You are on page 1of 62

[Bài Học 1] EOS M là gì?




Các Bài Viết Liên Quan

Nếu bạn muốn bắt đầu sử dụng chiếc máy ảnh SLR mirrorless, hoặc vừa mới mua một chiếc máy
ảnh mới, dưới đây là các bài học dễ hiểu về những kỹ thuật để chụp được những tấm ảnh đẹp
bằng máy ảnh EOS M, máy ảnh này có chất lượng hình ảnh cao nhưng dễ vận hành ngay cả đối
với người mới sử dụng. Bằng cách tìm hiểu các điểm cơ bản về máy ảnh và ảnh, bạn sẽ có thể
tạo ra những tấm ảnh mình muốn một cách dễ dàng. Bài học đầu tiên giải thích những đặc điểm
riêng có ở EOS M. (Ảnh chụp bởi: Takeshi Akaogi, Soạn & Tổ Chức bởi: Phòng Biên Tập của
Camera Biyori)

Hỏi: EOS M là gì?

Đáp: EOS M là máy ảnh mirrorless của Canon nổi tiếng với thiết kế nhỏ gọn và quyến rũ, cũng
như chất lượng hình ảnh cao của nó. Máy có một màn hình cảm ứng hoạt động nhanh như màn
hình của một chiếc điện thoại thông minh, do đó ngay cả người mới sử dụng cũng sẽ thấy dễ sử
dụng máy ảnh này.
Chiếc máy ảnh mirrorless đầu tiên của Canon, EOS M, có bốn màu khác nhau (đen, đỏ, trắng và
bạc) để bạn có thể chọn theo sở thích của mình.

Nhấp vào đây để biết thêm chi tiết

Điểm 1: Cảm biến lớn tạo ra những tấm ảnh độ phân giải cao với hiệu ứng bokeh đẹp mắt

Được trang bị một cảm biến cỡ “APS-C”, là cảm biến lớn đối với một chiếc máy ảnh mirrorless,
bạn có thể có được chất lượng hình ảnh cao. Nhưng một đặc điểm khác của cảm biến lớn là
không gian mịn được tạo ra bởi hiệu ứng bokeh đáng kể.

Máy ảnh EOS M được tích hợp một cảm biến định dạng “APS-C”, cảm biến này có kích thước
lớn thứ hai sau cảm biến full-frame được sử dụng trên các máy ảnh cao cấp.
A: Full-frame = Kích thước bằng máy ảnh phim 35mm (khoảng 36 x 24mm)
B: APS-C (khoảng 23,4 x 16,7mm)
C: Micro Four Thirds (khoảng 17,3 x 13mm)
D: Cảm biến 1/2,3 inch được sử dụng rộng rãi trên các máy ảnh số nhỏ gọn (khoảng 6,2 x
4,6mm)

Điểm 2: Các trình đơn trực quan dễ sử dụng!

Ở chế độ “Creative Auto (Tự Động Sáng Tạo)”, ấn tượng có được sẽ được mô tả bằng các thuật
ngữ bình dân chẳng hạn như “Nền sau: Nhòe,” cho phép người dùng vận hành máy một cách
mượt mà. Ngoài ra, bằng cách sử dụng tính năng “Ambience-based shots (Ảnh chụp dựa trên
môi trường xung quanh)”, tính năng này cho phép điều chỉnh các thiết lập chẳng hạn như màu
sắc và độ sáng, bạn có thể dễ dàng tạo ra ảnh mong muốn chỉ bằng cách chọn một từ khóa chẳng
hạn như “Sáng hơn,” “Tối hơn,” hoặc “Ấm.”

“Creative Auto (Tự Động Sáng Tạo)” cho phép bạn xem ảnh có được bằng cách chọn một hiệu
ứng ảnh dựa trên những cách diễn đạt dễ hiểu. Với máy ảnh EOS M, bạn có thể thực hiện việc đó
một cách dễ dàng bằng cách chạm vào màn hình của màn hình LCD phía sau.

Điểm 3: Mở rộng phạm vi biểu đạt của bạn bằng cách chuyển sang các ống kính khác
nhau!

Máy ảnh EOS M hỗ trợ sử dụng ống kính thay đổi được. Nó có ba loại ống kính dành riêng, một
là “ống kính một tiêu cự,” ống kính dạng này nhỏ nhưng tạo ra hiệu ứng bokeh đáng kể. Loại thứ
hai là “ống kính zoom tiêu chuẩn,” loại ống kính này cho phép bạn điều chỉnh khu vực mình
muốn chụp. Loại thứ ba là “ống kính zoom góc rộng,” loại ống kính này chụp những ảnh như
phong cảnh và cảnh trong nhà có góc ngắm rộng hơn ống kính zoom tiêu chuẩn.
Ống kính zomm tiêu chuẩn EF-M18-55mm f/3.5-5.6 IS STM cung cấp góc ngắm tương đương
29 đến 88mm ở định dạng 35mm. Bao hàm một phạm vi độ dài tiêu cự từ góc rộng đến chụp xa
trung bình, đây là lựa chọn lý tưởng làm ống kính đầu tiên vì chỉ một mình nó cũng đủ cho bạn
sử dụng hàng ngày.
Ống kính một tiêu cự EF-M22mm f/2 STM cung cấp góc ngắm tương đương khoảng 35mm ở
định dạng 35mm. Mặc dù ống kính này không có chức năng thu phóng, bạn có thể đến gần đối
tượng để có bokeh lớn. Cũng được chế tạo với kích thước rất nhỏ, ống kính này rất dễ mang
theo.
Ống kính góc rộng EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM cung cấp góc ngắm tương đương khoảng 18
đến 35mm ở định dạng 35mm. Ống kính này có thể chụp một khu vực rất rộng, do đó ảnh khắc
họa rất khác với ảnh khắc họa của một ống kính zoom tiêu chuẩn.

