You are on page 1of 2

MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ

 Định nghĩa: là một thiết bị tính toán sử dụng trực tiếp các hiệu ứng của cơ
học lượng tử như chồng chập và vướng víu lượng tử để thực hiện các phép
toán trên dữ liệu đưa vào. Khác với máy tính kỹ thuật số dựa trên tranzitor
đòi hỏi cần phải mã hóa dữ liệu thành các chữ số nhị phân, mỗi số được
gán cho 1 trong 2 trạng thái nhất định là 0 hoặc 1, tính toán lượng tử sử
dụng các bit lượng tử ở trong trạng thái chồng chập để tính toán. Điều này
có nghĩa là 1 bit lượng tử (đơn vị cơ bản của thông tin trong điện toán, viết
tắt là qubit) có thể có giá trị 0 và 1 ở cùng 1 thời điểm.
 Chồng chập lượng tử: áp dụng nguyên lý chồng chập vào cơ học lượng
tử. Nguyên lý chồng chập là sự cộng vecto các vecto sóng trong giao
thoa. Cụ thể hơn “nếu một hệ lượng tử được phát hiện ở hai trạng thái
A và B có tính chất khác nhau thì chúng cũng có thể được phát hiện ở
trạng thái tổ hợp của chúng aA+bB”.
 Vướng víu lượng tử: là một hiệu ứng trong cơ học lượng tử trong đó
trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật có thể liên hệ với nhau, dù
chúng cách xa tới mức nào. Ví dụ: hai photon có sự liên hệ với nhau,
trạng thái của photon này quyết định trạng thái của photon kia, nếu đo
được trạng thái của photon này thì sẽ biết được trạng thái của photon
có liên hệ với nó.
 Sự ra đời và phát triển:
 Ý tưởng máy tính lượng tử được đề xuất lần đầu tiên năm 1980 bởi
nhà toán học người Đức gốc Nga Yuri Manin.
 Năm 2007, công ty D-Wave tại Canada đã công bố chiếc máy tính
lượng tử đầu tiên có khả năng thương mại hóa đầu tiên mang tên D-
Wave One. Theo mô tả từ D-Wave thì đây là cỗ máy tính lượng tử sử
dụng tiến trình “phép tôi luyện lượng tử” với hệ thống 128 qubits. Số
qubit này phân thành 16 ngăn, mỗi ngăn 8 qbits và được tạo ra bởi
các vòng siêu dẫn.
 Tính đến năm 2014 tính toán lượng tử vẫn ở giai đoạn sơ khai nhưng
đã có nhiều thí nghiệm nhằm thực hiện các phép tính lượng tử trên
một số nhỏ các qubit. Cả phương diện thực nghiệm và nghiên cứu lý
thuyết đều đang được triển khai, và chính phủ cũng như quân đội
nhiều nước đã hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu máy tính lượng
tử ở cả mục đích dân sự và an ninh.
 Tháng 12/2015, D-Wave Systems, hãng sản xuất máy tính lượng tử
của Canada đã công bố hợp tác với NASA và Google trong việc xây
dựng các phòng thí nghiệm máy tính lượng tử. Các mẫu máy tính
lượng tử của D-Way Systems đã được NASA và Google mua với giá
hàng chục triệu USD.
 Tháng 5/2017, IBM công bố đã chế tạo thành công máy tính lượng tử
17 qubit. Vào tháng 11/2017, hãng tiếp tục công bố ra mắt phiên bản
mẫu máy tính 50 qubit. Tháng 10/2017, Intel cũng công bố chính
thức sản xuất máy chip máy tính lượng tử 17 qubit. Không chịu thua
kém, Google cũng cho ra đời máy tính lượng tử 20 qubit của riêng
mình vào tháng 6/2017 và hy vọng ra mắt máy tính 49 qubit vào dịp
cuối năm 2017.
 Hồi đầu tháng 12/2017, Microsoft phát hành bản thử nghiệm đầu
tiên của Quantum Development Kit, một công cụ cho phép các lập
trình viên viết ra những phần mềm chạy trên máy tính lượng tử
(quantum computer). Cùng với đó, hãng cũng giới thiệu ngôn ngữ lập
trình Q#, một bộ mô phỏng lại máy tính lượng tử và nhiều tài liệu
khác.

https://vi.wisssskipedia.org/wiki/M%C3%A1y_t%C3%ADnh_l%C6%B0%E1%BB%A
3ng_t%E1%BB%AD

You might also like