You are on page 1of 19

1

HỆ THỐNG KÍCH TỪ TUA BIN MÁY PHÁT


(EXCITER)

1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG KÍCH TỪ


1.1.1. Khái niệm chung
Hệ thống kích từ là một trong các hệ thống thiết bị quan trọng nhất quyết định
đến sự làm việc an toàn của máy phát điện. Nó có nhiệm vụ cung cấp dòng điện
một chiều cho các cuộn dây kích thích của máy phát điện đồng bộ. Dòng kích từ
phải có khả năng điều chỉnh bằng tay hoặc tự động để đảm bảo chế độ làm việc
luôn ổn định, kinh tế của máy phát điện với chất lượng điện năng cao trong mọi
tình huống.
Trong chế độ làm việc bình thường, điều chỉnh dòng kích từ sẽ điều chỉnh
được điện áp đầu cực máy phát và thay đổi lượng công suất phản kháng phát vào
lưới điện.
Một vấn đề đáng quan tâm khi máy phát điện làm việc ở chế độ quá độ. Chế
độ quá độ có thể xảy ra trong quá trình khởi động máy hoặc khi nối máy phát điện
làm việc với lưới. Quá trình quá độ xảy ra có thể làm chất lượng điện năng giảm.
Nếu không khống chế kịp thời có thể gây nên phá hủy máy. Thông thường thời
gian quá độ của máy phát điện nói chung đòi hỏi phải tắt rất nhanh biên độ dao
động của các quá trình quá độ trong máy phải nằm trong phạm vi cho phép. Đặc
biệt trong trường hợp sự cố (ngắn mạch), cần có bộ phận để cưỡng bức dòng kích
thích cho phép điện áp lưới ổn định. Do đó vấn đề điều chỉnh tự động dòng kích từ
có vai trò hết sức quan trọng.
1.1.2. Thành phần của hệ thống kích từ
Thiết bị kích từ bao gồm máy biến áp kiểu khô, bộ chỉnh lưu thyristor, bộ
điều chỉnh tự động điện áp AVR, bộ phận diệt từ, thiết bị bảo vệ quá áp và tất cả
trang thiết bị cần thiết cho việc điều khiển, bảo vệ hệ thống kích từ và máy phát
trong các điều kiện vận hành bình thường và sự cố.
Thiết bị kích từ ban đầu sẽ cung cấp dòng kích từ định mức thích hợp, đảm
bảo chắc chắn và ổn định phát xung mở cơ cấu chỉnh lưu thyristor. Thiết bị cho
phép kích hoạt các thiết bị kích thích từ các nguồn tạm thời bên ngoài với công
suất dòng kích từ liên tục tới 1.2 lần công suất định mức và có thể điều chỉnh liên
tục với các bước điều chỉnh 10% đến 100% điện áp đầu cực máy phát, để kiểm
soát sự bão hòa máy phát và thử nghiệm đặc tính trở kháng trong thời gian vận
hành.
Tất cả các tính năng điều khiển, bảo vệ và hoạt động của thiết bị tương thích
với chế độ điều khiển từ xa từ phòng điều khiển nhà máy. Điều khiển từ xa được
giới hạn trong một vài điều khiển, chẳng hạn chỉ với chức năng như “khởi động-
dừng” và “tăng – giảm” thông qua bộ điều chỉnh tự động điện áp và điều khiển
bằng tay.
2

