You are on page 1of 53

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG LÍ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH

1.1 Phạm vi hoạt động của mô hình

Mô hình SCOR được phát triển với mục đích mô tả các hoạt động kinh doanh liên
kết với tất cả các bước thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Mô hình có nhiều phần và được tổ
chức thành 6 quy trình quản trị chính là Kế hoạch, nguồn lực, kiến tạo, vận tải, thu hồi và
khả năng. Bằng việc mô tả các chuỗi cung ứng khi sử dụng khối xây dựng quy trình, mô
hình dùng để mô tả chuỗi cung ứng đơn giản hay phức tạp bằng một bộ các định nghĩa
thông thường. Kết quả là, các ngành công nghiệp khác nhau có thể liên kết lại với nhau
để mô tả độ sâu và hơi thở của hầu như bất kì chuỗi cung ứng nào. Mô hình có thể diễn tả
thành công và cung cấp nền tảng cải tiến chuỗi cung ứng cho các kế hoạch toàn cầu cũng
như các kế hoạch ở các địa điểm cụ thể.

Nó kéo dài từ: tất cả sự tương tác với khách hàng (từ đặt hàng tới thanh toán), tất cả
giao dịch nguyên vật liệu (từ nhà cung cấp của nhà cung cấp tới khách hàng của khách
hàng, bao gồm thiết bị, hàng cung cấp, hàng dự trữ, sản phẩm rời, phần mềm,...) và tất cả
sự tương tác của thị trường (từ việc hiểu được nhu cầu chung nhất tới việc đáp ứng từng
đơn hàng lẻ). Nó không có ý định diễn tả mỗi hoạt động hay quy trình kinh doanh. Đặc
biệt, mô hình không đề cập đến: bán hàng và marketing (sự hình thành nhu cầu), phát
triển sản phẩm, nghiên cứu và phát triển một số nguyên tố hỗ trợ hậu mãi.
Sơ đồ 1.1:SCOR dược tổ chức thành 5 quy trình chính

- Hoạch định (Plan): Đánh giá mọi nguồn cung ứng hàng, tổng họp và phân loại
mức độ quan trọng của các yêu cầu cung ứng, hoạch định tồn kho cho hoạt động phân
phối, sản xuất và yêu cầu về nguyên liệu, hoạch định công suất sản xuất đối với các sản
phẩm và các kênh phân phối

- Thu mua (Source): Tìm kiếm, thu thập, thẩm định, lưu trữ, công bố và chi trả chi
phí nguyên liệu và hàng hóa đã mua.

- Sản xuất (Make): Yêu cầu và tiếp nhận nguyên liệu, sản xuất và kiểm định sản
xuất, đóng gói, ngừng hoặc tung ra các sản phẩm mới trên thị trường

- Phân phối (Deliver): Thực hiện các quy trình quản lí đơn hàng, xây dựng cơ cấu
giá, cấu hình sản phẩm, xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu khách hàng, bảo trì cơ sở dữ
liệu sản phẩm, quản lý tài khoản phải thu, tín dụng, thu nợ và hóa đơn, thực hiện các quy
trình quản lý kho hàng bao gồm sắp xếp, đóng gói từng sản phẩm, nhãn dán sản phẩm
theo từng yêu cầu của khách hàng, vận chuyển hàng, quản lý quá trình vận chuyển và
xuất nhập khẩu, đánh giá hiệu quả hoạt động.
- Thu hồi (Return): Quy trình thu hồi sản phẩm lỗi, bảo hành và thu hồi sản phẩm
thừa bao gồm quản lý quy trình phân công, lên kế hoạch, kiểm tra, vận chuyển, bảo hành,
tiếp nhận và kiểm tra sản phẩm lỗi, xử lý và đổi sản phẩm.

Mô hình SCOR liên quan tới tất cả các khách hàng, sản phẩm và các tương tác
trên thị trường xoay quanh đơn hàng, đơn mua hàng, yêu cầu công việv, thu hồi giấy
phép, dự báo và bổ sung đơn hàng. Đồng thời, mô hình cũng bao gồm các nguyên liệu
gồm nguyên liệu thô, sản xuất sản phẩm hoàn thiện và sản phẩm thu hồi.

1.2 Hiệu suất của mô hình SCOR

1.2.1 Hiệu suất của chuỗi cung ứng

Đo lường hiệu suất của chuỗi cung ứng được định nghĩa là việc thu thập những
thông tin liên quan đến quá trình vận hành và kết quả sản xuất, nó cho phép định lượng
và so sánh, đối chiếu với những mục tiêu liên quan ở hiện tại (hay quá khứ) với những
quá trình và kết quả sản xuất khác.

Khi đo lường kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng, người ta căn cứ vào “hiệu
suất” vì nó bao hàm cả quá trình vận hành, năng lực hoạt động của chuỗi và hiệu quả đạt
được. Việc đo lường hiệu suất không phải chỉ một lần, nó trở thành công cụ hết sức hữu
ích cho nhà quản lý. Nó giúp nhận dạng các vấn đề đang xảy ra, nguyên nhân và cách xử
lý. Một số yêu cầu khi đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng:

- Sự đo lường hiệu suất phải gắn với mục tiêu, chiến lược kinh doanh.

- Mục tiêu đo lường phải được phân tích, cân nhắc và được hiểu thấu đáo.

- Mục tiêu thiết lập dựa trên sự so sánh bên trong, bên ngoài và có tính khả thi.

- Phải có sự tham gia và giám sát của tất cả các cấp trong chuỗi.

- Đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng được dùng như công cụ cải tiến liên tục.

1.2.2 Đo lường hiệu suất bằng mô hình SCOR

1.2.2.1 Mô hình đo lường

Đây là mô hình được xem là nền tảng để phân tích và đo lường hiệu suất chuỗi cung
ứng. Mô hình này cũng được bộ quốc phòng Mỹ chọn làm công cụ đo lường và đánh giá
hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của mình.
 Thuộc tính của hiệu suất

Có hơn 250 chỉ số thang đo trong mô hình SCOR được tổ chức theo các cấp độ (và
được hệ thống hóa cấu trúc) từ việc tổ chức ở cấp độ 1 đến các qui trình ở cấp độ 2 và hệ
thống chuẩn đoán ở cấp độ 3. Thách thức về chiến lược của doanh nghiệp là việc xác
định rõ, định hướng và dành ưu tiên cho những yêu cầu cạnh tranh để biết rằng ở qui
trình nào thì các thuộc tính này được chọn tối ứu nhất và ở qui trình nào thì chúng chỉ
được chấp nhận thực hiện ở mức trung bình. Các chỉ số thang đo được chia theo 5 thuộc
tính của hiệu suất:

- Sự tin cậy (Reliability): Là khả năng hoàn thành các đơn hàng như trong dự kiến.
Độ tin cây tập trung cốt lõi vào khả năng dự đoán hiệuquả của một quá trình. Một số
thang đo cho thuộc tính độ tinh cậy này gồm đơn hàng được giao đúng giờ, đúng số
lượng và đúng chất lượng. Đây là thuộc tính tập trung vào khách hàng.

- Khả năng đáp ứng (Responsiveness): Là tốc độ mà các đơn hàng được hoàn thành
cũng như là tốc độ mà sản phẩm được cung cấp cho khách hàng. Ví dụ, khả năng đáp ứng
bao gồm thang đo về chu kì thời gian. Đây là thuộc tính chủ yếu tập trung vào khách
hàng.

- Sự linh hoạt (Agility): Là khả năng thích ứng với những yếu tố ảnh hưởng từ bên
ngoài và những thay đổi về nhu cầu thị trường để làm tăng thêm hay duy trì lợi thế cạnh
tranh.

- Chi phí (Costs): Là chi phí để vận hành các qui trình của chuỗi cung ứng bao gồm
các chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, quản lý và vận chuyển. Thang đo đặc trưng
của thuộc tính này là chi phí hàng được bán. Thuộc tính này tập trung vào nội bộ doanh
nghiệp.

- Quản lý tài sản (Asset Management Efficiency): Là khả năng tận dụng tài sản một
cách hiệu quả. Chiển lược quản lý tài sản trong chuỗi cung ứng bao gồm giảm giá trị
hàng tồn kho và quản lý nhập/xuất nguồn hàng. Các thang đo bao gồm thời gian lưu kho
của nguồn cung và tối ưu hóa sức chứa. Thuộc tính này chủ yếu tập trung vào nội bộ
doanh nghiệp.

Các thuộc tính của hiệu suất được thiết lập hệ thống mã như: Độ tin cậy (RL), Khả
năng đáp ứng (RS), Độ linh hoạt (AG), Chi phí (CO), và Quản lý tài sản (AM). Mỗi
thang đo được thiết lập với mã gồm hai chữ cái và theo sau đó là một con số tương ứng
với cấp độ của thang đo. Ví dụ, tỉ lệ hoàn thành đơn hàng hoàn hảo (RL. 1.1) là nội dung
của thuộc tính về độ tin cậy ở cấp độ 1

 Các thang đo

- Cấp độ 1: phỏng đoán tình hình chung của chuỗi cung ứng. Thang đo này được
hiểu như một loại thang đo chiến lược và chỉ số đo lường hiệu suất chủ yếu (KPI). Phép
đo lường chuẩn ở cấp độ 1 giúp thiết lập các mục tiêu thiết thực nhằm hỗ trợ cho việc
đinh hướng về mặt chiến lược.

KPI (Key Performance Indicators) là chỉ số hiệu suất cốt yếu của một đối tượng
tương ứng, có thể đó là chỉ số chính để đo lường hiệu quả thành công của một công việc,
một dự án, năng lực nhân sự hoặc qui trình cụ thể trong kinh doanh.

- Cấp độ 2: vận hành các phỏng đoán ở cấp độ 1. Mối quan hệ này giúp xác định rõ
nguyên nhân gốc hoặc những nguyên nhân khác gây ra những lỗ hỗng của thang đo cấp
độ 1.

- Cấp độ 3: vận hành các phỏng đoán ở cấp độ 2.

Việc phân tích hiệu suất theo thang đo từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 được xem như là
phép khai triển các thang đo, cách chuẩn đoán hiệu suất của chuỗi hay phân tích các
nguyên nhân cốt lõi của từng thang đo. Phép triển khai các thanh đo là bước đầu tiên cho
việc xác định các qui trình mà cần được nghiên cứu sâu hơn

Hội đồng chuỗi cung ứng đề xuất bản đánh giá của chuỗi nên chứa ít nhất 1 thang
đo cho mỗi thuộc tính của hiệu suất để đảm bảo sự cân bằng trong việc đưa ra quyết định
và quản lý.

1.2.2.2Phân tích các công cụ đo lường

 Độ tin cậy (RL)

 Cấp độ 1:

 Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng hoàn hảo. (RL. 1.1): Là phần trăm các đơn hàng
được hoàn thành và gửi đến khách hàng với đầy đủ chứng từ và không có hư hỏng trong
quá trình vận chuyển. Bao gồm các yếu tố như là tất cả các mặt hàng và số lượng được
giao đúng hẹn, những chứng từ liên quan đến phiếu đóng gói, vận đơn, hóa đơn thương
mại,…

 Cấp độ 2:

➢ Phần trăm các đợn hàng được giao toàn phần (RL. 2.1): Là phần trăm của
các đơn hàng mà đã được giao cho khách hàng vơi đúng số lượng đã cam kết.

➢ Hiệu suất giao hàng đúng hẹn (RL. 2.2): Là phần trăm của những đợn hàng
mà được giao đầy đủ cho khách hàng vào thời gian đã cam kết.

➢ Sự chính xác về chứng từ (RL. 2.3): Là phần trăm các đơn hàng có đầy đủ
những chứng từ mà hỗ trợ cho việc phân phối, bao gồm phiếu đóng gói, vận đơn, hóa
đơn,… Được tính như sau:

Trạng thái đơn hàng hoàn hảo (RL. 2.4): Là phần trăm các đơn hàng mà được giao
trong tình trạng không bị bất kì một lỗi nào về kỹ thuật, thông số của sản phẩm, được lắp
đặt hoàn hảo và được khách hàng chấp nhận.

Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3

Phần trăm các đợn hàng Giao đúng mặt hàng.


được giao toàn phần
(RL.3.33)
Giao đúng số lượng hàng hóa.
(RL. 2.1)
(RL.3.35)
Khách hàng nhận được hàng hóa

Hiệu suất giao hàng đúng đúng với thời gian đã thỏa thuận.

hẹn . (RL.3.32)

(RL. 2.2) Giao hàng đúng địa điểm.

Sự phù hợp của các chứng từ.


(RL.3.34)
(RL.3.31)
Sự chính xác về các chứng từ khác
được yêu cầu.

Sự chính xác về chứng từ (RL.3.43)


Tỉ lệ hoàn thành (RL. 2.3) Độ chính xác về các chứng từ liên
đơn hàng hoàn quan đến thanh toán.
hảo.
(RL.3.45)
(RL. 1.1) Độ chính xác của chứng từ vận
chuyển.

Phần trăm các(RL.3.50)


sản phẩm được lắp đặt
hoàn hảo.

(RL.3.12)
Phần trăm các sản phẩm được nhận
không bị hư hỏng.

Trạng thái đơn hàng hoàn (RL.3.24)


hảo Đơn hàng được giao không có bất cứ

(RL. 2.4) ghi chú nào về việc lỗi hàng.


