You are on page 1of 3

Có lẽ mọi người đều sẽ có những lần rơi vào trạng thái không biết nói gì khi đang trò

chuyện cùng người khác. Lúc đó, cảm giác hoảng loạn có thể nảy sinh.

Vậy chính xác tại sao điều này lại xảy ra? Nó có khuynh hướng xảy ra khi chúng ta không
thật quen với một người hoặc một nhóm cụ thể. Khi bạn bị đẩy vào một cuộc trò chuyện
mà giữa bạn và người kia không có nhiều điểm chúng, lúc này bạn sẽ cảm thấy khó khăn
để giữ được sự tương tác vì bạn không hoàn toàn tự tin với những điều mà mình nói ra.

Do đó, việc chuẩn bị kỹ một vài điều sẽ giúp ích cho bạn trong những trường hợp này.

Đừng cố tỏ ra là người thú vị

Có rất nhiều người tin rằng, để xây dựng được vài mối quan hệ, họ phải giành lấy chiến
thắng qua những cuộc chuyện trò thú vị và hài hước. Trong thực tế, đây không phải là tất
cả. Không phải những câu chuyện quá sâu sắc lúc nào cũng có ý nghĩa hữu dụng. Đừng bị
mắc kẹt trong suy nghĩ e ngại rằng những điều bạn nói không đủ tốt, dù sao đi nữa, cũng
cứ nói đi. Bạn cũng đừng cố gắng tạo ấn tượng, hãy luôn là chính mình.

Hãy đặt những câu hỏi hay để đối phương tự nói về chính mình

Nhìn chung, mọi người đều có xu hướng thích nói về bản thân mình. Không phải vì họ tự
cao tự đại mà bởi vì nó là chủ đề an toàn và duy nhất mà họ biết rất rõ. Vì vậy, nếu bạn
đang loay hoay để suy nghĩ về việc nên nói gì, đơn giản hãy đặt những câu hỏi hay cho
những người đối diện.

Việc bạn hỏi còn thể hiện rằng bạn đang hứng thú đến đối phương và sẽ đem lại cho họ
cảm giác được quan tâm, chăm sóc. Để có thể đặt câu hỏi, hãy tập trung chú ý và quan sát
để tìm ra đầu mối.
Ví dụ, nếu thấy họ có vẻ mệt mỏi, hãy hỏi họ xem họ đã làm gì ngày hôm qua. Nếu họ có
một món đồ quần áo cụ thể, hãy đề cập rằng bạn đang tìm kiếm một món đồ giống như
thế, và hỏi họ có nó từ đâu hoặc họ có thể giới thiệu nơi mà bạn có thể mua chúng.

Điều quan trọng là đặt những câu hỏi mở và để họ nói hơn là gợi ra những câu hỏi có câu
trả lời đúng hoặc sai. Điều này cho phép người ta tập trung nhiều hơn, giữ cho cuộc trò
chuyện tiếp tục diễn ra và giúp bạn tìm được nhiều manh mối về tính cách của họ.

Trò chuyện về món ăn

Điểm chính của vấn đề này là tìm ra một chủ đề tổng thể. Không phải ai cũng biết về
những tiến bộ của khoa học công nghệ, hoặc thời trang nhưng bạn biết mọi người có một
niềm đam mê hoặc ít nhất là ý kiến về đồ ăn.

Nếu các bạn đang ăn cùng nhau cách dễ nhất để bắt đầu một cuộc trò chuyện là hãy nhận
xét đơn giản về món ăn. Hoặc mở rộng ra bằng cách nói về những sự khác nhau về các
món ăn bạn đã từng thử.

Nói về món ăn cũng là cách dễ để các bạn tìm ra những điểm chung.

Chèo lái câu chuyện họ đang nói

Thỉnh thoảng những cuộc nói chuyện có thể bị chùn xuống nếu bạn thự sự không thể liên
kết với các chủ đề mà người kia đang nói tới. Nếu bạn có ít kiến thức về chủ đề này, bạn
sẽ rất khó để đưa ra ý kiến của bản thân hoặc rơi vào trạng thái im lặng, ngại ngùng.

Một kỹ thuật hay trong trường hợp này là để thay đổi những gì người khác đã nói. Nếu
một người đang miêu tả công việc phức tạp của họ cho bạn hoặc một nghề chuyên nghiệp
nào đó mà bạn không quen thuộc với họ, họ biết rõ sự thiếu kiến thức của bạn. Bằng cách
lặp lại những gì họ nói hoặc yêu cầu làm rõ hơn những vấn đề đó, bạn sẽ tạo ra một cảm
giác rằng đang rất quan tâm tới câu chuyện của họ.

Chia sẻ những câu chuyện nho nhỏ về bản thân

Chia sẻ những thứ về bản thân có thể không tự nhiên đối với một vài người, đặc biệt là
những người hướng nội. Tuy nhiên, chia sẻ những điều nho nhỏ, dù đơn giản, nhưng sẽ
cho người kia thấy rằng, bạn muốn họ hiểu hơn về bạn, đó cũng sẽ là cách tạo ra một nội
dung thú vị cho cuộc trò chuyện.

Biết tuốt không phải là điều khiến ai đó trở thành người trò chuyện tuyệt vời

Hãy luôn nhớ rằng, khi có một biển kiến thức, có thể giúp chúng ta dễ dàng hơn khi nói
chuyện, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc "biết tuốt" mọi thứ, bạn sẽ trở thành
một người nói chuyện hấp dẫn.
Thực tế, những người có nhiều kiến thức sẽ có khuynh hướng thống trị cuộc trò chuyện và
có thể khiến người kia phải im lặng. Hãy nhớ rằng, bạn đang tìm kiếm một sự kết nối
trong cuộc giao tiếp, đừng làm quá nó lên./.

You might also like