You are on page 1of 31

Vũ Văn Nghị

ATLAS TÀI NGUYÊN NƯỚC


VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP. HỒ CHÍ MINH 9

Số 227, Đường Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh 2011
Vũ Văn Nghị 1
Atlas tài nguyên nước Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................. 2


1 GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 3
2 ATLAS TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM ....................................................... 4
2.1 Bản đồ địa hình ............................................................................................. 4
2.2 Bản đồ hành chính cấp tỉnh........................................................................... 4
2.3 Bản đồ lưu vực sông chính ........................................................................... 4
2.4 Bản đồ đất ..................................................................................................... 5
2.5 Hiện trạng sử dụng đất .................................................................................. 5
2.6 Xói mòn đất .................................................................................................. 5
2.7 Mạng lưới trạm thủy văn .............................................................................. 6
2.8 Mạng lưới trạm khí tượng ............................................................................. 6
2.9 Bản đồ mạng lưới trạm chất lượng nước ...................................................... 6
2.10 Lượng mưa trung bình năm .......................................................................... 7
2.11 Bốc thoát hơi nước tiềm năng trung bình năm ............................................. 7
2.12 Nhiệt độ không khí trung bình năm .............................................................. 7
2.13 Số giờ nắng trung bình năm .......................................................................... 8
2.14 Tốc độ gió trung bình năm ............................................................................ 8
2.15 Bão thời kỳ 1945 – 2000 ............................................................................... 8
2.16 Dòng chảy năm ............................................................................................. 8
2.17 Mạng lưới trạm quan trắc nước ngầm........................................................... 9
2.18 Trữ lượng nước ngầm ................................................................................... 9
2.19 Bản đồ lũ quét ............................................................................................... 9
2.20 Bản đồ hạn hán ............................................................................................. 9
2.21 Bản đồ công trình hồ chứa ............................................................................ 9
Vũ Văn Nghị 2
Atlas tài nguyên nước Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU

Môn học cơ sở tài nguyên nước giúp cho sinh viên nhận thức được kiến thức cơ bản về
tài nguyên môi trường nước bao gồm trữ lượng, chất lượng và động thái; làm tiền đề
cho nghiên cứu tính toán chuyên sâu và xây dựng những giải pháp khoa học công nghệ
nhằm quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững
kinh tế xã hội.
Nội dung môn học cơ sở tài nguyên nước bao gồm: (i) giới thiệu tổng quan về tầm quan
trọng, lịch sử phát triển khoa học nghiên cứu tài nguyên nước, nguyên nhân hình thành
và phát triển của một chu trình tuần hoàn nước; (ii) sông ngòi, sự hình thành phát triển
dòng chảy sông ngòi và các nhân tố ảnh hưởng; (iii) phương pháp đo đạc, tính toán và
chỉnh lý số liệu khí tượng thủy văn; (iv) đánh giá chất lượng nước và nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước; và cuối cùng (v) đánh giá được tổng quan tài nguyên nước Việt
Nam.
Để đạt được mục tiêu của nội dung (v), phần này giới thiệu cho sinh viên Tập bản đồ tài
nguyên nước Việt Nam. Tài liệu được biên soạn chọn lọc từ Atlas tài nguyên nước Việt
Nam được xuất bản lần thứ 1 tháng 4 năm 2003 bởi Văn phòng Hội đồng Quốc gia về
Tài nguyên nước và Ngân hàng Phát triển Á châu.
Vũ Văn Nghị 3
Atlas tài nguyên nước Việt Nam