(RL.3.41)

Đơn hàng được giao không có bất kì


ghi chú nào về tình trạng khuyết tật
của hàng hóa gồm chất lượng và bao
bì sản phẩm.
Thu hồi và bảo hành sản phẩm.
(RL.3.42)
(RL.3.55)

Bảng 1.1: Tóm tắt thang đo hiệu suất 3 cấp độ theo thuộc tính về độ tin cậy (RL)

 Khả năng đáp ứng (RS)

 Cấp độ 1:

➢ Chu kỳ thời gian hoàn thành đơn hàng (RS. 1.1): Là chu kỳ thời gian trung
bình thực tế cần có để hoàn thành đơn hàng cùa khách hàng. Đối với mỗi đơn hàng riêng
biệt, chu kỳ thời gian này bắt đầu từ lúc đơn hàng được nhận và kết thúc khi khách hàng
nhận được sàn phẩm.

 Cấp độ 2:
➢ Chu kỳ thời gian cho nguồn nguyên liệu đầu vào (RS. 2.1): Là thời gian
trung bình cho quá trình thu mua.

➢ Chu kỳ thời gian cho sản xuất (RS. 2.2): Là thời gian trung bình cho quá
trình sản xuất sản phẩm.

➢ Chu kỳ thời gian cho phân phối (RS. 2.3): Là thời gian trung bình cho quá
trình phân phối.

➢ Chu kỳ thời gian cho phân phối bán lẻ (RS. 2.4): Là chu kỳ thời gian trung
bình của quá trình bán thành phẩm tại các của hàng bán lẻ.

Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3

Thời gian phải thanh toán cho nhà


cung ứng.
Thời gian tìm nguồn cung cấp nguyên
(RS.3.8)
Chu kỳ thời gian cho liệu.
nguồn nguyên liệu đầu vào
(RS.3.35)
(RS. 2.1) Thời gian nhận và kiểm tra nguồn
nguyên liệu.

Thời gian lên kế hoạch


(RS.3.107 vận chuyển sản
& RS.3.140)
phẩm

Thời gian đàm(RS.3.122)


phán và chọn nhà cung
ứng.

(RS.3.125)

Thời gian hoàn thành thiết kế sản


phẩm.

Chu kỳ thời gian (RS.3.33)

hoàn thành đơn Thời gian sản xuất và kiểm tra sản
hàng phẩm.
Chu kỳ thời gian cho sản
(RS. 1.1) Thời gian xuất kho thành phẩm để
(RS.3.101)
xuất
phân phối.

(RS.3.114)
(RS. 2.2) Thời gian lên kế hoạch cho các hoạt
động sản xuất.

Thời gian (RS.3.123)


đóng gói thành phẩm.
(RS.3.142)

Thời gian bốc dỡ hàng.

(RS.3.16)
Thời gian vận chuyển hàng.
(RS.3.126)

Thời gian đóng gói và sắp xếp hàng


hóa.

(RS.3.95 & RS.3.96)


Thời gian hoàn thành các chứng từ
Chu kỳ thời gian cho việc cần thiết cho việc giao hàng.
phân phối
Thời gian khách hàng nhận và kiểm
(RS.3.51)
(RS. 2.3) tra sản phẩm.

(RS.3.102).

Thời gian nhận, sắp xếp, nhập và


kiểm định đơn hàng.
Thời gian dự trữ và xác định ngày
(RS.3.111)
giao hàng.
Thời gian chọn phương thức vận
(RS.3.116)
chuyển và tốc độ giao hàng.
(RS.3.124)
Bảng1.2: Tóm tắt thang đo hiệu suất 3 cấp độ theo thuộc tính khả năng đáp ứng (RS)

 Tính linh hoạt (AG)

 Cấp độ 1:

 Độ linh hoạt của chuỗi đối với biến động nhu cầu tăng (AG. 1.1): Là số
ngày cần thiết để đáp ứng với số lượng đơn hàng tăng 20% mà không có kế hoạch trước.
Lưu ý, 20% là con số được cung cấp như là tiêu chí chuẩn. Hiệu quả vận hành chuỗi cần
được nâng cao mà không có bất kì sự gia tăng chi phí đáng kể nào cho một đơn vị sản
phẩm. Các chỉ số của thang đo có thể được cải thiện song song với nhau và thời gian cho
giai đoạn này nên được tối thiếu hóa để đạt được hiệu quả như mong muốn.

 Mức độ đáp ứng của chuỗi với biến động nhu cầu tăng/giảm (AG. 1.2 &
AG. 1.3): Là phần trăm khả năng đáp ứng số lượng đơn hàng tăng/giảm cần được giao
trong 30 ngày. Lưu ý, 30 ngày chỉ là một số bất kỳ được cung cấp như là tiêu chí chuẩn.
Hiệu quả vận hành chuỗi cần được nâng cao mà không có bất kì sự gia tăng chi phí đáng
kể nào cho một đơn vị sản phẩm.

 Tổng giá trị rủi ro (AG. 1.4): Được viết tắt là VAR (Overall Value at Risk).
Là một công cụ đo lường mức độ rủi ro của các qui trình trong chuỗi cung ứng. Công cụ
đo lường theo chu kỳ này có khả năng làm giảm hoặc thích ứng hiệu quả với những sự
kiện làm gián đoạn từ các yếu bên ngoài và bên trong nội bộ doanh nghiệp.

 Cấp độ 2:

 Độ linh hoạt của chuỗi đối với biến động nhu cầu tăng (AG. 1.1)

- Khả năng đáp ứng với biến động tăng trong thu mua (AG. 2.1): Là số ngày cần
thiết cho việc hoàn thành số lượng nguyên vật liệu tăng (20%).

- Khả năng đáp ứng với biến động tăng trong sản xuất (AG. 2.2): Là số ngày cần
thiết cho việc hoàn thành sản lượng sản xuất tăng (20%) – giả sử là không có bất kì yếu
tố ràng buộc nào.

- Khả năng đáp ứng với biến động tăng trong phân phối (AG. 2.3): Là số ngày cần
thiết cho việc hoàn thành số lượng đơn hàng cần được giao tăng (20%) – giả sử là không
có bất cứ yếu tố ràng buộc nào.

- Khả năng đáp ứng với biến động tăng trong thu hồi nguồn cung ứng (AG. 2.4): Là
số ngày cần thiết để hoàn thành việc thu hồi nguyên vật liệu từ nhà cung ứng.

- Khả năng đáp ứng với biến động tăng trong thu hồi hàng hóa được giao (AG. 2.5):
Là số ngày cần thiết để hoàn tất việc thu hồi các thành phẩm từ khách hàng.

 Mức độ đáp ứng của chuỗi đối với biến động tăng (AG. 1.2)

- Khả năng thích ứng với biến động tăng trong thu mua (AG. 2.6): Là phần trăm
khả năng đáp ứng số lượng nguyên vật liệu tăng cần được nhận trong 30 ngày.
- Khả năng thích ứng với biến động tăng trong sản xuất (AG. 2.7): Là phần trăm
khả năng đáp ứng sàn lượng sản xuất tăng cần được hoàn thành trong 30 ngày – giả sử là
không có bất cứ ràng buộc nào từ nguyên vật liệu.

- Khả năng thích ứng với biến động tăng trong phân phối (AG. 2.8): Là phần trăm
khả năng đáp ứng số lượng đơn hàng tăng cần được giao trong 30 ngày – giả sử không có
bất cứ sự ràng buộc nào từ tính sẵn sàng của thành phẩm.

- Khả năng thích ứng với biến động tăng trong thu hồi nguồn cung ứng (AG. 2.9):
Là phần trăm khả năng đáp ứng để hoàn thành việc thu hồi nguyên vật liệu từ nhà cung
ứng trong 30 ngày.

- Khả năng thích ứng với biến động tăng trong hồi hàng hóa được giao (AG. 2.10):
Là phần trăm khả năng đáp ứng để hoàn tất việc thu hồi thành phẩm từ khách hàng trong
30 ngày.

 Mức độ đáp ứng của chuỗi đối với biến động giảm (AG. 1.3)

- Khả năng thích ứng với biến động giảm trong thu mua (AG. 2.11): Là khả năng
đáp ứng số lượng nguyên vật liệu giảm trong 30 ngày trước khi giao hàng mà không phát
sinh chi phí tồn kho hay các khoàn bồi thường khác.

- Khả năng thích ứng với biến động giảm trong sản xuất (AG. 2.12): Là khả năng
đáp ứng sản lượng sản xuất giảm trong 30 ngày trước khi giao hàng mà không phát sinh
chi phí tồn kho hay các khaonr bồi thường nào khác.

- Khả năng thích ứng với biến động giảm trong phân phối (AG. 2.13): Là khả năng
đáp ứng số lượng đơn hàng giảm trong 30 ngày trước khi giao hàng mà không phát sinh
chi phí tồn kho hay các khaonr bồi thường nào khác.

 Tổng giá trị rủi ro (AG. 1.4)

- Mức độ rủi ro từ nhà cung ứng, khách hàng và sản phẩm (AG. 2.14)

- Giá trị rủi ro trong lập kế hoạch (AG. 2.15)

- Giá trị rủi ro trong thu mua (AG. 2.16)

- Giá trị rủi ro trong sản xuất (AG. 2.17)

- Giá trị rủi ro trong phân phối (AG. 2.18)


- Giá trị rủi ro trong thu hồi (AG. 2.19)

Cấp độ 1 Cấp độ 2

Khả năng đáp ứng với biến động tăng trong thu mua
(AG. 2.1)

Khả năng đáp ứng với biến động tăng trong sản xuất
(AG. 2.2)
Độ linh hoạt của chuỗi đối
với biến động nhu cầu tăng Khả năng đáp ứng với biến động tăng trong phân phối
(AG. 1.1) (AG. 2.3)

Khả năng đáp ứng với biến động tăng trong thu hồi
nguồn cung ứng

(AG. 2.4)

Khả năng thích ứng với biến động tăng trong thu mua
(AG. 2.6)

Khả năng thích ứng với biến động tăng trong sản xuất
(AG. 2.7)
Mức độ đáp ứng của chuỗi
Khả năng thích ứng với biến động tăng trong phân
với biến động nhu cầu tăng
phối
(AG. 1.2)
(AG. 2.8)

Khả năng thích ứng với biến động tăng trong thu hồi
nguồn cung ứng

(AG. 2.9)

Khả năng thích ứng với biến động giảm trong thu mua
Mức độ đáp ứng của chuỗi
(AG. 2.11)
đối với biến động giảm
Khả năng thích ứng với biến động giảm trong sản xuất
(AG. 1.3)
(AG. 2.12)
Khả năng thích ứng với biến động giảm trong phân
phối

(AG. 2.13)

Mức độ rủi ro từ nhà cung ứng, khách hàng và sản


phẩm

(AG. 2.14)

Giá trị rủi ro trong lập kế hoạch

(AG. 2.15)

Giá trị rủi ro trong thu mua


Tổng giá trị rủi ro
(AG. 2.16)
(AG. 1.4)
Giá trị rủi ro trong sản xuất

(AG. 2.17)

Giá trị rủi ro trong phân phối

(AG. 2.18)

Giá trị rủi ro trong thu hồi

(AG. 2.19)

Bảng1.3: Tóm tắt thang đo hiệu suất 3 cấp độ theo thuộc tính Tính linh hoat (AG)

 Chi phí (CO)

 Cấp độ 1:

 Tổng chi phí quản lý chuỗi (CO.1.001):Là tổng chi phí của chuỗi cung ứng
để phân phối sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng và được đo bằng đơn vị tiền tệ. Chi
phí quản lý chuỗi bao gồm hai loại chi phí sau:

 Cấp độ 2:
 Chi phí lập kế hoạch (CO.2.001): Là tổng chi phí của nhân sự, kỹ thuật,
khẩu hao tài sản và hơn nữa là chi phí quản lý quá trình lập kế hoạch trong chuỗi cung
ứng và được đo bằng đơn vị tiền tệ.

 Chi phí thu mua (CO.2.002):Là tổng các chi phí về quản lý đơn dặt hàng,
nhận, kiểm tra và sắp xếp nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.

 Chi phí bốc dỡ nguyên vật liệu (CO.2.003):Là tổng các chi phí về quá trình
thu mua nguyên vật liệu, sản phẩm hay hàng hóa sẵn sàng để sử dụng và được đo bằng
đơn vị tiền tệ.

 Chi phí sản xuất (CO.2.004): Là tổng chi phí về quản lý và hoàn thành quá
trình sản xuất. Tuy nhiên, chi phí phải trả cho nguyên vật liệu thì thường không được bao
gồm trong chi phí sản xuất. Quá trình sản xuất có thể được thuê ngoài cho từng qui trình
hay toàn bộ quá trình. Vì vậy, chi phí sản xuất bao gồm phí phải trả cho bên gia công thứ
3, phí cho nhân công bán thời gian và cố định.

 Chi phí quản lý đơn hàng (CO.2.005): Là tổng chi phí về nhân sự, kỹ thuật
và khấu hao tài sản để đáp ứng những yêu cầu và giá tham khảo, nhận và bảo quản đơn
hàng, sắp xếp phương thức vận chuyển, đánh dấu và theo dõi đơn hàng, phân phối, cài
đặt, thanh toán. Chi phí này còn bao gồm chi phí quản lý tín dụng khách hàng và nhờ thu.

