You are on page 1of 82

{Trang trắng này dùng để dán bản Nhận xét của người hướng dẫn, hoặc thay trang

này bằng Nhận xét của người hướng dẫn}


{Trang trắng này dùng để dán bản Nhận xét của người phản biện, hoặc thay trang
này bằng Nhận xét của người phản biện}
TÓM TẮT {font: TimeNew Roman, bolt, size: 14, căn lề: center}
{Để 01 dòng trống}
Tên đề tài: ……………………………………………………………………………….
Sinh viên thực hiện: ………………………………….. …………………………………
Số thẻ SV: ……………………… Lớp: …………………………………………………
{Nội dung tóm tắt trình bày tối đa trong 1 trang} {Font: Time New Roman; thường; cỡ
chữ: 13; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}
………………………………………………………………………………………… ..
………………………………………………………………………………………… ..
………………………………………………………………………………………… ..
………………………………………………………………………………………… ..
………………………………………………………………………………………… ..
………………………………………………………………………………………… ..
………………………………………………………………………………………… ..
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA …………………………………………

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ tên sinh viên: …..…………….………….…….. Số thẻ sinh viên: ………………...
Lớp:…………… Khoa:....................................... Ngành: ……………….......................
1. Tên đề tài đồ án:
………………………………………………..…………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
……………………………………..……………………………………………..……...
...…………………………………………………………………………………………
…..………………………………….…..………………………..………………………
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
…...………………………………………………………………………………………
…...………………………………………………………………………………………
…...………………………………………………………………………………………
…...………………………………………………………………………………………
…...………………………………………………………………………………………
5. Các bản vẽ, đồ thị ( ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ):
…...………………………………………………………………………………………
…...………………………………………………………………………………………
…...………………………………………………………………………………………
…...………………………………………………………………………………………
6. Họ tên người hướng dẫn: …………………………………..……………………
7. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: ……../……./201…..
8. Ngày hoàn thành đồ án: ……../……./201…..
Đà Nẵng, ngày tháng năm 201
Trưởng Bộ môn …………………….. Người hướng dẫn
LỜI NÓI ĐẦU

{Font: Time New Roman; thường; cỡ chữ: 13; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………………..…………

Ghi chú: Sinh viên có thể trình bày “Lời cảm ơn” trong phần “Lời nói đầu”

i
CAM ĐOAN

{Font: Time New Roman; thường; cỡ chữ: 13; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}
{Lời cam đoan của sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp cam đoan về liêm chính học
thuật}
……………………………………………………………………..……………………
……………………………………………………………………..……………………
……………………………………………………………………..……………………
……………………………………………………………………..……………………
……………………………………………………………………..……………………
Sinh viên thực hiện
{Chữ ký, họ và tên sinh viên}

ii
MỤC LỤC
{Để 2 dòng trống tại đây}

{Font: Time New Roman; thường; cỡ chữ: 13; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}{In trên
2 mặt giấy từ trang này đến hết phần “PHỤ LỤC”}
Tóm tắt
Nhiệm vụ đồ án
Lời nói đầu và cảm ơn i
Lời cam đoan liêm chính học thuật ii
Mục lục iii
Danh sách các bảng biểu, hình vẽ và sơ đồ v
Danh sách các cụm từ viết tắt vi
Trang
Chương 1 ...................................................
1.1 ................................................................ 1
1.1.1
1.1.2

1.2 7
1.2.1
1.2.2….................................
1.3 ........................................ 22

Chương 2 .......................................................
2.1…..
2.1.1….
2.1.2…..
2.2
…..
Chương 3 50
3.1…..

iii
3.1.1….
3.1.2….
3.2 ………………
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC

iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

BẢNG 1.1 {size 13}..........................................................................................................


BẢNG 1.2 …….................................................................................................................
BẢNG 1.3 …….................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
HÌNH 1.1 ...........................................................................................................................
HÌNH 1.2 ...........................................................................................................................
HÌNH 1.3 ...........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................

Ghi chú:
- Mỗi bảng, hình vẽ/ sơ đồ phải được đánh số và có tên;
- Đánh số bảng và đánh số hình vẽ/ sơ đồ riêng. Quy luật đánh số như sau:
 Chữ số thứ nhất chỉ tên chương;
 Chữ số thứ hai chỉ thứ tự bảng biểu, sơ đồ, hình,…trong mỗi chương.

v
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU:
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................

CHỮ VIẾT TẮT:


…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................
…….……..........................................................................................................................

Ghi chú:
- Ký hiệu: mỗi mục ký hiệu gồm ký hiệu và phần tên gọi, diễn giải ký hiệu.
- Cụm từ viết viết tắt là các chữ cái và các ký hiệu thay chữ được viết liền nhau,
để thay cho một cụm từ có nghĩa, thường được lặp nhiều lần trong đồ án.

vi
Tên đề tài

MỞ ĐẦU {font: TimeNew Roman, bolt, size: 14, căn lề: center}
{Để 2 dòng trống}

{Font: Time New Roman; thường; cỡ chữ: 13; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}
{Trong phần này, cần trình bày về: Mục đích thực hiện đề tài, mục tiêu đề tài, phạm vi và đối
tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc của đồ án tốt nghiệp}
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 1
Tên đề tài

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ

1.1. Khái niệm và vai trò của máy phát điện đồng bộ
1.1.1. Khái niệm
Những máy phát điện xoay chiều có tốc độ quay rotor n bằng đúng tốc độ quay của từ
trường stator n1 gọi là máy phát điện đồng bộ. Ở chế độ xác lập, máy phát điện đồng bộ có
tốc độ quay rotor luôn không đổi khi tải thay đổi.
1.1.2. Vai trò
Dùng làm các máy phát điện xoay chiều (phần lớn)
Dùng làm động cơ điện đồng bộ để truyền tải cho các phụ tải có yêu cầu tốc độ quay
không đổi và có công suất lớn (từ vài trăm KW trở lên).
Dùng làm máy bù đồng bộ nâng cao hệ số công suất cos của lưới điện.
Chế độ máy phát :
+ Máy phát điện đồng bộ là nguồn điện chính của lưới điện quốc gia, trong đó động cơ
sơ cấp là các tuabin hơi, tuabin khí hoặc tuabin nước.

Hình 1.1 Tuabin nước trục đứng


Ở các lưới điện công suất nhỏ, máy phát điện đồng bộ được kéo bởi các động cơ diesel
hoặc xăng, có thể làm việc đơn lẻ hoặc hai ba máy làm việc song song.
Chế độ động cơ :
+ Động cơ đồng bộ công suất lớn được sử dụng trong công nghiệp luyện kim, khai thác
mỏ, thiết bị lạnh,, truyền động các máy bơm, nén khí, quạt gió, v.v…
+ Động cơ đồng bộ công suất nhỏ được sử dụng trong các thiết bị như đồng hồ điện,
dụng cụ tự ghi, thiết bị lập chương trình, máy bù đồng bộ, v.v…

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 2
Tên đề tài

1.2. Phân loại và cấu tạo máy phát điện đồng bộ


1.2.1. Phân loại
Theo kết cấu cực từ :
+ Máy cực ẩn (2p = 2)
+ Máy cực lồi (2p ≥ 4)
Theo chức năng :
+ Máy phát : Tuabin nước, tuabin hơi, động cơ diesel,…
+ Động cơ (𝑃 ≥ 200 𝐾𝑊) : Máy bù đồng bộ, đồng hộ điện,…
1.2.2. Cấu tạo
Máy phát điện đồng bộ gồm hai thành phần chính là stator và rotor.
Thông thường :
+ Stator → Phía ngoài
+ Rotor → Phía trong

1,2: Lõi thép, dây quấn stator


3,4: Lõi thép, dây quấn rotor
Hình 1.2 Cấu tạo máy phát điện đồng bộ
a) Stator (phần tĩnh) :
Stator của máy phát điện đồng bộ gồm lõi thép và dây quấn.
+ Lõi thép :
Làm từ lá thép kỹ thuật điện dày 0,35 - 0,5mm, phủ cách điện.
Mắt trong xẻ rãnh để đặt dây quấn.
Ép lại thành hình trụ, và được ép vào vỏ bảo vệ.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 3
Tên đề tài

1,2: Lõi thép, dây quấn stator


Hình 1.3 Cấu tạo stator máy phát điện đồng bộ
b) Rotor (phần quay) :
Rotor của máy phát điện đồng bộ được cấu tạo từ lõi thép và dây quấn.
Lõi thép gồm phần thân rotor và các cực từ.
Dây quấn rotor được gọi là dây quấn kích từ và được cấp điện một chiều nhờ hai vành
trượt.
Rotor của máy điện đồng bộ có hai loại là cực ẩn và cực lồi (phụ thuộc vào tốc độ của
máy).

Hình 1.3 Cấu tạo rotor máy phát điện đồng bộ


+ Rotor cực ẩn :
Lõi thép :
Làm bằng thép hợp kim chất lượng cao, được đúc thành khối hình trụ, có rãnh để đặt
dây quấn kích từ.
Phần không phay rãnh tạo thành mặt cực từ.
Đường kính rotor không quá 1,5m.
Để tăng công suất → tăng chiều dài l của rotor (l ≈ 6,5m).

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 4
Tên đề tài

Hình 1.3 Lõi thép rotor cực ẩn máy phát điện đồng bộ
Dây quấn :
Đặt trong rãnh của rotor, dây đồng, tiết diện chữ nhật và được quấn tạo thành các bối
đồng tâm và cách điện với nhau.
Hai đầu dây quấn kích từ nối với hai vành trượt đặt ở đầu trục, thông qua chổi than để
lấy điện một chiều từ ngoài làm nguồn kích từ.
Rotor cực ẩn thường có số đôi cực là 1, hoặc 2 nên tốc độ có thể tới 3000 vòng/phút và
động cơ sơ cấp thường là các tuabin khí, hơi.

Hình 1.4 Dây quấn rotor cực ẩn máy phát điện đồng bộ
Cấp nguồn điện cho dây quấn rotor thường là máy phát một chiều công suất từ 0,3% -
2% công suất của máy điện đồng bộ.
Truyền động cho máy phát điện một chiều :
Nối với trục của máy điện đồng bộ
Có trục chung với máy điện đồng bộ (máy phát điện đầu trục).

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 5
Tên đề tài

Hình 1.5 Truyền động cho máy phát điện một chiều
+ Rotor cực lồi :
Số lượng cực từ lớn, dùng trong trường hợp động cơ sơ cấp là các tuabin nước (thuỷ
điện) có tốc độ chậm.
Lõi thép :
Các máy công suất nhỏ và trung bình, rotor có kích thước không lớn nên lõi thép được
chế tạo bằng thép đúc, gia công thành khối hình trụ hoặc lăng trụ trên mặt là các cực từ.

Hình 1.4 Lõi thép rotor cực lồi máy phát điện đồng bộ công suất nhỏ
Các máy công suất lớn, lõi thép làm từ các tấm thép dày 1 - 6mm, dập hoặc đúc định
hình sẵn để ghép thành các khối lăng trụ. Cực từ được ghép từ lá thép dày 1  1,5mm, ghép
cố định với lõi nhờ bulông xuyên qua mặt cực hoặc đuôi hình chữ T.

Hình 1.5 Lõi thép rotor cực lồi máy phát điện đồng bộ công suất lớn

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 6
Tên đề tài

Dây quấn :
Dây quấn kích từ bằng dây đồng, quấn xung quanh cực từ, các vòng dây được quấn cách
điện với nhau. Hai đầu nối với vành trượt ở một đầu trục, thông qua chổi than nối với nguồn
điện một chiều. Máy điện đồng bộ cực lồi có tốc độ thấp. Tốc độ rotor n  1000 vòng/phút.
Đường kính rotor (D) có thể lớn tới 15m, trong khi chiều dài nhỏ. Tỉ lệ (chiều dài / đường
kính) = 0,15 ÷ 0,2.
Máy điện đồng bộ được chia thành phần cảm và phần ứng. Phần máy điện có dây quấn
cảm ứng sức điện động → Phần ứng. Phần nam châm điện (nam châm vĩnh cửu tạo ra từ
trường chính trong máy → Phần cảm. Các máy điện đồng bộ công suất lớn và trung bình,
phần tĩnh (stato) thường là phần ứng, còn phần quay (rôto) là phần cảm. Một số máy công
suất nhỏ, phần quay đóng → phần ứng, phần tĩnh → phần cảm.
1.3. Nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ
Dùng động cơ sơ cấp quay rôto của máy phát điện đồng bộ tới tốc độ n và cho dòng một
chiều vào dây quấn rotor thì rotor trở thành một nam châm điện quay. Từ trường của rotor
quét qua dây quấn phần ứng stator và cảm ứng sức điện động xoay chiều hình sin.