1 GIỚI THIỆU

Quản lý tài nguyên nước là nhân tố không thể thiếu nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng
kinh tế bền vững trong nông nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ khác ở Việt
Nam. Sự gia tăng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã tăng cường áp lực đối với tài
nguyên nước, gây ra khan hiếm nước, cạnh tranh giữa những người sử dụng, ô nhiễm
nguồn nước, nhiễm mặn, suy thoái lưu vực cũng như gia tăng nạn lũ lụt trong những
năm gần đây. Người nghèo thường là những người chịu nhiều thiệt hại nhất và môi
trường cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Để giải quyết các bất cập trong ngành nước, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Luật Tài
nguyên nước tháng 5 năm 1998. Luật Tài nguyên nước là cơ sở thành lập các tổ chức
chuyên ngành và tạo lập các công cụ trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước, trong đó
bao gồm cả việc chính thức thành lập Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước
(HĐQGTNN) là cơ quan tư vấn tối cao về tài nguyên nước vào tháng 6 năm 2002.
Thông qua trách nhiệm pháp lý cũng như các Ủy viên Hội đồng, HĐQGTNN sẽ thúc
đẩy một phương hướng tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước bằng cách tư vấn cho
Chính phủ về chính sách và chiến lược, phê duyệt quy hoạch các lưu vực sông và các dự
án phát triển tài nguyên nước lớn, tư vấn giải quyết tranh cấp về tài nguyên nước cũng
như các khía cạnh quốc tế về tài nguyên nước. Bộ Hồ sơ Ngành nước Quốc gia được
Văn phòng Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước xây dựng trong khuôn khổ của Hợp
phần 1 – Dự án hỗ trợ kỹ thuật TA3528-VIE, với sự phối hợp của các Cục, Vụ, Viện
thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNN, các Bộ ngành có trách nhiệm liên quan đến các khía
cạnh quản lý tài nguyên nước và các cán bộ lãnh đạo thuộc ngành nước các tỉnh.
Mục đích của Bộ Hồ sơ ngành nước là:
• Cung cấp công cụ lập quy hoạch cho HĐQGTNN và các cán bộ quản lý nước
nhằm xác định các vấn đề liên quan tới công tác quản lý nước cũng như xây
dựng các đối sách cho với các vấn đề đó;
• Phổ biến thông tin về ngành nước Việt Nam đến các nhà tài trợ quốc tế;
• Tạo điều kiện để tất cả các tổ chức, cá nhân quan tâm đều có thể truy cập thông
tin;
• Tạo điều kiện bước đầu đánh giá các vấn đề của ngành nước và xây dựng kế
hoạch chiến lược.
Phần 1 của Bộ Hồ sơ Ngành nước chủ yếu liên quan đến các khía cạnh chính sách, thể
chế và năng lực quản lý tài nguyên nước. Phần này cũng đặt ra bối cảnh liên quan đến
thực trạng và nhu cầu về tài nguyên nước.
Phần 2 tập trung vào môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội Việt nam trong
đó công tác quản lý tài nguyên nước được thực hiện. Phần này được thể hiện dưới dạng
Atlas tài nguyên nước, bao gồm các bản đồ mô tả các nhân tố chủ yếu và quan trọng
trong quản lý tài nguyên nước. Tập bản đồ được xuất bản cho phép xem chi tiết bản đồ
sử dụng phần mềm hệ thống thông tin địa lý GIS.
Nếu hợp lại cả hai phần của Bộ Hồ sơ sẽ cung cấp một bức tranh chính xác và tổng thể
về ngành nước Việt Nam.
Vũ Văn Nghị 4
Atlas tài nguyên nước Việt Nam