 Chi phí phân phối (CO.2.006): Là tổng chi phí về nhân sự, kỹ thuật, khấu
hao tài sản và trên hết là chi phí cần thiết cho việc giao đơn hàng. Chi phí vận chuyển và
thu hồi hàng hóa cũng được bao gồm trong loại chi phí. (KHÔNG bao gồm chi phí vận
chuyển trong thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ hay chi phí quản lý đơn hàng.)

 Chi phí thu hồi (CO.2.007): Là chi phí vận chuyển để thu hồi nguyên vật
liệu vì một số nguyên nhân như là sai sót trong hoạch định, chất lượng nguồn cung ứng,
sản lượng, quản lý đơn hàng và phân phối. Loại chi phí này có thể được mô tả như là chi
phi để cải thiện những sai sót trong khi giao hàng.

 Chi phía bán hàng (CO.2.008): Là tổng chi phí trực tiếp phải trả cho nhân
công, nguyên vật liệu và trên hết là chi phí thu mua hay trưng bày thành phẩm.

Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp 3

Tổng chi phí quản lý chuỗi Chi phí lập kế hoạch Chi phí hoạch định nguồn
(CO.1.001) (CO.2.001) nhân lực

(CO.3.001)

Chi phí hoạch định về kỹ


thuật

(CO.3.002)

Chi phí hoạch định tài sản,


máy móc và thiết bị
(CO.3.003)

Chi phí hoạch đinh cho


chuỗi cung ứng (CO.3.004)

Chi phí phải trả cho nhân


công

(CO.3.005)

Chi phí nguồn lực về kỹ


thuật
Chi phí thu mua
(CO.3.006)
(CO.2.002)
Chi phí thu mua máy móc,
thiết bị

(CO.3.007)

Chi phí tồn kho


(CO.3.008)

Chi phí bốc dỡ nguyên vật


liệu (CO.2.003)

Chi phí sản xuất Chi phí cho nhân công sản
(CO.2.004) xuất

(CO.3.014)

Chi phí kỹ thuật sản xuất


(CO.3.015)

Chi phí tài sản, máy móc


và thiết bị trong quá trình
sản xuất

(CO.3.016)

Chi phí tồn kho trong sản


xuất

(CO.3.017)

Chi phí cho nhân công


trong quản lý đơn hàng
Chi phí quản lý đơn hàng
(CO.3.018)
(CO.2.005)
Chi phí kỹ thuật trong quản
lý đơn hàng (CO.3.019)

Chi phí vận chuyển


(CO.3.022)

Thuế hải quan

(CO.3.023)

Chi phí phân phối Chi phí nhân công phân


(CO.2.006) phối

(CO.3.024)

Chi phí kỹ thuật phân phối


(CO.3.025)

Chi phí tài sản, máy móc,


thiết bị trong phân phối
(CO.3.026)

Chi phí dự trữ

(CO.3.027)

Chiết khấu và bồi thường


(CO.3.028)

Chi phí quản lý hàng hóa bị

Chi phí thu hồi thu hồi

(CO.2.007) (CO.3.029)

Chi phí dự trữ hàng hóa bị


thu hồi

(CO.3.030)

Chi phí bán hàng


(CO.2.008)

Bảng 1.4: Tóm tắt hiệu suất theo thuộc tính chi phí (CO)

 Quản lý tài sản (AM)

 Cấp độ 1

 Chu kỳ tiền mặt (AM.1.1): Là khoảng thời gian cần thiết cho việc thu hồi
vốn của công ty sau khi đã chi tra cho nguyên vật liệu. Đối với dịch vụ thì được tính từ
lúc công ty trả cho nhà cung ứng đến khi nhận được thanh toán từ phía khách hàng. Được
tính như sau:

 Thu hồi tài sản cố định (AM.1.2): Được đo lường bằng mức độ thu hồi vốn
mà doanh nghiệp đã đầu tư đối vói tài sản cố định trong chuỗi cung ứng. Bao gồm số tài
sản cố định đã được sử dụng trong các qui trình hoạch định, thu mua, sản xuất, phân phối
và thu hồi.
 Thu hồi vốn kinh doanh (AM.1.3):Là một chỉ số đo lường nhằm để đánh
giá mức độ ảnh hưởng của việc đầu tư đến tình trạng vốn của doanh nghiệp và doanh thu
nhận được từ chuỗi cung ứng.

 Cấp độ 2:

 Chu kỳ tiền mặt (AM.1.1)

- Kỳ nhận các khoản phải thu(AM.2.1): Là khoảng thời gian được tính từ lúc bán
cho đến khi doanh nghiệp nhận lại được tiền từ khách hàng. (Days Sales Outstanding –
DSO)

- Kỳ cung cấp/chuyển hàng tồn kho (AM.2.2): Là khoảng thời gian cần thiết để
doanh nghiệp thanh lý hết số lượng hàng tồn kho (bao gồm hàng hóa còn đang trong quá
trình sản xuất). Chỉ số này sẽ thay đổi tùy theo ngành, tuy nhiên, nếu chỉ số này thấp thì
cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động khá tốt. Đôi khi chỉ số này còn được gọi là số
ngày lưu thông hàng tồn kho. (Inventory Days of Supply - DIO)

- Kỳ thanh toán các khoản phải trả (AM.2.3): Là khoảng thời gian cần thiết để
doanh nghiệp trả tiền cho nhà cung ứng. Chỉ số này còn thể hiện mối quan hệ giữa doanh
nghiệp và nhà cung cứng. Hệ số kỳ chuyển đổi càng cao thì chứng tỏ mối quan hệ này
càng tốt. (Days Payable Outstanding – DPO)

 Thu hồi tài sản cố định (AM.1.2)

- Doanh thu của chuỗi cung ứng (AM.2.4): Là doanh thu phát sinh trong phạm vi
hoạt động của chuỗi cung ứng. Giá trị này không bao gồm những doanh thu nằm ngoài
phạm vi của chuỗi như từ cho thuê bất động sản, vốn đầu tư, bán cao ốc văn phòng,… Cụ
thể, chỉ số này phải được sử dụng trong thang đo này hơn là doanh thuthuần (Net
Revenue) bởi vì doanh thu thuần có thể bao gồm cả những giá trị nằm ngoài phạm vi của
chuỗi cung ứng được nêu trên.

- Tài sản cố định của chuỗi cung ứng (AM.2.5): Là tổng giá trị tài sản cố định được
sử dụng trong các qui trình hoạch định, thu mua, sản xuất, phân phối và thu hồi.

 Thu hồi vốn kinh doanh (AM.1.3)

- Khoản phải trả (AM.2.6): Là tổng số tiền doanh nghiệp phải trả cho nguyên vật
liệu, nhân công và các chi phí biến đổi khác.
- Khoản phải thu(AM.2.7): Là tổng số tiền mà công ty nhận được từ những khoản
nợ chưa trả.

- Tồn kho (AM.2.8): Là chi phí được sử dụng cho dự trữ

Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3

Kỳ nhận các khoản phải


thu

(AM.2.1)

Kỳ cung cấp/chuyển
nguyên vật liệu
(AM.3.16)

Kỳ cung cấp/chuyển vật


tư đã được gia công
nhưng chưa hoàn thành
trong dây chuyển sản
Chu kỳ tiền mặt xuất
(AM.1.1)
(AM.3.17)
Kỳ cung cấp/chuyển
hàng tồn kho Kỳ cung cấp/chuyển
hàng tái chế
(AM.2.2)
(AM.3.23)

Tỉ lệ phần trăm hàng


tồn kho bị lỗi
(AM.3.28)

Tỉ lệ phần trăm hàng


tồn kho
(AM.3.37)

Tỉ lệ phần trăm các thiết


bị bão dưỡng, sữa chữa
và vận hành bị hỏng

(AM.3.44)

Kỳ cung cấp/chuyển
thành phẩm (AM.3.45)

Kỳ thanh toán các khoản


phải trả

(AM.2.3)

Doanh thu của chuỗi


cung ứng

(AM.2.4)

Tài sản sản cố định


trong qui trình phân
phối

Thu hồi tài sản cố định (AM.3.11)

(AM.1.2)
Tài sản cố định của
Tài sản sản cố định
chuỗi cung ứng
trong qui trình sản xuất
(AM.2.5)
(AM.3.18)

Tài sản sản cố định


trong qui trình hoạch
định
(AM.3.20)

Tài sản sản cố định


trong qui trình thu hồi
(AM.3.24)

Tài sản sản cố định


trong qui trình thu mua

(AM.3.27)

Khoản phải trả

Thu hồi vốn kinh doanh (AM.2.6)

(AM.1.3): Khoản phải thu


(AM.2.7)

Tồn kho

(AM.2.8)

Bảng1.5: Tóm tắt hiệu suất theo thuộc tính quản lí tài sản (AM)

1.2.3 Các cấp độ cao nhất của mô hình SCOR.

Quá trình (Proccess) là tập hợp các hoạt động có quan hệ lẫn nhau hoặc tương tác
để biến đổi đầu vào thành đầu ra. (Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - International
Organization for Standardization – ISO 9000)

Mô hình SCOR đã liên kết các qui trình riêng lẻ thành một chuỗi cung ứng thống
nhất để hướng tới mục tiêu cơ bản là đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.

Mô hình SCOR bao gồm bốn cấp độ từ khái quát đến chi tiết. Ba cấp độ ban đầu –
quy trình, quy trình con, các hoạt động – được mô tả trong mô hình. Các quy trình hoạt
động cụ thể, hay cấp độ thứ 4, được diễn giải chi tiết bằng biểu đồ dòng chảy công việc,
thường được chuyên biệt hóa tùy theo chiến lược và yêu cầu cụ thể của từng công ty. Vì
thế cấp độ 4 không được bao gồm trong tài liệu xuất bản chính thức của mô hình SCOR.

Phạm vi mô Cấp Áp dụng


hình SCOR độ

1 Định nghĩa chuối cung ứng bằng 6 qui trình: lập kế


hoạch, thu mua, sản xuất, giao hàng, thu hồi và khả năng.

2 Phân tích, phát triển 5 quá trình theo danh mục cụ thể để
hạn chế quá trình trùng lặp. Trong cấp độ này, các năng
lực vận hành chuỗi cung ứng được hình thành.

3 Cho phép định nghĩa chi tiết các quá trình đã được xác
định ở mức 2. Các công cụ hỗ trợ từ máy tính, phần mềm
dược ứng dụng. Mức này định nghĩa các quá trình được
dùng để xác định mức độ tích hợp với nhà cung cấp và
khách hàng

Ngoài phạm vi 4 Mô tả chi tiết nhiệm vụ của các hoạt động trong mức 3 để
mô hình SCOR triển khai các hoạt động được thực hiện trong chuỗi cung
(Tùy vào đặc ứng hàng ngày
điểm riêng biệt
của từng công
ty)

Bảng 1.6: Phạm vi mô hình SCOR

Mỗi cấp độ của qui trình được thiết lập với mã như sau. Qui trình cấp độ 1 được ký
hiệu bắt đầu bằng chứ “s” (chữ cái này là viết tắt của SCOR), ví dụ sP là hoạch định
(Plan), sS là thu mua (Source),… Qui trình ở cấp độ 2 được chèn thêm số thứ tự phía sau,
ví dụ sD1 là một bước ở cấp độ 2 trong qui trình phân phối (Delivery),… Qui trình cấp
độ 3 cũng được chèn thêm một số theo sau số ở cấp độ 2, ví dụ sS1.1 là một bước ở cấp
độ 3 trong qui trình thu mua (Source),…
1.2.3.1 Mô hình SCOR cấp độ 1 (QUY TRÌNH)

Cấp độ 1 tập trung vào 6 quy trình chuỗi cung ứng chính bao gồm hoạch định
(Plan), thu mua (Source), sản xuất (Make), phân phối (Delivery), thu hồi (Return) và khả
năng (Enable).

Khi sử dụng các quy trình này, sự tương thích giữa quy trình và các bộ phận của tổ
chức được thiết lập, nhờ đó thấy được các quy trình nào cần phải được chuẩn hóa trong
toàn bộ tổ chức. Các lựa chọn ở cấp độ 1 sẽ quyết định chi phí của hệ thống công nghệ
thông tin, bởi các quy trình xuyên suốt các bộ phận của công ty thường liên quan đến
nhiều ứng dụng, và đi kèm với nó là các chi phí triển khai thực hiện và bảo trì. Hơn nữa,
các quyết định ở cấp độ 1 sẽ chỉ ra cho công ty liệu có thể ứng dụng được những thực
hành tốt nhất nào.

 Hoạch định (Plan): Trong mô hình SCOR, việc hoạch định, lập kế hoạch
được thực hiện trước tiên thông qua đánh giá nguồn cung, tổng hợp và ưu tiên các nhu
cầu thiết yếu, lập kế hoạch dự trữ cho phân phối, sản xuất và nhu cầu vật tư, và hoạch
định công suất cho mọi sản phẩm và kênh phân phối, so sánh và đối chiếu giữa nhu cầu
khách hàng và năng lực của doanh nghiệp để xác định năng lực dự kiến, những nguồn lực
còn thiếu sót.

Việc hoạch định là sự nỗ lực nhằm đạt mục tiêu chính của sản xuất và phân phối sản
phẩm trong thương mại, bảo đảm đúng số lượng, đúng nới, đúng thời điểm với chi phí là
nhỏ nhất.