1.1.3. Bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát


Để tự động điều chỉnh dòng kích từ của máy phát điện đồng bộ, người ta sử
dụng hệ thống tự động điều chỉnh kích từ có bộ phận điều khiển chính là thiết bị tự
động điều chỉnh điện áp (AVR– Automatic Voltage Regulator). Thiết bị này có
nhiệm vụ giữ cho điện áp đầu cực máy phát là không đổi (với độ chính xác nào đó)
khi phụ tải thay đổi và nâng cao giới hạn công suất truyền tải của máy phát vào hệ
thống lưới điện. Đặc biệt khi máy phát được nối với hệ thống qua đường dây dài.
Những yêu cầu chung với hệ thống tự động điều chỉnh kích từ:
- Hệ thống phải đảm bảo ổn định tĩnh và nâng cao tính ổn định động.
- Hệ thống còn có chế độ kích thích cưỡng bức, khi máy làm việc ở chế độ
sự cố (như ngắn mạch trong lưới)… thì chỉ có bộ phận kích thích cưỡng bức làm
việc là chủ yếu. Bộ phận này cho phép duy trì điện áp của lưới thông qua đó tạo
điều kiện giải quyết sự cố và giữ ổn định cho hệ thống.
Hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ trên phụ thuộc vào đặc trưng và thông số
của hệ thống kích từ như kết cấu của thiết bị AVR.
Để cung cấp một cách tin cậy dòng điện một chiều cho cuộn dây kích từ của
máy phát điện đồng bộ, cần phải có hệ thống kích từ của máy phát điện đồng bộ,
cần phải có hệ thống kích từ thích hợp với công suất định mức đủ lớn. Thông
thường đỏi hỏi công suất định mức của hệ thống kích từ bằng (0.2 ÷ 0.6) % công
suất định mức của máy phát điện. Việc tạo ra các hệ thống kích từ có công suất lớn
như vậy thường gặp nhiều khó khăn. Đó là vì công suất chế tạo các máy phát điện
một chiều có công suất lớn bộ phận này làm việc kém tin cậy và mau hỏng do tia
lửa điện phát sinh. Với các hệ thống kích từ dùng máy phát điện động cơ xoay
chiều và chỉnh lưu có ưu điểm nổi trội hơn. Ngày nay người ta đang áp dụng phổ
biến hệ thống kích từ tĩnh, dùng bộ chỉnh lưu có điều khiển.
Ngoài công suất định mức và điện áp định mức, hệ thống kích từ còn được
đặc trưng bởi hai thông số quan trọng khác là điện áp kích từ giới hạn (Ufgh) và
hằng số thời gian (Te).
Điện áp kích từ giới hạn là điện áp kích từ lớn nhất có thể tạo ra được của hệ
thống kích từ. Giá trị điện áp này càng lớn thì phạm vi điều chỉnh dòng kích từ
càng rộng và càng có khả năng điều chỉnh nhanh. Đối với máy phát điện tua bin
hơi thường có Ufgh ≥ 2Ufđm. Trong nhiều trường hợp để đáp ứng các yêu cầu
đảm bảo ổn định hệ thống, người ta chế tạo Ufgh = (3 ÷ 4) Ufđm. Tuy nhiên, Ufgh
càng cao đòi hỏi hệ thống kích từ phải có khả năng cách điện cao.
Hằng số thời gian Te đặc trưng cho tốc độ thay đổi dòng kích từ. Te được xác
định bởi quán tính điện từ của các cuộn dây điện cảm. Te có trị số càng nhỏ thì tốc
độ điều chỉnh kích từ càng nhanh. Đặc trưng cho tính tác động nhanh của hệ thống
kích từ bằng tốc độ điện áp kích từ khi có kích thích cưỡng bức.
1.1.4. Bộ chỉnh lưu kích từ thyristor
Sử dụng cho hệ thống kích từ tĩnh, bộ chỉnh lưu sử dụng ở đây là kiểu chỉnh
lưu 3 pha, gồm hai cầu như nhau nối song song. Trong chế độ vận hành bình
thường, cả hai cầu đều ở vị trí làm việc nhưng chỉ một cầu có xung kích từ để mở
cổng thyristor, cầu còn lại ở trạng thái đóng.
3

Trong trường hợp cầu đang mở có sự cố thì mạch điều khiển của nó tự động
ngắt xung kích từ để khóa thyristor, và mạch điều khiển xung của cầu kia được tác
động để tự động mở thyristor. Mỗi thyristor được lắp cùng với một cầu chì bảo vệ,
một cảm biến nhiệt điện trở (RTD) để theo dõi nhiệt độ.
Các cầu chỉnh lưu được thiết kế và bảo vệ để nó có thể hoạt động trong mọi
điều kiện, thậm chí cả khi hệ thống điện bị dao động mà không có bất cứ nguy hại
nào. Hệ thống kích từ có khả năng chịu được dòng cảm ứng trong mạch kích từ
trường hợp ngắn mạch một pha hay nhiều pha phía hạ áp máy biến áp chính, hoặc
trong trường hợp mất đồng bộ, mà các điểm đấu nối thyristor không bị quá nhiệt.
Các bộ thyristor được đặt trong các phiến tỏa nhiệt thích hợp và được làm mát
bằng không khí cưỡng bức. Hệ thống làm mát được trang bị hai quạt gió 400/230V
AC. Mỗi quạt đảm bảo 100% công suất làm mát cho các bộ thyristor, một quạt làm
việc và một dự phòng. Sự chuyển đổi hoạt động giữa hai quạt được thực hiện tự
động.
Để giám sát nhiệt độ bộ chỉnh lưu, các quạt được trang bị các bộ đo lưu lượng
không khí làm mát và các cảm biến nhiệt độ với hai mức cảnh báo, mức thứ nhất
gửi đi tín hiệu báo động và mức thứ hai gửi đi tín hiệu cắt.
1.1.5. Một số hệ thống kích từ cho máy phát điện đồng bộ
Trong thực tế có bốn loại hệ thống kích từ điển hình được sử dụng cho máy
phát điện đồng bộ là:
- Hệ thống kích từ bằng máy phát điện một chiều.
- Hệ thống kích từ bằng máy phát điện xoay chiều tần số cao.
- Hệ thống kích từ không chổi than.
- Hệ thống kích từ tĩnh.
4