2 ATLAS TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM

2.1 Bản đồ địa hình


Địa hình của Việt Nam phần lớn là đồi núi, rất đa dạng và phức tạp, mặc dù lãnh thổ
không lớn lắm. Đây là kết quả của ảnh hưởng tương hỗ giữa các hoạt động kiến tạo, kết
cấu địa chất, đá mẹ và cấu tạo của trái đất. Địa hình vừa chịu ảnh hưởng quá trình ngoại
sinh của khu vực nhiệt đới gió mùa và cả bề dày lịch sử tác động của con người. Theo
nguồn gốc, có thể chia Việt Nam theo hai nhóm địa hình: một nhóm là các dãy núi và
các khối núi (được tạo ra từ các hoạt động kiến tạo) và một được hình thành từ sự xói
mòn các rãnh, các phễu đá vôi và liên hệ mật thiết với các yếu tố khí hậu.
Việt Nam, đồi núi chiếm khoảng 66% diện tích toàn quốc, trong đó những vùng núi cao
trên 500 m chiếm khoảng 30% lãnh thổ. Phía Bắc và Tây cơ bản là núi và cao nguyên,
phía Đông và Nam chuyển dần thành đồi và đồng bằng.
Hai đồng bằng lớn nhất Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long (Mekong). Bề mặt của các đồng bằng khá bằng phẳng, cao từ 1 đến 9 m so với
mực nước biển. Tốc độ hình thành các vùng đồng bằng rất lớn, có nơi đạt được 50 – 100
m một năm. Ngoài đồng bằng sông Mã, một đồng bằng châu thổ nhỏ, thì các đồng bằng
khác ở miền Trung Việt Nam thường nhỏ hẹp và được nối với nhau do quá trình kết hợp
của sông, biển và gió.

2.2 Bản đồ hành chính cấp tỉnh


Việt Nam được phân chia thành 61 tỉnh thành (Nguồn Tổng cục Địa chỉnh năm 1998).
Mỗi tỉnh, thành được chia thành nhiều quận huyện và mỗi quận huyện lại bao gồm
nhiều xã phường. Ở cấp tỉnh cũng như cấp huyện và cấp xã, các Hội đồng Nhân dân các
cấp tương ứng là nơi có quyền lực cao nhất và là cơ quan chính sách, lãnh đạo ở địa
phương đó. Tại mỗi cấp, Ủy ban Nhân dân đóng vai trò cơ quan hành pháp thay mặt cho
Hội đồng Nhân dân giữa các kỳ họp hàng năm.
Đối với các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước, Ủy ban Nhân dân Tỉnh chịu trách
nhiệm, về mặt hành chính, cho những hoạt động hàng ngày bao gồm những hoạt động
của các công trình trong tỉnh như hồ chứa, đập của hệ thống tưới, kênh và các công trình
tiêu nước. Ủy ban Nhân dân tỉnh phải quản lý và khai thác các công trình này phù hợp
với kế hoạch và thủ tục về ngân sách của nhà nước.

2.3 Bản đồ lưu vực sông chính


Việt Nam có hệ thống sông ngòi chằng chịt và được chia thành nhiều lưu vực. Có tất cả
23.600 con sông có dòng chảy thường xuyên và độ dài lớn hơn 10 km; 7 lưu vực có
diện tích lớn hơn 10.000 km2, đó là các lưu vực: Mekong, Hồng, Cả, Đồng Nai, Ba, Bắc
Giang – Kỳ Cùng, và Thu Bồn. Các lưu vực sông này chiếm khoảng 80% diện tích đất
toàn lãnh thổ.
Hai lưu vực sông lớn nhất là lưu vực sông Cửu Long (Mekong) và lưu vực sông Hồng,
đây là những lưu vực sông quốc tế, cả hai đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Miền Trung
Việt Nam là vùng duyên hải nhỏ hẹp nên các lưu vực sông cũng nhỏ. Từ vùng núi cao
nước sông đổ xuống các vùng đồng bằng nhỏ ven biển.
Vũ Văn Nghị 5
Atlas tài nguyên nước Việt Nam

Bảng 1 Các lưu vực sông chính

Lưu vực sông Diện tích (km2) Tổng lượng dòng chảy (km3)