Có 3 dạng hoạch định:

 Hoạch định chiến lược: được hoạch định bởi những nhà quản lí cấp cao về mục
tiêu của công ty trong dài hạn, nó giúp định hương các hoạt động của công ty.

 Hoạch định chiến thuật: được hoạch định bởi những nhà quản lí cấp trung để triển
khai kế hoạch chiến lược thành những hoạt động cho các bộ phận (trung hạn)

 Hoach định tác nghiệp: là kế hoạch chi tiết được thiết lập và triển khai tại các bộ
phận cho các công tác vận hành, thường có tính chất ngắn hạn.

 Thu mua (Source): là quá trình mua các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản
phẩm và dịch vụ.
Quy trình bao gồm:

 Tổ chức xấy dựng, điều phối hoạt động mạng lưới cung cấp và các hoạt động vận
chuyển bên trong (từ nhà cung cấp đến nhà máy và ngược lại)

 Tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp mới cũng như sàng lọc các nhà cung cấp
không đạt yêu cầu.

 Kiểm soát nguồn nguyên liệu (thông qua kho và sản xuất) bảo đảm chất lượng
nguồn hàng. Cung cấp thông tin kĩ thuật cần thiết cho các nhà cung cấp.

 Thực hiện đàm phán thương thuyết để có mức giá có lợi nhất.

 Thực hiện kí kết hợp động với các nhà cung cấp

Bộ phận thu mua được cho là có hiệu quả khi nó có thể tìm được nguồn nguyên vật
liệu, hàng hóa rẻ nhất, đạt chất lượng, yếu cầu của công ty, đảm bảo cung cấp đầu đủ
nghuyên vật liệu cho quá trình tiếp theo và xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp.

Lưu ý, trong qui trình thu mua KHÔNG bao gồm hàng hóa và dịch vụ được thiết kế
theo yêu cầu, quá trình thương lượng kí kết hợp đồng.

 Sản xuất (Make): sản xuất là quá trình chuyển hóa từ nguồn nguyên liệu
đầu vào thành sản phẩm cuối cùng để phục vụ cho khách hàng. Việc chuyển đổi các
nguyên vật liệu tập trung vào các yếu tố sau: việc lắp ráp (Assembly), xử lí kĩthuật
(Chemical processing), bảo trì (Maintenance), sửa chữa (Repair),làmmới
(Refurbishment),táisảnxuất(Remanufacturing)vàmộtsố quytrìnhliên quankhác.

 Giao hàng (Delivery): là quy trình được mô tả qua các hoạt động liên quan
đến việc thiết kết, sản xuất và hoàn thành đơn đặt hàng của khách hàng. Quy trình bao
gồm việc nhận, kiểm tra, thực hiện đơn đặt hàng, lập kế hoạch giao hàng, sắp xếp, đóng
gói, vận chuyển và gửi hóa đơn cho khách hàng.

 Thu hồi (Return): Là quy trình được mô tả qua các hoạt động làm đổi chiều
của dòng lưu thông hàng hóa. Qui trình này bao gồm việc xác nhận những yêu cầu khi
thu hồi, định hướng cho việc đưa ra các quyết định, lên kế hoạch thu hồi, vận chuyển và
nhận hàng bị hoàn trả.
Lưu ý, các qui trình về sữa chữa, tái chế, làm mới và tái sản xuất KHÔNG được bao
gồm trong Thu hồi.

 Khả năng (Enable): Là qui trình được mô tả bằng các hoạt động quản lý
trong chuỗi cung ứng. Qui trình này bao gồm việc quản lý các quy tắc của doanh nghiệp,
hiệu suất chuỗi, thông tin, nguồn lực, trang thiết bị, hợp đồng, hệ thống chuỗi cung ứng,
tuân thủ qui định và rủi ro.

1.2.3.2 Mô hình SCOR cấp độ 2

Ở cấp độ 2, công ty cần tinh chỉnh lựa chọn về các quy trình chuỗi cung ứng của
mình và xác định làm thế nào để quy trình tương thích với hạ tầng cơ sở kỹ thuật (bao
gồm nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị ở các địa điểm và hệ thống công nghệ thông tin).
Cấp độ 2, hay cấp độ cấu hình (configuration level), hỗ trợ phát triển và đánh giá các lựa
chọn cấp độ cao (ở mô hình SCOR cấp độ 1) cho cấu trúc quy trình chuỗi cung ứng. Điều
này được thực hiện thông qua việc lựa chọn các quy trình con tương ứng, hay còn gọi là
các danh mục quy trình, dựa trên chiến lược chuỗi cung ứng. Việc lựa chọn danh
mục quy trình sẽ ảnh hưởng đến thiết kế ở mức độ 3 bởi từng hạng mục yêu cầu các hoạt
động cụ thể rất khác biệt.

Khi các danh mục quy trình được lựa chọn, chúng sẽ được dùng để mô tả các cấu
hình chuỗi cung ứng. Việc mô tả được thực hiện dưới hình thức một bản đồ chỉ ra chỗ
nào là khách hàng, nhà cung cấp, kho bãi, nhà máy, và nơi tiếp nhận đơn hàng, và sử
dụng danh mục quy trình để diễn giải các dòng chảy hàng hóa và thông tin chính. Về bản
chất, điều này giống như ta chọn từ danh sách các quy trình ra những loại phù hợp rồi
dùng nó vào đúng chỗ cần thiết.

Khi đã có cấu hình, bạn có thể phát triển và thử nghiệm các lựa chọn “tương lai” (“to be”
options). Tuy nhiên, hãy cẩn trọng vì phân tích SCOR cấp độ 2 có thể chỉ ra rằng không
thể tối ưu được tất cả lựa chọn “tương lai” của bạn do các hạn chế đang tồn tại, như chí
phí vận tải quá cao. Nói cách khác, bạn có thể không thể kiểm tra thử tất cả các lựa chọn
mong muốn trong một thời gian ngắn, mà cần phải có một lộ trình để chuyển đổi dần về
cấu hình mong đợi.

 Hoạch định (Plan):


 Hoạch định chuỗi cung ứng (sP1): Là giai đoạn triển khai và thiết kế chuỗi
các hoạt động để đưa ra các giả thuyết dự kiến cho nguồn lực chuỗi cung ứng với mục
tiêu đáp ứng những nhu cầu làm giảm mức độ ảnh hưởng từ nguồn lực cung ứng.

 Hoạch định Thu mua (sP2): Là việc triển khai và thiết kế chuỗi các hoạt
động theo các giai đoạn thời gian bằng một bản kế hoạch thích hợp cho nguồn cung
nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu của chuỗi cung ứng.

 Hoạch định Sản xuất (sP3): Là việc triển khai và thiết kế chuỗi các hoạt
động theo các giai đoạn thời gian bằng một bản kế hoạch thống nhất về nguồn lực sản
xuất để đáp ứng nhu cầu.

 Hoạch định Phân phối (sP4): Là việc triển khai và thiết kế chuỗi các hoạt
động theo các giai đoạn thời gian bằng một bản kế hoạch thống nhất về nguồn lực phân
phối để đáp ứng nhu cầu.

 Hoạch định Thu hồi (sP5): Là quá trình thiết kế chiến lược và chiến thuật
để điều chỉnh các hoạt động hay nhiệm vụ theo các giai đoạn thời gian bằng một bản kế
hoạch thống nhất về thu hồi nguồn lực và tài sản nhằm đáp ứng những yêu cầu phát sinh
và được dự đoán trước.

 Thu mua (Source):

 Thu mua cho sản xuất hàng dự trữ (sS1):Là quá trình đặt, nhận và chuyển
nhượng nguyên vật liệu, các bộ phận chi tiết, sản phẩm hay dịch vụ dựa trên những yêu
cầu về nguồn cung đã được xác định. Một số hoạt động có liên quan đến qui trình này là
bổ sung hàng dự trữ, phương pháp quản lý Kanban, hệ thống An don,….

 Thu mua dạng sản xuất theo đơn hàng (sS2):Là quá trình đặt và nhận sản
phẩm hay nguyên vật liệu mà đã được khách hàng yêu cầu trong một đơn hàng cụ thể
.Mục đích của thu mua theo đơn hàng là để bảo quản những mặt hàng dự trữ cụ thể chỉ
duy nhất đáp ứng yêu cầu trong đơn hàng. Một số hoạt động có liên quan đến qui trình
này là thu mua theo đơn đặt hàng, đơn hàng đặc biệt (đại lý bán lẻ), chuỗi các hoạt động
về hỗ trợ trang thiết bị và sắp xếp hàng (khâu sản xuất).

 Thu mua theo dạng thiết kế theo đơn hàng (sS3):Là quá trình xác nhận và
lựa chọn nguồn cung ứng, thỏa thuận, kiểm tra, lên kế hoạch, đặt và nhận những chi tiết,
bộ phận cụ thể của sản phẩm và dịch vụ mà đã được thiết kế dựa trên những yêu cầu
trong một đơn đặt hàng cụ thể của khách hàng.

 Sản xuất (Make):

 Sản xuất theo hàng dự trữ (sM1): Là quá trình sản xuất làm tăng số lượng
sản phẩm trong phạm vi của qui trình thông qua các khâu kết hợp, phân loại, thiết kế,
gia công và xử lý kĩ thuật. Sản phẩm dự dữ là những sản phẩm đã được hoàn thiện hay
được thu hồi, có thể được hoành thành trước khi nhận đơn đặt hàng và thường được sản
xuất dựa trên bản kế hoạch tương ứng với mô hình phỏng đoán doanh thu (Sales
Forecast).

 Sản xuất theo đơn hàng (sM2): Là quá trình sản xuất làm tăng số lượng
sản phẩm trong phạm vi của qui trình thông qua các khâu kết hợp, phân loại, thiết kế,
gia công và xử lý kĩ thuật cho một đơn đặt hàng cụ thể. Thành phẩm được sản xuất sau
khi nhận đơn đặt hàng. Thành phẩm được phân loại trong suốt quá trình sản xuất và chỉ
làm cho một đơn hàng cụ thể nào đó.

 Thiết kế theo yêu cầu (sM3): Là quá trình triển khai, thiết kế, kiểm tra, và
cuối cùng là sử dụng qui trình gia công để sản xuất sản phẩm hay dịch vụ dựa trên
những yêu cầu của một khách hàng cụ thể. Để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
một cách hoàn hảo nhất hệ thống qui trình sản xuất phải được xác định rõ ràng và cách
tổ chức phân bổ nguồn nguyên vật liệu phải được cải tiến và phong phú hơn.

Dạng Đặc điểm Kích cỡ Chủng Các vấn đề phải đối


lô hàng loại phó
hàng

MTS Sản phẩm thường Lớn Ít nhất Khó dự báo


có trước đơn hàng nhất
(tồn Thiếu ổn định
kho) Sản xuất không ổn
Tồn kho nguyên liệu
định
và thành phẩm lớn

MTO Sản xuất được Nhỏ Nhiều Phải đối phó với vấn
thực hiện theo đơn đề thời gian đáp ứng
(đơn
hàng) hàng yếu cầu Sản phẩm nhiều
chủng loại
Sản phẩm có
những đặc tính
đáp ứng được yêu
cầu của những
khách hàng khác
nhau

ETO Là dạng đặc biệt Nhỏ Nhiều Tồn kho nguyên liệu
của MTO, trong nhất nhất lớn
(thiết
đó thiết kế thuộc
kế) Sản phẩm nhiều
về sản xuất.
chủng loại.

Bảng 1.7: Mô tả sự khác nhau của các dạng sản xuất

 Giao hàng (Delivery):

 Phân phối hàng tồn kho (sD1): Là quá trình phân phối sản phẩm đã được
sản xuất dựa trên những đơn hàng, dự đoán về nhu cầu và số hàng tồn kho đã được đặt
lại. Thành phẩm luôn có sẵn trong kho để đáp ứng các đơn hàng, vì vây sẽ phong tránh
được trường hợp khách hàng sẽ tìm kiếm nguồn cung ở nơi khác. Đối với ngành dịch vụ,
đây là những dịch vụ đã được thực hiện hoặc chuyển nhượng (như tiêu chuẩn đào tạo).
Thành phẩm và dịch vụ đã được thiết kế không thể đưa vào qui trình này bởi vì những
thành phẩm đó là để đáp ứng đơn hàng cụ thể nào đó.

 Phân phối hàng hóa theo đơn hàng (sD2):Là quá trình phân phối thành
phẩm đẫ được sản xuất từ nguyên vật liệu thô hoặc bán thành phẩm thành sản phẩm
hoàn chỉnh theo một đơn đặt hàng cụ thể. Hàng tồn kho có thể được khách hàng chấp
nhận thông qua nhãn hiệu và dữ liệu quản lý tồn kho. Ví dụ gửi thông tin về mã số, số lô
hàng hay số lượng đến khách hàng trước khi sản xuất hay thu mua, bảng giá nguyên vật
liệu cũng như là qui trình sản xuất.

 Phân phối hàng hóa theo đơn hàng được thiết kế (sD3): Là quá trình tiếp
nhận, phản hồi và phân phối đơn hàng theo yêu cầu chi tiết cụ thể của khách hàng (thông
số kỹ thuật). Những hàng hóa này có thể là thành hay một bộ phận chi tiết nào đó được
thiết kế mới, thiết kế lại, gia công từ bảng thống kê nguyên vật liệu hoặc mẫu chuẩn. Việc
thiết kế này chỉ bắt đầu sau khi nhận và kiểm tra đơn hàng.