1.2 MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG KÍCH TỪ (EXC)


1. MÔ HÌNH MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ
Máy phát điện đồng bộ rất quan trọng cho hoạt động hệ thống điện. Cấu hình
hệ thống chung của máy phát điện đồng bộ kết nối với nguồn công suất lớn thông
qua mạng truyền tải được biểu diễn bằng mạch tương đương Thevenin như hình 1.

Hình 1. Mạch tương đương của máy phát điện đồng bộ


nối với nguồn vô cùng lớn
1.1. Mô hình cổ điển
Máy phát điện được biểu diễn như là điện áp Et nối với Xd như trong hình 2.
Độ lớn của Et được xem là không đổi ở giá trị trước sự dao động. Với δ là góc giữa
Et và điện áp nguồn vô cùng lớn EB. Góc δ thay đổi với sự dao động của rotor máy
phát. Dòng điện được thể hiện như:
E t 00  E B   E t  (E B cos   jsin )
It   (1.1)
jXT jXT

Hình 2. Mô hình cổ điển của phát phát đồng bộ


Công suất sau Xd' được cho bởi:
(1.2)
Với việc bỏ qua điện trở stato, công suất khe hở không khí (Pe) bằng công
suất đầu cực (P).
Trong mỗi máy phát, mô-men khe hở không khí bằng với cường độ khe hở
không khí. Do đó
Et EB
Te  P  sin  (1.3)
XT
Tuyến tính hoá về điều kiện làm việc ban đầu với = 0
Te EE
Te    t B cos 0 ()  KS (1.4)
 XT
5

E t EB
KS  cos 0 (1.5)
XT
Phương trình của chuyển động trong mỗi máy là:
1
pr  (TM  Te  K D r )
2H
p  0 r (1.6)
Tuyến tính hoá phương trình (6) và thay thế Te cho bởi phương trình (4), ta
có:
1
pr  (TM  K S   K D r )
2H (1.7)
p  0 r
Viết phương trình (7) ở dạng ma trận ta được:
 K K   1 
d      D  S     
   2H 2H     2H  TM
dt       
 0 0     0 
(1.8)
Phương trình (1.8) là dạng của ̇ = Ax + Bu, các yếu tố của ma trận trạng thái
A phụ thuộc vào các thông số hệ thống KD, H, XT và các điều kiện hoạt động ban
đầu là các giá trị của E' và δ0. Phương trình (1.8) mô tả tín hiệu nhỏ được biểu diễn
trong sơ đồ khối như hình 3.

Hình 3. Mô hình cổ điển sơ đồ khối máy phát điện đồng bộ


nối lưới vô cùng lớn
Từ sơ đồ khối ta có:
0  1 
   (K S   K D r  TM ) 
S  2Hs 
(1.9)
  1  
 0  (K S   K D s  TM ) 
S  2Hs 0 
Phân tích sơ đồ khối, chúng ta có được phương trình đặc trưng:
KD K s 0
s2  s 0 (1.10)
2H 2H
6

So sánh nó với mô hình chung, tần số ω n và hệ số dập tắt ξ được thể hiện như:
K s 0
n 
2H
1 KD

2 K s 2H0
(1.11)
1.2 Ảnh hưởng của mạch từ:
Theo [Kundur], phương trình từ thông của máy phát điện đồng bộ được cho
bởi:
p  fd  0 (e fd  R fd i fd )
R fd (1.12)
 0 E fd  0 R fd i fd
Ladu
Với, Efd là điện áp đầu ra kích từ.
Các sơ đồ tương đương giữa mối liên hệ từ thông và dòng điện được hiển thị
trong hình 4.