Bắc Giang – Kỳ Cùng 12,880 8,92

Hồng – Thái Bình 80.700 137

Mã – Chu 28.490 20,1

Cả 27.200 24,2

Thu Bồn 10.496 19,30

Ba 13.900 10,36

Đồng Nai 42.655 30,6

Cửu Long (Mekong) 795.000 520,3

2.4 Bản đồ đất


Ở miền bắc Việt Nam, mưa lớn đã rửa trôi đi lớp đất mùn trên các vùng cao để lại lớp
đất có các thành phần oxit sắt và nhôm khó phân hủy vì vậy đất ở đây có màu đỏ vàng.
Đồng bằng sông Hồng có nhiều loại đất khác nhau: một vài loại phì nhiêu màu mỡ thích
hợp cho gieo trồng với cường độ cao, một số loại khác nghèo và thiếu các thành phần
hòa tan cơ bản. Mặc dù vậy, đất ở đồng bằng đều có thể sử dụng cho nông nghiệp. Hệ
thống đê ngăn lũ ở Đồng bằng sông Hồng đã ngăn chặn luôn lượng phù sa từ các trận lũ
hàng năm bồi đáp cho đồng ruộng, do đó làm tăng nhu cầu sử dụng phân bón hóa học.
Có khoảng gần 30 loại đất, trong đó có một vài loại nổi trội. Đất xám feralit chiếm gần
một nửa diện tích đất đai. Đất nâu đỏ chiếm khoảng 10%, loại này thường có ở khu vực
Tây Nguyên. Đất phù sa chiếm khoảng 25% diện tích đất ở miền Nam, tập trung ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long cùng với các loại đất than bùn lầy. Đất xám feralit có ở khu
vực Tây Nguyên và những vùng đất cao dọc theo sông Cửu Long. Còn đất đen và đất đá
ong thường có ở Tây Nguyên và những vùng cao. Dọc theo bờ biển miền Trung là các
loại đất không phát triển và đất nâu

2.5 Hiện trạng sử dụng đất


Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, và còn có những cánh rừng rộng lớn bao phủ,
nhất là ở khu vực miền núi. Lúa và cây hàng năm chiếm ưu thế trong sử dụng đất ở
đồng bằng (đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long) và vùng
duyên hải ven biển. Ở Tây Nguyên, các loại cây công nghiệp như cà phê và cao su được
trồng ở các vùng đất cao. Nuôi trồng thủy sản và nghề muối phát triển dọc theo bờ biển.
Một số nơi khác có những diện tích rừng lớn và đất trống với các công trình thủy lợi
quy mô nhỏ.

2.6 Xói mòn đất


Ở Việt Nam, quá trình xói mòn đất đã bị đẩy nhanh do nạn phá rừng, lớp rừng phòng hộ
bao phủ cho bề mặt lưu vực đã bị bóc đi. Diện tích rừng bị bao phủ khoảng 70% tổng
Vũ Văn Nghị 6
Atlas tài nguyên nước Việt Nam

diện tích đất vào những năm 1940, đã bị giảm xuống còn ít hơn 30% vào năm 1991.
Mặc dù rừng vẫn được trồng mới từ sau đó, nhưng đến nay rất nhiều nơi ở miền núi vẫn
là vùng đất trống và chịu ảnh hưởng nặng nề của quá trình xói mòn đất dưới tác động
của gió và mưa.
Hiện tượng xói mòn đất đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề. Thứ nhất, lượng phù sa bồi
lắng tăng làm giảm tuổi thọ các hồ chứa nước. Thứ hai, bùn đọng quá nhiều ở các sông
nhỏ và kênh mương đã gây ảnh hưởng bất lợi đến khả năng cấp nước cho tưới, điều tiết
đỉnh lũ và khả năng đi lại của thuyền bè; thêm vào đó là làm tăng cao chi phí xử lý nước
cho những nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và công nghiệp. Thứ ba, do mực bùn lắng
cao cũng ảnh hưởng bất lợi đến sinh thái nước.
Trường hợp hồ Hòa Bình, công trình thủy điện lớn nhất nước ta, là một ví dụ. Theo
đánh giá, nếu không tiến hành các biện pháp điều chỉnh mức độ xói mòn trong diện tích
lưu vực hứng nước của nó, tuổi thọ hoạt động của hồ có thể bị giảm từ 250 năm theo
thiết kế xuống dưới 100 năm.