 Phân phối hàng hóa bán lẻ (sD4): Là quá trình nhận, dự trữ và bán thành
phẩm tại đại lý bán lẻ. Đại lý bán lẻ là nơi buôn bán hàng hóa (và dịch vụ) trực tiếp,
thường xuyên đến khách hàng và thanh toán. Việc dự trữ và bổ sung hàng hóa cho kho
chưa để thực hiện việc phân phối hàng hóa đến các đại lý bán lẻ.

 Thu hồi (Return):

 Nguồn thu hồi sản phẩm bị lỗi (sSR1): Là việc thu hồi và phân loại sản
phẩm lỗi theo phiếu yêu cầu bảo hành. Chính sách đổi trả sẽ được thực hiện đối với
những sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng.

 Vận chuyển hàng bị lỗi (sDR1)

 Nguồn nhận các sản phẩm MRO (sSR2): Là quá trình thu hồi các thiết bị
bảo dưỡng, sữa chữa và vận hành (MRO) hoặc tài sản của công ty để phục vụ cho sản
xuất, sữa chữa, cải tiến theo kế hoạch bảo dưỡng. Nhìn chung, công ty quản lý tài sản cố
định bằng qui trình MRO để cải thiện điều kiện sử dụng và thu hồi để hỗ trợ cho mục tiêu
của công ty.

 Vận chuyển hàng MRO bị thu hồi (sDR2)

 Nguồn nhận lại các sản phẩm dư thừa (sSR3): Là quá trình thu hồi các sản
phẩm dư thừa, cũ hoặc lỗi thời theo điểu khoản và điều kiện trong hợp đông cung ứng.

 Vận chuyển hàng dư thùa (sDR3)

 Khả năng (Enable)

 Quản lý chính sách kinh doanh trong chuỗi cung ứng (sE1): Là quá thiết
lập, trình bày chi tiết, thảo luận và đưa ra chính sách kinh doanh trong chuỗi cung ứng.
Chính sách trong kinh doanh là một văn kiện hoặc những điều kiện bắt buộc trên một số
khía cạnh trong kinh doanh và hỗ trợ cho việt đưa ra quyết định. Những chính sách này
ành hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng và có thể được áp dụng đối
với nhân công, các qui trình, sự chặt chẽ giữa các khâu và hệ thống tổ chữa kỹ thuật. Hơn
nữa, việc thực hiện chính sách đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
 Quản lý quá trịnh hoạt động (sE2): Là quá trình báo cáo cách thức hoạt
động, xác định những sai sót, nguyên nhân, triển khai và xử lý. Quá trình này được mô tả
qua tất cả các khâu của viện quản lý hoạt động chuỗi cung ứng.

 Quản lý dữ liệu và thông tin (sE3): Là quá trình thu thập, bảo quản và phát
hành dữ liệu và thông tin hỗ trợ cho việc lên kế hoạch, vận hành, đo lường và quản lý
chuỗi cung ứng.

 Quản lý nguồn nhân lực trong chuỗi cung ứng (sE4): Là quá trinh triển
khai, phân bổ và tổ chức nguồn nhân lực hợp lý để hỗ trợ cho vận hành và hiệu quả
chuỗi.

 Quản lý trang thiết bị trong chuỗi cung ứng (sE5): Là quá trình sắp xếp,
bảo quản và phân loại trang thiết bị mà được dùng để hỗ trợ vận hành các qui trinh trong
chuỗi cung ứng.

 Quản lý hợp đồng trong chuỗi cung ứng (sE6): Là quá trình quản lý việc
thỏa thuận ký kết hợp đồng để hỗ trợ vận hành đạt hiệu quả cao.

 Quản lý hệ thống vận hành chuỗi cung ứng (sE7): Là quá trình triển khai,
quản lý và bảo quản tài sản (nhà máy, địa điểm, trang thiết bị, nhân lực,…) để hỗ trợ vận
hành đạt hiệu quả cao.

 Quản lý tuân thủ điều luật của Chính phủ (sE8): Là quá trình xác định, tổng
hợp để đảm bảo tiêu chuẩn vận hành của chuỗi cung ứng đáp ứng những yêu cầu về luật
pháp Nhà nước.

 Quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng (sE9)

Bảng tóm tắt quy trình 3 cấp độ của mô hình SCOR

 Hoạch định (plan):

Hoạch Hoạch định Hoạch định Hoạch định Hoạch định Hoạch định
định chuỗi cung thu mua sản xuất giao hàng thu hồi (sP5)
ứng (sP1) (sP2) (sP3) (sP4)

Xác định, ưu Xác định, ưu xác định, ưu Xác định, Đánh giá và
tiên và tổng tiên và tổng tiên và tổng ưu tiên và tỏng hợp các
hợp các nhu hợp các nhu hợp các yêu tổng hợp nhu cầu thu
cầu của cầu sản cầu về sản các nhu cầu hồi (sP5.1)
chuối cung phẩm (sP2.1) xuất (sP3.1) về phân
ứng (sP1.1) phối (sP4.1)

Xác định, ưu Xác định, Xác định, Xác định, Xác định,
tiên và tổng đánh giá và đánh giá và đánh giá và đánh giá và
hợp các tổng hợp các tổng hợp các tổng hợp tổng hợp các
nguồn lực nguồn lực nguồn lực các nguồn nguồn lực thu
chuỗi cung sản phẩm sản xuất lực phân hồi (sP5.2)
ứng (sP1.2) (sP2.2) (sP3.2) phối (sP4.2)

Cân bằng Cân bằng Cân bằng Cân bằng Cân bằng
giữa nhu cầu giữa nhu cầu giữa nguồn được nguồn được giữa
và nguồn lực và nguồn lực lực và yêu lực và nhu nguồn lực và
(sP1.3) sản phẩm cầu sản xuất cầu phân nhu cầu thu
(sP2.3) (sP3.3) phối (sP4.3) hồi (sP5.3)

Thảo luận và Thiết lập Thiết lập các Thiết kế các Thiết kế các
thiết kế kế chiến lược chiến lược chiến lược chiến lược
hoạch chiến thu mua sản xuất phân phối, thu hồi
lược chuỗi (sP2.4) (sP3.4) giao hàng. (sP5.4)
cung ứng (sP4.4)
(sP1.4)

Bảng 1.8: Tóm tắt qui trình hoạch định ( PLAN)

 Thu mua (Source):

Thu mua Thu mua cho dạng Thu mua dạng sản Thu mua theo dạng
sản xuất hàng dự xuất theo đơn hàng thiết kế theo đơn
trữ(sS1) (sS2) hàng (sS3)

Lên kế hoạch vận Lên kế hoạch vận Tìm hiểu, xác định
chuyển hàng hóa chuyển hàng (sS2.1) nguyên vật liệu, nguồn
(sS1.1) hàng để sản xuất
(sS3.1)

Nhận hàng hóa Nhận nguyên vật liệu, Lựa chọn nhà cung
(sS1.2) nguồn hàng (sS2.2) cấp phù hợp và thực
hiện đàm phán (sS3.2)

Kiểm tra hàng hóa Kiểm tra nguyên vật Lập lịch trình giao
(sS1.3) liệu, nguồn hàng nhận nguyên vật liệu,
(sS2.3) nguồn hàng (sS3.3)

Vận chuyển hàng hóa Vận chuyển nguyên Nhận nguyên vật liệu,
(sS1.4) vật liệu, nguồn hàng nguồn hàng (sS3.4)
tới nhà máy sản xuất
(sS2.4)

Nghĩa vụ thanh toán Nghĩa vụ thanh toán Kiểm tra nguyên vật
cho nhà cung ứng cho nhà cung ứng liệu, nguồn hàng
(sS1.5) (sS2.5) (sS3.5)

Vận chuyển nguyên


vật liệu, nguồn hàng
tới nhà máy sản xuất
(sS3.6)

Nghĩa vụ thanh toán


cho nhà cung ứng
(sS3.7)

Bảng1.9: Tóm tắt qui trình thu mua ( SOURCE)

 Sản xuất (Make):

Sản xuất Sản xuất theo Làm theo đơn Thiết kế theo yêu
hàng tồn kho hàng (sM2) cầu (sM3)
(sM1)

Lập kế hoạch hoạt Lập kế hoạch hoạt Hoàn thành thiết kế


động sản xuất động sản xuất theo yêu cầu
(sM1.1) (sM2.1) (sM3.3)

Xuất nguyên vật Xuất nguyên vật Lập kế hoạch hoạt


liệu để sản xuất liệu để sản xuất động sản xuất
(sM1.2) (sM2.2) (sM3.2)

Sản xuất và kiểm Sản xuất và kiểm Xuất nguyên vật


tra (sM1.3) tra (sM2.3) liệu để sản xuất
(sM3.3)

Đóng gói (sM1.4) Đóng gói (sM2.4) Sản xuất và kiểm


tra (sM3.4)

Phân bổ thành Phân bổ thành Đóng gói (sM3.5)


phẩm (sM1.5) phẩm (sM2.5)

Xuất sản phẩm để Xuất sản phẩm để Phân bổ thành


phân phối (sM1.6) phân phối (sM2.6) phẩm (sM3.6)

Xử lí phế liệu Xử lí phế liệu Xuất sản phẩm để


(sM1.7) (sM2.7) phân phối (sM3.7)

Xử lí phế liệu
(sM3.8)

Bảng1.10: Tóm tắt qui trình sản xuất ( MAKE)

 Phân phối (deliver):

Phân Phân phối hàng Phân phối hàng Phân phối hàng Phân phối hàng
phối hóa có sẵn hóa theo đơn hóa theo đơn hóa bán lẻ sD4
(sD1) hàng sD2 hàng được thiết
kế sD3

Quy trình điều Quy trình điều Nhận và đáp Phác thảo bản kế
tra báo giá tra báo giá ứng được hoa ̣ch phân phố i
(sD1.1) (sD2.1) RFP/RFQ (yêu hàng hóa bán lẻ
cầu về năng lực (bán trực tiếp
công ty-request cho người tiêu
for proposal/yêu dùng) (sD4.1)
cầu thông tin về
năng lực của
Agency-request
for quotation)
(sD3.1)

Nhận đơn hàng, Nhận đơn hàng, Đàm phán và kí Nhận sản phẩm
nhập đơn hàng nhập đơn hàng kết hợp đồng ta ̣i cửa hàng
và kiểm định và kiểm định (sD3.2) (sD4.2)
đơn hàng đơn hàng
(sD1.2) (sD2.2)

Dự trữ hàng tồn Dự trữ hàng tồn Nhập đơn hàng, Chọn sản phẩm
kho và xác định kho và xác định cam kết về từ kho tại cửa
ngày giao hàng ngày giao hàng nguồn hàng và hàng (sD4.3)
(sD1.3) (sD2.3) tiến hành dự án
(sD3.3)

Phân bổ các đơn Phân bổ các đơn Lên lịch trình Sắp xếp hàng
hàng (sD1.4) hàng (sD2.4) lắp ráp (sD3.4) hóa để lưu
kho(sD4.4)

Lập kế hoạch Lập kế hoạch Lập kế hoạch Bốc dỡ hàng lên


vận chuyển vận chuyển vận chuyển phương tiện vận
(sD1.5) (sD2.5) (sD3.5) tải (sD4.5)

Chọn tuyến Chọn tuyến Chọn tuyến Thanh toán


đường vận đường vận đường vận (sD4.6)
chuyển (sD1.6) chuyển (sD2.6) chuyển (sD3.6)

Chọn hãng vận Chọn hãng vận Chọn hãng vận Phân phối và ;ắp
chuyển và sắp chuyển và sắp chuyển và sắp đặt sản phẩm
xếp chuyến hàng xếp chuyến hàng xếp chuyến hàng (sD4.7)
(sD1.7) (sD2.7) (sD3.7)

Nhận sản phẩm Nhận sản phẩm Nhận sản phẩm


từ nguồn cung từ nguồn cung từ nguồn cung
ứng hoạc nhà ứng hoạc nhà ứng hoạc nhà
máy sản xuất máy sản xuất máy sản xuất
(sD1.8) (sD2.8) (sD3.8)

Chọn sản phẩm Chọn sản phẩm Chọn sản phẩm


(sD1.9) (sD2.9) (sD3.9)

Đóng gói sản Đóng gói sản Đóng gói sản


phẩm (sD1.10) phẩm (sD2.10) phẩm (sD3.10)

Xếp xếp hàng Xếp xếp hàng Xếp xếp hàng


hóa, sản phẩm hóa, sản phẩm hóa, sản phẩm
lên phương tiện lên phương tiện lên phương tiện
vận chuyển và vận chuyển và vận chuyển và
lập các chứng từ lập các chứng từ lập các chứng từ
vận chuyể vận chuyển vận chuyển
(sD1.11) (sD2.11) (sD3.11)

Vận chuyển sản Vận chuyển sản Vận chuyển sản


phẩm (sD1.12) phẩm (sD2.12) phẩm (sD3.12)

Khách hàng Khách hàng Khách hàng


nhận và kiểm tra nhận và kiểm tra nhận và kiểm tra
sản phẩm sản phẩm sản phẩm
(sD1.13) (sD2.13) (sD3.13)

Lắp đặt sản Lắp đặt sản Lắp đặt sản


phẩm (sD1.14) phẩm (sD2.14) phẩm (sD2.14)

Xuất hóa đơn Xuất hóa đơn Xuất hóa đơn


(sD1.15) (sD2.15) (sD3.15)

Bảng1.11: Tóm tắt qui trình phân phối ( DELIVERY).