Hình 1.6 Nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ
Trị số sức điện động cảm ứng :
E0 = 4,44fw1 k dq 0 (1.1)
Trong đó : E0 : sđđ pha
w1 : số vòng dây một pha
k dq : hệ số dây quấn
0 : từ thông cực từ
Rotor có p đôi cực, khi quay được một vòng, sđđ phần ứng sẽ biến thiên p chu kỳ.
Tốc độ rotor n (vòng/s) → tần số sđđ: f  p.n
p.n
Tốc độ rotor n (vòng/ph) → tần số sđđ: f 
60
Dây quấn ba pha stato có trục lệch nhau 1200 trong không gian nên sđđ các pha lệch
nhau góc pha 1200 .
Khi nối dây quấn stator với tải, trong dây quấn có dòng điện ba pha → từ trường quay,
với tốc độ n1 :

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 7
Tên đề tài

60.f
= n → máy điện đồng bộ
n1 = (1.2)
n
1.4. Các đặc tính điều chỉnh của máy phát điện đồng bộ
1.4.1. Phương trình điện áp của máy phát điện đồng bộ
Từ trường phần ứng ngang trục tạo sđđ ngang trục Euq :
Ė uq = −j. İq . X uq (1.3)
Từ trường phần ứng dọc trục tạo sđđ dọc trục Eud :
Ė uq = −j. İd . X ud (1.4)
Trong đó: X uq – điện kháng phản ứng phần ứng ngang trục
X ud – điện kháng phản ứng phần ứng ngang trục
Điện kháng tản X t đặc trưng từ thông tản stator, bởi không phụ thuộc hướng dọc trục
hay ngang trục, làm xuất hiện suất điện động Et .
Ė t = −j. I.̇ X t = −j. İq . X t − j. İd . X t (1.5)
Phương trình cân bằng điện áp của máy phát điện đồng bộ cực lồi :
U̇ = Ė 0 − Ė uq − Ė ud − Ė t − I.̇ R u
U̇ = Ė 0 − j. İq . X uq − j. İd . X ud − j. İq . X t − j. İd . X t − I.̇ R u
U̇ = Ė 0 − j. İq . (X uq + X t ) − j. İd . (X ud + X t ) − I.̇ R u
U̇ = Ė 0 − j. İq . X q − j. İd . X d − I.̇ R u
Trong đó: X uq + X t = X q – điện kháng đồng bộ ngang trục
X ud + X t = X d – điện kháng đồng bộ dọc trục
I.̇ R u – điện áp rơi trên dây quấn stator
Nếu bỏ qua điện áp rơi trên dây quấn stator :
U̇ = Ė 0 − j. İq . X q − j. İd . X d (1.8)
Đồ thị vector phương trình :

Hình 1.7 Đồ thị vector phương trình điện áp của máy phát điện đồng bộ cực lồi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 8
Tên đề tài

Máy cực ẩn là trường hợp đặc biệt của máy cực lồi, X d = X q = X đb gọi là điện kháng
đồng bộ, thì phương trình cân bằng điện áp :
U̇ = Ė 0 − j. İq . X đb − I.̇ R u (1.9)
Đồ thị vector phương trình :

Hình 1.9 Đồ thị vector phương trình điện áp của máy phát điện đồng bộ cực lồi
1.4.2. Phản ứng phần ứng của máy phát điện đồng bộ
Khi máy phát điện đồng bộ không tải (I=0), từ trường trong máy chỉ do dòng kích từ Ikt
tạo nên (từ trường cực từ), gọi là từ trường không tải ϕ0 .
Từ trường ϕ0 này cắt dây quấn stator cảm ứng ra suất điện động E0 chậm pha so với ϕ0
một góc 900 .
Khi mang tải, trong dây quấn phần ứng có dòng điện tải.
Máy ba pha thì hệ thống dòng điện ba pha trong dây quấn ba pha stator sẽ sinh ra sức từ
động phần ứng Fư và do đó tạo ra từ thông phần ứng với ϕư , là từ trường quay, quay đồng
bộ với tốc độ quay của rotor.
Từ trường phần ứng tác dụng lên từ trường cực từ (còn gọi là phản ứng phần ứng) làm
ảnh hưởng đến quá trình làm việc của máy điện đồng bộ.
Ảnh hưởng này không chỉ phụ thuộc độ lớn của dòng tải (I=0) mà còn phụ thuộc vào
góc lệch pha giữa suất điện động không tải E0 và dòng điện phần ứng I.
a) Tải đối xứng thuần trở
Từ trường cực từ ϕ0 có hướng dọc theo cực.
Khi tải đối xứng và thuần trở, dòng điện I trùng pha E0 .
Dòng điện phần ứng sinh ra từ trường ϕư cùng pha với dòng điện.
Từ trường phần ứng ϕư tác dụng lên từ trường cực từ ϕ0 theo hướng ngang trục, làm
méo từ trường cực từ → phản ứng phần ứng ngang trục.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 9
Tên đề tài

Hình 1.10 Đồ thị vector điện áp, từ trường và dòng điện khi tải đối xứng thuần trở
b) Tải đối xứng thuần cảm
Từ trường cực từ ϕ0 có hướng dọc theo cực.
Dòng điện I chậm pha so với E0 góc 900 .
Dòng điện phần ứng sinh ra từ trường ϕư cùng pha với dòng điện.
Từ trường phần ứng ϕư tác dụng lên từ trường cực từ ϕ0 theo hướng dọc trục, làm giảm
từ trường cực từ → phản ứng phần ứng dọc trục khử từ.

Hình 1.11 Đồ thị vector điện áp, từ trường và dòng điện khi tải đối xứng thuần cảm
c) Tải đối xứng thuần dung
Từ trường cực từ ϕ0 có hướng dọc theo cực.
Dòng điện I sớm pha so với E0 góc 900 .
Dòng điện phần ứng sinh ra từ trường ϕư cùng pha với dòng điện.
Từ trường phần ứng ϕư tác dụng lên từ trường cực từ ϕ0 theo hướng dọc trục, làm tăng
từ trường cực từ → phản ứng phần ứng dọc trục trợ từ.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 10
Tên đề tài

Hình 1.12 Đồ thị vector điện áp, từ trường và dòng điện khi tải đối xứng thuần dung
d ) Tải đối xứng hỗn hợp
Dòng điện I lệch pha so với E0 một góc ψ, có các trường hợp :
- Khi ψ = 0 → như tải thuần trở (đã xét ở mục a).
- Khi ψ > 0 → tải có tính điện cảm.
Phân tích dòng điện I thành các thành phần:
Id = I.sinψ (dọc trục)
Iq = I.cosψ (ngang trục)
→ phản ứng phần ứng ngang trục và dọc trục trợ từ.

Hình 1.13 Đồ thị vector điện áp, từ trường và dòng điện khi tải đối xứng hỗn hợp có ψ > 0
- Khi ψ < 0 → tải có tính điện dung.
Phân tích dòng điện I thành các thành phần:
Id = I.sinψ (dọc trục)
Iq = I.cosψ (ngang trục)
→ phản ứng phần ứng ngang trục và dọc trục trợ từ.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 11
Tên đề tài

Hình 1.14 Đồ thị vector điện áp, từ trường và dòng điện khi tải đối xứng hỗn hợp có ψ < 0
1.4.3. Đặc tính không tải của máy phát điện đồng bộ
Đặc tính không tải: U = E0 = f(It ) khi I = 0, f = fđm .
Đặc tính không tải là quan hệ giữa suất điện động cảm ứng ra quấn dây stator với dòng
điện kích từ khi dòng điện tải bằng không trong hệ đơn vị tương đối với:
E
E∗ =
Eđm
It
It∗ =
Itđm0
Trong đó: Itđm0 là dòng điện kích từ để khi không tải U0 = Uđm
E∗ , It∗ là sức điện động và dòng điện tương đối

Hình 1.15 Đồ thị đặc tính không tải của máy phát điện đồng bộ
1.4.4. Đặc tính ngoài của máy phát điện đồng bộ
Đặc tính ngoài của máy phát là quan hệ điện áp trên cực máy phát và dòng điện tải, U =
f(I) khi tính chất tải không đổi (cos = const, tần số và dòng điện kích từ máy phát không
đổi).
Từ phương trình điện áp:
U̇ = Ė 0 − j. İq . X q − j. İd . X d (1.13)
Vẽ đồ thị điện áp máy phát ứng với các loại tải khác nhau: R, L, C

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 12
Tên đề tài

Hình 1.16 Đồ thị đặc tính ngoài của máy phát điện đồng bộ
Đồ thị hình 1.16 chỉ ra quan hệ U = f (I) khi cosφ = const, Ikt = const và tần số không
đổi.
Ta thấy khi phụ tải của máy phát điện tăng:
+ Đối với tải dung điện áp tăng.
+ Đối với tải cảm và trở, điện áp giảm (tải cảm điện áp giảm nhiều hơn).
Khi tải có tính chất cảm phản ứng phần ứng dọc trục khử từ làm từ thông tổng giảm do
đó đặc tính ngoài dốc hơn tải điện trở.

Hình 1.17 Đồ thị đặc tính ngoài của máy phát điện đồng bộ khi điều chỉnh dòng kích từ
Với các loại tải khác nhau, để điện áp U = Uđm khi tải định mức → phải thay đổi E0
bằng cách điều chỉnh dòng điện kích từ Ikt .
Đường đặc tính ngoài ứng với điều chỉnh kích từ sao cho khi I = Iđm có U = Uđm hình
bên.
Trong đó: E0 = U0L (tải cảm)
E0 = U0R (tải trở)
E0 = U0C (tải dung)
Độ thay đổi điện áp định mức của máy phát điện đồng bộ ΔUđm là sự thay đổi điện áp
của máy phát khi tải thay đổi từ định mức ứng với cosφđm đến không tải trong điều kiện dòng
kích từ không đổi.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 13
Tên đề tài

U0 − Uđm E0 − Uđm
ΔU% = . 100 = . 100 (1.14)
Uđm Uđm
Độ biến thiên điện áp ΔU% của máy phát đồng bộ có thể đạt đến vài chục phần trăm vì
điện kháng đồng bộ X đb khá lớn.
Máy phát điện turbine hơi có xd lớn nên ΔU lớn hơn so với máy phát turbine nước.
Thông thường ΔU% = 25 ÷ 35%, ΔU% của máy phát đện có thể xác định trực tiếp trên
máy đã chế tạo. Lúc thiết kế, để tính ΔU% có thể dựa vào đồ thị vector suất điện động hoặc
đồ thị vector sức từ điện động.
1.4.5. Đặc tính điều chỉnh của máy phát điện đồng bộ
Đường đặc tính điều chỉnh là quan hệ giữa dòng điện kích từ và dòng điện tải khi điện
áp U không đổi và bằng định mức (It = f (I) khi U = const; cosφ = const; f = fđm).
Đặc tính điều chỉnh cho biết hướng điều chỉnh dòng kích từ It của máy phát để giữ cho
điện áp đầu cực máy không đổi.