2.7 Mạng lưới trạm thủy văn


Tổng cục Khí tượng Thủy văn trước đây, hiện nay thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường,
quản lý mạng lưới trạm đo thủy văn trên toàn quốc. Có tổng số 362 trạm thủy văn và
hiện có 234 trạm đang hoạt động. Khoảng 30% số trạm đo lưu lượng dòng chảy, 70% số
trạm còn lại chỉ đo mực nước và có khoảng 20% số trạm đo độ lắng.
Phương pháp đo ở phần lớn các trạm là bằng biện pháp thủ công, số liệu được đo và ghi
hàng ngày. Có khoảng 50 trạm đo mực nước bằng tự ghi, trong đó phần lớn ở hạ lưu.
Trung bình mỗi trạm có khoảng 20 – 40 năm số liệu, mặc dù vậy cũng có những trạm có
thời gian quan trắc khá lâu. Ví dụ như trạm đo dòng chảy trên sông Hồng tại Hà Nội đã
bắt đầu hoạt động từ những năm 1902.

2.8 Mạng lưới trạm khí tượng


Có rất nhiều trạm đo khí tượng được bố trí rải rác trên toàn Việt Nam. Một số lớn các
trạm này phục vụ cho những mục đích khác nhau bởi các cơ quan chuyên ngành như
các công ty thủy nông. Tuy nhiên, ở Việt Nam mạng lưới trạm khí tượng do Tổng cục
Khí tượng Thủy văn trước đây quản lý đã cung cấp một khối lượng lớn số liệu cần thiết
phục vụ cho các cơ quan chuyên ngành.
Mạng lưới trạm đo khí tượng do Tổng cục Khí tượng Thủy văn trước đây có tổng số
khoảng 170 trạm. Phần lớn các trạm đo mưa, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bốc hơi, bức
xạ mặt trời. Có gần 140 trạm đo mưa tự ghi. Thời kỳ quan trắc trung bình của các trạm
khí tượng khoảng 30 – 40 năm, tuy vậy cũng có một vài trạm có thời gian quan trắc lớn
hơn 100 năm.

2.9 Bản đồ mạng lưới trạm chất lượng nước


Tài liệu chất lượng nước ngày càng trở nên rất quan trọng trong quản lý tài nguyên nước
ở Việt Nam. Có một khối lượng tài liệu lớn đã được thu thập nhưng hầu hết không theo
thể thức và rời rạc. Nhiều dự án đã trả những khoản tiền để thu thập số liệu phục vụ cho
dự án. Những tài liệu này khó tìm và truy cập, nhất là khi dự án đã kết thúc. Không
những thế, các số liệu có thời gian quan trắc ngắn và giới hạn ở những quan trắc đơn
giản. Do đó không thể tiến hành xắp xếp phân tích xu hướng ngay cả khi đã lấy được số
liệu.
Vũ Văn Nghị 7
Atlas tài nguyên nước Việt Nam

Có một số phòng thí nghiệm tiến hành phân tích mẫu nước cho các viện nghiên cứu,
cục, sở và các dự án. Những đơn vị này lưu trữ các số liệu phân tích của họ bằng những
biện pháp đơn giản như trên giấy hoặc các bảng biểu trên máy tính. Các công nghệ tạo
sơ sở dữ liệu trên các máy tính chuyên nghiệp phức tạp ít được sử dụng.
Trước đây Tổng cục Khí tượng Thủy văn là cơ quan chính có hệ thống thu thập số liệu
chất lượng nước liên tục. Cơ quan này có khoảng 50 trạm quan trắc chất lượng nước
sông và 60 trạm quan trắc chất lượng nước các hồ chứa. Những thông số được đo là
nhiệt độ, pH, độ dẫn, độ đục và độ mặn. Hầu hết các số liệu bắt đầu được ghi từ 1975.
Bên cạnh đó Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường (MOSTE), Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (MARD) và một số cơ quan khác cũng có tài liệu quan trắc chất lượng
nước của các trạm quan trắc trên toàn quốc.
Hiện nay, phần lớn hệ thống trạm này được chuyển giao cho Bộ Tài Nguyên và Môi
trường (MONRE).