Điểm 4: Thêm một vẻ riêng nếu muốn, sử dụng “Creative filters (Các bộ lọc sáng tạo)”!

Có thể sử dụng “Creative filters (Các bộ lọc sáng tạo)” để thêm hiệu ứng cho ảnh. Tổng cộng có
bảy loại hiệu ứng Creative filter (Bộ lọc sáng tạo). Ví dụ như, “Miniature effect (Hiệu Ứng Hình
Thu Nhỏ)” làm cho đối tượng có vẻ giống những mô hình thu nhỏ, “Toy camera effect (Hiệu
Ứng Máy Ảnh Đồ Chơi)” làm tối các vùng ngoài biên của ảnh, và “Grainy B/W (Trắng Đen Có
Hạt)” tạo ra ảnh đơn sắc có hạt. Ngay cả đối với các đối tượng bạn quen thuộc, thì việc áp dụng
Creative fiters (Các bộ lọc sáng tạo) sẽ làm thay đổi rất nhiều không khí của ảnh để mang lại một
ấn tượng mới mẻ.
Bạn cũng có thể chọn Creative filter (Bộ lọc sáng tạo) bằng màn hình cảm ứng. Bạn có thể xem
hiệu ứng trong thời gian thực bằng màn hình LCD phía sau trong khi chụp. Rất hữu ích để nắm
được ý tưởng về ảnh có được.

Miniature Effect (Hiệu Ứng Hình Thu Nhỏ)


Toy Camera Effect (Hiệu Ứng Máy Ảnh Đồ Chơi)

Grainy B/W (Trắng Đen Có Hạt)


Điểm 5: Thao tác với màn hình cảm ứng tương tự như điện thoại thông minh

Bạn có thể chụp ảnh như mong muốn một cách dễ dàng bằng tính năng “touch shutter (chạm để
chụp)”, tính năng này tự động lấy nét ở điểm bạn chạm vào và nhả cửa trập. Ngoài ra, bạn có thể
kẹp lại hoặc bung ra để phóng to hoặc thu nhỏ kích thước của ảnh phát lại, hoặc kéo để phát lại
ảnh liên tiếp. Máy ảnh này có thể được vận hành nhanh chóng và trực quan theo cùng cách như
điện thoại thông minh, giúp cho ngay cả những ai mới sử dụng máy ảnh cũng có thể sử dụng dễ
dàng.

Máy ảnh EOS M có tính năng “touch shutter (chạm để chụp)”, tính năng này tự động lấy nét ở
điểm bạn chạm vào và nhả cửa trập. Thao tác trực quan theo cùng cách như điện thoại thông
minh. Thân thiện đối với người dùng nào mới sử dụng máy ảnh.

Bạn có thể kẹp lại hoặc bung ra để phóng to hoặc thu nhỏ kích thước của ảnh phát lại, hoặc kéo
để phát lại ảnh liên tiếp. Màn hình LCD có chất lượng hình ảnh cao do đó bạn có thể xem ảnh rất
rõ.
[Bài Học 3] Các kỹ thuật đơn giản để chụp
được những tấm ảnh quyến rũ với hiệu ứng
bokeh!



 4

Các Bài Viết Liên Quan

Trong Bài Học 3, chúng ta hãy tìm hiểu cách sử dụng máy ảnh EOS M để tạo hiệu ứng bokeh, là
một trong những điểm đẻ chụp ảnh có không khí quyến rũ. Nếu bạn muốn bắt đầu sử dụng một
chiếc máy ảnh mirrorless, hoặc vừa mới mua một chiếc máy ảnh mới, loạt bài viết này cung cấp
các bài học dễ hiểu về những kỹ thuật để chụp được những tấm ảnh đẹp bằng máy ảnh EOS M,
máy ảnh này có chất lượng hình ảnh cao nhưng dễ vận hành ngay cả với người mới sử dụng.
Bằng cách nắm rõ máy ảnh và những kỹ thuật nhiếp ảnh cơ bản, bạn sẽ có thể dễ dàng chụp
được những tấm ảnh bạn đã hình dung! (Người chụp: Takeshi Akaogi, Soạn & Tổ Chức bởi:
Phòng Biên Tập của Camera Biyori)
Hỏi: Tôi có thể chụp được những tấm ảnh quyến rũ với hiệu ứng bokeh một cách
dễ dàng bằng cách nào?

Đáp: Hai điểm cần lưu ý để chụp được những tấm ảnh có không khí quyến rũ là hiệu ứng bokeh
mạnh và độ sáng. Ở đây, tôi sẽ giải thích các kỹ thuật chụp ảnh với hiệu ứng bokeh sáng một
cách dễ dàng dùng tính năng Creative Auto (Tự Động Sáng Tạo).

[Creative Auto (Tự Động Sáng Tạo)]

(1) Chạm vào biểu tượng Q ở góc trên bên phải của màn hình

Chạm vào biểu tượng phím tắt Quick Control (Điều Chỉnh Nhanh) Q trên màn hình.

(2) Chọn Background blur (Nhòe nền sau)

Chạm vào biểu tượng có một khuôn mặt và thang đo ở dưới cùng của cột bên phải. Một thanh
trượt Background: Blurred <-> Sharp (Nền Sau: Nhòe <-> Sắc Nét) sẽ xuất hiện ở dưới cùng của
màn hình.
(3) Điều chỉnh mức nhòe bằng cách di chuyển thanh trượt

Chạm vào thanh trượt để điều chỉnh mức nhòe hoặc sắc nét của ảnh xuất hiện. Bạn có thể kiểm
tra hiệu ứng trên màn hình Live View.

Chúng Ta Hãy Thử! Ảnh Có Bokeh và Sắc Nét

Đặt thành Background: Blurred (Nền Sau: Nhòe)

Chụp một ảnh lấy nét ở con mèo. Con mèo nổi bật so với nền sau nhòe, tạo ra một không khí mịn
màng.

