You are on page 1of 8

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG, ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG

– CẤP TIỂU HỌC

I. Đề dẫn – Giới thiệu :


Lịch sử địa phương, địa lý địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân
tộc. Lịch sử địa phương có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh nhận
thức được tính gắn kết của các sự kiện địa phương trong tiến trình lịch sử hào
hùng của dân tộc, qua đó, giúp học sinh có ý thức và trách nhiệm hơn đối với
quê hương, đất nước. Chính vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương
trình lịch sử địa phương vào giảng dạy ở bậc phổ thông trong những năm qua.
Nhằm giúp cho các thầy cô có thêm các kiến thức về lịch sử địa phương, địa lý
địa phương và trao đổi thêm các ý tưởng sáng tạo trong việc thiết kế, tổ chức
các hoạt động dạy học về Lịch sử địa phương, Địa lý địa phương tại các trường
tiểu học cũng như tạo điều kiện cho các em học sinh hiểu rõ hơn về vùng đất
mình đang sống, tăng cường giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu
cầu giảng dạy và học tập chương trình lịch sử địa phương Thành phố Hồ Chí
Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi bồi
dưỡng về: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG, ĐỊA
LÝ ĐỊA PHƯƠNG – CẤP TIỂU HỌC”
BÀI THAM LUẬN
“BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG – ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC”
Dạy học Lịch sử - địa lý gắn chặt với những sự kiện trên mảnh đất, con
người ở địa phương, nơi các em được sinh ra và lớn lên, chính là cách tốt nhất để
bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu mến, gắn bó với quê hương, tự hào về dân tộc,
đất nước.

A. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG – ĐỊA LÝ


ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY
1) Hiện nay, việc dạy và học các tiết lịch sử - địa lý địa phương chưa được
giáo viên quan tâm đúng mức, thậm chí nhiều GV còn xem tiết học lịch sử địa
phương chỉ là những tiết phụ dung để tham khảo; tiết học này không quan trọng vì

1
nội dung không nằm trong phần kiểm tra cho nên biết cũng được, không biết cũng
không sao. Ngoài ra, khi dạy học lịch sử - địa lý địa phương, nhiều cơ sở thường
chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu về các anh hùng dân tộc, anh hùng địa phương
hoặc các sự kiện mà trường được mang tên. Chúng ta đã bỏ quên hẳn một mảng
kiến thức lịch sử - địa lý địa phương là các địa danh lịch sử, các nhân vật lịch sử
gắn với tên đường, các công trình xây dựng mang tính lịch sử và các ngành nghề,
tổ nghề, đền chùa miếu mạo gắn với tín ngưỡng, văn hóa truyền thống của địa
phương…
2) Với lý do nguồn tài liệu tham khảo không đủ, thiếu định hướng, vấn đề
kế hoạch soạn giảng bài dạy chỉ mang tính hình thức, sơ sài, chưa chú trọng đến
nội dung, phương pháp. Phương pháp giảng dạy tiết lịch sử - địa lý địa phương chỉ
dừng lại ở phương pháp dạy học truyền thống, thiếu thu hút như: GV kể chuyện –
HS lắng nghe, HS tự tìm đọc trong sách tư liệu, …
3) Về quan điểm trách nhiệm và thái độ thì đa phần Giáo viên còn chưa nắm
vững kiến thức lịch sử - địa lý địa phương. Thậm chí có những giáo viên khi hỏi
tới lịch sử địa phương thường lắc đầu trả lời “không biết”. Thiết nghĩ, đã không
hiểu biết lịch sử địa phương thì khó có thể hiểu biết về lịch sử dân tộc một cách
đúng nghĩa. Bởi lịch sử địa phương là một phần của lịch sử dân tộc.
Với tất cả những yếu tố trên cho thấy việc giảng dạy và học tập lịch sử
địa phương trong những năm qua mới chỉ dừng lại ở mức độ chiếu lệ, chưa đạt
hiệu quả cao trong việc giáo dục học sinh một cách toàn diện.

B. BIỆN PHÁP CHO VIỆC DẠY LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG

Giáo dục
Sáng tạo Tìm tòi TINH THẦN
HÌNH THỨC TỔ NGUỒN TƯ LIỆU TỰ HÀO
CHỨC
DÂN TỘC
HOẠT ĐỘNG

1) VỀ NGƯỜI GIÁO VIÊN:


- Phải biết lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp: Giáo viên cần xác
định mục tiêu của tiết dạy là chủ đề về thiên nhiên địa phương hay xã
hội, con người ở địa phương trong quá khứ hoặc hiểu biết về các di tích
lịch sử - văn hóa, nghệ thuật. Từ đó, GV sẽ định hướng cho học sinh có
nhận thức đúng đắn về cuộc sống của địa phương trong quá khứ và hiện
tại. Khi đã xác định được mục tiêu cụ thể, Giáo viên bắt đầu lựa chọn
những nội dung thông tin có tính gần gũi, dễ nhớ mang tính cụ thể, đặc
2
sắc, cô đọng, súc tích, không dàn trải, phù hợp với trình độ nhận thức
của học sinh. Và quan trọng là nội dung đưa ra giảng dạy đảm bảo tính
khoa học và chính xác về thông tin. Khi có nội dung thì GV sẽ dễ dàng
xây dựng cấu trúc bài dạy một cách logic và hợp lý để tải hết phần nội
dung trọng tâm đến với học sinh.
- Phải biết lựa chọn hình thức giảng dạy thú vị: Muốn có một giờ học
lịch sử - địa lý địa phương thú vị, giáo viên có thể thực hiện một số việc
sau:
 Trước khi thực hiện tiết dạy, GV nên cung cấp trước cho học sinh
một số vấn đề gợi ý theo hình thức câu hỏi ngắn để học sinh chuẩn bị
bằng cách tự nghiên cứu tìm hiểu, tự thu thập thông tin. Với hoạt
động này, học sinh có thể làm được bởi những kiến thức này chính là
vốn sống, vốn hiểu biết gắn liền với địa phương – nơi các em sinh
sống và học tập. Và các em có thể nghiên cứu thêm trên các phương
tiện thông tin đại chúng và cũng có thể chia sẻ với các thành viên
trong gia đình để thu thập thông tin. Và một phần cũng là cách gây
hứng thú với các em học sinh. Trong tiết dạy, GV nên cung cấp cho
học sinh nội dung định hướng tìm hiểu theo hình thức trắc nghiệm
hoặc ghi nhận các vấn đề thắc mắc. Bởi, để học sinh chú ý và luôn tư
duy thì thay vì học sinh lắng nghe bị động một chiều từ phía giáo
viên, chúng ta nên để học sinh tư duy tích cực và tự giải quyết vấn đề
ngay tiết học bằng cách phản hồi kiến thức. Và cuối tiết dạy, GV có
thể thực hiện các hình thức củng cố như viết bài thu hoạch ngắn, giải
mã các ô chữ từ khóa, trả lời các câu đố vui về kiến thức, lắp ghép
các tranh ảnh liên quan đế đến địa danh và thuyết minh về bức tranh,
…Qua các hoạt động này, GV sẽ khắc sâu kiến thức và giúp học sinh
lưu đọng lại nhiều ấn tượng về lịch sử - địa lý địa phương.
 Và trong thời đại này, học sinh có rất nhiều công cụ để thay cho trí
nhớ, chỉ một cái click chuột là tìm ra biết bao tri thức. Nhưng một
người học sử mà không được đi đến các không gian lịch sử, tiếp cận
đến chuyện lịch sử rất khó tạo cảm hứng. Vậy vấn đề còn lại là học
thế nào để cho các em hứng thú?! Sẽ thú vị và hiệu quả hơn nếu
chúng ta kết hợp tổ chức tham quan, các hoạt động tìm hiểu ngay tại
các địa danh lịch sử. Các em tận mắt nhìn thấy và nảy sinh nhiều vấn
đề cần trao đổi. Đó là cơ hội để Giáo viên giúp học sinh trang bị khắc
sâu kiến thức tốt nhất. Ngoài ra để đạt hiệu quả cao, giáo viên cũng
cần cho học sinh trực tiếp tham gia các họat động trùng tu các di tích
lịch sử như đình, chùa, miếu mạo…của địa phương hoặc tổ chức các
buổi gặp gỡ các bậc lão thành cách mạng, các vị anh hùng lực lượng
3
vũ trang nhân dân ở địa phương. Điều đó giúp các em ghi nhớ và có ý
thức giữ gìn các di tích lịch sử và điều quan trọng hơn là các em hiểu
về lịch sử địa phương một cách chủ động tích cực.
 Tuy nhiên, đối với học sinh khối 1,2,3, Giáo viên cũng có trang bị các
kiến thức lịch sử - địa lý địa phương thông qua các chuyến đi ngoại
khóa, các tiết ngoài giờ lên lớp. GV lựa chọn hình thức giới thiệu nhẹ
nhàng, linh hoạt phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
Không đặc nặng vấn đề kiến thức mà nội dung truyền tải mang tính