2.10 Lượng mưa trung bình năm


Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và có tới ba phần tư diện tích lãnh thổ
thuộc vùng núi nên lượng mưa biến đổi rõ rệt theo cả không gian và thời gian.
Biên độ dao động của lượng mưa trung bình năm là khá lớn giữa các vùng, giá trị lớn
nhất của lượng mưa trung bình năm lên tới gần 5.000 mm, trong khi đó giá trị nhỏ nhất
là dưới 600 mm, thấp hơn khoảng 10 lần so với giá trị lớn nhất. Trừ vài nơi có lượng
mưa đặc biệt cao hoặc đặc biệt thấp, lượng mưa trung bình trên toàn bộ lãnh thổ Việt
Nam biến đổi trong khoảng 1.400 – 2.400 mm.
Mỗi vùng có khoảng thời gian mùa mưa và mùa khô khác nhau. Nhìn chung, mùa mưa
thường kéo dài từ tháng năm đến tháng mười; ở khu vực ven biển miền Trung mùa mưa
thường từ tháng chín đến tháng mười hai. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 65
– 95% tổng lượng mưa hàng năm, còn lại từ 5 – 35% là lượng mưa trong mùa khô. Có
vài năm ở nhiều nơi, mưa rất ít hoặc không mưa trong suốt ba đến bốn tháng liên tiếp.

2.11 Bốc thoát hơi nước tiềm năng trung bình năm
Bốc thoát hơi tiềm năng là một tiêu chuẩn đánh giá khả năng bốc thoát hơi nước trên bề
mặt lưu vực thông qua quá trình bốc và thoát hơi nước (quá trình mất nước từ lá cây),
với giả thiết là không tính đến khả năng cấp nước. Bốc thoát hơi tiềm năng khác với bốc
thoát hơi nước thực tế, mà trong đó khối lượng nước thực tế mất đi từ bề mặt trong quá
trình bốc thoát hơi nước. Bốc thoát hơi nước là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá
những yêu cầu sử dụng nước của cây trồng và những yêu cầu tưới nước.

2.12 Nhiệt độ không khí trung bình năm


Nhiệt độ ở Việt Nam tương đối cao. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22oC đến
27oC, biến đổi theo từng vùng khác nhau. Tại Hà Nội nhiệt độ trung bình là 23oC,
Thành phố Hồ Chí Minh là 26oC và Huế là 25oC. Một vài nơi có nhiệt độ thấp nhất vào
mùa hè như ở Đà Lạt và Sa Pa là 20oC.
Ở miền Bắc có từng mùa rõ rệt với một mùa đông khá lạnh. Ví dụ ở Hà Nội vào mùa
đông nhiệt độ trung bình là 17oC. Nhiệt độ thấp nhất đã được ghi nhận vào năm 1955 là
2,7oC. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 29oC, với nhiệt độ cao nhất đã ghi được là
42,8oC năm 1926.
Vũ Văn Nghị 8
Atlas tài nguyên nước Việt Nam

Ở miền Nam, chế độ nhiệt gần tương tự chế độ nhiệt ở vùng xích đạo và nhiệt độ hàng
năm được xếp vào loại ít biến động.