Đặt thành Background: Sharp (Nền Sau: Sắc Nét)


Mặc dù lấy nét ở con mèo, toàn bộ ảnh, bao gồm nền sau, đều sắc nét, tạo ra ấn tượng mạnh.

[Bài Học 4] Cách tạo ra hiệu ứng bokeh


mạnh hơn?



Các Bài Viết Liên Quan

Bài học 4 giải thích ba điểm để cải thiện hiệu ứng •bokeh•, mà chúng ta đã tìm hiểu trong bài
học trước. Nếu bạn muốn bắt đầu sử dụng một chiếc máy ảnh mirrorless, hoặc vừa mới mua một
chiếc máy ảnh mới, loạt bài viết này cung cấp các bài học dễ hiểu về những kỹ thuật để chụp
được những tấm ảnh đẹp bằng máy ảnh EOS M, máy ảnh này có chất lượng hình ảnh cao nhưng
dễ vận hành ngay cả đối với người mới sử dụng. Bằng cách tìm hiểu các điểm cơ bản về máy ảnh
và ảnh, bạn sẽ có thể tạo ra những tấm ảnh mình muốn một cách dễ dàng! (Người chụp: Takeshi
Akaogi, Soạn & Tổ Chức bởi: Phòng Biên Tập của Camera Biyori)
Hỏi: Cách tạo ra hiệu ứng bokeh mạnh hơn?

Đáp: Khoảng cách giữa đối tượng và nền sau cũng như lựa chọn ống kính là những cân nhắc
quan trọng để tạo ra hiệu ứng bokeh lớn hơn.

Điểm 1: Lấy nét / Có được khoảng cách lấy nét gần nhất càng gần càng tốt

Khoảng cách gần nhất tại đó có thể lấy nét được gọi là khoảng cách lấy nét gần nhất. Đó là
khoảng cách từ cảm biến hình ảnh đến đối tượng, và khác nhau tùy ống kính. Bạn đến càng gần
đối tượng, vùng nhòe trước và sau điểm lấy nét càng lớn.

Khoảng cách lấy nét gần nhất: 25cm


Đo từ dấu Φ(mặt phẳng lấy nét) này

Điểm 2: Khoảng cách / Tăng khoảng cách giữa đối tượng và nền sau

Nét được lấy trên mặt phẳng có đối tượng (= khoảng cách từ ống kính) (tham khảo Bài Học 2).
Một đặc điểm là khoảng cách từ đối tượng đã lấy nét càng lớn, hiệu ứng nhòe nền càng lớn.

Điểm 3: Ống kính / Thử thách với sử dụng ống kính một tiêu cự!

Giá trị khẩu độ (số f) của ống kính càng nhỏ, hiệu ứng bokeh trong ảnh có được càng lớn. Giá trị
khẩu độ nhỏ nhất được gọi là khẩu độ tối đa. Có nhiều ống kính một tiêu cự, có cấu trúc đơn
giản, có giá trị khẩu độ nhỏ.

Chúng ta hãy thử! Chụp ảnh với hiệu ứng bokeh lớn!
Sau đây là một số ảnh mẫu với nét được lấy ở từng đối tượng sau đây: (1) cái đèn; (2) bìa sau của
cuốn sách ở nền trước; (3) con chim; và (4) những trái cây màu đỏ trên cái cây gần tâm. Nhòe
nền rất có ích giúp bạn chuyển tải phần bạn muốn nhấn mạnh.

(1)

(2)

(3)
(4)

[Bài Học 5] Các kỹ thuật gì tận dụng hiệu


ứng "bokeh"?



Các Bài Viết Liên Quan

Trong Bài Học 5, chúng ta sẽ tìm hiểu cách áp dụng hiệu ứng "bokeh" mà tôi đã giới thiệu trong
Bài Học 3 và 4. Ở đây, tôi sẽ tập trung vào biểu đạt bokeh hơn là hiệu ứng "nhòe nền sau." Nếu
bạn muốn bắt đầu sử dụng một chiếc máy ảnh mirrorless, hoặc vừa mới mua một chiếc máy ảnh
mới, loạt bài viết này cung cấp các bài học dễ hiểu về những kỹ thuật để chụp được những tấm
ảnh đẹp bằng máy ảnh EOS M, máy ảnh này có chất lượng hình ảnh cao nhưng dễ vận hành
ngay cả đối với người mới sử dụng. Bằng cách học các điểm cơ bản về máy ảnh và ảnh, bạn sẽ
có thể tạo ra những tấm ảnh mình muốn một cách dễ dàng! (Người chụp: Takeshi Akaogi, Soạn
& Tổ Chức bởi: Phòng Biên Tập của Camera Biyori)
Hỏi: Các kỹ thuật nào sử dụng hiệu ứng “bokeh”?

Đáp: “Nhòe nền sau” không phải là loại hiệu ứng bokeh duy nhất bạn có thể tạo ra. Hãy cố mở
rộng phạm vi biểu đạt nhiếp ảnh của bạn bằng cách thử những thay đổi khác nhau, chẳng hạn
như “nhòe nền trước,” tức là làm nhòe khu vực phía trước đối tượng, và “bokeh tròn,” có thể
được tạo ra bằng ánh sáng.

(1) Làm mịn không khí xung quanh bằng cách làm nhòe khu vực phía trước đối tượng
Chụp một ảnh với đồ vật nào đó có ở khu vực phía trước đối tượng bạn muốn lấy nét.