Hình 1.17 Đồ thị đặc tính điều chỉnh của máy phát điện đồng bộ
Khi làm thí nghiệm để lấy đặc tính điều chỉnh, phải thay đổi tải Z và đồng thời thay đổi
dòng kích từ It để có cosφ = const và U = const.
Dạng của đặc tính điều chỉnh với các trị số cosφ khác nhau như ở hình 1.17.
Với tải cảm, khi I tăng muốn giữ cho U không đổi phải tăng dòng kích từ It.
Với tải dung, khi I tăng, muốn giữ U không đổi thì phải giảm dòng kích từ It.
Thông thường cosφđm = 0,8 (thuần cảm), từ không tải (I = 0, U = Uđm) đến tải định mức
(I = Iđm, U = Uđm) phải tăng dòng kích từ It khoảng 1,7 ÷ 2,2 lần.
1.4.6. Đặc tính tải của máy phát điện đồng bộ
U = f(It) khi I = const; cosφ = const; f = fđm

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 14
Tên đề tài

Hình 1.17 Xác định đặc tính tải thuần cảm từ đặc tính không tải và tam giác điện kháng
Với mỗi trị số của I và cosφ ta có một đặc tính tải.
Trong các đặc tính tải, đường đặc tính tải thuần cảm với cosφ = 0 và I = Iđm là có ý nghĩa
nhất.
Dạng của đặc tính tải thuần cảm như đường 3 trên hình 1.17. Đồ thị véctơ ứng với chế
độ đó khi bỏ qua rư như ở hình 1.18.

Hình 1.17 Đồ thị vector suất điện động của máy phát điện đồng bộ ở tải thuần cảm
Đặc tính tải thuần cảm có thể suy ra từ đặc tính không tải và tam giác điện kháng.
Tam giác điện kháng:
Từ đặc tính ngắn mạch (đường 2 trên hình 1.17), để có In = Iđm thì dòng kích từ cần thiết
Itn (hoặc Ftn) là Ftn ≡ Itn = OC.
S.t.đ. Ftn = OC gồm hai phần: phần BC để khắc phục phản ứng phần ứng khử từ Eưd (BC
= Kưd.Fưd), phần OB còn lại để sinh ra s.đ.đ. tản từ Eбư = Iđm.xбư = AB.
Điểm A nằm trên đường đặc tính không tải vì lúc đó mạch từ không bão hoà.
Tam giác ABC được gọi là tam giác điện kháng. Các cạnh BC và AB của tam giác điện
kháng tỷ lệ với dòng điện tải định mức Iđm.
Cách thành lập đặc tính tải thuần cảm từ đặc tính không tải và tam giác điện kháng:
Tịnh tiến tam giác ABC hoặc OAC sao cho đỉnh A tựa trên đặc tính không tải thì đỉnh C
sẽ vẽ thành đặc tính tải thuần cảm (đường 3).
Nếu các cạnh của tam giác điện kháng được vẽ tỷ lệ với I = Iđm thì đặc tính tải thuần cảm
vẽ được là ứng với I = Iđm.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 15
Tên đề tài

Chứng minh:
Khi ngắn mạch với I = Iđm và khi tải thuần cảm với I = Iđm, cả s.đ.đ tản Eбư và phản ứng
phần ứng khử từ Fưd đều không đổi, do đó các cạnh của tam giác điện kháng AB = Eбư và BC
= Kưd.Fưd đều không đổi.
Với một s.t.đ tuỳ ý của cực từ F0 = OP, lúc không tải điện áp đầu cực máy phát là U0 =
E = PM. Khi có tải thuần cảm I = Iđm, s.t.đ. có hiệu lực chỉ bằng OQ = OP - PQ và s.đ.đ. Eδ
= QA’. Kết quả điện áp đầu cực máy phát là:
U = Eδ − Eδư = QA’ − A’B’ = PC’ (1.15)
Trên thực tế, do ảnh hưởng của bão hoà mạch từ, đặc tính tải thuần cảm có được bằng
thí nghiệm trực tiếp có dạng như đường nét đứt. Sự khác đó là do khi dòng điện kích từ tăng,
cực từ của máy càng bão hoà, từ thông tản của dây quấn kích thích tăng, do đó s.t.đ của cực
từ cần thiết để khắc phục phản ứng khử từ của phần ứng càng phải lớn, nghĩa là cạnh BC của
tam giác điện kháng càng phải dài hơn.
1.4.7. Đặc tính ngắn mạch của máy phát điện đồng bộ
Đặc tính ngắn mạch là quan hệ Inm = f(It) khi U = 0, f = fđm.
Nếu bỏ qua điện trở dây quấn phần ứng (Rư = 0), mạch dây quấn phần ứng là thuần cảm
(ψ = 900). Khi đó:(2.16) (2.17)
Iq = I.cosψ = 0, Id = I.sinψ = I
Đồ thị véctơ khi ngắn mạch và mạch điện thay thế như ở hình 1.18, ta có:
Ė = j.İ.xd

Hình 1.17 Đồ thị vector và mạch điện thay thế của máy phát điện đồng bộ khi ngắn mạch
Lúc ngắn mạch phản ứng phần ứng là khử từ, mạch từ của máy không bão hoà vì từ
thông khe hở Φδ rất nhỏ, s.đ.đ. Eδ = E0 - I.xưd = I.xσư rất nhỏ, do đó đặc tính ngắn mạch là
đường thẳng (hình 1.18).
I

I =
f(It)

It
Hình 1.18 Đặc tính ngắn mạch của máy phát điện đồng bộ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 16
Tên đề tài

Tỷ số ngắn mạch K: Là tỷ số giữa dòng điện ngắn mạch In0 ứng với dòng kích từ it0 để
sinh ra s.đ.đ. E = Uđm khi không tải với dòng điện định mức Iđm.
K = In0/Iđm (1.18) (1.19)
U, I U = f(it)

Uđm / I = f(it)
B
/
A
Iđm
In
A B
it0 itn it
Hình 1.19 Xác định tỷ số ngắn mạch K
Theo định nghĩa đó, từ hình 1.19 ta có:
In0 = Uđm/xd
Trong đó xd là trị số bão hoà của điện kháng đồng bộ dọc trục ứng với E = Uđm.
Thay trị số In0 theo (1.19) vào (1.18) ta có:
Uđm 1
K= = (1.20)
xd . Iđm xd∗
Thường xd∗ > 1 nên K > 1 và dòng điện ngắn mạch xác lập In0 < Iđm .
Từ hình 1.18, dựa vào các tam giác đồng dạng OAA’ và OBB’ ta có:
In0 it0
K= = (1.21)
Iđm itn
Trong đó: it0 – dòng kích thích ứng với khi không tải U0 = Uđm
itn – dòng kích thích úng với lúc ngắn mạch I = Iđm
Máy phát điện đồng bộ có K lớn thì có ưu điểm là độ thay đổi điện áp ΔU nhỏ và sinh ra
công suất điện từ lớn, máy làm việc ổn định khi tải dao động.
Muốn có K lớn (tức là xd* nhỏ) thì phải tăng khe hở, đòi hỏi máy phải tăng cường dây
quấn kích thích, kích thước của máy tăng, giá thành cao.
Thông thường với máy phát tuabin nước K = 0,8 ÷ 1,8, còn với máy phát tuabin hơi K
= 0,5 ÷ 1,0.
1.4.8. Các đặc tính góc của máy điện đồng bộ
a) Đặc tính góc công suất tác dụng:
P = f(θ) khi E = const, U = const với θ - góc tải giữa các vector s.đ.đ. E và điện áp U.
Để đơn giản, ta bỏ qua rư vì rư << xđb, xd, xq.
Công suất đầu cực của máy phát điện động bộ bằng:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 17
Tên đề tài

P = mUIcosφ
Với máy cực lồi, theo đồ thị vector hình 1.20, với rư = 0 ta có:
Id = (E – U.cosθ)/xd
Iq = U.sinθ/xq
φ=ψ-θ
Do đó: P = mUIcosφ = mUIcos(ψ - θ)
= mU(Icosψ.cosθ + Isinψ.sinθ)
= mU(Iq.cosθ + Id.sinθ)

Hình 1.20 Đồ thị vector suất điện động máy phát điện cực lồi
Thay Id và Iq ở biểu thức (1.23) ta được:
m. U2 m. U. E m. U2
P= . sinθcosθ + . sinθcosθ − . sinθcosθ
xq xd xd
m. U. E m. U2 1 1
P= . sinθ + . ( − ) . sin2θ (1.25)
xd 2 xq xd
= Pe + Pu
Trong hệ đơn vị tương đối ta có:
U∗ E∗ U∗ 2 1 1
P∗ = . sinθ + .( − ) . sin2θ (1.26)
xd∗ 2 xq∗ xd∗
Trị số Pu nhỏ hơn nhiều so với Pe .
Từ biểu thức (1.25) thấy rằng, công suất của máy cực lồi gồm hai thành phần:
- Thành phần Pe tỷ lệ với sinθ và phụ thuộc vào E0 (tức phụ thuộc vào it),
- Thành phần Pu không phụ thuộc vào E (hoặc It).
Như vậy, máy phát điện đồng bộ cực lồi khi mất kích thích It = 0 (E = 0), P = Pu ≠ 0, máy
vẫn phát ra công suất tác dụng. Như vậy đối với máy phát đồng bộ cực lồi khi mất kích từ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 18
Tên đề tài

công suất tác dụng vẫn có một lượng nhỏ là Pu. Người ta ứng dụng điều này để chế ra các
động cơ điện phản kháng có công suất cơ vài chục W.
Máy phát điện cực lồi khi mất kích thích vẫn phát ra công suất tác dụng, điều đó được
giải thích như sau:
Khi It = 0 trong máy chỉ còn từ trường phần ứng. Do rotor cấu tạo cực lồi, từ trở dọc trục
nhỏ hơn từ trở ngang trục, các đường sức từ của từ trường quay phần ứng luôn có xu hướng
đi theo hướng dọc trục (hình 1.21a). Khi có sự xê dịch giữa trục từ trường phần ứng và trục
cực (hình 1.21b), các đường sức từ bị uốn tạo thành momen và công suất điện.

Hình 1.21 Đường sức từ trường trong máy phát điện đồng bộ phản kháng
Với máy đồng bộ cực ẩn vì xd = xq nên:
m. U. E
P∗ = . sinθ (1.27)
xd
Đường biểu diễn P = f(θ) như ở hình 1.22, trong đó π > θ > 0 ứng với chế độ máy phát
điện (MFĐ), còn 0 > θ > -π/2 ứng với chế độ động cơ điện (ĐCĐ).

Hình 1.22 Đặc tính góc công suất tác dụng của máy phát điện đồng bộ cực lồi và cực ẩn
Để thấy rõ ý nghĩa vật lý của sự thay đổi P theo θ, ta chú ý rằng nếu bỏ qua điện áp rơi
I.rư và I.xσư thì θ ≈ θδ, đó chính là góc không gian giữa s.t.đ. F0 của rôto và Fδ ở khe hở trên
mặt stator.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 19
Tên đề tài

Khi làm việc ở chế độ máy phát điện θδ > 0, rotor (hoặc F0) vượt trước và kéo theo từ
trường Fδ trên mặt stator (Hình 1.23a). Còn khi làm việc như động cơ điện thì θδ < 0, từ trường
tổng Fδ trên mặt stator kéo rotor (hoặc F0) quay theo (Hình 1.23b). Chính lực kéo đó biểu thị
cho công suất P.
Khi θδ thay đổi, lực kéo giữa F0 và Fδ sẽ thay đổi và P thay đổi theo.

Hình 1.23 Từ trường ở khe hở khi máy điện đồng bộ làm việc ở chế độ máy phát (a) và ở
chế độ động cơ (b)
b) Đặc tính góc công suất phản kháng: Q = f(θ)
Công suất phản kháng của máy điện đồng bộ được tính:
Q = mUI.sinφ = mUI.sin(ψ - θ)
= mU(Isinψcosθ – Icosψsinθ)
= mU(Id.cosθ – Iq.sinθ)
Thay Id và Iq ở biểu thức (1.23) ta có:
m. U. E m. U2 1 1 m. U2 1 1
Q= . cosθ + . ( − ) . cos2θ − .( + ) (1.29)
xd 2 xq xd 2 xq xd
Ta thấy, dù θ dương hay âm thì Q vẫn không đổi, nên đặc tính góc công suất phản kháng
của máy phát và động cơ điện đồng bộ là giống nhau (Hình 1.22).
Trong phạm vi – θ < θ < +θ, máy phát công suất phản kháng vào lưới điện. Ngoài phạm
vi trên máy tiêu thụ công suất phản kháng từ lưới điện.