Hình 4. Sơ đồ tương đương giữa mối liên hệ từ thông và dòng điện


Từ thông gữa stator và rotor được cho bởi:
 d   Ll id  Lads (id  i fd )   Ll id   ad
 q   Ll iq  Laqs (iq )   Ll iq   aq
 fd  Lads (id  i fd )  L fd i fd   ad  L fd i fd
(1.13)
Từ phương trình (13), mạch kích từ có thể được thể hiện như:
 fd  ad
i fd 
L fd
(1.14)
Trên trục d, giá trị thực của từ thông có thể được viết dưới dạng của Ψfd và id
như:
Lads
 ad   Lads id  Lads i fd  Lads id  ( fd  ad )
L fd
 fd
 L'ads (id  )
L fd
(1.15)
7

1
Với L ads  1
'
1

Lads L fd
Vì không có mạch rotor xem xét trong trục q, giá trị từ thông được cho bởi:
 aq   Laqs iq
(1.16)
Mô men điện là:
Te   d iq   qid   ad iq   aqid (1.17)
Với pψfd và bỏ qua biến thiên tốc độ, phương trình điện áp stator là:
ed   Ra id   q   Ra id  ( Ll iq   aq )
(1.18)
eq   Ra iq   d   Ra iq  ( Ll id   ad )
Các thành phần điện áp đầu cực và điện áp hệ thống thể hiện trong hệ trục tọa
độ dq được đưa ra như sau:
~
E t  ed  jeq
~ (1.19)
E B  EBd  jEBq
Các phương trình ràng buộc cho hệ thống thể hiện trong hình 2.1 là
~ ~ ~
E t  E B  ( RE  jX E ) I t
(1.20)
(ed  jeq )  ( EBd  jEBq )  ( RE  jX E )(id  jiq )
Chuyển sang hệ d và q, ta có:
ed  RE id  X E iq  EBd
eq  RE iq  X E id  EBq
EBd  EB sin 
(1.21)
EBq  EB cos 
Sử dụng phương trình (1.18) và (1.21), ta thu được là id và iq:
  L  
X Tq  fd  ads
  EB cos    RT EB sin 

  Lads  L fd 

id 
D
(1.22)
  L  
RT  fd  ads
  EB cos    X Td EB sin 
  Lads  L fd  
iq  
D
Trong đó,
RT  Ra  RE
X Tq  X E  ( Laqs  Ll )  X E  X qs
(1.23)
X Td  X E  ( L' ads  Ll )  X E  X 'ds
D  RT2  X Tq X Td
Tuyến tính hóa phương trình (1.22) thể hiện dưới dạng:
8

id  m1  m2  fd
(1.24)
iq  n1  n2  fd
Với:
EB ( X Tq sin  0  RT cos  0 )
m1 
D
EB (R T sin  0  X Td cos  0 )
n1 
D
X Tq Lads (1.25)
m2 
D ( Lads  L fd )
RT Lads
n2 
D ( Lads  L fd )
Tuyến tính hóa phương trình (15) và (16):
  fd   1 
 ad  L'ads  id     m2  L'ads  fd  m2 L'ads 
 L fd   L fd  (1.26)
 
 aq   Laqs iq  n2 Laqs  fd  n1 Laqs 
Tuyến tính hóa phương trình (14) và thay thế cho Δψad từ phương trình (26)
được:
 fd   ad
i fd 
Lad
 L' fd 
(1.27)
1 1
 1   m2 L'ads   fd  m1 L'ads 
L fd L  L
 fd  fd

Dạng của phương trình sau khi tuyến tính là:


Te   ad 0 iq  iq 0  ad   aq 0 id  id 0 aq(1.28)
Thay id, iq, Ψad, Ψaq từ phương trình (24), (26) và (27) ta có được:
Te  K1  K2  fd (1.29)
Với:
K1  n1 ( ad 0  Laqs id 0 )  m1 ( aq 0  L'aqs iq 0 )
L'ads
K 2  n2 ( ad 0  Laqs id 0 )  m2 ( aq 0  L aqs iq 0 ) 
'
iq 0
L fd
Bằng cách thay thế các phương trình (29) cho mô-men điện trong phương
trình (7) ta có:
1
pr  (TM  K1  K 2  fd  K D r )
2H (1.30)
p  0 r
Tuyến tính hóa phương trình (12), thay thế các biểu thức cho Δifd từ phương
trình (27) và sử dụng phương trình (30), các phương trình hệ thống có được dưới
dạng:
9

    a11 a12 a13     b11 0 


      Tm 
     a21 0 0       0 0  
 E fd  (1.31)
  fd   0 a32 a33    fd   0 b32 
 
Với:
KD
a11  
2H
K
a12   1
2H
K
a13   2
2H
a21  0  2 f 0
0 R fd
a32   m1 L'ads
L fd (1.32)
0 R fd  L' 
a33   1  ads  m2 Lads 
'