tìm hiểu sơ nét bao quát. Giáo viên có thể cung cấp thêm kiến thức
lịch sử địa phương cho học sinh thông qua việc trang trí các góc cộng
đồng bằng các sản phẩm truyền thống dân tộc gắn liền với ngành
nghề tại địa phương, hoặc vẽ sơ đồ con đường đến trường gắn liền
với tóm tắt tiểu sử của các vị anh hung mà tên của những vị ấy được
đặt thành tên đường tại địa phương. Giáo viên có thể linh động tích
hợp vào các tiết dạy Tập làm văn, tự nhiên xã hội, đạo đức để đảm
bảo học sinh có thể tìm hiểu các kiến thức lịch sử - địa phương một
cách liên tục, xuyên suốt.
- Phải biết tự trang bị kiến trang bị kiến thức địa phương cho bản
thân:
 Giáo viên cần tìm hiểu để nắm chắc kiến thức lịch sử địa phương nơi
- mình đang tham gia công tác giảng dạy thông qua nguồn tài liệu:
tranh ảnh, thơ, ca dao, truyện, nhân chứng lịch sử địa phương hoặc
qua truyền miệng các sự kiện lịch sử truyền thông từ các vị lão niên.
Hoặc tốt nhât là có thể tìm hiểu nguồn thông tin tư liệu từ các ban
quản trị, ban quản lý của các dịa danh lịch sử. Đặc biệt tìm hiểu
thông tin trên Internet cũng là một cách thu thập thông tin nhanh và
rộng nhưng cần phải tìm những nguồn thông tin chính thống.
 Giáo viên cần tích cực tham gia tích cực vào các họat động văn hóa,
các lễ hội của địa phương, thăm các công trình di tích lịch sử, văn
hóa, tìm hiểu đình làng, …Từ đó có thêm hiểu biết sâu sắc về cuộc
sống văn hoá của người dân trong vùng, từ đó bổ sung những kiến
thức vào bài giảng cho sinh động, hiểu hơn những phong tục tập quán
của địa phương.
 Giáo viên cần nghiên cứu đọc, tìm hiểu thêm qua hệ thống sách tư
liệu địa phương, vùng miền nhằm bổ sung lịch sử địa phương để làm
thêm phong phú và sáng tỏ một số sự kiện của lịch sử dân tộc nhằm
vun đắp cho học sinh lòng tự hào về dân tộc.
 Muốn thổi niềm đam mê môn Lịch sử địa phương cho học sinh thì trước hết
giáo viên cũng phải đam mê môn mình dạy. Từ niềm đam mê đó mới xác
4
định được nội dung kiến thức, phương pháp và phương tiện để truyền đạt
một cách hiệu quả nhất. Muốn vậy vốn kiến thức của giáo viên phải rộng "
và “Trò học thì thầy cũng là người được học”. “Nếu người thầy biết thổi
hồn vào, thì môn Sử cũng giống như môn Văn, cũng đi vào lòng người một
cách ngọt ngào nhất”.
2) VỀ NGUỒN TƯ LIỆU
Việc giảng dạy lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng để
đạt được hiệu quả cao nguồn tư liệu là một trong những yếu tố cấu thành
nên sự thành công cho tiết dạy.Vì nguồn tư liệu sẽ làm cụ thể hóa, sống
động và tái hiện lại sự kiện lịch sử. Trong khi đó nguồn tư liệu dùng cho
lịch sử địa phương dường như rất ít hoặc không có. Nên khi bắt đầu một tiết
dạy lịch sử - địa lý địa phương, Giáo viên cần tìm tòi nghiên cứu và sưu
tầm nhiều tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng quan trọng là phải thẩm
định thông tin để tránh sai lệch.
Còn trong quá trình giảng dạy thì GV phải thường xuyên tích lũy
nguồn tư liệu từ những thông tin học sinh sưu tầm hoặc từ các tổ chức như
Đảng, Hội cựu chiến binh và những nhân chứng lịch sử góp phần vào việc
cụ thể hóa sự kiện lịch sử.
 Tuy nhiên, nguồn tư liệu là một vấn đề nan giải đối với GV khi dạy lịch sử -
địa lý địa phương. Đây là bước chuẩn bị mất thời gian và công sức của Giáo
viên nhất. Và dễ dẫn giáo viên vào bế tắc vì không tìm được nguồn tư liệu
phù hợp. Từ đó dẫn đến tâm lý “ngại” dạy các tiết lịch sử - địa lý, địa
phương. Thiết nghĩ, nếu giáo viên có nguồn tài liệu kiến thức lịch sử - địa lý
địa phương được xuất bản chính thống thì GV sẽ rút ngắn được quá trình
chuẩn bị và có thời gian đầu tư vào các hình thức tổ chức hiệu quả và sáng
tạo hơn.