Hình 1.24 Đặc tính góc công suất phản kháng của máy phát điện đồng bộ cực lồi
1.5. Chế độ làm việc song song và vấn đề điều chỉnh công suất của máy phát điện đồng
bộ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 20
Tên đề tài

1.5.1. Điều kiện ghép máy phát điện đồng bộ làm việc song song
Hệ thống điện gồm nhiều máy phát điện đồng bộ làm việc song song với nhau cùng cấp
điện cho phụ tải, tạo thành lưới điện.
Viê ̣c nố i các máy phát điê ̣n làm viê ̣c chung là cầ n thiế t nhằ m giảm vố n đầ u tư nguồ n dự
phòng, đảm bảo cung cấ p điê ̣n liên tu ̣c, sử du ̣ng hơ ̣p lý các nguồ n năng lươ ̣ng, …
Công suất của lưới điện rất lớn so với công suất mỗi máy riêng rẽ, do đó điện áp cũng
như tần số của lưới có thể giữ không đổi, khi thay đổi tải.
Để các máy làm việc song song, phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Điện áp của máy phát phải bằng điện áp của lưới điện và trùng pha nhau.
- Tần số của máy phát phải bằng tần số của lưới điện.
- Thứ tự pha của máy phát phải giống thứ tự pha của lưới điện.
1.5.2. Điều chỉnh công suất tác dụng và công suất phản kháng của máy phát điện đồng
bộ
a) Trường hợp máy phát điện làm việc trong hệ thống có công suất vô cùng lớn.
Do hệ thống có công suất vô cùng lớn nên U = const, f = const.
Nếu giữ It = const thì E = const và quan hệ P = f(θ) như đã biết ở hình 1.21.
Ở chế độ làm việc xác lập, công suất tác dụng P của máy phát ứng với góc tải θ nhất định
phải cân bằng với công suất cơ đưa vào trục máy để làm quay máy phát điện.
Đường biểu diễn công suất cơ của động cơ sơ cấp được biểu thị bằng đường thẳng song
song với trục hoành, cắt đường đặc tính góc ở điểm A trên hình 1.23.
Như vậy, muốn điều chỉnh công suất tác dụng P của máy phát thì phải thay đổi góc θ,
nghĩa là thay đổi giao điểm A bằng cách thay đổi công suất cơ trên trục máy.

Hình 1.25 Công suất tác dụng và công suất chỉnh bộ của mày phát điện đồng bộ cực ẩn
Công suất tác dụng cực đại Pm mà máy phát có thể cung cấp cho hệ thống điện ứng với
khi dP/dθ = 0.
m. U. E
Áp dụng điều kiện đó, với máy cực ẩn suy ra được: θm = 900 và Pm = (1.30)
xd
√A2 + B2 − A
Với máy cực lồi suy ra được góc θm xác định bởi: cosθm = (1.31)
4B

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 21
Tên đề tài

m. U. E 1 1
Trong đó: A = và B = m. U2 . ( − ) (1.32)
xd xq xd
m. U. E m. U2 1 1
Từ đó: Pm = . sinθm + . ( − ) . sin2θm (1.33)
xd 2 xq xd
Khi điều chỉnh công suất tác dụng, máy phát điện đồng bộ chỉ làm việc ổn định tĩnh khi
0 < θ < θm.
Thật vậy, giả sử máy đang làm việc ở giao điểm A ứng với θ1 < θm, nếu vì một lý do nào
đó công suất cơ Pcơ của động cơ sơ cấp tăng lên trong một thời gian ngắn, sau đó trở về trị số
ban đầu thì rôto của máy phát quay nhanh lên, góc θ sẽ tăng thêm một lượng +Δθ, tương ứng
công suất P tăng thêm một lượng ΔP. Vì lúc đó công suất cơ đã trở về trị số ban đầu nên P +
ΔP > Pcơ, kết quả là rôto bị ghìm lại và máy phát điện trở lại làm việc ở góc θ ban đầu sau
một vài dao động.
Ngược lại, nếu máy làm việc ở điểm B ứng với góc θ2 > θm thì khi công suất cơ thay đổi
như trên, góc θ tăng thêm Δθ sẽ làm cho P của máy phát điện giảm và P < Pcơ, kết quả là rôto
quay nhanh thêm và góc θ càng tăng… máy phát điện mất đồng bộ với lưới điện.
Từ những phân tích trên cho thấy, khi điều chỉnh công suất tác dụng, điều kiện để cho
máy phát điện làm việc ổn định là:
dP
>0 (1.34)

dP/dθ được gọi là công suất chỉnh bộ , ký hiệu là Pcb, nó đặc trưng cho khả năng giữ
cho máy phát làm việc đồng bộ với lưới điện.
Từ các biểu thức (1.25) và (1.26) suy ra công suất chỉnh bộ như sau:
m. U. E 1 1
Với máy cực lồi: Pcb = . cosθ + m. U2 . ( − ) . cos2θ
xd xq xd
m. U. E
Với máy cực ẩn: Pcb = . cosθ
xd
Đường biểu diễn công suất chỉnh bộ như đường nét đứt trên hình 1.25.
Khi θ = 0, khả năng duy trì máy phát làm việc đồng bộ với lưới là lớn nhất, còn khi θ =
θm thì khả năng chỉnh bộ bằng không.
Trên thực tế, để đề phòng trường hợp U hoặc E giảm hoặc những nguyên nhân khác làm
cho công suất P đưa ra lưới điện giảm nhưng vẫn duy trì được đồng bộ, máy phát điện thường
làm việc với công suất định mức Pđm ứng với θ < 300.
Khả năng quá tải của máy phát điện đồng bộ được xác định bằng tỷ số:
Pm
km = (1.36)
Pđm
Trong đó: k m gọi là hệ số năng lực quá tải
1
Với máy cực ẩn: k m = (1.37)
sinθđm

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 22
Tên đề tài

Theo quy định thì cần đảm bảo km > 1,7. Muốn vậy thì máy phải có tỷ số ngắn mạch K
lớn, nghĩa là xd nhỏ (hoặc khe hở lớn).
Chú ý: Khi điều chỉnh P, do góc θ thay đổi nên công suất phản kháng Q cũng thay đổi
theo.
b) Trường hợp máy phát điện có công suất tương đương làm việc song song
Khi hai máy có công suất tương đương làm việc song song, nếu tải của lưới điện không
đổi, để giữ cho f = const thì khi tăng công suất tác dụng của máy này phải giảm tương ứng
công suất tác dụng của máy kia.
Nếu không giảm tương ứng công suất tác dụng của máy kia thì tần số của lưới điện sẽ
thay đổi cho đến khi có sự cân bằng mới khiến cho hộ dùng điện phải làm việc trong điều
kiện tần số khác định mức.
Điều chỉnh công suất phản kháng của máy phát điện.
Xét trường hợp máy phát điện đồng bộ làm việc trong lưới có công suất vô cùng lớn (U,
f = const) và công suất tác dụng P của máy được giữ không đổi.
Giả sử máy phát điện là cực ẩn, và để đơn giản ta coi rư = 0.
Đồ thị vector suất điện động như ở hình 1.24.
Vì P = mUIcosφ = const ≡ OA, trong đó U = const nên khi thay đổi Q, mút của véctơ I
luôn luôn ở trên đường thẳng 1 đi qua A và vuông góc với véctơ U.
Với mỗi trị số của I sẽ có một trị số của cosφ, vẽ đồ thị véctơ suất điện động tương ứng
sẽ xác định được độ lớn của E0, từ đó suy ra dòng kích từ Ikt cần thiết.
Mặt khác, ta có: P = mUE.sinθ/xd ≈ P1 = const.
Do U và xd không đổi nên P ≡ E0.sinθ = OB = const.
Như vậy, khi điều chỉnh Q mút của véctơ E0 luôn nằm trên đường thẳng 2 vuông góc với
OB.
Kết quả phân tích cho thấy, muốn điều chỉnh công suất phản kháng Q thì phải thay đổi
dòng kích từ của máy phát điện.

Hình 1.26 Điều chỉnh công suất phản kháng của máy phát điện đồng bộ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 23
Tên đề tài

Với mỗi trị số của P = const, thay đổi Q và vẽ đồ thị véctơ s.đ.đ như trên ta vẽ được
quan hệ I = f(It) - gọi là đặc tính hình V của máy phát điện đồng bộ. Họ các đặc tính hình V
ứng với các trị số khác nhau của P như ở hình 1.27.

ThiÕu
I kÝch m
n thÝch
Quá
cos =1 kích thích
B
P = 1,0Pđm
P = 0,5Pđm
P = 0,25Pđm
<0 >0
0 it0 A It

Hình 1.27 Đặc tính hình V của máy phát điện đồng bộ
Đường Am đi qua các điểm cực tiểu của họ đặc tính hình V ứng với cosφ = 1.
Khu vực bên phải của đường Am ứng với tải có tính chất cảm (φ > 0) và chế độ làm việc
của máy phát điện là quá kích thích.
Khu vực bên trái Am ứng với tải có tính chất dung (φ < 0) và máy làm việc ở chế độ
thiếu kích thích.
Đường Bn ứng với giới hạn làm việc ổn định với lưới khi máy phát điện làm việc ở chế
độ thiếu kích thích.
Kết quả phân tích ở trên đều áp dụng được cho máy phát điện cực lồi.
Trường hợp công suất của lưới nhỏ (hai máy phát có công suất bằng nhau làm việc song
song), để duy trì tình trạng làm việc bình thường của lưới điện với U = const, khi tăng dòng
kích từ của một máy thì phải giảm tương ứng dòng kích từ của máy thứ hai.
Nếu tăng dòng kích từ của máy này mà vẫn giữ dòng kích thích của máy kia không đổi
thì tổng công suất phản kháng sẽ tăng, làm thay đổi U của lưới điện, ảnh hưởng đến tình trạng
làm việc bình thường của hộ dùng điện.
1.6. Cân bằng năng lượng trong máy điện đồng bộ
1.6.1. Tổn hao trong máy điện đồng bộ
Tổn hao đồng trên dây quấn phần tĩnh. Tổn hao này phụ thuộc vào trị số mật độ dòng
điện, trọng lượng đồng, thường tính ở 750C.
Tổn hao sắt từ: là công suất mất mát trên mạch từ do từ trường biến đổi hình sin (ứng
với tần số f1). Tổn hao sắt phụ thuộc vào từ cảm, tần số, trọng lượng lõi thép, chất lượng tôn
silic, trình độ công nghệ chế tạo lõi thép.
Tổn hao kích từ: là công suất tiêu hao trên điện trở của dây quấn kích từ và các chổi
than.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 24
Tên đề tài

Tổn hao phụ: bao gồm:


- Tổn hao phụ do dòng điện xoáy ở các thanh dẫn của stato và các bộ phận khác của máy
do từ trường tản của dòng điện phần ứng sinh ra.
- Tổn hao ở bề mặt cực từ hoặc ở bề mặt lõi thép rôto (máy cực ẩn) do từ cảm khe hở có
sóng điều hoà răng vì stato có rãnh.
- Tổn hao ở răng của stato do sự đập mạch ngang và dọc của từ thông chính và do các
sóng điều hoà bậc cao có tần số khác f1.
Tổn hao cơ, bao gồm:
- Tổn hao công suất cần thiết để đưa không khí làm mát hoặc các chất làm mát khác vào
trong máy.
- Tổn hao ma sát ở ổ trục, ở bề mặt rôto khi rôto quay trong môi trường làm lạnh…
Trong các máy đồng bộ bốn cực công suất trung bình, tổn hao đồng trong dây quấn phần
tĩnh và dây quấn kích thích chiếm khoảng 65% tổng tổn hao, tổn hao trong lõi thép stato
chiếm khoảng 14%.
Ở các máy phát tuabin nước công suất lớn, tốc độ chậm, tổn hao trong dây quấn phần
tĩnh và dây quấn kích từ chiếm khoảng 35%, còn tổn hao trong lõi thép stato chiếm tới 37%.
Tổn hao phụ có thể chiếm tới 11% đối với máy phát tuabin nước trong đó chủ yếu là tổn
hao bề mặt và tổn hao đập mạch. Với máy phát tuabin hơi, tổn hao phụ khoảng 18%, trong
đó tổn hao phụ trong đồng của dây quấn stato là chủ yếu.
Để giảm bớt tổn hao phụ trong các máy công suất lớn thường dùng các biện pháp sau:
- Chia dây dẫn theo chiều cao của rãnh thành nhiều dây đồng bẹt dày khoảng 4 ÷ 5 mm
và hoán vị vị trí của chúng ở trong rãnh sao cho dọc chiều dài của rãnh mỗi dây đồng bẹt đều
nằm ở tất cả các vị trí từ phía đáy rãnh lên miệng rãnh.
- Chế tạo các vành ép lõi thép stator, vành đai đầu nối của rotor bằng thép không từ tính.
- Tiện xoắn ốc bề mặt rôto của máy phát tuabin hơi.
1.6.2. Quá trình năng lượng trong máy điện đồng bộ
Với máy phát điện đồng bộ:
Pđt = P1 - (pcơ + pt + pf)
P2 = Pđt – pcu – pFe
Trong đó: Pđt - công suất điện từ chuyển tử rôto sang stator
pcơ - tổn hao cơ
pt - tổn hao kích từ
pf - tổn hao phụ
P2 - công suất điện ở đầu ra máy phát
pcu - tổn hao đồng ở dây quấn phần ứng
pFe - tổn hao thép ở stator