L fd  L fd 
1
b11 
2H
0 R fd
b32 
Ladu
ΔTm và ΔEfd phụ thuộc vào điều khiển động lực và kích thích. Các hổ cảm
Lads và Laqs trong các phương trình trên là những giá trị bão hòa. Các phương pháp
tính toán cho độ bão hòa để phân tích tín hiệu nhỏ được mô tả dưới đây.
1.3. Mô hình hóa các đại lượng bảo hòa trong nghiên cứu ổn định
Các giả định sau đây được thực hiện trong mô hình hóa các đại lượng của bão
hòa từ trong nghiên cứu ổn định:
a. Các điện cảm rò độc lập với độ bão hòa và chỉ có các yếu tố đó bảo hòa là
hổ cảm giữa Lad và Laq.
b. Từ thông rò không gây ra bảo hòa sắt từ và độ bão hòa được xác định bởi
các khe hở liên kết từ thông.
c. Mối quan hệ giữa từ thông khe hở tổng hợp và mmf trong điều kiện có tải
cũng giống như trong điều kiện không tải.
d. Không có cảm ứng giữa trục d và trục q.
Với những giả định trên, những ảnh hưởng của bão hòa có thể được biểu diễn
bằng đường đặc tính hở mạch như trong hình 5.
Lad  K sd Ladu
L K L (1.33)
aq sq aqu
10

Hình 5. Đặc tính hở mạch với ảnh hưởng của độ bảo hòa
Với Ladu và Ladq là các giá trị không bảo hòa của Lad và Laq. Các hệ số bảo hòa
Ksd và Ksq xác định độ bảo hòa trong trục d và trục q tương ứng. Các đường cong
bão hòa có thể được chia thành ba phân đoạn:
I - Đoạn chưa bảo hòa
II - Đoạn phi tuyến
III - Đoạn bảo hòa tuyến tính hoàn toàn.
Các giá trị ngưỡng của T1 và T2 xác định ranh giới của ba phân đoạn thể
hiện như trong hình 6. Tổng bão hòa có liên quan với tổng giá trị của mối liên kết
từ thông và dòng điện. Độ gia tăng bão hòa có liên quan đến các giá trị dao động
của các mối liên kết từ thông và dòng điện. Do đó độ dốc gia tăng của các đường
cong bão hòa được sử dụng trong tính toán độ bão hòa gia tăng thể hiện như trong
hình 6. Sử dụng yếu tố độ gia tăng bão hòa, chúng ta có:
Lads (incr )  Ksd (incr ) Ladu (1.34)

Hình 6. Biểu diễn sự bảo hòa trong nghiên cứu ổn định


11

1
Với: K sd (incr )  Bsat ( ato  TI )
1  Bsat Asat e
Cho Asat và Bsat là hằng số bão hòa phụ thuộc vào đặc tính bão hòa trong các
phần phân đoạn II trong hình 7.

Hình 7. Phân biệt độ gia tăng bão hòa và tổng bảo hòa
Để tính toán các giá trị ban đầu của biến hệ thống, tổng bảo hòa được sử dụng
trong khi đối với các giá trị nhiễu loạn liên quan hệ số gia tăng độ bảo hòa được sử
dụng. Hình 8 cho thấy các đại diện sơ đồ khối của việc thực hiện tín hiệu nhỏ của
hệ thống.
Trong mô hình này, đặc tính tải của hệ thống được thể hiện trong các điều
kiện của hằng số K.
Từ phương trình (29), ta có thể thể hiện sự thay đổi momen điện như là một
hàm số của δ và ψfd như sau:
Te  K1  K2 fd (1.35)
Trong đó:
Te
K1  với hằng số là  fd

Te
K2  với hằng số là 
 fd

Hình 8. Biểu diễn sơ đồ khối với Efd là hằng số


12

Các biến của  fd được xác định bởi phương trình từ thông:
p fd  a32  a33 fd  b32E fd (1.36)
K2  fd
Bằng cách nhóm các điều kiện liên quan đến và sắp xếp lại, ta có:
K3
 fd   E fd  K 4  
1  pT3  (1.37)
Trong đó:
b32
K3  
a33
a32
K4  
b32
1 L
T3    K 3Td0 adu
a33 L ffd
Các hằng số K2, K3, K4 thường là các số dương. Chừng nào K4 dương, ảnh
hưởng của trường biến thiên từ thông do phản ứng phần ứng là tạo ra một thành
phần mô-men dập tắt dương. Tuy nhiên, có thể có tình huống mà K4 âm. K4 âm khi
một máy phát thủy điện không có cuộn cản vận hành với tải nhỏ và được nối với
đường dây trở kháng cao để điện kháng tỷ lệ so với một hệ thống lớn.
Ngoài ra, K4 có thể âm khi máy phát được nối với một tải cục bộ lớn, cung
cấp một phần bởi các máy phát điện và một phần của hệ thống từ xa lớn. Trong
điều kiện như vậy, mô-men sinh ra bởi dòng cảm ứng trong mạch từ do phản ứng
phần ứng có các thành phần sai pha với  và sinh ra.