2.13 Số giờ nắng trung bình năm


Số giờ nắng được dùng để đánh giá tổng độ bức xạ mặt trời tới một điểm trên trái đất.
Số giờ nắng trung bình là tổng số giờ mặt trời chiếu trực tiếp xuống một vị trí trên trái
đất vượt quá ngưỡng 120 W/m. Bức xạ mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến hiện tượng bốc
hơi cũng như một số yếu tố khí hậu khác.

2.14 Tốc độ gió trung bình năm


Giống như các hiện tượng về khí tượng khác của Việt Nam, tốc độ gió biến đổi lớn theo
không gian và thời gian. Những trận bão thường gây ra những luồng gió mạnh với tốc
độ gió cao.

2.15 Bão thời kỳ 1945 – 2000


Tổ chức Khí tượng Thế giới sử dụng thuật ngữ “lốc nhiệt đới” để gọi các hiện tượng
thời tiết trong đó gió mạnh hơn cấp 7 đến cấp 10 (tốc độ gió lớn hơn 34 hải lý/giờ hay
63 km/h). Lốc nhiệt đới là áp thấp xoáy dữ dội hình thành ở ngoài khơi các vùng biển
nhiệt đới. Bão cấp 8 (tốc độ gió là 63 hải lý/giờ hay 117 km/h) đã thể hiện kiểu bão
nhiệt đới điển hình khốc liệt nhất. Ở vịnh Caribe, Mỹ, Trung Mỹ và vài nơi ở Thái Bình
Dương, chúng được gọi là “cuồng phong” (hurricanes), ở Tây Bắc Thái Bình Dương và
Đông Á gọi là “bão” (typhoons).
Ở Việt Nam, bão thường đổ bộ vào bờ biển phía Bắc vào tháng năm và tháng sáu, và di
chuyển dần vào phía Nam khi mùa mưa bão kết thúc vào tháng mười hai. Các trận bão
làm mực nước biển dâng cao hàng mét và trào lên các cửa sông gây ngập lụt cho các
vùng đất trồng trọt có giá trị cao. Bão với tốc độ gió mạnh đã phá hủy nhà cửa, và tạo ra
những cơn sóng mạnh làm hỏng các đê bảo vệ ven biển. Mưa to cùng với bão đã tạo nên
những trận lũ quét tràn vào các khu dân cư và làm ngập lụt hoàn toàn những vùng đất
thấp. Dòng chảy hình thành từ những trận mưa bão đổ vào sông đã làm dâng cao mực
nước trong sông vào mùa mưa, tạo ra nạn lụt gây nguy hiểm cho hệ thống đê sông và đe
dọa tàn phá hàng triệu hộ dân.
Trung bình hàng năm có từ 4 đến 6 trận bão đổ bộ vào Việt Nam, hàng trăm người đã bị
chết. Người ta đã dự đoán, trong tương lai, với sự nóng lên của trái đất, số lượng và tính
dữ dội của những cơn bão lớn đổ bộ vào Việt Nam sẽ tăng lên. Bản đồ thể hiện sự phân
bố theo không gian của bão thời kỳ 1945 – 2000.

2.16 Dòng chảy năm


Ở Việt Nam, tương ứng với mùa mưa và mùa khô là hai mùa dòng chảy, mùa lũ và mùa
kiệt. Thời gian xuất hiện hai mùa này là không đồng thời giữa các vùng, ven biển miền
Trung thường muộn hơn.
Nhìn chung, tiềm năng về tài nguyên nước ở Việt Nam là rất lớn, nhưng lưu lượng nước
trên các sông phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian. Dòng chảy trong
ba tháng mùa lũ chiếm khoảng 45 – 75% tổng lượng dòng chảy, lớn nhất là ven biển
miền Trung.
Vũ Văn Nghị 9
Atlas tài nguyên nước Việt Nam

Bản đồ mô đun dòng chảy năm biểu diễn lượng dòng chảy trung bình năm trên một
kilômét vuông bề mặt lưu vực hứng nước. Dòng chảy năm biến đổi rất lớn theo từng
vùng. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất là ở vùng duyên hải tỉnh Ninh Thuận, khoảng 5
l/s/km2 trong khi cao nhất lên tới 120 l/s/km2 ở vùng núi phía Đông Bắc Quảng Ninh.