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 25
Tên đề tài

Với động cơ điện, quá trình biến đổi năng lượng ngược lại.
Giản đồ năng lượng của máy phát và động cơ điện đồng bộ trình bày như ở hình 1.28.
Hiệu suất của máy điện đồng bộ xác định theo biểu thức:
η = P2/(P2 + Σp)
Trong đó: Σp - tổng tổn hao

Hình 1.28. Giản đồ năng lượng của máy phát điện đồng bộ (a) và động cơ điện đồng
bộ (b)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 26
Tên đề tài

Chương 2: HỆ THỐNG KÍCH TỪ TUA BIN MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ


(EXCITATION SYSTEM EXCITER)

2.1. Khái niệm về hệ thống kích từ


2.1.1. Khái niệm chung
Hệ thống kích từ là một trong các hệ thống thiết bị quan trọng nhất quyết định đến sự
làm việc an toàn của máy phát điện. Nó có nhiệm vụ cung cấp dòng điện một chiều cho các
cuộn dây kích thích của máy phát điện đồng bộ. Dòng kích từ phải có khả năng điều chỉnh
bằng tay hoặc tự động để đảm bảo chế độ làm việc luôn ổn định, kinh tế của máy phát điện
với chất lượng điện năng cao trong mọi tình huống.
Trong chế độ làm việc bình thường, điều chỉnh dòng kích từ sẽ điều chỉnh được điện áp
đầu cực máy phát và thay đổi lượng công suất phản kháng phát vào lưới điện.
Một vấn đề đáng quan tâm khi máy phát điện làm việc ở chế độ quá độ. Chế độ quá độ
có thể xảy ra trong quá trình khởi động máy hoặc khi nối máy phát điện làm việc với lưới.
Quá trình quá độ xảy ra có thể làm chất lượng điện năng giảm. Nếu không khống chế kịp thời
có thể gây nên phá hủy máy. Thông thường thời gian quá độ của máy phát điện nói chung
đòi hỏi phải tắt rất nhanh biên độ dao động của các quá trình quá độ trong máy phải nằm
trong phạm vi cho phép. Đặc biệt trong trường hợp sự cố (ngắn mạch), cần có bộ phận để
cưỡng bức dòng kích thích cho phép điện áp lưới ổn định. Do đó vấn đề điều chỉnh tự động
dòng kích từ có vai trò hết sức quan trọng.
2.1.2. Thành phần của hệ thống kích từ
Thiết bị kích từ bao gồm máy biến áp kiểu khô, bộ chỉnh lưu thyristor, bộ điều chỉnh tự
động điện áp AVR, bộ phận diệt từ, thiết bị bảo vệ quá áp và tất cả trang thiết bị cần thiết cho
việc điều khiển, bảo vệ hệ thống kích từ và máy phát trong các điều kiện vận hành bình
thường và sự cố.
Thiết bị kích từ ban đầu sẽ cung cấp dòng kích từ định mức thích hợp, đảm bảo chắc
chắn và ổn định phát xung mở cơ cấu chỉnh lưu thyristor. Thiết bị cho phép kích hoạt các
thiết bị kích thích từ các nguồn tạm thời bên ngoài với công suất dòng kích từ liên tục tới 1.2
lần công suất định mức và có thể điều chỉnh liên tục với các bước điều chỉnh 10% đến 100%
điện áp đầu cực máy phát, để kiểm soát sự bão hòa máy phát và thử nghiệm đặc tính trở kháng
trong thời gian vận hành.
Tất cả các tính năng điều khiển, bảo vệ và hoạt động của thiết bị tương thích với chế độ
điều khiển từ xa từ phòng điều khiển nhà máy. Điều khiển từ xa được giới hạn trong một vài
điều khiển, chẳng hạn chỉ với chức năng như “khởi động – dừng” và “tăng – giảm” thông qua
bộ điều chỉnh tự động điện áp và điều khiển bằng tay.
2.1.3. Bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát
Để tự động điều chỉnh dòng kích từ của máy phát điện đồng bộ, người ta sử dụng hệ
thống tự động điều chỉnh kích từ có bộ phận điều khiển chính là thiết bị tự động điều chỉnh
điện áp (AVR– Automatic Voltage Regulator). Thiết bị này có nhiệm vụ giữ cho điện áp đầu
cực máy phát là không đổi (với độ chính xác nào đó) khi phụ tải thay đổi và nâng cao giới

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 27
Tên đề tài

hạn công suất truyền tải của máy phát vào hệ thống lưới điện. Đặc biệt khi máy phát được
nối với hệ thống qua đường dây dài. Những yêu cầu chung với hệ thống tự động điều chỉnh
kích từ:
- Hệ thống phải đảm bảo ổn định tĩnh và nâng cao tính ổn định động.
- Hệ thống còn có chế độ kích thích cưỡng bức, khi máy làm việc ở chế độ sự cố (như
ngắn mạch trong lưới)… thì chỉ có bộ phận kích thích cưỡng bức làm việc là chủ yếu. Bộ
phận này cho phép duy trì điện áp của lưới thông qua đó tạo điều kiện giải quyết sự cố và giữ
ổn định cho hệ thống.
Hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ trên phụ thuộc vào đặc trưng và thông số của hệ thống
kích từ như kết cấu của thiết bị AVR.
Để cung cấp một cách tin cậy dòng điện một chiều cho cuộn dây kích từ của máy phát
điện đồng bộ, cần phải có hệ thống kích từ của máy phát điện đồng bộ, cần phải có hệ thống
kích từ thích hợp với công suất định mức đủ lớn. Thông thường đỏi hỏi công suất định mức
của hệ thống kích từ bằng (0.2 ÷ 0.6)% công suất định mức của máy phát điện. Việc tạo ra
các hệ thống kích từ có công suất lớn như vậy thường gặp nhiều khó khăn. Đó là vì công suất
chế tạo các máy phát điện một chiều có công suất lớn bộ phận này làm việc kém tin cậy và
mau hỏng do tia lửa điện phát sinh. Với các hệ thống kích từ dùng máy phát điện động cơ
xoay chiều và chỉnh lưu có ưu điểm nổi trội hơn. Ngày nay người ta đang áp dụng phổ biến
hệ thống kích từ tĩnh, dùng bộ chỉnh lưu có điều khiển.
Ngoài công suất định mức và điện áp định mức, hệ thống kích từ còn được đặc trưng
bởi hai thông số quan trọng khác là điện áp kích từ giới hạn (Ufgh ) và hằng số thời gian (Te ).
Điện áp kích từ giới hạn là điện áp kích từ lớn nhất có thể tạo ra được của hệ thống kích
từ. Giá trị điện áp này càng lớn thì phạm vi điều chỉnh dòng kích từ càng rộng và càng có khả
năng điều chỉnh nhanh. Đối với máy phát điện turbine hơi thường có Ufgh ≥ 2Ufđm . Trong
nhiều trường hợp để đáp ứng các yêu cầu đảm bảo ổn định hệ thống, người ta chế tạo Ufgh =
(3 ÷ 4) Ufđm . Tuy nhiên, Ufgh càng cao đòi hỏi hệ thống kích từ phải có khả năng cách điện
cao.
Hằng số thời gian Te đặc trưng cho tốc độ thay đổi dòng kích từ. Te được xác định bởi
quán tính điện từ của các cuộn dây điện cảm. Te có trị số càng nhỏ thì tốc độ điều chỉnh kích
từ càng nhanh. Đặc trưng cho tính tác động nhanh của hệ thống kích từ bằng tốc độ điện áp
kích từ khi có kích thích cưỡng bức.
2.1.4. Bộ chỉnh lưu kích từ thyristor
Sử dụng cho hệ thống kích từ tĩnh, bộ chỉnh lưu sử dụng ở đây là kiểu chỉnh lưu 3 pha,
gồm hai cầu như nhau nối song song. Trong chế độ vận hành bình thường, cả hai cầu đều ở
vị trí làm việc nhưng chỉ một cầu có xung kích từ để mở cổng thyristor, cầu còn lại ở trạng
thái đóng.
Trong trường hợp cầu đang mở có sự cố thì mạch điều khiển của nó tự động ngắt xung
kích từ để khóa thyristor, và mạch điều khiển xung của cầu kia được tác động để tự động mở
thyristor. Mỗi thyristor được lắp cùng với một cầu chì bảo vệ, một cảm biến nhiệt điện trở
(RTD) để theo dõi nhiệt độ.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 28
Tên đề tài

Các cầu chỉnh lưu được thiết kế và bảo vệ để nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện,
thậm chí cả khi hệ thống điện bị dao động mà không có bất cứ nguy hại nào. Hệ thống kích
từ có khả năng chịu được dòng cảm ứng trong mạch kích từ trường hợp ngắn mạch một pha
hay nhiều pha phía hạ áp máy biến áp chính, hoặc trong trường hợp mất đồng bộ, mà các
điểm đấu nối thyristor không bị quá nhiệt.
Các bộ thyristor được đặt trong các phiến tỏa nhiệt thích hợp và được làm mát bằng
không khí cưỡng bức. Hệ thống làm mát được trang bị hai quạt gió 400/230V AC. Mỗi quạt
đảm bảo 100% công suất làm mát cho các bộ thyristor, một quạt làm việc và một dự phòng.
Sự chuyển đổi hoạt động giữa hai quạt được thực hiện tự động.
Để giám sát nhiệt độ bộ chỉnh lưu, các quạt được trang bị các bộ đo lưu lượng không
khí làm mát và các cảm biến nhiệt độ với hai mức cảnh báo, mức thứ nhất gửi đi tín hiệu báo
động và mức thứ hai gửi đi tín hiệu cắt.
2.1.5. Một số hệ thống kích từ cho máy phát điện đồng bộ
Trong thực tế có bốn loại hệ thống kích từ điển hình được sử dụng cho máy phát điện
đồng bộ là:
- Hệ thống kích từ bằng máy phát điện một chiều.
- Hệ thống kích từ bằng máy phát điện xoay chiều tần số cao.
- Hệ thống kích từ không chổi than.
- Hệ thống kích từ tĩnh.
2.2. Mô hình hóa hệ thống kích từ (Excitation system)
2.2.1. Mô hình máy phát điện đồng bộ
Máy phát điện đồng bộ rất quan trọng cho hoạt động hệ thống điện. Cấu hình hệ thống
chung của máy phát điện đồng bộ kết nối với nguồn công suất lớn thông qua mạng truyền tải
được biểu diễn bằng mạch tương đương Thévenin như hình sau:

Hình 2.1 Mạch tương đương của máy phát điện đồng bộ nối với nguồn vô cùng lớn
a) Mô hình cổ điển
Máy phát điện được biểu diễn như là điện áp Et nối với Xd như trong hình 2.2. Độ lớn
của Et được xem là không đổi ở giá trị trước sự dao động. Với δ là góc giữa Et và điện áp
nguồn vô cùng lớn EB. Góc δ thay đổi với sự dao động của rotor máy phát. Dòng điện được
thể hiện như:
Et ∠00 − EB ∠ − δ Et − (EB cosδ − jsinδ)
It = = (2.1)
jX T jX T