Chúng Ta Hãy Thử! Các Ảnh “Nhòe Nền Trước”


Hoa lá nhòe đáng kể ở nền trước làm nhấn mạnh ảnh, thêm độ sâu cho ảnh. Hiệu ứng bokeh sẽ
càng mạnh vật phía trước càng cách xa điểm lấy nét.
(2) Những tấm ảnh tuyệt đẹp với ánh sáng được làm nhòe thành những hình tròn
“Bokeh tròn” có thể được tạo ra bằng cách làm nhòe đáng kể các “nguồn sáng điểm” dạng tròn
chẳng hạn như bóng đèn tròn.

Chúng Ta Hãy Thử! Các Ảnh Có “Bokeh Tròn”


Ánh sáng cách xa mặt phẳng lấy nét sẽ xuất hiện như bokeh dạng tròn. Dạng tròn hoàn hảo của
hiệu ứng bokeh là dấu hiệu cho thấy ống kính tốt.
Đơn Giản Ngay Cả Đối Với Người Mới Sử Dụng! Tìm Hiểu Các Cách Chụp Được Những Tấm
Ảnh Đẹp bằng EOS M được trình bày bởi Camera Biyori

[Bài Học 6] Điều Chỉnh Độ Sáng





 1

Các Bài Viết Liên Quan

Trong Bài Học 6, tôi sẽ giải thích các cách điều chỉnh độ sáng. Nếu bạn có ý định bắt đầu sử
dụng một chiếc máy ảnh mirrorless, hoặc vừa mới mua một chiếc máy ảnh mới, loạt bài viết này
cung cấp các bài học dễ hiểu về các kỹ thuật để chụp được những tấm ảnh đẹp bằng máy ảnh
EOS M, máy ảnh này có chất lượng hình ảnh cao và dễ vận hành nay cả đối với người mới sử
dụng. Bằng cách học các điểm cơ bản về máy ảnh và ảnh, bạn sẽ có thể tạo ra những tấm ảnh
mình muốn một cách dễ dàng! (Người chụp: Takeshi Akaogi, Soạn & Tổ Chức bởi: Phòng Biên
Tập của Camera Biyori)

Hỏi: Tôi không thể chụp ảnh với độ sáng mong muốn

Đáp: Tùy vào đối tượng và điều kiện xung quanh, bạn có thể không chụp được ảnh với độ sáng
mong muốn. Trong trường hợp này, hãy thử điều chỉnh độ sáng bằng tính năng Ambience-based
shots. Bằng cách điều chỉnh thêm độ sáng, bạn có thể thêm sự khác biệt vào ảnh để có nhiều hiệu
ứng thú vị hơn.

Vận hành Creative Auto để điều chỉnh độ sáng

1: Chạm vào biểu tượng Q ở góc trên bên phải của màn hình

Chạm vào biểu tượng Q, là phím tắt của trình đơn Quick Control.

2: Chọn Brighter hoặc Darker

Chạm vào biểu tượng thứ hai ở góc trên bên phải của màn hình. Từ trình đơn Ambience-based
shots (Ảnh chụp dựa trên môi trýờng xung quanh), chọn một không khí xung quanh theo ưu tiên
của bạn bằng cách sử dụng các nút Trái/Phải (hình tam giác) để làm tối hoặc làm sáng ảnh.
3: Điều chỉnh độ sáng đến một trong ba mức

Chạm vào biểu tượng thứ ba ở góc trên bên phải của màn hình để hiển thị tùy chọn Effect. Chọn
mức độ bạn muốn làm sáng (hay làm tối) ảnh.

Chúng Ta Hãy Thử! Ảnh Sáng & Tối

Sáng hơn

Trước

Khi ảnh được chụp ở điều kiện ngược sáng, đối tượng sẽ có vẻ tối ở thiết lập Standard (Tiêu
chuẩn).
Sau

Bằng cách chọn Brighter (Sáng hõn) cho ảnh, lẽ ra sẽ quá tối ở thiết lập Standard (Tiêu chuẩn),
bạn có thể có được độ sáng mong muốn.

Khác biệt

Bằng cách cài đặt hiệu ứng xung quanh thành High, bạn có thể tạo ra một ảnh có cảm giác tươi
mới và dễ chịu.

Tối hơn

Trước

Khi chụp ở một cảnh trong nhà thiếu sáng, sử dụng thiết lập Standard sẽ dẫn đến ảnh sáng hơn
mức bạn thấy.
Sau

Bằng cách chọn Darker (Tối hõn) cho ảnh, lẽ ra sẽ quá sáng ở thiết lập Standard (Tiêu chuẩn),
bạn có thể có được mức độ sáng gần với những gì mình thấy.

Khác biệt

Bằng cách cài đặt hiệu ứng xung quanh thành High, bạn có thể tạo ra một ảnh có không khí nhẹ
nhàng và thanh bình.

[Bài Học 7] Chụp Ảnh với Ấn Tượng Nghệ


Thuật



 1

Các Bài Viết Liên Quan

Trong Bài Học 7, tôi sẽ giải thích cách bạn có thể dễ dàng bổ sung các hiệu ứng vào ảnh bằng
tính năng 'Creative filters' (bộ lọc sáng tạo). Nếu bạn muốn bắt đầu sử dụng một chiếc máy ảnh
mirrorless, hoặc vừa mới mua một chiếc máy ảnh mới, loạt bài viết này cung cấp các bài học dễ
hiểu về những kỹ thuật để chụp được những tấm ảnh đẹp bằng máy ảnh EOS M, máy ảnh này có
chất lượng hình ảnh cao và dễ vận hành. Bằng cách học các điểm cơ bản về máy ảnh và nhiếp
ảnh, bạn sẽ có thể dễ dàng tạo ra những tấm ảnh như ý muốn! (Người chụp: Yuji Ogura, Soạn &
Tổ Chức bởi: Phòng Biên Tập của Camera Biyori)

Hỏi: Tôi có thể tạo ra những tấm ảnh có ấn tượng nghệ thuật bằng cách nào?