 Thu hồi (return):

Thu hồi Nguồn thu hồi sản Nguồn nhận các sản Nguồn nhận lại các
phẩm bị lỗi sSR1 phẩm MRO ( sản phẩm dư thừa
maintain, repair and sSR3
operation-Bảo hành,
sửa chữa và trùng tu)
sSR2

Xác định tình trạng Xác định tình trạng các Xác định tình trạng các
sản phẩm bị lỗi sản phẩm MRO sản phẩm dư thừa
(sSR1.1) (sSR2.1) (sSR3.1)

Phân loại sản phẩm bị Phân loại các sản phẩm Phân loại các sản
lỗi (sSR1.2) MRO (sSR2.2) phẩm dư thừa (sSR3.2)

Yêu cầu thu hồi các Yêu cầu thu hồi các sản Yêu cầu thu hồi các
sản phẩm bị lỗi phẩm MRO đã phân sản phẩm dư thừa
(sSR1.3) phối (sSR2.3) (sSR3.3)

Lập bảng kế hoạch Lập bảng kế hoạch vận Lập bảng kế hoạch vận
vận chuyển các sản chuyển các sản phẩm chuyển các sản phẩm
phẩm bị lỗi (sSR1.4) MRO (sSR2.4) dư thừa (sSR3.4)

Thu hồi các sản phẩm Thu hồi các sản phẩm Thu hồi các sản phẩm
bị lỗi (sSR1.5) MRO (sSR2.5) dư thừa (sSR3.5)

Phân phối lại các Phân phối lại các sản Phân phối lại các sản
sản phẩm thu hồi bị phẩm thu hồi MRO phẩm dư thừa (sDR3)
lỗi (sDR1) (sDR2)

Chấp nhận thu hồi Chấp nhận thu hồi các Chấp nhận thu hồi các
sản phẩm bị lỗi sản phẩm MRO sản phẩm dư thừa
(sDR1.1) (sDR2.1) (sDR3.1)

Lập biên nhận xác Lập biên nhận xác nhận Lập biên nhận xác
nhận thu hồi các sản trả lại các sản phẩm nhận trả lại các sản
phẩm dư thừa
phẩm bị lỗi (sDR1.2) MRO (sDR2.2) (sDR3.2)

Nhận lại các sản Nhận lại các sản phẩm Nhận lại các sản phẩm
phẩm bị lỗi (có kiểm MRO (có kiểm chứng) dư thừa (có kiểm
chứng) (sDR1.3) (sDR2.3) chứng) (sDR3.3)

Vận chuyển các sản Vận chuyển các sản Vận chuyển các sản
phẩm bị lỗi (sDR1.4) phẩm MRO (sDR2.4) phẩm dư thừa
(sDR3.4)

Bảng 1.12: Tóm tắt qui trình thu hồi ( RETURN)

 Khả năng (Enable):

Quản lí Quản lí Quản lí Quản lí Quản lí Quản lí Quản lí Quản lí Quản lí


chính quá dữ liệu nguồn trang hợp hệ tuân rủi ro
sách trinh và nhân thiết bị đồng thống thủ chuỗi
kinh hoạt thông lực của chuỗi chuỗi vận điều cung
doanh động tin chuỗi cung cung hành luật ứng
trong (sE3) cung ứng ứng chuỗi của (sE9)
(sE2)
chuỗi ứng (sE5) (sE6) cung Chính
(sE1) (sE4) ứng phủ
(sE7)
(sE8)

Bảng 1.13: Tóm tắt khả năng ( ENABLE).

1.3 Mục tiêu

 Thứ nhất là nhận diện chính xác các định chế xếp loa ̣i 1 và 2 đang trong
nguy cơ xuố ng ha ̣ng 3 hoặc kém hơn. Nói 1 cách dễ hiểu thì mô hình SCOR đưa ra các
đánh giá xếp ha ̣ng sao cho dễ hiểu và dễ phân tích.Sự chính xác của hệ thố ng đưa ra đươ ̣c
phân tích cả 2 kiểu sai lầm, thông thường đươ ̣c gọi là sai lầm loa ̣i 1 và sai lầm loa ̣i 2.

- Sai lầm loa ̣i 1 là lỗi tiêu cực hay thông thường hơn là “phóng thích cho tội pha ̣m”.
Trong trường hơ ̣p này, một lỗi tiêu cực là không phát hiện ra đươ ̣c trường hơ ̣p xuố ng
ha ̣ng nào đó trước khi nó xảy ra, vì vậy mức sai lầm loa ̣i 1 là tỷ lệ phần trăm các ngân
hàng xuố ng ha ̣ng mà mô hình không xác định đươ ̣c.
- Ngươ ̣c la ̣i sai lầm loa ̣i 2 là sai lầm tích cực, hay :buộc tội kẻ vô tội”. Mức độ sai
lầm loa ̣i 2 là tỷ lệ các ngân hàng đươ ̣c mô hình xác định xác định xuố ng ha ̣ng nhưng khi
kiểm tra thì la ̣i đươ ̣c xác định là lành ma ̣nh.

 Thứ hai là giúp đẩy mạnh các hoạt động chuỗi cung ứng có lợi cho chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp, chuyển đổi những mục tiêu tài chính thành thước đo
hiệu quả hoạt động, dự đoán đúng doanh thu và hoạt động tương lai dựa trên kết quả hiện
tại.

 Thứ ba là SCOR mô tả các quy trình của tổ chức được sử dụng để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng giải thích các quy trình theo toàn bộ chuỗi cung
ứng và cung cấp nền tảng cơ bản cho việc cải thiện các quy trình này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG MỰC ỐNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA
– VŨNG TÀU

2.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng:

Hợp tác Ngư dân Ngư dân Ngư dân Ngư dân Hiệp hội
ngang

Tổ chức bảo hiểm


Nậu vựa

Viện nghiên cứu

Công ty Baseafood

Tổ chức tín dụng

Tổ chức cấp phép Nhà nhập khẩu


chất lượng

Hợp tác dọc

Hình 2.1: Mô hình chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống

Nhận xét:

Trong mô hình trên, công ty Baseafood đóng vai trò là trung tâm cùng với ngư dân,
nậu vựa, nhà nhập khẩu tạo ra mô hình hợp tác dọc. Để hợp tác dọc này hiệu quả, thì
công ty Baseafood cần chủ động thiết lập cho mình các mối quan hệ với các thành viên
ngày càng chặt chẽ hơn, cụ thể: Công ty Baseafood thu mua mực ống từ nhiều nguồn ngư
dân khác nhau thông qua bên trung gian là nậu vựa. Đây cũng là nguồn cung cấp hiệu
quả nhất của công ty. Trong đó, quá trình truy xuất một cách chính xác và hiệu quả đến
khâu đầu vào cho nuôi trồng hiện nay do Hiệp hội thực hiện. Đối với việc xuất nguồn
hàng của mình cho nhà nhập khẩu công ty cần lựa chọn cho mình những tiêu chuẩn do
công ty đề ra dựa trên những tiêu chí mà nhà nhập khẩu yêu cầu và giữa công ty với các
nhà cung cấp đó phải có với nhau những cam kết bằng văn bản bởi những các tổ chức cụ
thể: Tổ chức bảo hiểm, Viện nghiên cứu, Tổ chức tín dụng, Tổ chức cấp phép chất. Từ đó
công ty có thể đảm bảo nguồn hàng của mình đạt chất lượng tốt nhất

2.2. Các quy trình chuỗi cung ứng và đánh giá:


2.2.1. Hoạch định:

Hoạch định Hoạch định


nguồn cung sản xuất

Hoạch định Hoạch định


thu hồi phân phối

Sơ đồ 2.1: Qui trình hoạch định

 Hoạch định nguồn cung:


Công ty sẽ ký hơ ̣p đồng với khách hàng và bắt đầu lên hoa ̣ch định quy trình sản
xuất. Khi bắt đầu ký hơ ̣p đồng, công ty sẽ liên hệ nhà cung ứng phù hợp với đơn đặt
hàng. Công ty không dựa vào thời điểm ký hơ ̣p đồng để ưu tiên sản xuất mà dựa vào thời
gian giao hàng tùy vào yêu cầu khách hàng.
Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều
nhà cung ứng mực ống ở Việt Nam thông qua các ngư dân và nậu vựa. Tuy nhiên, công
ty chưa xác định rõ ràng trong việc hoạch định nguồn cung như đối với nhà cung cấp nào
sẽ mua loại nguyên liệu nào. Dẫn đến phát sinh thêm nhiều chi phí làm giảm lợi nhuận.
Các nhà cung ứng ở những nơi khác nhau cho những giá bán khác nhau. Thêm vào
đó, cước phí vận tải làm tăng thêm sự chênh lệch phần giá cả này. Đồng thời do mua từ
nhiều nhà cung ứng do đó chất lượng mực ống không đồng đều.
 Hoạch định sản xuất:
Họach định sản xuất là quá trình họach định tổng hợp nhằm cân bằng cung cầu,
thỏa nhu cầu khách hàng với thời gian và nguồn lực tối thiểu. Họach định sản xuất của
công ty bắt đầu từ dự báo doanh số cập nhật trong năm tới. Các yêu cầu gia tăng hay
giảm mức tồn kho hay lượng đơn hàng chậm được thêm vào hay bớt ra để có kế họach
sản xuất.
Hầu hết các loại mực ống đều có chung một quy trình chuẩn, tuy nhiên mỗi đơn
đặt hàng có yêu cầu khác nhau.Dođócôngtysẽphân phối loại mực ống ở từng khâu một
cách khoa học để sản phẩm không bị gián đoa ̣n trong quá trình sảnxuất.
Nhằm ha ̣n chế tố i đa sự tổn thất về số lượng và chất lượng , công ty thường xuyên
kiểm tra quá trình sản xuất nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời, tránh mất thời gian và
chi phí.
Công ty cổ phần Baseafood có kế hoạch sản xuất rõ ràng , phân công cho từng giai
đoạn cần phải làm gì. Quy trình sản xuất được hoạch định chi tiết. Xây dựng được những
quy định giám sát và kiểm tra từng khâu khiến cho chất lượng sản phẩm xuất khẩu được
đồng đều.
Tuy nhiên, công ty chưa hoạch định cụ thể phế phẩm đối khiến tỷ lệ phế phẩm cao
và quá trình xử lí phế phẩm chưa thực sự được chú trọng. Đồng thời công ty chưa có kế
hoạch điều chỉnh năng lực sản xuất và tối ưu hóa sản xuất.
 Hoạch định phân phối:
Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàucó hai
kênh phân phối như sau:

- Vận chuyển nội địa:


Vận chuyển nội thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu : Công ty sẽ dùng xe tải lạnh của công
ty để vận chuyển sản phẩm đến kho hàng của khách hàng.

Vận chuyển ngoại thành : Công ty sẽ thuê ngoài vận chuyển Viettel Cargo để giao
hàng cho khách.

- Vận chuyển xuất khẩu: công ty có nhu cầu thuê phương tiện vận tải và hãng tàu
cho phù hợp để xuất sang nước ngoài.

Công ty chưa đưa ra kế hoạch sắp xếp thời gian đối với từng đơn hàng. Chưa hoạch
định cu thể việc xử lí đơn hàng, khiến việc phân phối hàng gặp nhiều khó khăn

 Hoạch định thu hồi:


Khi các sản phẩm bị lỗi, người tiêu dùng sẽ báo về nơi bán,sauđócác nơi
bánsẽthôngbáovềcho công ty.Khiđó,bộphậnkỹ thuậtsẽxácđịnhlỗicủasản phẩm và đưa ra
hai hướng giảiquyết:
- Gửi sản phẩm mới thay thế cho sản phẩmlỗi.
- Giảm giá bán cho khách hàng.
2.2.2. Thu mua:
Nếu quá trình tiêu thụ hàng hóa được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự
sống còn của công ty thì quá trình thu mua các yếu tố đầu vào là cơ sở cho sự tồn tại và
ổn định của doanh nghiệp.Trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gây gắt,
công ty muốn đúng vững và mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận thì phải đáp
ứng hàng hóa đầy đủ số lượng đảm bảo chất lượng, kịp thời về thời gian. Muốn vậy công
ty Cổ phân Baseafood phải có nguồn đầu vào ổn định, hợp lí từ các nhà cung cấp nguyên
liệu mực ống.