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 29
Tên đề tài

Hình 2.2 Mô hình cổ điển của máy phát đồng bộ


Công suất sau Xd' được cho bởi:
Et EB sinδ Et (Et − EB cosδ)
S = P + jQ = +j (2.2)
XT XT
Với việc bỏ qua điện trở stator, công suất khe hở không khí (Pe) bằng công suất đầu cực
(P).
Trong mỗi máy phát, momen khe hở không khí bằng với cường độ khe hở không khí.
Do đó:
Et EB
Te = P = sinδ (2.3)
XT
Tuyến tính hóa về điều kiện làm việc ban đầu với δ = δ0
∂Te Et EB
∆Te = ∆δ = cosδ0 (∆δ) = K S ∆δ (2.4)
∂δ XT
Et EB
KS = cosδ0 (2.5)
XT
Phương trình của chuyển động trong mỗi máy là:
1
p∆ωr = (T − Te − K D ∆ωr )
2H M
pδ = ω0 ωr
Tuyến tính hoá phương trình (2.6) và thay thế ∆Te cho bởi phương trình (2.4), ta có:
1
p∆ωr = (∆TM − K S ∆δ − K D ∆ωr )
2H
p∆δ = ω0 ωr
Viết phương trình (2.7) ở dạng ma trận ta được:
KD KS 1
d ∆ω − − ∆ω
( ) = ( 2H 2H ) ( ∆δ ) + (2H) ∆TM (2.8)
dt ∆δ ω 0
0 0

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 30
Tên đề tài

Phương trình (2.8) là dạng của ẋ = Ax + Bu, các yếu tố của ma trận trạng thái A phụ
thuộc vào các thông số hệ thống KD, H, XT và các điều kiện hoạt động ban đầu là các giá trị
của E' và δ0. Phương trình (2.8) mô tả tín hiệu nhỏ được biểu diễn trong sơ đồ khối như hình
sau:

Hình 2.3 Mô hình cổ điển sơ đồ khối máy phát điện đồng bộ nối lưới vô cùng lớn
Từ sơ đồ khối, ta có:
ω0 1
∆δ = [ (−K S ∆δ − K D ∆ωr + ∆TM )]
s 2Hs
ω0 1 ∆δ
= [ (−K S ∆δ − K D s + ∆TM )]
s 2Hs ω0
Phân tích sơ đồ khối, chúng ta có được phương trình đặc trưng:
KD K S ω0
s2 +
s+ =0 (2.10)
2H 2H
So sánh nó với mô hình chung, tần số ωn và hệ số dập tắt ξ được thể hiện như:

K S ω0
ωn = √ (2.11)
2H
1 KD
𝜉= (2.12)
2 √K S 2Hω0
b) Ảnh hưởng của mạch từ
Theo sách [Kundur], phương trình từ thông của máy phát điện đồng bộ được cho bởi:
pψfd = ω0 (efd − R fd ifd )
R fd
= ω0 E − ω0 R fd ifd (2.13)
Ladu fd
Với Efd là điện áp đầu ra kích từ.
Các sơ đồ tương đương giữa mối liên hệ từ thông và dòng điện được hiển thị trong hình
2.4.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 31
Tên đề tài

Hình 2.4 Sơ đồ tương đương giữa mối liên hệ từ thông và dòng điện
Từ thông gữa stator và rotor được cho bởi:
ψd = −Ll id + Lads (−id + ifd ) = −Ll id + ψad (2.14)
ψq = −Ll iq + Ladq (−iq ) = −Ll iq + ψaq (2.15)
ψfd = Lads (−id + ifd ) + Lfd ifd = ψad + Lfd ifd (2.16)
Từ phương trình (2.16), mạch kích từ có thể được thể hiện như:
ψfd − ψad
ifd = (2.17)
Lfd
Trên trục d, giá trị thực của từ thông có thể được viết dưới dạng của Ψfd và id như:
Lads
ψad = −Lads id + Lads ifd = Lads id + (ψfd − ψad )
Lfd
ψfd
= L′ads (−id + ) (2.18)
Lfd
1
Với: L′ads = (2.19)
1 1
+
Lads Lfd
Vì không có mạch rotor xem xét trong trục q, giá trị từ thông được cho bởi:
ψaq = −Ladq iq (2.20)
Momen điện là:
Te = ψd iq − ψq id = ψad iq − ψaq id (2.21)
Với pψfd và bỏ qua biến thiên tốc độ, phương trình điện áp stator là:
ed = −R a id − ψq = −R a id + (Ll iq − ψaq )
eq = −R a i𝑞 + ψd = −R a iq − (Ll id − ψad )
Các thành phần điện áp đầu cực và điện áp hệ thống thể hiện trong hệ trục tọa độ dq
được đưa ra như sau:
̃t = ed + jeq
E
̃B = EBd + jEBq
E

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 32
Tên đề tài

Hình 1.5. Đồ thị vector sức điện động và điện áp theo tọa độ d-q
Các phương trình ràng buộc cho hệ thống thể hiện trong hình 2.1 như sau:
̃t = E
E ̃B + (R E + jX E )Ĩt
(ed + jeq ) = (EBd + jEBq ) + (R E + jX E )(id + jiq )
Chuyển sang hệ d và q, ta có:
ed = R E id − X E iq + EBd
eq = R E iq − X E id + EBq
EBd = EB sinδ
EBq = EB cosδ
Sử dụng phương trình (1.22) và (2.25), ta thu được là id và iq:
Lads
X Tq [ψfd ( ) − EB cosδ] − R T EB sinδ
Lads + Lfd
id =
D
Lads
R T [ψfd ( ) − EB cosδ] − X Td EB sinδ
Lads + Lfd
iq =
D
Trong đó:
RT = Ra + RE
X Tq = X E + (Laqs + Ll ) = X E + X qs
X Td = X E + (L′ads + Ll ) = X E + X ds

D = R2T + X Tq X Td
Tuyến tính hóa phương trình (2.26) thể hiện dưới dạng:
Δid = m1 Δδ + m2 Δψfd
Δiq = n1 Δδ + n2 Δψfd
Với:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 33
Tên đề tài

EB (X Tq sinδ0 − R T cosδ0 )
m1 =
D
EB (R T sinδ0 + X Td cosδ0 )
n1 =
D
X Tq Lads
m2 =
D (Lads + Lfd )
RT Lads
n2 =
D (Lads + Lfd )
Tuyến tính hóa phương trình (2.18) và (2.20):
Δψfd 1
Δψad = L′ads (−Δid + ) = ( − m2 ) L′ads Δψfd − m2 L′ads ∆δ
Lfd Lfd
Δψaq = −Laqs Δiq = n2 Laqs Δψfd − n1 Laqs ∆δ
Tuyến tính hóa phương trình (2.17) và thay thế cho Δψad từ phương trình (2.30) được:
Δψfd − Δψad
Δifd =
Lad
1 L′fd 1
= (1 − + m2 L′ads ) Δψfd + m L′ ∆δ
Lfd Lfd Lfd 1 ads
Dạng của phương trình sau khi tuyến tính là:
ΔTe = Δψad0 Δiq + iq0 Δψad − Δψaq0 Δid − id0 Δψaq (2.32)
Thay Δid , Δiq , Δψad , Δψaq từ phương trình (2.28), (2.30) và (2.31) ta có được:
ΔTe = K1 ∆δ + K 2 Δψfd (2.33)
Với:
K1 = n1 (ψad0 + Laqs id0 ) − m1 (ψaq0 + L′aqs iq0 )
L′ads
K 2 = n2 (ψad0 + Laqs id0 ) − m2 (ψaq0 + L′aqs iq0 ) + i
Lfd q0
Bằng cách thay thế các phương trình (2.34) cho mô-men điện trong phương trình (2.7)
ta có:
1
p∆ωr = (∆TM − K1 ∆δ − K 2 ∆ψfd − K D ∆ωr )
2H
p∆δ = ω0 ∆ωr
Tuyến tính hóa phương trình (2.13), thay thế các biểu thức cho Δifd từ phương trình
(2.31) và sử dụng phương trình (2.35), các phương trình hệ thống có được dưới dạng:
Δω̇ a11 a12 a13 Δω b11 0
̇ ΔT
a
[ Δδ ] = [ 21 0 0 ][ Δδ ]+[ 0 0 ] [ m] (2.36)
ΔE
Δψ̇fd 0 a32 a33 Δψfd 0 b32 fd

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 34
Tên đề tài

KD
a11 = −
2H
K1
a12 = −
2H
K2
a13 = −
2H
a21 = ω0 = 2𝜋f0
ω0 R fd
a32 = − m1 L′ads
Lfd
ω0 R fd L′ads
a33 =− (1 − + m2 L′ads )
Lfd Lfd
1
b11 = (2.38)
2H
ω0 R fd
b32 =
Ladu
ΔTm và ΔEfd phụ thuộc vào điều khiển động lực và kích thích. Các hổ cảm Lads và Laqs
trong các phương trình trên là những giá trị bão hòa. Các phương pháp tính toán cho độ bão
hòa để phân tích tín hiệu nhỏ được mô tả dưới đây.
2.3. Mô hình hóa các đại lượng bảo hòa trong nghiên cứu ổn định
Các giả định sau đây được thực hiện trong mô hình hóa các đại lượng của bão hòa từ
trong nghiên cứu ổn định:
- Các điện cảm rò độc lập với độ bão hòa và chỉ có các yếu tố đó bảo hòa là hổ cảm giữa
Lad và Laq.
- Từ thông rò không gây ra bảo hòa sắt từ và độ bão hòa được xác định bởi các khe hở
liên kết từ thông.
- Mối quan hệ giữa từ thông khe hở tổng hợp và mmf trong điều kiện có tải cũng giống
như trong điều kiện không tải.
- Không có cảm ứng giữa trục d và trục q.
Với những giả định trên, những ảnh hưởng của bão hòa có thể được biểu diễn bằng
đường đặc tính hở mạch như trong hình 2.5.
Lad = K sd Ladu
Laq = K sq Laqu
Với Ladu và Laqu là các giá trị không bảo hòa của Lad và Laq. Các hệ số bảo hòa K sd và
K sq xác định độ bảo hòa trong trục d và trục q tương ứng. Các đường cong bão hòa có thể
được chia thành ba phân đoạn:
I - Đoạn chưa bảo hòa
II - Đoạn phi tuyến

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 35
Tên đề tài

III – Đoạn bảo hòa tuyến tính hoàn toàn

Hình 2.5 Đặc tính hở mạch với ảnh hưởng của độ bảo hòa
Các giá trị ngưỡng của ψT1 và ψT2 xác định ranh giới của ba phân đoạn thể hiện như
trong hình 2.6. Tổng bão hòa có liên quan với tổng giá trị của mối liên kết từ thông và dòng
điện. Độ gia tăng bão hòa có liên quan đến các giá trị dao động của các mối liên kết từ thông
và dòng điện. Do đó độ dốc gia tăng của các đường cong bão hòa được sử dụng trong tính
toán độ bão hòa gia tăng thể hiện như trong hình 2.6. Sử dụng yếu tố độ gia tăng bão hòa,
chúng ta có:
Lads(incr) = K sd(incr) Ladu (2.39)

Hình 2.6 Biểu diễn sự bảo hòa trong nghiên cứu ổn định
1
Với: K sd(incr) = (ψat0 −ψTI ) (2.40)
1 + Bsat Asat eBsat
Cho Asat và Bsat là hằng số bão hòa phụ thuộc vào đặc tính bão hòa trong các phần phân
đoạn II trong hình 2.7.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 36
Tên đề tài

Hình 2.7 Phân biệt độ gia tăng bão hòa và tổng bảo hòa
Để tính toán các giá trị ban đầu của biến hệ thống, tổng bảo hòa được sử dụng trong khi
đối với các giá trị nhiễu loạn liên quan hệ số gia tăng độ bảo hòa được sử dụng. Hình 8 cho
thấy các đại diện sơ đồ khối của việc thực hiện tín hiệu nhỏ của hệ thống.
Trong mô hình này, đặc tính tải của hệ thống được thể hiện trong các điều kiện của hằng
số K.
Từ phương trình (2.33), ta có thể thể hiện sự thay đổi momen điện như là một hàm số
của δ và ψfd như sau:
ΔTe = K1 ∆δ + K 2 Δψfd (2.41)
Trong đó:
ΔTe
K1 = với hằng số là Δψfd
∆δ
ΔTe
K2 = với hằng số là ∆δ
Δψfd
Các biến của Δψfd được xác định bởi phương trình từ thông:
1
pΔψfd = (a ∆δ + a33 ∆ψfd + b32 ∆Efd ) (2.43)
2H 32
Bằng cách nhóm các điều kiện liên quan đến K 2 ∆ψfd và sắp xếp lại, ta có:
K3
Δψfd = [∆Efd − K 4 ∆δ] (2.44)
1 + pT3
Trong đó:
b32
K3 = −
a33
a32
K4 = −
b32

