 Band VIII: 900 MHz
 Band IX:
- Cấu trúc RRUW
 Đây là loại RRU đang được sử dụng rộng rãi trong mạng Viettel

RRU Tần số Uplink Tần số Downlink Công suất ngõ ra


1920 – 1980
RRUW 01 2110 – 2170 MHz 60 W
MHz
Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

- RRUW hỗ trợ 4 Carrier Downlink và 4 Carrier Uplink (tùy thuộc vào loại MU
của tủ tập trung). Hiện nay, tại tủ phân tán RBS3418 của Viettel, MU chỉ giới hạn 2
Carrier đối với cả đường Downlink và Uplink (RBS3418 Viettel đang sử dụng chỉ cho
phép tối đa 2 Carrier Downlink & Uplink)
 Các thành phần của RRUW
o Cấu trúc phần cứng của RRU có các thành phần như sau:

Hình 1-16 : Các phần cứng của RRUW

Vị trí Tên thành phần


A Mặt nạ ngoài
B Khối PSU (Option)
C Khối ACCU (Option)
D Nắp đậy khu vực dây quang & nguồn
E Miếng khoá mặt nạ vào RRU
F Mặt dưới RRU chứa các giao diện đấu nối

Hình 1-17 : Cấu trúc các cổng đấu nối mặt dưới của RRU

Vị trí Mô tả Nhãn Thông tin

Sử dụng để đấu dây cho mục


A LMT Chưa sử dụng
đích Local vào RRU (LMT)

Sử dụng truyền lưu


B Cổng vào cho dây quang 1 Data A
lượng và báo hiệu

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

+ Cấu trúc Logic bên trong của RRUW: Gồm 3 thành phần chính

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

Hình 1-18: Cấu trúc bên trong của RRUW


o Các bộ phát đáp băng gốc TX/RX: Chịu trách nhiệm xử lý và
truyền các tín hiệu băng gốc (tín hiệu số).
o Bộ khuếch đại công suất TPA: Làm nhiệm vụ khuếch đại công suất
tín hiệu băng gốc trước khi đưa vào bộ xử lý cao tần.
o Bộ xử lý cao tần: Làm nhiệm vụ điều chế tín hiệu băng gốc
thành tín hiệu cao tần, lọc tín hiệu và phát đến Feeder để đưa đến Anten.

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

3. Sơ đồ đấu nối của RBS3418 (cho 1 sector)


Sơ đồ 1: Remote Radio Building Block (RRB01)
o Đấu nối cấu hình 1 (1 sector – 1 carrier) sử dụng 1 RRU11
o Phân tập thu 2 đường không phân tập phát, FeederA TX/RXA, FeederB
RXB

Chú ý: Hiện nay mạng Viettel chủ yếu sử dụng sơ đồ đấu nối 2b – RRB02 B
cho tất cả các cấu hình.

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu thiết bị 3G ERICSSON

KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập hơn một tháng vừa qua, tuy còn nhiều lạ lẫm với công
việc ngoài thực tế, những kiến thức không hề có trong sách vở, em đã cố gắng học hỏi
một cách tốt nhất, làm quen với môi trường xí nghiệp. Nhờ vậy, em đã học hỏi được
những kinh nghiệm làm việc, những bài học em đã thu nhận được trong quá trình thực
tập tại công ty:
Những ngày đầu đi thực tập, em được làm quen dần với các anh chị thành viên
trong xí nghiệp Viễn Thông 3 của Công ty Thông tin M1. Từ việc giao tiếp, học hỏi và
quan sát cách làm việc của anh chị trong phòng em đã hiểu biết hơn về văn hóa doanh
nghiệp, phân bố công việc trong xí nghiệp của mỗi người trong phòng. Em còn được
tham gia giúp đỡ các anh chị vào dây chuyền sản xuất khi khối lượng công việc nhiều.
Em được phát tài liệu tìm hiểu về các hệ thống vô tuyết đã và đang có trong xí
nghiệp và đã triển khai trong thực tế.
Ngoài ra, em đã được học hỏi thêm về cách tự học, tự nghiên cứu và tìm tòi
kiến thức trong khi làm việc, trau dồi thêm kiến thức chuẩn bị cho công việc sau này
của một kỹ sư Điện tử viễn thông tương lai.
Tuy thời gian thực tập chỉ là hơn một tháng nhưng em cảm thấy đây là khoảng
thời gian quý giá, giúp em học hỏi được nhiều điều bổ ích, hiểu được sâu sắc hơn
những kiến thức khi còn đi học, được tiếp xúc với môi trường xí nghiệp, cách tổ chức
làm việc của doanh nghiệp. Là bài học bổ ích đối với em, là hành trang chuẩn bị cho
sau này đi làm.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị
phụ trách và các anh chị trong Xí nghiệp Viễn thông 3-Công ty Thông tin M1-Tập
đoàn Viễn Thông Quân đội Viettel để em có thể hoàn thành kỳ thực tập và viết báo
cáo trọn vẹn.
Tuy nhiên do kiến thức và thực tiễn còn nhiều hạn hẹp, báo cáo không thể tránh
khỏi sai sót, em mong nhận được sự đóng góp và sửa chữa của các thầy cô và bạn đọc
để báo cáo được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện: Vũ Văn Lục GVHD: Nguyễn Trung Tấn
TẬPĐOÀN CÔNGNGHIỆP-VIỄNTHÔNGQUÂNĐỘI CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM
CÔNG TY THÔNG TIN M1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP

Họ tên sinh viên thực tập:……………………………………………….....................


Ngày sinh:…………………..…………...Mã SV:……………………………………
Trường:………………………………………….……………………………………
Lớp:………………………………………Khóa:…………………………………….
Đã hoàn thành đợt thực tập tại:……………………………………………………….
……………………………………………………........................................................
Thời gian: Từ………………………. đến ……………………………………………
Vị trí thực tập:……………………………………………………………………...…
…………………………………………………………………………………………
Nhận xét của đơn vị: ……………………………………………………....................
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày….tháng…năm 2018
NGƯỜI HƯỚNG DẪN ĐƠN VỊ THỰC TẬP

You might also like