Đáp: Bạn có thể thêm các Creative Filter (Bộ lọc Sáng tạo) vào ảnh. Bằng cách trang trí những
hiệu ứng đẹp cho ảnh, bạn có thể thổi hồn mới vào các cảnh bình thường.

Cách sử dụng ‘Creative filter’ ở chế độ ‘Creative Auto’

*Bạn cũng có thể áp dụng các ‘Creative filter’ (bộ lọc Sáng tạo) ở các chế độ ‘Av,’ ‘Tv,’ và ‘M’.
1: Chạm vào biểu tượng ‘Q’ ở góc trên bên phải của màn hình

Chạm vào biểu tượng ‘Q’, là phím tắt của trình đơn Quick Control.

2: Chọn một hiệu ứng

Chạm vào biểu tượng thứ tư từ trên cùng của cột bên trái. Những loại hiệu ứng khác nhau sẽ xuất
hiện dưới dạng các biểu tượng ở dưới cùng của màn hình.

3: Điều chỉnh mức hiệu ứng

Một số bộ lọc hỗ trợ các mức điều chỉnh khác nhau để có được tầm nhìn bạn muốn. [Soft focus
(Nét mịn)] cho phép bạn điều chỉnh mức nhòe ở ba mức khác nhau. [Toy camera effect (Hiệu
ứng máy ảnh đồ chơi)] có ba loại thiết lập tông màu, [Warm tone (Tông màu ấm)], [Standard
(Tiêu chuẩn)], và [Cool tone (Tông màu mát)], đồng thời có thể chọn vị trí lấy nét và hướng
trong [Miniature effect (Hiệu ứng hình thu nhỏ)].

Các Hiệu Ứng Creative Filter


Trước

Grainy B/W

Soft Focus
Fish-eye Effect

Art Bold Effect

Water Painting Effect

Toy Camera Effect


Miniature Effect

[Bài Học 8] Ánh Sáng Ảnh Hưởng Thế Nào


Đến Nhiếp Ảnh



 1

Các Bài Viết Liên Quan

Trong Bài Học 8, tôi sẽ giải thích hướng và cường độ ánh sáng có thể ảnh hưởng đến việc ảnh
của bạn sẽ như thế nào. Nếu bạn muốn bắt đầu sử dụng một chiếc máy ảnh mirrorless, hoặc vừa
mới mua một chiếc máy ảnh mới, loạt bài viết này cung cấp các bài học dễ hiểu về những kỹ
thuật để chụp được những tấm ảnh đẹp bằng máy ảnh EOS M, máy ảnh này có chất lượng hình
ảnh cao và dễ vận hành. Bằng cách học các điểm cơ bản về máy ảnh và nhiếp ảnh, bạn sẽ có thể
dễ dàng tạo ra những tấm ảnh như ý muốn! (Người chụp: Yuji Ogura, Soạn & Tổ Chức bởi:
Phòng Biên Tập của Camera Biyori)
Hỏi: Tại Sao Ánh Sáng Lại Quan Trọng Trong Nhiếp Ảnh?

Đáp: Ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng trong nhiếp ảnh vì nó có thể làm thay đổi tâm trạng và
ảnh hưởng đến việc ảnh cuối cùng của bạn sẽ như thế nào. Sẽ rất hữu ích khi bạn tìm hiểu nguồn
ánh sáng xuất phát từ đâu và cường độ ánh sáng để giúp xác lập tâm trạng cho ảnh.

Ba Hướng Ánh Sáng

Có ba hướng ánh sáng thiết yếu: trực tiếp, bên và ngược sáng.

Ánh Sáng Trực Tiếp


Ánh sáng trực tiếp đi từ phía sau máy ảnh hoặc từ bản thân máy ảnh. Nó chiếu sáng đối tượng
một cách đồng đều, giúp dễ tái tạo màu sắc và chi tiết của đối tượng. Tạo ra ít bóng râm hơn, làm
cho ảnh có vẻ phẳng và ít kịch tính hơn.

Ánh Sáng Bên


Ánh sáng bên là ánh sáng chiếu lên đối tượng ở một góc, có nghĩa là một phía của đối tượng sẽ
được chiếu sáng, và phía còn lại nằm trong bóng râm. Điều này giúp mang lại chiều sâu cho đối
tượng, lý tưởng để chuyển tải hình dạng và hình khối của đối tượng.

Ngược sáng
Ánh sáng ngược là nguồn ánh sáng đi từ phía sau đối tượng, làm cho đối tượng xuất hiện như
một cái bóng. Không dễ chụp ảnh ở điều kiện thiếu sáng nhưng kết quả có thể là đẹp nhất trong
ba loại ánh sáng. Việc tăng bù phơi sáng sẽ giúp bạn khắc phục ngược sáng dẫn đến nền sau quá
sáng.

Độ tương phản

Cường độ ánh sáng có thể được phân thành hai loại, một loại là có độ tương phản mạnh và loại
kia là đó độ tương phản yếu.

Độ Tương Phản Mạnh

(Ánh sáng mạnh với sự chênh lệch lớn về độ sáng giữa các vùng sáng và tối)
Ánh nắng trực tiếp vào một ngày có nắng là sáng, và mạnh đủ để tạo ra bóng râm. Với sự chênh
lệch lớn về độ sáng giữa các vùng sáng nhất (vùng sáng) và các vùng tối (bóng râm), ảnh được
tạo ra sẽ sắc nét với độ tương phản mạnh.

Độ Tương Phản Yếu

(Ánh sáng yếu với sự chênh lệch nhỏ về độ sáng giữa các vùng sáng và tối)

Ánh sáng ‘mịn’ được tạo ra bởi ánh nắng trực tiếp vào một ngày có mây, tương tự như ánh sáng
xuyên qua rèm cửa. Vì không thể dễ dàng hình thành các bóng râm trong trường hợp này, có một
sự chênh lệch nhỏ hơn về độ sáng, và không khí có được là không khí nhẹ nhàng với độ tương
phản yếu. Ngoài ra, với sự chênh lệch nhỏ giữa các vùng ‘sáng’ và ‘tối’, bóng râm được thể hiện
theo sự tăng màu mượt mà.