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 37
Tên đề tài

1 ′
Ladu
T3 = − = K 3 Td0
a33 Lffd

Hình 2.8 Biểu diễn sơ đồ khối với Efd là hằng số


Các hằng số K2, K3, K4 thường là các số dương. Chừng nào K4 dương, ảnh hưởng của
trường biến thiên từ thông do phản ứng phần ứng là tạo ra một thành phần momen dập tắt
dương. Tuy nhiên, có thể có tình huống mà K4 âm. K4 âm khi một máy phát thủy điện không
có cuộn cản vận hành với tải nhỏ và được nối với đường dây trở kháng cao để điện kháng tỷ
lệ so với một hệ thống lớn.
Ngoài ra, K4 có thể âm khi máy phát được nối với một tải cục bộ lớn, cung cấp một phần
bởi các máy phát điện và một phần của hệ thống từ xa lớn. Trong điều kiện như vậy, momen
sinh ra bởi dòng cảm ứng trong mạch từ do phản ứng phần ứng có các thành phần sai pha với
Δω và sinh ra.
2.4. Mô hình hệ thống kích từ
Theo [Kundur], các tín hiệu điều khiển đầu vào cho hệ thống kích từ thường là điện áp
đầu ra máy phát Et có thể được thể hiện dưới dạng phức hợp:
̅t = ed + jeq
E
Et2 = e2d + e2q
Áp dụng với nhiễu loạn nhỏ, ta có thể viết:
(Et0 + ΔEt )2 = (ed0 + Δed )2 + (eq0 + Δeq )2 (2.47)
Bằng cách bỏ qua các số hạng bậc cao hơn trong biểu thức ở trên, phương trình trên
được rút gọn thành:
Et0 ΔEt = ed0 Δed + eq0 Δeq (2.48)
Do đó:
ed0 eq0
ΔEt = Δed + Δe (2.49)
Et0 Et0 q
Xét về mặt giá trị bị nhiễu, phương trình 2.22 có thể được viết:
Δed = −R a Δid − (Ll Δiq − Δψaq )
Δeq = −R a Δiq − (Ll Δid − Δψad )

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 38
Tên đề tài

Sử dụng phương trình 2.28 và 2.30, ta được:


ΔEt = K 5 ∆δ + K 6 Δψfd (2.51)
Trong đó:
ed0 eq0
K5 = [−R a m1 + L1 n1 + Laqs n1 ] + [−R a n1 − L1 m1 + L′ads m1 ]
Et0 Et0
ed0 eq0 1
K6 = [−R a m2 + L1 n2 + Laqs n2 ] + [−R a n2 − L1 m2 + L′ads ( − m1 )]
Et0 Et0 Lfd
Đối với phân tích hệ thống có quy mô nhỏ, hệ thống kích từ tĩnh được thể hiện như trong
hình 2.9. Tính phi tuyến kết hợp với trần điện áp đầu ra kích từ biểu diễn bởi EFMAX và EFMIN.

Hình 2.9 Hệ thống kích từ tĩnh với AVR


Từ sơ đồ khối hình 2.9, sử dụng các giá trị bị nhiễu, ta có:
1
Δv1 = ΔE (2.53)
1 + pTR t
Vì thế:
1
pΔv1 = (ΔEt − Δv1 ) (2.54)
TR
Thay thế cho Et từ phương trình 2.51 ta được:
1
pΔv1 = (K Δδ + K 6 Δψfd − Δv1 ) (2.55)
TR 5
Từ sơ đồ khối hình 2.9 ta được:
Efd = K A (Vref − v1 ) (2.56)
Xét về mặt giá trị bị nhiễu ta có:
Efd = K A (−Δv1 ) (2.57)
Phương trình từ thông thể hiện trong phương trình (2.43) trở thành:
pψfd = a31 Δωr + a32 Δδ + a33 Δψfd + a34 Δv1 (2.58)
Trong đó:
ω0 R fd
a34 = −b23 K A = − K (2.59)
Ladu A

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 39
Tên đề tài

Các biểu thức cho a31, a32, a33 vẫn không thay đổi trước và kể từ khi ta có một mô hình
đầu tiên theo yêu cầu cho bộ kích thích, thứ tự của toàn hệ thống được tăng lên bằng 1 nên
trạng thái biến mới được bổ sung là ∆v1:
∆v1 = a41 Δωr + a42 Δδ + a43 Δψfd + a44 Δv1 (2.60)
a41 = 0
K5
a42 =
TR
K6
a43 =
TR
1
a44 = −
TR
Mô hình trạng thái hoàn chỉnh cho hệ thống điện, bao gồm hệ thống kích từ của hình
2.8 có dạng sau:
Δω̇ 𝑎11 𝑎12 𝑎13 0 Δω b1
Δδ ̇ 𝑎 21 0 0 0 Δδ 0
[ ̇ ] = [0 𝑎33 𝑎34 ] [∆ψfd ] + [ 0 ] ΔTm (2.62)
Δψfd 𝑎32
Δv̇ 1 0 𝑎42 𝑎43 𝑎44 Δv1 0
Hình 2.10 biểu diễn sơ đồ khối có được bằng cách mở rộng hình 2.8 bao gồm bộ biến
đổi điện áp và bộ điều chỉnh điện áp tự động/kích thích. Sự biểu diễn này áp dụng đối với bất
kỳ loại bộ kích từ nào, với G(s) đại diện cho hàm truyền của AVR và bộ kích từ. Đối với một
hệ kích từ tĩnh:
G(s) = K A (2.63)
Các giá trị sai lệch điện áp đầu cực, mà dạng đầu vào đưa tới khối chuyển đổi điện áp
được cho bởi:

Hình 2.10 Sơ đồ khối biểu diễn máy phát điện và bộ điều chỉnh điện áp tự động (AVR)
Hệ số K6 luôn luôn dương trong khi K5 có thể là dương hoặc âm tùy thuộc vào điều kiện
vận hành và trở kháng bên ngoài của hệ thống RE + jXE. Giá trị của K5 có một ý nghĩa quan
trọng về ảnh hưởng của AVR trên sự tắt dần các dao động của hệ thống.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 40
Tên đề tài

2.5. Mô hình của bộ ổn định hệ thống (PSS)


Các chức năng cơ bản của ổn định hệ thống điện là thêm sự tắt dần cho các dao động
rotor máy phát điện bằng cách kiểm soát sự kích thích của nó sử dụng tín hiệu ổn định phụ.
Để cung cấp sự tắt dần, bộ ổn định phải sinh ra một thành phần của momen điện cùng pha
với độ lệch tốc độ rotor. Các cơ sở lý thuyết cho PSS có thể được minh họa bằng sơ đồ khối
như sau:

Hình 2.11 Sơ đồ khối biểu diễn AVR và PSS


Mục đích của PSS là sinh ra một thành phần momen dập tắt (damping torque
component). Một tín hiệu logic sử dụng cho việc kiểm soát kích thích máy phát điện là độ
lệch tốc độ Δωr. Hàm truyền của PSS (GPSS(s)) cần có các mạch bù pha thích hợp để bù cho
sự trễ pha giữa đầu vào kích từ và momen điện đầu cực. Các cơ sở cho việc cấu hình PSS và
xem xét trong việc lựa chọn các thông số được mô tả sau đây:

Hình 2.12 Hệ thống kích từ tĩnh với AVR và PSS


Khối bù pha cung cấp các đặc tính sớm pha thích hợp để bù cho sự trễ pha giữa đầu vào
kích từ và mô men điện của máy phát. Việc bù pha có thể là một khối bậc một như hình 2.12
hoặc có hai hoặc nhiều hơn các bậc một hoặc khối bậc hai có nguồn gốc phức tạp.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 41
Tên đề tài

Khối lọc tín hiệu xử lý thông qua bộ lọc cao tần, với hằng số thời gian Tw đủ lớn để cho
phép các tín hiệu kết hợp với dao động trong ωr để truyền giá trị không thay đổi, trong đó loại
bỏ tín hiệu DC. Nếu không có nó, thay đổi ổn định ở tốc độ sẽ thay đổi điện áp đầu cực. Nó
cho phép PSS để chỉ phản ứng với những thay đổi về tốc độ.
Hằng số độ lợi ổn định KSTAB xác định số lượng momen dập tắt được sinh ra bởi PSS.
Lý tưởng nhất, mức tăng nên được đặt ở một giá trị tương ứng với dập tắt tối đa. Tuy
nhiên, nó được giới hạn bởi việc xem xét khác.
Từ khối 4 của hình 2.12, xét trong điều kiện nhiễu loạn nhỏ, ta có:
pTw
Δv1 = (K Δω ) (2.64)
1 + pTw STAB r
Vì thế:
1
pΔv2 = K STAB pΔωr − Δv (2.65)
Tw 2
Thay thế cho p∆ωr, được cho bởi (2.36), ta thu được biểu thức sau đây, cho p∆v2 trong
điều kiện của biến trạng thái:
1 1
p∆v2 = K STAB [a11 Δωr + a12 Δδ + a13 Δψfd + ΔTm ] − v
2H Tw 2
K STAB
= a51 Δωr + a52 Δδ + a53 Δψfd + a54 Δv2 + ΔTm
2H
Trong đó:
a51 = K STAB a11
a52 = K STAB a12
a53 = K STAB a13
1
a54 =
Tw
Từ khối 5, ta có:
1 + pT1
Δvs = Δv2 ( )
1 + pT2
T1 1 1
Δvs = pΔv2 + pΔv2 − Δvs
T2 T2 T2
Thay thế cho p∆v2, được đưa ra bởi phương trình (2.66), ta được:
T1 K STAB
pΔvs = a61 Δωr + a62 Δδ + a63 Δψfd + a64 Δv1 + a65 Δv2 + a66 Δvs + ΔTm (2.69)
T2 2H
Trong đó:
T1
a61 = a
T2 51

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 42
Tên đề tài

T1
a62 = a
T2 52
T1
a63 = a53
T2
T1 1
a65 = a55 +
T2 T1
1
a66 = −
T2
Từ khối 2 ta được:
ΔEfd = K A (Δvs − Δv1 ) (2.71)
Phương trình từ thông bao gồm PSS, trở thành:
pΔψfd = a32 Δδ + a33 Δψfd + a34 Δv2 + a36 Δvs (2.72)
Trong đó:
ω0 R fd
a36 = K (2.73)
Ladu A
Mô hình không gian trạng thái hoàn chỉnh (bao gồm PSS). Với ∆Tm=0, có dạng như sau:
Δ𝜔̇ 𝑟 a11 a12 a13 0 0 0 Δω
Δδ̇ a21 0 0 0 0 0 Δδ
Δψ̇fd 0 a32 a33 a34 0 a36 ∆ψfd
= 0 a43 a44 (2.74)
Δv̇ 1 a42 0 0 Δv1
Δv̇ 2 a51 a52 a53 0 a55 0 Δv2
[ Δv̇ s ] [ a61 a62 a63 0 a65 a66 ] [ Δvs ]
Các thông số PSS phải được như vậy nên hệ thống điều khiển có kết quả như sau:
- Tối đa hóa các damping của chế độ tại chỗ cũng như các chế độ dao động liên vùng
mà không ảnh hưởng sự ổn định của các chế độ khác.
- Nâng cao ổn định hệ thống các sự cố thoáng qua.
- Không ảnh hưởng lớn đến hiệu suất hệ thống trong quá trình rối loạn hệ thống chính
gây nhiễu loạn tần số lớn.
- Giảm thiểu hư hỏng của hệ thống kích từ do lỗi của một số phần tử.