2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG KÍCH TỪ


Theo [Kundur], các tín hiệu điều khiển đầu vào cho hệ thống kích từ thường
là điện áp đầu ra máy phát Et có thể được thể hiện dưới dạng phức hợp:
Et  ed  jeq
Et2  ed2  eq2
Áp dụng với nhiễu loạn nhỏ, ta có thể viết:
 Et 0  Et    ed 0  ed    eq 0  eq 
2 2 2

Bằng cách bỏ qua các số hạng bậc cao hơn trong biểu thức ở trên, phương
trình trên được rút gọn thành:
Et 0 Et  ed 0 ed  eq 0 eq
Do đó:
e eq 0
Et  d 0 ed  eq (2.38)
Et 0 Et 0
Xét về mặt giá trị bị nhiễu, phương trình 1.18 có thể được viết:
13

ed   Ra id  ( Ll iq   aq )


(2.39)
eq   Ra iq  ( Ll id   ad )
Sử dụng phương trình 1.24 và 1.26, ta được:
Et  K5  K6 fd (2.40)
Trong đó:
ed 0 e
K5    Ra m1  L1n1  Laqs n1   q 0   Ra n1  L1m1  Lads
 m1 
Et 0 Et 0 (2.41)
ed 0 e  1 
K6   (  m1 ) 
  Ra m2  L1n2  Laqs n2   q 0  Ra n2  L1m2  Lads
Et 0 Et 0  L fd 
Đối với phân tích quy mô nhỏ, hệ thống kích từ tĩnh được thể hiện như trong
hình 2.9. Tính phi tuyến kết hợp với trần điện áp đầu ra kích từ biểu diễn bởi
EFMAX và EFMIN.

Hình 2.9. Hệ thống kích từ tĩnh với AVR


Từ sơ đồ khối hình 2.9, sử dụng các giá trị bị nhiễu, ta có:
1
v1  Et
1  pTR
Vì thế:
1
pv1   Et  v1 
TR
Thay thế cho Et từ phương trình 2.40 ta được:
1
pv1  ( K5   K6  fd  v1 ) (2.42)
TR
Từ sơ đồ khối hình 2.9 ta được:
E fd  K A Vref  v1 
Xét về mặt giá trị bị nhiễu ta có:
E fd  K A (v1 )
(2.43)
Phương trình từ thông thể hiện trong phương trình (1.36) trở thành:
p fd  a31r  a32  a33 fd  a34v1 (2.44)
Trong đó:
14

0 R fd
a34  b32 K A   KA (2.45)
Ladu
Các biểu thức cho a31, a32, a33 vẫn không thay đổi trước và kể từ khi ta có
một mô hình đầu tiên theo yêu cầu cho bộ kích thích, thứ tự của toàn hệ thống
được tăng lên bằng 1; trạng thái biến mới được bổ sung là ∆1:
v1  a41r  a42  a43 fd  a44v1 (2.46)
a41  0
K5
a42 
TR
K
a43  6 (2.47)
TR
1
a44  
TR
Mô hình trạng thái hoàn chỉnh cho hệ thống điện, bao gồm hệ thống kích từ
của hình 2.8 có dạng sau:
 r   a11 a12 a13 0   r  b1 
  
     a21 0 0 0      0 
   T (2.48)
  fd   0 a32 a33 a34    fd   0  m
      

 1 
v 0 a42 a43 a44   v1   0 

Hình 2.10 biểu diễn sơ đồ khối có được bằng cách mở rộng hình 2.8 bao
gồm bộ biến đổi điện áp và bộ điều chỉnh điện áp tự động/kích thích. Sự biểu diễn
này áp dụng đối với bất kỳ loại bộ kích từ nào, với G(s) đại diện cho hàm truyền
của AVR và bộ kích từ. Đối với một hệ kích từ tĩnh:
G(s) = KA
Các giá trị sai lệch điện áp đầu cực, mà dạng đầu vào đưa tới khối chuyển
đổi điện áp được cho bởi:

Hình 2.10. Sơ đồ khối biểu diễn exciter và AVR


15

Hệ số K6 luôn luôn dương trong khi K5 có thể là dương hoặc âm tùy thuộc
vào điều kiện vận hành và trở kháng bên ngoài của hệ thống RE + jXE. Giá trị của
K5 có một ý nghĩa quan trọng về ảnh hưởng của AVR trên sự tắt dần các dao động
của hệ thống.