[Bài Học 9] Định Khung Hình Ảnh Hưởng


Thế Nào Đến Nhiếp Ảnh



Các Bài Viết Liên Quan


Trong Bài Học 9, tôi sẽ giải thích việc định khung hình ảnh hưởng thế nào đến ảnh của bạn. Nếu
bạn muốn bắt đầu sử dụng một chiếc máy ảnh mirrorless, hoặc vừa mới mua một chiếc máy ảnh
mới, loạt bài viết này cung cấp các bài học dễ hiểu về những kỹ thuật để chụp được những tấm
ảnh đẹp bằng máy ảnh EOS M, máy ảnh này có chất lượng hình ảnh cao và dễ vận hành. Bằng
cách học các điểm cơ bản về máy ảnh và nhiếp ảnh, bạn sẽ có thể dễ dàng tạo ra những tấm ảnh
như ý muốn! (Người chụp: Yuji Ogura, Soạn & Tổ Chức bởi: Phòng Biên Tập của Camera
Biyori)

Hỏi: Định khung hình ảnh hưởng thế nào đến ấn tượng về ảnh của bạn?

Đáp: Định khung hình dùng để chỉ việc xác định cách đặt đối tượng trong khung hình. Có ba
cách định khung hình, ‘dọc,’ ‘ngang,’ và ‘vuông.’ Tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của khung
hình được gọi là ‘tỉ lệ màn hình.’ Mỗi loại trong ba loại này mang lại một ấn tượng khác nhau,
do đó bạn có thể một loại cân bằng nhất tùy theo đối tượng.

Định khung hình

Ở đây, chúng ta hãy tìm hiểu về một số cách định khung hình điển hình: dọc, ngang và hình
vuông.

Chụp hình nằm ngang = Cầm máy ảnh nằm ngang


Cho phép sự chú ý của người xem di chuyển theo chiều ngang, kỹ thuật này giúp dễ biểu đạt
dòng thời gian. Đối tượng không bị nhấn mạnh quá mức, và ảnh có được thường mang lại ấn
tượng nhẹ nhàng.

Cầm máy ảnh nằm ngang. Đặt ống kính lên lòng bàn tay trái của bạn để cầm chắc chắn.

Chụp hình nằm dọc = Cầm máy ảnh nằm dọc


Đối tượng có xu hướng nổi bật, mang lại một ấn tượng chủ quan chuyển tải mạnh ý định của
nhiếp ảnh gia.
Cầm máy ảnh nằm dọc. Trọng lượng của máy ảnh hầu như nằm hẳn trên bàn tay trái của bạn.

Chụp ảnh ở định dạng hình vuông = Cài đặt tỉ lệ màn hình thành 1:1

Sự chú ý của người xem được chuyển hướng một cách tự nhiên vào giữa ảnh, làm tăng tính ổn
định cho bố cục. Phương pháp định khung hình này giúp tạo ra những tấm ảnh có cân bằng tốt.
Cầm máy ảnh nằm ngang trong khi tỉ lệ màn hình được đặt thành 1:1. Lưu ý rằng ảnh trên màn
hình LCD sau được hiển thị ở thiết ập 1:1.

Tỉ lệ màn hình là gì?

Tỉ lệ màn hình dùng để chỉ tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của ảnh. Như với phim 35mm, định
dạng thông dụng nhất là ’3:2′. Trên màn hình trình đơn của EOS M, bạn có thể thay đổi thiết lập
tỉ lệ màn hình thành ’4:3′, ’16:9′ hoặc ’1:1′.

Chọn ‘Aspect ratio’ (Tỉ lệ màn hình) từ màn hình menu.


Trên EOS M, bạn có bốn tùy chọn tỉ lệ màn hình: ’3:2′, ’4:3′, ’16:9′ và ’1:1′.

[Bài Học 10] Ống Kính Zoom Góc Rộng Ảnh


Hưởng Thế Nào Đến Ảnh Của Bạn



Các Bài Viết Liên Quan

Trong Bài Học 10, tôi sẽ giải thích việc ống kính zoom góc rộng ảnh hưởng thế nào đến ảnh của
bạn. Nếu bạn muốn bắt đầu sử dụng một chiếc máy ảnh mirrorless, hoặc vừa mới mua một chiếc
máy ảnh mới, loạt bài viết này cung cấp các bài học dễ hiểu về những kỹ thuật để chụp được
những tấm ảnh đẹp bằng máy ảnh EOS M, máy ảnh này có chất lượng hình ảnh cao và dễ vận
hành. Bằng cách học các điểm cơ bản về máy ảnh và nhiếp ảnh, bạn sẽ có thể dễ dàng tạo ra
những tấm ảnh như ý muốn! (Người chụp: Yuji Ogura, Soạn & Tổ Chức bởi: Phòng Biên Tập
của Camera Biyori)
Hỏi: Ống kính zoom góc rộng ảnh hưởng thế nào đến ấn tượng về ảnh của bạn?

Đáp: Ống kính góc rộng có khả năng chụp được phạm vi quan sát rộng hơn. Ngoài ra, chúng
cũng có thể là rất tiện khi cố chụp ở một không gian hẹp trong đó cử động của nhiếp ảnh gia bị
hạn chế. Ống kính góc cực rộng làm méo và thay đổi ảnh, điều này có thể làm cho những đồ vật
ở gần máy ảnh trông lớn hơn trong khi những đồ vật ở xa có vẻ nhỏ hơn.

EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM

Kết cấu ống kính: 12 thấu kính chia thành 9 nhóm


Khoảng cách lấy nét gần nhất: Xấp xỉ 0,15m
Độ phóng đại tối đa: Xấp xỉ 0,3x
Kích thước kính lọc: φ55mm
Kích thước: Xấp xỉ φ60,9•x72,9mm
Trọng lượng: Xấp xỉ 220g
Nhấp vào đây để xem chi tiết về ống kính EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM

Được thiết kế cho máy ảnh EOS M, ống kính zoom góc rộng EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM
cung cấp góc ngắm tương đương xấp xỉ 18 đến 35mm ở định dạng 35mm. Ngoài việc chụp được
một khu vực rộng, khoảng cách lấy nét gần nhất khoảng 15cm cho phép nhiếp ảnh gia chụp ảnh
ở một khoảng cách gần đối tượng.

So Sánh Góc Ngắm

So sánh góc ngắm trong các ảnh sau đây, trong đó công trình kiến trúc được chụp từ cùng
khoảng cách ở góc xem lần lượt là 18mm và 11mm.

Đầu Góc Rộng của Ống Kính Zoom Tiêu Chuẩn (18mm)
Ở 18mm, hai phía tòa nhà bị cắt cúp.

Đầu Góc Rộng của Ống Kính Zoom Góc Rộng (11mm)

Ở 11mm, tòa nhà được chụp hết. Hiệu ứng phối cảnh làm cho nó to hơn thực tế.

Khám Phá Ảnh Có Cảm Giác Mở Rộng


Khi bạn chụp ảnh một tòa nhà cao tầng từ tầm mặt đất, hoặc khi khó duy trì đủ khoảng cách từ
đối tượng ở một địa điểm trong nhà, dùng ống kính góc rộng giúp bạn chụp được toàn cảnh để
làm nổi bật cảm giác mở rộng hoặc độ sâu. Ảnh có được sẽ mang lại ấn tượng khách quan như
thể nhiếp ảnh gia đứng cách xa đối tượng.
[Bài Học 11] Ống Kính Pancake Ảnh Hưởng
Thế Nào Đến Ấn Tượng Ảnh Của Bạn



Các Bài Viết Liên Quan

Trong Bài Học 11, tôi sẽ giải thích việc ống kính pancake ảnh hưởng thế nào đến ảnh của bạn.
Nếu bạn muốn bắt đầu sử dụng máy ảnh mirrorless, hoặc vừa mới mua một chiếc máy ảnh mới,
loạt bài viết này cung cấp các bài học dễ hiểu về những kỹ thuật để chụp được những tấm ảnh
đẹp bằng máy ảnh EOS M, máy ảnh này có chất lượng hình ảnh cao và dễ vận hành. Bằng cách
học các điểm cơ bản về máy ảnh và nhiếp ảnh, bạn sẽ có thể dễ dàng tạo ra những tấm ảnh như ý
muốn! (Người chụp: Yuji Ogura, Soạn & Tổ Chức bởi: Phòng Biên Tập của Camera Biyori)

Hỏi: Ống kính ‘pancake’ ảnh hưởng thế nào đến ấn tượng về ảnh của bạn?

Đáp: Ống kính pancake được thiết kế đặc biệt cho máy ảnh EOS M có khẩu độ (số f) tối đa lớn
f/2, thích hợp để tạo hiệu ứng bokeh và chụp ở điều kiện thiếu sáng.
EF-M22mm f/2.0 STM

Kết cấu ống kính: 7 thấu kính chia thành 6 nhóm


Khoảng cách lấy nét gần nhất: Xấp xỉ 0,15m
Độ phóng đại tối đa: Xấp xỉ 0,21x
Kích thước kính lọc: φ43mm
Kích thước: Xấp xỉ φ60,9•x23,7mm
Trọng lượng: Xấp xỉ 105g

Nhấp vào đây để xem chi tiết về ống kính EF-M22mm f/2.0 STM

EF-M22mm f/2.0 STM là ống kính pancake được thiết kế để sử dụng với máy ảnh EOS M. Ống
kính này có góc ngắm tương đương xấp xỉ 35mm ở định dạng 35mm. Như tên gọi, ống kính
pancake có đặc điểm là mỏng, nhỏ gọn và nhẹ. Với khoảng cách lấy nét gần nhất khoảng 15cm,
ống kính này có thể chụp đối tượng từ một khoảng cách gần.

Hiệu Ứng Bokeh ở Các Giá Trị Khẩu Độ Khác Nhau

Bên dưới là các ví dụ minh họa hiệu ứng bokeh ở các thiết lập giá trị khẩu độ (số f) khác nhau.

Chụp ở f/2.0
Chụp ở khẩu độ tối đa f/2, nền sau bị nhòe đáng kể, và bông hoa trông sắc nét nổi bật.

Chụp ở f/18
Ở giá trị khẩu độ f/18, bông hoa, lá, và nền đất đều sắc nét.

Bokeh Lớn và Cảnh Thiếu Sáng


Cả hai ảnh bên trên đều được chụp ở khẩu độ tối đa f/2. Nét được lấy trên chiếc đồng hồ ở ví dụ
bên trên, và trên ngọn nến trong ảnh bên dưới. Ở ví dụ sau, ánh sáng yếu của nến trong bóng tối
là nguồn sáng duy nhất, nhưng kết quả là ảnh rõ nét không nhòe.
[Bài Học 12] Những điểm khác nhau giữa
EOS M và Máy Ảnh của Điện Thoại Thông
Minh