Sơ đồ 2.2: Qui trình thu mua

 sS1: Tìm hiểu về các nguồn cung ứng:

Công ty Cổ phẩn chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàucó nhiều
cách để tìm hiểu về các nguồn hàng cung ứng. Thứ nhất, dựa trên số liệu và các hợp đồng
thu mua từ những năm trước. Thứ hai, tìm hiểu nhà cung ứng thông qua các hội chở triễn
lãm thủy sản. Thứ ba, có thể đến vùng nuôi trồng mực ống để thực nghiệm, khảo sát thực
tế.

 sS2: Lựa chọn các nhà cung ứng phù hợp và tiến hành đàm phán

Công ty Cổ phần Baseafood có cách thu mua là liên hệ với các nậu vựa bán mực
ống nguyên liệu

Ngư dân Nậu vựa Baseafood

Sơ đồ 2.3 : Nguồn thu mua nguyên liệu chưa sơ chế


- Công ty tìm hiểu thông tin từ các nậu vựa và lựa chọn thu mua dựa trên các tiêu
chí sau:
 Khả năng cung ứng hàng hóa của nậu vựa cho các khách hàng và cho công ty.
 Uy tín của các nậu vựa.
 Chất lượng hàng hóa, mẫu mã sản phẩm, kỹ thuật nuôi trồng mực ống và chế biết
đạt tiêu chuẩn
 Giá cả hàng hóa
 Khả năng thích ứng với thị trường và các lợi thể khác về địa lý, mối quan hệ.

Sau khi xác định và lựa chọn được các nhà cung ứng phù hợp, công ty tiến hành
đàm. Trong quá trình đàm phán, công ty tập trung vào hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Đám phán gián tiếp thông qua email


- Giai đoạn 2: Đàm phán trực tiếp trên bàn .
 Kế hoach thu mua và sản lượng mực ống:
2012 2013 2014 2015 2016

Mực ống nguyên liệu đầu 1.215 1.421 1.687 1.487 1.923
vào (tấn)

Sản phẩm mực ống (tấn) 1.110 1.275 1.560 1.320 1.750

Sản phẩm bán ra (tấn) 1.080 1.195 1.430 1.210 1.590

Bảng 2.1: Số liệu thu mua sản xuất của Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy
sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

 sS3: Kiểm tra nguồn hàng

Đội ngũ kĩ thuật của công ty sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa

 Kiểm tra số lượng : căn cứ và đối chiếu vào hơ ̣p đồng thu mua, kiểm tra kiện
hàng, kiểm kê số lươ ̣ng.

 Kiểm tra chất lượng : căn cứ vào hơ ̣p đồng mua hàng và đơn hàng, kiểm tra tên
hàng hóa, mẫu mã chất lươ ̣ng.
Các loa ̣i mực ống đươ ̣c thu gom từ các nhà cung ứng phải trải qua giai đoa ̣n kiểm
tra gắt gao dưới sự giám sát của các chuyên viên kỹ thuật của công ty dựa trên các chỉ
tiêu sau:

- Số lươ ̣ng


- Đặc tính của mực ống (về kích cỡ, chính xác, mực ống không lẫn các tạp chất như
rác, cá tạp, mực khác loại, không hư thúi, không có mùi lạ… mực phải có trọng tải
phù hợp vs tháng tuổi nuôi trồng, có màu trắng đục đồng nhất, thân mực chắc,
mực được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sản xuất.)
- Nguồn gố c xuất xứ củamực ống.
 sS4: Vận chuyển nguồn hàng tới địa điểm sản xuất

Sử dụng phương tiện vận chuyển bằng xe tải lạnh của Công ty

Mực ống từ các nậu vựa chuyển về nhà máy sản xuất với đầy đủ công nghệ lưu trữ
lạnh, chế biến sản xuất và tiết kiệm điện năng (dùng điện năng từ gió và năng lượng mặt
trời).

Thiết lập các dịch vụ sơ chế hoặc chế biến sẵn ngay tại kho bảo quản giúp đảm bảo
chất lượng và độ tươi ngon và dễ vận chuyển. Kho bảo quản của công ty đươ ̣c bố trí ngay
tại địa điểm sơ chế để đi giao hàng ngay, chính vì vậy công ty sẽ không mất nhiều chi phí
cho việc lưu kho.

 sS5: Chấp nhận thanh toán cho nhà cung ứng:

Hợp đồng của công ty khi thu mua thường cam kết bằng giấy. Sau khi bộ phận thu
mua và kỹ thuật của công ty kiểm tra chất lượng và các tiêu chí được yêu cầu bên trên,
bộ phận thu mua sẽ thanh toán cho nhà cung ứng nguyên liệu

 Thực trạng và đánh giá: Hiện nay, công ty dựa trên các tiêu chí sau để đánh giá
cũng như lựa chọn nhà cung ứng cho nguồn tôm nguyên liệu đầu vào:
(1) Mối quan hệ giữa công ty với nhà cung ứng: có quan hệ hợp tác chưa lâu dài,
chưa thật sự tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng chất lượng nguồn hàng.
(2) Chất lượng: do mua qua thương lái và công ty sản xuất trung gian nên chất lượng
không đồng đều, tỷ lệ hàng bị hư cao. Điều này dẫn đến tốn chi phí vận chuyển về
lại nhà cung cấp.
(3) Chi phí:
- Giá tôm nguyên liệu:
Giá bán của Giá bán của
ngư dân (ngàn nậu vựa (ngàn
VNĐ) VNĐ)

Mực ống loại 5- 200-230 220-250

8 con/kg

Mực ống loại 140-160 150-180

10-15 con/kg
Bảng 2.2: Giá tôm nguyên liệu trên thị trường ngày 15/03/2018

Công ty mua qua nậu vựa với giá cao hơn mua qua ngư dân khoảng 10 đến 20 ngàn
đồng/kg. Nếu trừ đi các chi phí bảo quản, vận chuyển, hao hụt và công nhân các đại lí thu
mua, thương lái thu lợi khoảng 2 đến 5 ngàn đồng/kg

 Chi phí vận chuyển: được vận chuyển bằng xe tải đông của công ty.
(4) Phân phối: khi nhận được đơn đặt hàng thì thương lái và công ty sản xuất có
khoảng 1 tháng để chuẩn bị mực ống nguyên liệu. Các nhà cung cấp này giao hàng
đúng thời gian, địa điểm theo hợp đồng, đúng số lượng và chất lượng. Nhà cung
cấp nguyên liệu vận chuyển mực ống đến nhà máy chế biến của công ty Cổ phân
Baseafood bằng các xe tải lạnh, mỗi xe có thể chứa 1.2-1.5 tấn hàng.
 Đánh giá

Nhìn chung, công ty không mất nhiều thời gian để xác định cũng như là đàm phán với
các nhà cung ứng nguyên vật liệu do công ty dựa trên mức độ thân thiết với các nhà cung
ứng. Nhờ vậy, công ty sẽ giảm được nhiều rủi ro về chất lượng nguyên liệu, tổn thất
trong vận chuyển, kéo dài được thời gian thanh toán. Tuy nhiên, nếu quá coi trọng về mối
quan hệ thì công ty sẽ bị giới hạn trong tìm kiếm những nhà cung ứng mới dẫn đến
những hạn chế về sự phong phú của mặt hàng => giảm khả năng đáp ứng từng nhu cầu
khác nhau của những đơn hàng khác nhau.

Bên cạnh đó, việc xem xét các tiêu chí về chất lượng, giá nguyên vật liệu bao gồm cả chi
phí phát sinh và phân phối được xem là khá ổn => tăng mức độ đồng nhất về chất lượng
tôm đầu vào, cắt giảm được các chi phí liên quan và thời gian cũng như những rủi ro
trong phân phối.
Tuy vậy, công ty lại không quan tâm đến yếu tố về mức độ linh hoạt của các nhà cung
ứng trong trường hợp có những biến động về số lượng cũng như là nhu cầu của nguồn
tôm đầu vào => thụ động đối với những thay đổi đột ngột chi tiết đơn hàng.

2.2.3. Sản xuất:

Đối với ngành chế biến xuất khẩu thủy sản, nguyên vật liệu có ảnh hưởng cực kì lớn đến
doanh nghiệp vì trong giá trị sản phẩm sản xuất ra có từ 60%-80% là giá trị nguyên vật
liệu, 20%-40% còn lại là giá trị nhân công, máy móc, thiết bị,... Vì vậy ngay từ đầu năm
công ty đã phải lên kế hoạch số lượng nguyên liệu cần sản xuất chế biến dựa vào tồn kho
và kế hoạch xuất khẩu, tiêu thụ nội địa trong năm tới để lên kế hoạch tìm nhà cung ứng
thích hợp để kịp thời đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất của cả năm. Công ty đưa
ra kế hoạch số lượng sản xuất, tồn kho và lên kế hoạch số nguyên liệu phải mua dựa vào
số lượng sản phẩm xuất bán, tiêu thụ và số lượng nguyên liệu tồn kho của các năm trước
rồi dùng phương pháp dự báo bình quân để tính.

Mực hiện nay đang là nguồn nguyên liệu khan hiếm cho chế biến xuất khẩu nên các chủ
Nậu Vựa mua mực nguyên liệu với giá như nhau cho cả chủ tàu có và không có quan hệ
tài chính, thậm chí đối với những chủ tàu không có quan hệ tài chính còn được ưu tiên
thanh toán tiền ngay sau khi giao hàng. Chủ tàu không có quan hệ tài chính có thể bán
sản phẩm cho bất cứ đối tượng mua nào nếu thấy có lợi nhất. Chủ tàu có quan hệ tài
chính phải bán cho chủ NV của mình. Không có sư chênh lệch giá so với thị trường khi
thanh toán. Các sản phẩm mực khai thác chủ yếu được bán cho các chủ NV, các tàu thu
mua trên biển của các HTX và tư nhân, một số các cơ sở chế biến và một số ít người mua
để bán lẻ tại chợ địa phương.

Sơ đồ 2.4:Qui trình thu mua


 s.M1.1: Lập kế hoạch sản xuất:

Sơ đồ 2.5: Quy trình chung sản xuất các mặt hàng mực ống

(1) Tiếp nhận nguyên liệu

Yêu cầu nguyên liệu dùng để sản xuất mặt hàng mực ống phải có chất lượng tốt,
phải tươi, màu tự nhiên, không có bị biến màu hoặc màu lạ khác, không có tạp chất, hình
dáng nguyên vẹn, không bị rách thủng hoặc khuyết tật cơ học, không trầy xước thịt trắng
đàn hồi.

* Quy trình tiếp nhận nguyên liệu được thực hiện như sau:

Nguyên liệu – bốc dở - kiểm tra chất lượng – cân – ghi sổ - phân loại – sơ chế và
bảo quản

Việc kiểm tra nguồn gốc phương tiện bảo quản và vận chuyển do bộ phận kinh
doanh và KCS thực hiện tại địa điểm thu mua. Nguyên liệu được bảo quản đá khô (lớp
đá/lớp mực/lớp đá) trong thùng cách nhiệt với nhiệt độ 1- 4 độ C. Thời gian tiếp nhận cho
một tấn nguyên liệu không quá 30 phút. Thông thường việc kiểm tra chất lượng nguyên
liệu đầu vào tại Công ty chủ yếu bằng cảm quan bằng mắt thường và kinh nghiệm của tổ
tiếp nhận nguyên liệu. Nếu lô nguyên liệu đạt sẽ được vận chuyển về Công ty. Có một số
Nậu chở nguyên liệu đến tận Công ty bán. Quá trình tiếp nhận nguyên liệu cũng bằng
cảm quan, nhìn bằng mắt thường và kinh nghiệm của tổ tiếp nhận nguyên liệu.

Ở trên xe vận chuyển nguyên liệu được chứa trong các rổ nhựa, sọt nhựa hoặc thùng
nhựa, thùng xốp cách nhiệt, có lỗ thoát nước ở đáy. Khi nguyên liệu vận chuyển về. Công
ty, phòng tiếp nhận nguyên liệu, công nhân sẽ tiến hành bốc dỡ và được thực hiện nhanh
chóng.

(2) Sơ chế
Sơ chế là quá trình xử lý cơ học hoàn toàn thủ công do công nhân thực hiện nhằm
mục đích loại bỏ những phần kém chất lượng, đồng thời làm sạch tạp chất bám trên
nguyên liệu. Quá trình sơ chế được thực hiện qua các công đoạn sau:

Nguyên liệu -> Cắt râu, xẻ lưng -> Loại bỏ nội tạng -> Làm sạch phần bụng -. Tùy
sản phẩm cần lột da dè, cắt da vai -> Bán thành phẩm.

Trong tưng công đoạn đều có đội ngũ KCS kiểm tra chặt chẽ. Trước khi vào ca, tất
cả các đối tượng liên quan đến quá trình sản xuất từ nhà xưởng đến các dụng cụ phục vụ
sản xuất đều được tẩy trùng bằng nước Chlorine với nồng độ cho phép. Đối với công
nhân và cán bộ làm việc trong xưởng đều phải tuân thủ tuyệt đối các quy định trong phân
xưởng như: không đeo nữ trang, mặc bảo hộ lao động, đội mũ trùm đầu, đeo khẩu trang
và bao tay, đi ủng đã được khử trùng trước đó.