2.17 Mạng lưới trạm quan trắc nước ngầm


Mạng lưới trạm quan trắc nước ngầm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Để quản lý tốt, Bộ duy trì một mạng lưới quan trắc nước ngầm với hơn 600
giếng quan trắc trên toàn Việt Nam.
Số liệu quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ mạng lưới quan trắc nước ngầm
bao gồm chất lượng, khối lượng (mực nước, lưu lượng) và các dữ liệu về khí tượng thủy
văn rất cần thiết để xây dựng mô hình nước ngầm.

2.18 Trữ lượng nước ngầm


Trữ lượng động tự nhiên nước ngầm ở Việt Nam được đánh giá khoảng 48 km3/năm,
được phân bố như sau: khoảng 50% ở miền Trung, 40% ở miền Bắc và 10% ở miền
Nam. Người ta đã tìm thấy một lượng nước ngầm lớn ở các vùng đồng bằng châu thổ
được tàng trữ ở các tầng cát lẫn cuội sỏi bở rời. Phần lớn lượng nước ngầm tạo thành
dòng chảy cơ bản của các con sông. Trữ lượng nước ngầm có thể khai thác (lượng nước
thỏa mãn yêu cầu chất lượng mà có thể khai thác một cách kinh tế với kỹ thuật hiện có)
được ước lượng vào khoảng 6 – 7 km3/năm.

2.19 Bản đồ lũ quét


Hậu quả của việc tàn phá rừng đầu nguồn ở các vùng núi nước ta là làm tăng tần suất lũ
quét trong khu vực. Do thiếu rừng bao phủ nên tốc độ dòng chảy sinh ra trong các lưu
vực hứng nước đã tăng lên. Ở nhiều vùng, lũ quét xảy ra rất khốc liệt trong những trận
mưa lớn đã dẫn đến những thiệt hại về người và tài sản.

2.20 Bản đồ hạn hán


Ở Việt Nam, hạn hán thường xuyên xảy ra, Mặc dù hạn hán thường không kéo dài như
ở các quốc gia khô hạn khác nhưng thường khá nghiên trọng dẫn đến thiếu nước cho
tưới, thủy điện và các nhu cầu khác. Năm 2002, hạn nặng đã làm ảnh hưởng đến nhiều
nơi trong cả nước, mặc dù mỗi nơi có thời gian xảy ra hạn hán khác nhau. Bản đồ thể
hiện tác động của hạn hán năm 2002 và nêu bật các diện tích nông nghiệp đã bị ảnh
hưởng của hạn.

2.21 Bản đồ công trình hồ chứa


Việt Nam có hai hồ chứa tự nhiên lớn: hồ Tây với diện tích mặt nước là 4,13 km2 và
dung tích khoảng 8 triệu m3, hồ Ba Bể với diện tích mặt nước là 4,5 km2 và dung tích 90
triệu m3. Dung tích hồ chứa của cả nước chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy hàng
năm. Có 3.500 hồ chứa nhỏ và 650 hồ chứa lớn và trung bình. Hồ chứa lớn nhất là hồ
Hòa Bình (9.450 triệu m3), tiếp theo là Trị An (1.056 triệu m3), Dầu Tiếng (1.000 triệu
m3), Thạch Ba (3.600 triệu m3) và Cấm Sơn (227 m triệu m3).
Vũ Văn Nghị 10
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 11
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 12
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 13
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 14
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 15
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 16
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 17
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 18
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 19
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 20
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 21
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 22
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 23
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 24
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 25
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 26
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 27
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 28
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 29
Atlas tài nguyên nước Việt Nam
Vũ Văn Nghị 30
Atlas tài nguyên nước Việt Nam

You might also like