KẾT LUẬN
Nhà giáo dục Xô Viết Sukhomlinski để kết thúc bài tham luận: “Đối với
mỗi con người chúng ta, Tổ quốc bắt đầu từ một cái nhỏ bé dường như không lộng
lẫy lắm và không có gì nổi bật. Cuộc sống của mỗi chúng ta, vĩnh viễn đến hơi thở
cuối cùng chứa đựng một cái gì đó duy nhất và không gì thay thế được như bầu
sữa mẹ, như sự âu yếm của mẹ, như lời nói thân yêu. Đó là miền quê thân yêu của
chúng ta, nơi thể hiện hình ảnh sinh động của Tổ quốc”.
Thầy cô hãy bắt đầu giáo dục tình cảm học sinh bằng những bài dạy
lịch sử - địa lý địa phương gần gũi và thú vị nhất.

5
II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động dạy học lịch sử địa
phương, địa lý địa phương:

Nội dung kiến thức lịch sử địa phương, địa lý địa phương kéo dài từ hơn 300
năm nay, trong khi đó chương trình học lịch sử địa phương, địa lý địa phương
trong chương trình chủ yếu chỉ xuất hiện ở lớp 4 chỉ có 4 tiết. Từ đó dẫn đến
tình trạng kiến thức còn nặng và sự lệch nhau giữa nội dung lịch sử dân tộc và
lịch sử địa phương. Bên cạnh đó, do điều kiện nên việc tổ chức các hình thức
dạy học chưa phong phú.

Việc dạy học lịch sử địa phương tại thực địa hoặc tổ chức ngoại khóa lịch sử
địa phương tại thực địa hay các di tích lịch sử; ứng dụng công nghệ thông tin
được ít các trường tổ chức thực hiện. Việc tổ chức cho học sinh tham quan, học
tập ở các di tích lịch sử chỉ diễn ra đối với các trường nằm ở trung tâm hoặc là
gần các di tích…

Các loại tài liệu như sử liệu thành văn, sử liệu vật chất hay hiện vật hoặc các
nguồn sử liệu truyền miệng, dân gian chưa được giáo viên sử dụng nhiều trong
dạy học. Thực trạng học sinh không ham thích học LSĐP đang còn diễn ra ở
một số trường học, nên dẫn đến tình trạng một số tiết học chưa đảm bảo được
nội dung và yêu cầu của chương trình và hoạt động dạy học Lịch sử địa
phương, địa lý địa phương chưa thật sự sôi nổi và hiệu quả.

Với mục tiêu đẩy mạnh công tác giáo dục về Lịch sử địa phương, Địa lí địa
phương để học sinh học tập, tìm hiểu & định hướng phát triển phẩm chất, năng
lực cho các em (năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến
thức, kĩ năng tìm tòi thông tin từ thực tiễn, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo...) chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

** Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học lịch sử địa phương – địa lý
địa phương:

 Phạm vi trong lớp học:

* Đối với lớp 4, 5:

6
- Lớp 4: Dạy lịch sử địa phương, địa lý địa phương theo hướng lồng ghép và
cập nhật nội dung mới vào bài “Thành phố Hồ Chí Minh – Tuần 24” thay
cho các dữ liệu cũ, lưu ý cần cập nhật các nội dung về thành phố về
quận/huyện đang sống và học tập theo tình hình mới.

- Lớp 5: Đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động dạy học lịch sử địa phương,
địa lý địa phương qua việc thiết kế, tổ chức các hoạt động đáp ứng mục tiêu
chương trình học. Môn Lịch sử và Địa lý - Tuần 31, 32: Lịch sử địa
phương, Địa lý địa phương : Tổng cộng 4 tiết.

* Đối với lớp 1, 2, 3:

- Giáo dục Lịch sử địa phương, địa lý địa phương lồng ghép, tích hợp vào các
bài, các môn có nội dung liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc các
bài có nội dung liên quan đến tự nhiên, thực vật, phong cảnh của thành
thị…. Lưu ý sử dụng các tài liệu chính thống, các kiến thức đã được thẩm
định.

 Phạm vi ngoài lớp học:

Nhà trường hoặc cá nhân giáo viên dạy lớp có thể chủ động lập kế hoạch tổ
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp…. qua đó kết hợp sử dụng tài liệu để
phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng mục tiêu chương
trình học. Phần ghi nhận cảm nghĩ, thu hoạch cũng có thể được giáo viên
khai thác để gợi ý cho học sinh trong việc đi thực tế, tìm hiểu và thu thập
kiến thức…..

*** Giới thiệu thêm giải pháp phối hợp sử dụng Tài liệu Dạy – Học Lịch
sử địa phương TP Hồ Chí Minh và tài liệu Dạy – Học Địa lý địa phương
TP Hồ Chí Minh gắn với việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo
dục lịch sử địa phương – địa lý địa phương.

(Nội dung GD LSĐP, ĐLĐP gắn với HĐ GD NGLL & kết hợp các ví dụ trong
tài liệu minh họa - tài liệu Dạy – Học Lịch sử địa phương TP Hồ Chí Minh và

7
tài liệu Dạy – Học Địa lý địa phương TP Hồ Chí Minh – Cty xuất bản Gia Định
– NXB GD Việt Nam)

You might also like