Sau khi mực tiến hành sơ chế xong thì chuyền sang phòng làm sạch filet

(3) Khâu cấp đông, bao gói, đóng thùng, bảo quản:

Bán thành phẩm sau khi được xếp khuôn được cấp đông bằng tủ đông tiếp xúc hoặc
đưa vào phòng chờ phải vận hành trước 15 phút trước khi đưa vào cấp đông không quá
4h, nhiệt độ trung tâm của sản phẩm đạt dưới -20 ± 20oC. Mực sau khi cấp đông được rã
đông, tách khay, rà kim loại và đóng thùng carton. Mực thành phẩm sau khi bao gói đóng
thùng được bảo quản tạm thời trong kho lạnh, nhiệt độ bảo quản -20 ± 20oC.

 s.M1.2: Xuất kho nguyên vật liệu:

Qui mô hoa ̣t động: 60.000m2 và trên 500 nhân công và công suất hoa ̣t động trên
50 container/tháng.
 s.M1.3: Sản xuất và kiểm tra:

Trong quá trình sản xuất mực, phòng kinh doanh sẽ lập phiếu yêu cầu kiểm hàng
gửi cho phòng KCS,phòng KCS sẽ kiểm tra toàn bộ lô hàng từ khi tiếp nhận nguyên liệu
đến khâu hoàn thành thành phẩm rồi gửi lại kết quả cho phòng kinh doanh. Nếu mực đạt
chất lượng thì sẽ đưa vào đóng gói, phân phối, xuất khẩu. Nếu không đạt chất lượng thì
sẽ trả lại .

 s.M1.4: Đóng gói:


- Toàn bộ bao PE, hộp , nhãn mác, thùng carton , thùng mốp,… để sản xuất sản
phẩm của công ty đều được thuê ngoài sản xuất. Nhà cung cấp bao bì lâu dài của công ty
là Công ty Liksin (159 Kinh Dương Vương, p.12, Q. 6, TPHCM)
- Vật liệu đóng gói có chất liệu phù hợp không độc hại , không gây hư hỏng tôm
- Không sử dụng bao bì có chứa hóa chất, các chất nguy hiểm làm vật liệu đóng gói
- Tất cả Tôm thành phẩm được thu mua từ đại lí hoặc công ty chế biến trung gian
đều được đóng gói dưới tên thương hiệu Seafood No.1
 s.M1.5: Phân bổ thành phẩm:

Tôm sau khi block đông sẽ được chứa 6block/thùng rồi được đưa đi xiết lại bà dán
đai nẹp. Số block chưa đủ thùng thì chỉ được ghép nắp kín mà không được xiết dây đai.
Sau khi hoàn thành xong, các thùng carton này được bảo quản trong kho lạnh chưa thành
phẩm ở nhiệt độ -200C để chờ được vận chuyển cho các đơn hàng trong nước và xuất
khẩu

 s.M1.6: xuất kho sản phẩm để phân phối:

Hàngđươ ̣cvậnchuyểnvàxếptrênboongtàuchờxuấtkhẩusangchokháchhàng.

Kết thúc chu kỳ của sản phẩm.

 s.M1.7: Xử lí sản phẩm lỗi:


Công ty sẽ chịu mọi chi phí thu hồi và sửa chữa mọi sản phẩm lỗi. Nếu sản phẩm
không thể sửa chữa, Công ty sẽ thay thế hàng mới cho khách hàng.

 Đánh giá qui trình sản xuất:

Đối với Công ty chế biến, trường hợp mua nguyên liệu mực trực tiếp từ ngư dân thì
lợi nhuận chiếm trên 70% tổng lợi nhuận toàn chuỗi, do công ty là tác nhân trong chuỗi
nắm giữ công đoạn chiếm hàm lượng kỹ thuật cao, tạo ra giá trị gia tăng cho sản
phẩm.Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty cũng tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể:
năm 2011 cứ một kg mực xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản công ty được hưởng lợi
nhuận là 35.095 đồng, sang năm 2012 lại tăng lên 40.189đồng/kg, trong năm 2013 lại
giảm còn 19.422đồng/kg. Nguyên nhân của sự tăng giảm thất thường đó là do nguồn
nguyên liệu dùng để sản xuất của công ty là từ đánh bắt, gây khó khăn cho công ty trong
vấn đề lên kế hoạch sản xuất, nếu bị mất mua công ty cũng phải thu mua nguyên liệu với
giá cao để duy trì sản xuất giữ bạn hàng đồng thời tạo công ăn việc làm cho công nhân,
làm cho giá thành tăng cao trong khi giá xuất khẩu lại không tăng, có khi còn giảm. Như
trong năm 2013 do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới các nhà nhập
khẩu thu mua với giá thấp hơn, kèm theo đó lại yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về chất
lượng sản phẩm. Cũng tương tự, trường hợp công ty mua nguyên liệu trực tiếp từ Nậu
vựa thì lợi nhuận cũng tăng giảm không đều, do một số nguyên nhân như đã phân tích ở
trên, nhưng trong trường hợp này một phần lợi nhuận lớn của công ty đã chuyển qua cho
Nậu, tuy vậy công ty vận chấp nhận mua vì để duy trì hoạt động sản xuất của công ty.

Như vậy, lợi nhuận phân phối giữa các đối tượng trong chuỗi mực ống của công ty
Baseafood không đồng đều. Nguyên nhân của vấn đề này chính là chưa có sự liên kết
giữa công ty với ngư dân và Nậu vựa. Ngư dân là người chịu rủi ro nhiều nhưng phần lợi
nhuận chiếm rất ít trong chuỗi, do thường bị Nậu vựa và công ty ép giá, vì sản phẩm mực
không bảo quản được lâu, một số ngư dân còn phụ thuộc tài chính từ Nậu vựa. Đây là
một nguy cơ rất lớn cho Nậu vựa và đặc biệt là công ty. Vì đến một lúc nào đó, nếu ngư
dân thấy việc đánh bắt mực không mang lại hiệu quả cho bản thân họ, thì họ sẽ bỏ nghề,
và thực tế hiện nay đã có một số tàu thuyền chuyến nghề sang đánh bắt hải sản khác,
hoặc ngư dân bỏ hẳn nghề, số lượng lao động đi theo tàu đánh bắt mực cũng giảm vì rủi
ro lớn, thời gian xa gia đình nhiều, nên họ chọn một số nghề lao động trên bờ lương ít
hơn nhưng ổn định và có thời gian dành cho gia đình. Nguy cơthiếu hụt nguyên liệu đầu
vào, gây khó khăn cho sản xuất và xuất khẩu là điều khó trách khỏi đối với công ty.

2.2.4. Phân phối:

Sơ đồ 2.6:Quy trình phân phối của công ty

Sản phẩm hoàn thành được phân phối theo nhiều kênh:
- Phân phối cho các siêu thị, nhà hàng, cho các nhà bán buôn: hàng được sản xuất
theo đơn và được vận chuyển đến các đại lý  sản phẩm được phân phối tiếp cho các
nhà bán lẻ người tiêu dùng.
- Xuất khẩu đi các nước: Hàng được xuất khẩu theo đơn hàng đến các nước cho các
nhà nhập khẩu ở Nhật và được phân phối cho nhà bán lẻ để đến tay người tiêu dùng ở
Nhật . Quy trình như sau:
 Phân phối hàng tồn kho (sD1)
 sD1.1: Quy trình điều tra và báo giá
Công ty sẽ tính toán nguồn tôm nguyên liệu, nhân công, thời gian thu mua và sản
xuất để xác định chi phí, ước tính lợi nhuận rồi báo giá cho đối tác

 sD1.2 : Tiếp nhận, nhập và kiểm tra đơn hàng


Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng, khách hàng sẽ xem bảng bảo giá và chất
lượng của sản phẩm nếu phù hợp thì sẽ đặt hàng, công ty tiếp nhận đơn hàng và ký hợp
đồng.

 sD1.3: Dự trữ hàng trong kho và xác định ngày giao hàng
Khi sản phẩm đã được sản xuất, công ty sẽ dự trữ sản phẩm vào trong kho, xác định
ngày giao hàng và chờ công ty vận tải đến vận chuyển.

 sD1.4 : Phân bổ đơn hàng


Phân loại đơn hàng để tính toán thời gian và chi phí hoàn thành đơn hàng với chi
phí thấp và đúng thời hạn cho khách hàng.

 sD1.5: Lập kế hoạch vận chuyển


Công ty Baseafood yếu xuất hàng theo điều kiện FOB. Do đó công ty sẽ thu xếp
phương tiện vận tải để xếp hàng từ kho và giao đến boong tàu.

 sD1.7: Chọn đối tượng vận chuyển và thời gian vận chuyển
Trước ngày giao 2 tuần, bộ phận xuất nhập khẩu của Công Ty Baseafood sẽ liên lạc
với hãng tàu được chỉ định bởi bên mua để đặt container rỗng cho việc xuất hàng. Khi
nhận được booking từ hãng tàu trên đó thể hiện nơi nhận công rỗng, cảng giao hàng, cảng
chuyển tải, cảng đến, thời gian cắt máng và thời gian tàuchạy. Công ty Công Ty Thủy
Sản Số 1 sẽ fax hoặc mail booking này đến công ty Vận tải và thông báo ngày xuất hàng

 sD1.8: Nhận thành phẩm từ khâu thu mua hoặc sản xuất
Dựa vào ngày xuất hàng và booking công ty Vận Tải sẽ đến bãi chứa công rỗng của
hãng tàu để nhận container. Khi đã nhận container, đơn vị vận tải kiểm tra container, di
chuyển container đến kho hàng và nhận sản phẩm từ công ty Công Ty Baseafood.

 sD1.9 : Chọn thành phẩm


Chọn sản phẩm, phân loại theo tiêu chí của từng đơn hàng trong kho từ hàng tồn sẵn
có và hàng vừa mới sản xuất chế biến. Lập báo cáo chi tiết cho từng đơn hàng.

 sD1.10: Đóng gói sản phẩm


Do sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm đông lạnh, khi xuất đi công ty sẽ đóng gói sản
phẩm theo quy định để tránh hư hỏng sản phẩm và có phương tiện giữ đông đảm bảo chất
lượng sản phẩm. Dán nhãn, mã vạch, các thông báo cần thiết về sản phẩm.

 sD1.11: Bốc dỡ hàng lên phương tiện vận tải và lập các chứng từ
Vận tải sẽ chuyển container rỗng kèm theo seal đến kho hàng theo đúng thời gian
qui định của Công ty để công nhân xếp hàng vào container
Chứng từ cho đơn vị vận chuyển gồm:

- Phiếu xuất kho.


- Bảng kê chi tiết hàng hóa để cập nhận số tàu khi hạ container.
- Thông báo số container, số seal cho hãng tàu.

 sD1.12:Vận chuyển sản phẩm


Để vận chuyển sản phẩm cần phải thông qua thủ tục hải quan. Bộ phận xuất nhập
khẩu của công ty tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng.

Hồ sơ khai báo hải quan bao gồm:

- Tờ hải quan mã vạch: nộp 02 bản chính (01 bản hải quan và 1 bản người khai hải
quan)
- Thông báo tiếp nhận
- Giấy giới thiệu
- Hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản sao
- Hóa đơn thương mại: 1 bản chính
- Bảng kê chi tiết hàng hóa: 1 bản chính

Nhân viên Hải Quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ thì đóng dấu “đã tiếp
nhận lời khai” vào các tờ khai hải quan. Công Ty Baseafood sẽ được cấp phiếu tiếp nhận
hồ sơ có ghi rõ họ tên, số bản chứng từ đã nộp. tiếp theo là làm chứng từ cho hãng tàu,
kiểm tra hàng hóa, hun trùng, chứng nhận thực xuất và làm C/O (chứng chỉ xuất xứ) -
Thông thường nếu hồ sơ không sai sót thì thời gian cấp khoảng 1 tuần , chứng từ xuất
khẩu.

Sau khi có phản hồi của hải quan cửa khẩu xuất hàng, nếu được miễn kiểm thì bộ
phận xuất nhập khẩu của công ty thông báo cho đơn vị vận chuyển hạ container hàng
xuất tại bãi chờ xuất hàng. Và nhân viên xuất nhập khẩu của công ty sẽ đóng seal hãng
tàu vào container.

 sD1.13: Khách hàng nhận và kiểm tra hàng hóa

Sau khi tiếp nhận sản phẩm, khách hàng dựa vào hóa đơn thương mại và giao kết từ
trước để kiểm tra sản phẩm có đúng và phù hợp với yêu cầu hay không.

Nếu có hư hỏng sản phẩm thì khách hàng sẽ tiến hành phản hồi và khiếu nại đến
công ty Baseafood.

 sD1.15 : Hóa đơn

Công Ty Baseafood sẽ gửi hóa đơn cho Khách hàng để thông báo đơn hàng đã được
thực hiện và bắt đầu việc thanh toán. Thời gian thanh toán dựa vào hóa đơn.

 Đánh giá:

Vì phân phối cho nhiều kênh sỉ lẻ trong và ngoài nước nên Công ty thường gặp tình
trạng giao hàng trễ, giao hàng nhầm, giao hàng thiếu.

 Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng chưa cao. Nguyên nhân là do trong lúc thực hiện
nhiều đơn hàng trog cùng một thời điểm mà chưa lên được kế hoạch hợp lý và thực thi,
khiến cho các sản phẩm thường bị trễ hàng loạt. Điều này khiến cho công ty chưa nâng
cao được hiệu quả và sức cạnh tranh của mình.
 Chi phí quản lý đơn hàng : Việc chi phí còn cao dẫn đến tăng giá thành sản
phẩm, giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác.
 Thời gian xử lý đơn hàng. Với thực trạng công ty đang gặp phải là nguồn nguyên
liệu thu mua không ổn định vể mặt số lượng và chất lượng (vì tôm được thu mua theo
mùa từ các đại lý thu mua là chủ yếu) thì chỉ số Thời gian xử lý đơn hàng của công ty
không cao, thường giao hàng trễ, nhầm lẫn và không kiểm soát được chất lượng.

You might also like