3. MÔ HÌNH CỦA BỘ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG (PSS)


Các chức năng cơ bản của ổn định hệ thống điện là thêm sự tắt dần cho các
dao động rotor máy phát điện bằng cách kiểm soát sự kích thích của nó sử dụng tín
hiệu ổn định phụ. Để cung cấp sự tắt dần, bộ ổn định phải sinh ra một thành phần
của mô-men điện cùng pha với độ lệch tốc độ rotor. Các cơ sở lý thuyết cho PSS
có thể được minh họa bằng sơ đồ khối như hình 2.11.

Hình 2.11. Sơ đồ khối biểu diễn AVR và PSS


Mục đích của PSS là sinh ra một thành phần mô-men dập tắt (damping
torque component). Một tín hiệu Logic sử dụng cho việc kiểm soát kích thích máy
phát điện là độ lệch tốc độ Δωr. Hàm truyền của PSS, (GPSS(s)), cần có các mạch bù
pha thích hợp để bù cho sự trễ pha giữa đầu vào kích từ và mô men điện đầu cực.
Các cơ sở cho việc cấu hình PSS và xem xét trong việc lựa chọn các thông số được
mô tả sau đây.
16

Hình 2.12. Hệ thống kích từ tĩnh với AVR và PSS


Khối bù pha cung cấp các đặc tính sớm pha thích hợp để bù cho sự trễ pha
giữa đầu vào kích từ và mô men điện của máy phát. Việc bù pha có thể là một khối
bậc một như hình 2.12. hoặc có hai hoặc nhiều hơn các bậc một hoặc khối bậc hai
có nguồn gốc phức tạp.
Khối lọc tín hiệu xử lý thông qua bộ lọc cao tần, với hằng số thời gian Tw đủ
lớn để cho phép các tín hiệu kết hợp với dao động trong ωr để truyền giá trị không
thay đổi, trong đó loại bỏ tín hiệu d.c. Nếu không có nó, thay đổi ổn định ở tốc độ
sẽ thay đổi điện áp đầu cực. Nó cho phép PSS để chỉ phản ứng với những thay đổi
về tốc độ.
Hằng số độ lợi ổn định KSTAB xác định số lượng momen dập tắt được sinh ra
bởi PSS.
Lý tưởng nhất, mức tăng nên được đặt ở một giá trị tương ứng với dập tắt tối
đa; Tuy nhiên, nó được giới hạn bởi việc xem xét khác.
Từ khối 4 của hình 2.12, xét trong điều kiện nhiễu loạn nhỏ, ta có:
pTW
v1   K STAB r 
1  pTW
Vì thế:
1
pv2  K STAB pr  v2 (2.49)
TW
Thay thế cho p ωr, được cho bởi (2.31), ta thu được biểu thức sau đây, cho
p v2 trong điều kiện của biến trạng thái:
 1  1
pv2  K STAB  a11r  a12   a13 fd  Tm   v2
 2H  TW
(2.50)
K STAB
 a51r  a52   a53 fd  a54 v2  Tm
2H
Trong đó:
a51  K STAB a11
a52  K STAB a12
a53  K STAB a13 (2.51)
1
a54 
TW
Từ khối 5,
 1  pT1 
vs  v2  
 1  pT2 
T 1 1
vs  1 pv2  v2  vs
T2 T2 T2
Thay thế cho p∆v2, được đưa ra bởi phương trình (2.50), ta được:
17

T1 K STAB
pvs  a61r  a62   a63 fd  a64 v1  a65v2  a66 vs  Tm (2.52)
T2 2 H
Trong đó:
T1
a61  a51
T2
T1
a62  a52
T2
T1
a63  a53 (2.53)
T2
T1 1
a65  a55 
T2 T1
1
a66  
T2
Từ khối 2 ta được:
E fd  K A  vs  v1 
Phương trình từ thông bao gồm PSS, trở thành:
p fd  a32  a33 fd  a34v2  a36vs
(2.54)
Trong đó:
0 R fd
a36  KA
Ladu
Mô hình không gian trạng thái hoàn chỉnh, bao gồm PSS, có dạng như sau: (Với
∆Tm=0)
 r   a11 a12 a13 0 0 0   r 
    a 0    
   21 0 0 0 0
  fd   0 a32 a33 a34 0 a36    fd 
   