Các Bài Viết Liên Quan

Trong Bài Học 12, tôi sẽ giải thích về những điểm khác nhau giữa EOS M và máy ảnh của điện
thoại thông minh. Nếu bạn muốn bắt đầu sử dụng một chiếc máy ảnh mirrorless, hoặc vừa mới
mua một chiếc máy ảnh mới, loạt bài viết này sẽ cung cấp các bài học dễ hiểu về những kỹ thuật
để chụp được những tấm ảnh đẹp bằng máy ảnh EOS M, máy ảnh này có chất lượng hình ảnh
cao và dễ vận hành. Bằng cách học các điểm cơ bản về máy ảnh và ảnh, bạn sẽ có thể dễ dàng
tạo ra những tấm ảnh như ý muốn! (Người chụp: Takeshi Akaogi, Soạn & Tổ Chức bởi: Phòng
Biên Tập của Camera Biyori)

Hỏi: EOS M khác với máy ảnh của điện thoại thông minh về những mặt nào?
Đáp: Mặc dù máy ảnh của điện thoại thông minh là rất tiện để sử dụng hàng ngày, chất lượng có
được là thấp nhất là khi bạn chụp các ảnh zoom hoặc chụp ở điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên, với
máy ảnh EOS M, bạn có thể tạo ra những tấm ảnh đạt yêu cầu mà không phải lo lắng về các vấn
đề này.

So Sánh Hiệu Quả Zoom

Trong các ảnh sau đây, chúng ta sẽ so sánh sự khắc họa chi tiết trong một ảnh zoom được chụp
trên máy ảnh EOS M và máy ảnh của điện thoại thông minh.

Tháp

EOS M

Điện thoại thông minh


Phóng to

Chi tiết của cấu trúc thép được tái tạo sắc nét và sống động.

Phóng to

Chi tiết của cấu trúc thép khó xác định rõ nét.

Lá Cây Ngược Sáng


EOS M

Điện thoại thông minh

Phóng to

Đường viền của lá cây và ánh sáng xuyên qua chúng được tái tạo rõ nét.
Phóng to

Các khu vực nơi lá cây phủ chồng lên nhau bị mất chi tiết.

So Sánh Các Ảnh Thiếu Sáng

Cuối cùng, chúng ta sẽ so sánh sự khác biệt trong các ảnh được chụp ở điều kiện thiếu sáng trên
EOS M và máy ảnh của điện thoại thông minh.

Hoa

EOS M

Màu sắc được tái tạo tự nhiên, ít hạt.


Điện thoại thông minh

Những bông hoa màu trắng bị ngả xanh, thấy hạt trên toàn ảnh.

[Bài Học 13] Hiệu Ứng Góc trên Ảnh





Các Bài Viết Liên Quan

Trong Bài Học 13, tôi sẽ giải thích việc chụp ở các góc khác nhau có thể ảnh hưởng thế nào đến
ảnh của bạn. Nếu bạn muốn bắt đầu sử dụng một chiếc máy ảnh mirrorless, hoặc vừa mới mua
một chiếc máy ảnh mới, loạt bài viết này cung cấp các bài học dễ hiểu về những kỹ thuật để chụp
được những tấm ảnh đẹp bằng máy ảnh EOS M, máy ảnh này có chất lượng hình ảnh cao và dễ
vận hành. Bằng cách học các điểm cơ bản về máy ảnh và nhiếp ảnh, bạn sẽ có thể dễ dàng tạo ra
những tấm ảnh như ý muốn! (Người chụp: Yuji Ogura, Soạn & Tổ Chức bởi: Phòng Biên Tập
của Camera Biyori)
Hỏi: Góc ảnh hưởng thế nào đến ấn tượng của người xem đối với ảnh?

Đáp: ‘Góc’ là hướng của máy ảnh liên quan đến đối tượng. Ấn tượng của một tấm ảnh sẽ thay
đổi tùy vào góc chụp của đối tượng, chẳng hạn như từ mặt bên, chéo trên, hay ngay bên trên.
Chúng ta hãy xem một số ví dụ về chụp một đối tượng từ các góc khác nhau.

Hiệu Ứng Góc

Chúng ta hãy tìm hiểu các góc khác nhau bằng cách chụp từ mặt bên, chéo trên, và ngay bên
trên.

Từ mặt bên
Chụp ảnh từ mặt bên tạo ra một bố cục chuyển tải rõ chiều cao của đối tượng, chẳng hạn như của
một cái tách. Chú ý đến hướng ngang của ảnh để mang lại tính ổn định cho ảnh.

Đặt máy ảnh về một bên của đối tượng. Lưu ý độ sâu trường ảnh (vùng xuất hiện sắc nét).

Chéo từ bên trên


Khi đối tượng được chụp chéo từ bên trên, điểm quan sát gần với khi chúng ta ngồi, và ảnh có
được có xu hướng có vẻ tự nhiên. Ngoài ra, góc này giúp dễ chụp toàn bộ hình ảnh các yếu tố, và
các vị trí tương đối của chúng cũng được xác định rõ.

Cầm máy ảnh sao cho đối tượng được chéo từ bên trên. Đảm bảo cầm chắc để tránh rung máy.

Ngay từ bên trên


Chụp đối tượng ngay bên trên sẽ nhấn mạnh hình dạng của đối tượng, tạo ra một tấm ảnh phẳng
và mang tính hình học. Góc này giúp tạo ra một bố cục được tổ chức tốt ngay cả khi có nhiều dĩa
trên bàn, như minh họa trong ví dụ.

Đặt máy ảnh ngay bên trên đối tượng. Cẩn thận không chụp bóng của bạn trong bố cục.

Chụp Từ ‘Các Góc’ Khác Nhau

Tạo ra những tấm ảnh có ấn tượng mạnh


Ảnh chụp từ góc thấp cột của một công trình kiến trúc từ bên dưới. Nhắm máy ảnh lên trên sẽ tạo
ra tác động mạnh, và cho phép người ta cảm nhận chiều cao của công trình.

Tạo ra các tấm ảnh mang tính hình học

Đây là một ảnh chụp một cái thùng từ ngay bên trên. Hình tròn của nó cũng như các đường
ngang dọc được nhấn mạnh.

You might also like