 v1   0 a42 a 43 a44 0 0  v1 
(2.55)
 v2   a51 a52 a53 0 a55 0   v2 
    
 vs   a61 a62 a63 0 a65 a66   vs 
Các thông số PSS phải được như vậy nên hệ thống điều khiển có kết quả như
sau:
- Tối đa hóa các damping của chế độ tại chỗ cũng như các chế độ dao động
liên vùng mà không ảnh hưởng sự ổn định của các chế độ khác.
- Nâng cao ổn định hệ thống các sự cố thoáng qua.
- Không ảnh hưởng lớn đến hiệu suất hệ thống trong quá trình rối loạn hệ
thống chính gây nhiễu loạn tần số lớn.
Giảm thiểu hư hỏng của hệ thống kích từ do lỗi của một số phần tử.
18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1] Nguyễn Công Hiền (2006), Hệ thống cung cấp điện, Nhà xuất bản khoa học và
kỹ thuật.
[2] Trần Quang Khánh (2004), Vận hành hệ thống điện, Nhà xuất bản khoa học và
kỹ thuật.
[3] Lã Văn Út (2001), Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật.
[4] Phạm Văn Bình (2011), Máy điện tổng quát, nhà xuất bản giáo dục.
[5] Nguyễn Phùng Quang (2004): Matlab & Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự
động, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[6] Nguyễn Phùng Quang (2004), Truyền động điện thông minh, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật.
[7] Nguyễn Hiền Trung (2002), “Nâng cao chất lượng điều khiển ổn định hệ thống
điện bằng bộ điều khiển thiết kế theo lý thuyết tối ưu RH”; Tạp chí KHOA
HỌC & CÔNG NGHỆ (số 90), trang 119 – 124.
[8] Phan Xuân Lễ, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Trung Thoại (2013), “Nghiên cứu
chỉnh định tham số ổn định hệ thống điện PSS trong điều khiển ổn định công
suất điện”, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Phát triển năng lượng bền
vững , trang 407-412.
Tiếng Anh
[9] P Bera, D Das and T K Basu (Dec.2004), “Design of P-I-D Power System
Stabilizer for Multimachine System”, IEEE INDICON, pp. 446-450.
[10] S Robak, J W Bialek, J Machowski (May 2001), “Comparison of different
Control Structures for Lyapunov’s based Power System Stabilizer”, IEEE
power engineering society international conference, pp. 229-234.
[11] S S Choi and X M Jia (Aug 2000), “Coordinated Design of Excitation
limiters and Power System Stabilizers”, IEEE Transactions on power systems,
vol. 15, pp. 937-944.
[12] P Kundur (July 1999), “Effective use of Power Stabilizers for Enhancement of
Power System Reliability”, IEEE Power engineering society Summer meeting,
vol. 1, pp. 96-103.
[13] G Rogers (July 1999), “The Effect of Power System Stabilizers on System
Performance”, IEEE power engg. Society summer meeting, pp. 110-115.
[14] P Kundur, M Klein, G J Rogers, M S Zywno (May 1989), “Application of
Power System Stabilizer for Enhancement of Overall System Stability”, IEEE
Power engineering review, vol. 9, pp. 61-61.
[15] E V Larsen and D A Swann (June 1981), “Applying Power System Stabilizers
partII”, Practical Considerations, IEEE Transactions on power apparatus and
systems, pp. 3025- 3033.
19

[25] P Shamsolahi and O P Malik (Sept.1999), “Application of Neural Adaptive


Power System Stabilizer in Multimachine Power System”, IEEE Transactions
on energy conversion, vol. 14, pp. 731-736.
[27] A Babaei, S E Razavi , S A Kamali, A Gholami (sept 2007), “ Performance
Improvement of Power System Stabilizer by Genetic Algorithm for One
Machine Infinite Bus System ”, IEEE UPEC 2007, pp. 344-348.
[30] M A Abido (July 2002), “Optimal Design of Power System Stabilizers Using
Particle Swarm Optimization”, IEEE power engineering review, vol.22, pp. 53-
53.
[32] ANDREA ANGEL ZEA (2013), Power System Stabilizers for The
Synchronous Generator, Department of Energy and Environment Division of
Electric Power Engineering CHALMERS UNIVERSITY OF TECHNOLOGY,
G¨oteborg, Sweden.
[33] P Kundur (1994), POWER SYSTEM STABILITY AND CONTROL, McGraw-
Hill.

You might also like