Chương 3: HỆ THỐNG ĐIỀU TỐC MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 43
Tên đề tài

(GOVERNOR SYSTEM)

3.1. Tổng quan về hệ thống điều tốc turbine thủy điện


3.1.1 Giới thiệu chung
Hệ thống điện bao gồm nhà máy điện, đường dây, trạm biến áp là một thể thống nhất.
Chất lượng điện năng được đánh giá bởi hai thông số kỹ thuật là điện áp và tần số. Trong đó
điện áp có tính chất cục bộ, tần số mang tính hệ thống hay nói cách khác là tần số có giá trị
như nhau tại mỗi nút trong hệ thống điện. Độ lệch tần số ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả
các thiết bị trong hệ thống điện.
Đối với nhà máy thủy điện các thiết bị trong nhà máy được phân thành hai nhóm thiết
bị đó là:
- Hệ thống thiết bị cơ khí thủy lực và thủy năng: đập tràn, cửa nhận nước, kênh dẫn, tua
bin thủy lực, đường ống áp lực, hệ thống khí áp lực, nước kỹ thuật,...
- Hệ thống thiết bị điện và điều khiển: máy phát điện, máy biến áp, hệ thống đo lường
và bảo vệ, hệ thống điều khiển hệ thống điều tốc, hệ thống kích từ, trạm phân phối,...
Trong đó, turbine thủy lực là một thiết bị quan trọng trong quá trình sản xuất điện năng.
Tua bin là nơi nhận năng lượng nước đầu vào chuyển hóa thành cơ năng quay turbine và
chuyển động máy phát biến đổi thành điện năng. Bằng cách thay đổi lưu lượng nước qua tua
bin, sẽ có sự thay đổi của công suất cơ và làm thay đổi công suất phát của máy phát điện.
Khi lưu lượng nước qua turbine điều chỉnh thay đổi thì làm cho tốc độ của turbine – máy
phát sẽ bị dao động, sự dao động này làm ảnh hưởng đến tần số của tổ máy phát điện khi đó
sẽ làm thay đổi các thông số của máy phát như: điện áp, tần số, công suất,... Những sự thay
đổi này làm ảnh hưởng đến hệ thống điện đặc biệt là sự thay đổi của tần số hệ thống sẽ làm
ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống điện.
Chính vì vậy việc điều chỉnh tốc độ của turbine thủy lực trong nhà máy thủy điện ổn
định ở một giá trị cho phép là một yếu tố cần thiết trong vận hành. Và việc giữ ổn định tốc
độ của turbine thủy lực được hệ thống điều tốc (GOV) giữ vai trò quyết định. Hiện nay, các
bộ điều khiển trong các nhà máy thủy điện thường dùng đó là bộ điều khiển PID, tuy nhiên
với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương pháp điều khiển hiện đại cũng đang
được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong các bộ điều tốc như: bộ điều khiển mờ (Fuzzy),
bộ điều khiển thích nghi, bộ điều khiển bền vững (H∞),...
3.1.2. Điều chỉnh tốc độ trong nhà máy điện
Trong quá trình làm việc của nhà máy thủy điện nhu cầu phụ tải luôn luôn thay đổi trong
phạm vi rất rộng. Nếu không có biện pháp điều chỉnh công suất của turbine thì tần số hệ thống
điện sẽ thay đổi quá giới hạn cho phép. Trong khi đó yêu cầu vận hành thì tần số hệ thống
điện duy trì trong giới hạn cho phép, sai lệch tần số với giá trị định mức không quá: ±0.5%.
Tần số hoặc chu kỳ biến thiên của dòng điện trong một giây phụ thuộc vào vận tốc quay hoặc
số vòng quay máy phát.
pn
f= (3.1)
60

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 44
Tên đề tài

Trong đó:
f: Là tần số (Hz).
p: Số đôi cực của máy phát.
n: Số vòng quay rotor của máy phát (vòng/phút).
Trong đó với kết cấu máy đã định (p=const) thì tần số phụ thuộc vào tốc độ quay máy
phát. Mặt khác theo phương trình chuyển động cơ bản ta có:

= Tm − Te (3.2)
dt
Trong đó:
J: Là momen quán tính của rotor tổ máy thuỷ lực.
ω: Tốc độ góc của rotor tổ máy.
Tm: Là momen chuyển động của turbine.
Te: Là momen chuyển động của rotor tổ máy.
Như vậy muốn cho ω = const thì dω/dt = 0 tức là Tm = Te.
Momen cản phụ thuộc vào tải nhà máy phát điện, còn momen chuyển động phục thuộc
vào công suất của turbine có công thức liên hệ sau:
Pm = 9.81ηQH (3.3)
Trong đó:
Q: Lưu lượng qua turbine (m3/s).
H: Chiều cao cột áp (m).
η: Hiệu suất turbine.
Từ biểu thức (3.3) trên ta thấy chỉ có thể điều chỉnh momen chuyển động (hoặc công suất
turbine) bằng cách thay đổi lưu lượng (Q), cột áp (H) và hiệu suất (η). Việc thay đổi (H) và
(η) về mặt kỹ thuật khó thực hiện và không hợp lý. Do đó để thay đổi công suất cơ của tuar
bine ta thay đổi lưu lượng nước (Q) đi qua turbine bằng cách thay đổi độ mở của cánh hướng
nước. Khi tổ máy đã hòa lưới thì việc điều chỉnh tốc độ turbine cũng chính là điều chỉnh tần
số và công suất phát của máy phát.
3.1.3. Hệ thống điều tốc turbine thủy điện
Dưới đây là sơ đồ nguyên lý của một bộ điều tốc đơn giản.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 45
Tên đề tài

Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý của bộ điều tốc


Hệ thống điều tốc là một thiết bị điều khiển tốc độ, có nhiệm vụ điều khiển tốc độ ngõ
ra sao cho luôn luôn bằng với giá trị đặt, bằng cách lấy tín hiệu phản hồi ngõ ra so sánh với
giá trị đặt để xuất tín hiệu đi điều khiển vị trí cánh hướng khi có sai lệch (e). Và giữ cho tốc
độ luôn luôn ở giá trị ổn định với tốc độ đặt.
Đối với một nhà máy thủy điện thì hệ thống GOV có nhiệm vụ:
- Yêu cầu chất lượng điện hết sức nghiêm ngặt. Theo quy định trong vận hành tần số
định mức là 50Hz. Đối với hệ thống điện lớn, sự dao động tải là thường xuyên và không tuân
theo một quy luật nhất định nào, do đó khi phụ tải trong hệ thống thay đổi sẽ làm cho tần số
của hệ thống sẽ dao động theo. Do đó, việc điều chỉnh tần số là điều chỉnh công suất phát của
các nhà máy thực chất là điều chỉnh công suất đầu ra của turbine nhằm duy trì tần số trong
khoảng cho phép để tránh phải sa thải phụ tải trên hệ thống.
- Hệ thống GOV là một hệ vòng lặp điều khiển kín. Hệ thống sẽ lấy các thông số đầu
vào như cột nước, tốc độ, giá trị công suất đặt, tần số hệ thống, độ mở cánh hướng,… từ đó
thông qua bộ điều khiển của hệ thống GOV để tính toán đưa tín hiệu đi điều khiển các cơ cấu
chấp hành là servo cánh hướng, sao cho giá trị phản hồi thỏa mãn được các giá trị yêu cầu và
bản chất của quá trình điều khiển là yêu cầu đáp ứng tốc độ luôn ổn định. Việc thay đổi hành
trình của servo cánh hướng sẽ làm thay đổi công suất của turbine, cũng chính là thay đổi công
suất của tổ máy phát điện nhằm đáp ứng công suất tác dụng cho hệ thống điện.
3.1.4. Vai trò của hệ thống điều tốc turbine thủy điện đối với hệ thống điện
Như đã nêu ở trên, tần số của hệ thống điện ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điện, vì
sự thay đổi của tần số hệ thống điện có thể gây ảnh hưởng xấu đến các phụ tải dùng điện và
hệ thống.
- Đối với hộ tiêu thụ: Khi có sự thay đổi về tần số thì có thể gây ra một số hậu quả xấu
vì:
+ Các thiết bị được thiết kế và tối ưu ở tần số định mức. Biến đổi tần số dẫn đến giảm
năng suất làm việc của các thiết bị.
+ Làm giảm hiệu suất của thiết bị, ví dụ như: động cơ, thiết bị truyền động.
+ Ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình sản xuất.
- Đối với hệ thống điện: Góp phần đáp ứng nhanh công suất của hệ thống khi có sự thay
đổi công suất trên hệ thống.
+ Biến đổi tần số ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị tự dùng trong các nhà máy
điện, có nghĩa là ảnh hưởng đến chính độ tin cậy cung cấp điện. Tần số suy giảm có thể dẫn
đến ngừng một số bơm tuần hoàn trong nhà máy điện, tần số giảm nhiều có thể dẫn đến ngừng
tổ máy.
+ Thiết bị được vận hành tối ưu tần số 50Hz, đặc biệt là các thiết bị có cuộn dây từ hóa
như máy biến áp.
+ Thay đổi trào lưu công suất của hệ thống, đồng nghĩa với thay đổi trào lưu công suất
tác dụng và tăng tổn thất trên đường dây truyền tải.
+ Tính ổn định của khối turbine máy phát.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 46
Tên đề tài

3.1.5. Các phương pháp điều khiển của bộ điều tốc turbine
a) Bộ điều tốc cơ thủy lực
Một hệ thống điều tốc cơ khí đơn giản được trình bày như sau:

Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lý của bộ điều tốc cơ thủy lực


Bộ điều tốc cơ thủy lực được sử dụng để ổn định tốc độ của hệ thống cơ thủy lực cổ điện.
Các chức năng như cảm biến tốc độ, phản hồi, tính toán được thực hiện hoàn toàn bởi bộ
phận cơ khí.
Xét hệ thống như sau:
- Khi tốc độ quay của đĩa a tăng lên làm cho quả tạ văng xa hơn, khi đó thông qua cơ cấu
cơ khí sẽ tác động để đóng van đường ống lại. Ngược lại tương tự khi tốc độ của đĩa a quay
chậm thì cơ cấu cơ sẽ đi tác động để mở van đường ống ra. Như vậy với một giá trị yêu cầu
của đĩa a, khi có sự thay đổi về tốc độ thì cơ cấu cơ khí sẽ tác động đi đóng hoặc mở đầu vào
để duy trì tốc độ của đĩa a được giữ nguyên.
b) Bộ điều tốc điện
Bộ điều khiển dùng PID như hình 3.3.

Hình 3.3 Cấu trúc của bộ điều khiển PID


- Một bộ điều khiển PID (tỷ lệ, tích phân, vi phân) là một cơ chế phản hồi vòng điều
khiển được sử dụng phổ biến nhất trong số các bộ điều khiển phản hồi. Một bộ điều khiển
PID tính toán một giá trị "sai số" là hiệu số giữa giá trị đo thông số biến đổi và giá trị đặt

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 47
Tên đề tài

mong muốn. Bộ điều khiển sẽ thực hiện giảm tối đa sai số bằng cách điều chỉnh giá trị điều
khiển đầu vào.
- Bộ điều khiển PID có thể được dùng cho nhiều bài toán điều khiển, và thường đạt kết
quả như ý mà không cần bất kỳ cải tiến hay thậm chí điều chỉnh nào. Tuy nhiên hạn chế của
bộ điều khiển là các thông số P, I, D được cài đặt cố định. Cho nên trong quá trình vận hành,
nếu thông số của đối tượng bị thay đổi hoặc có nhiễu loạn tác động, khi đó bộ điều khiển
không nhận biết được sự thay đổi của quá trình, điều đó làm cho bộ điều khiển PID cũng
chưa thật sự tối ưu.
Bộ điều tốc dùng các thuật điều khiển hiện đại: Ngày nay, với khoa học và công nghệ
phát triển, một số nghiên cứu đã công bố các phương pháp điều khiển nâng cao cho hệ thống
điều tốc turbine thủy lực trong nhà máy điện.
Các phương pháp đã được nghiên cứu như:
- Phương pháp điều khiển tối ưu.
- Phương pháp điều khiển bền vững.
- Phương pháp điều khiển thích nghi.
- Phương pháp điều khiển mờ.
3.2. Bộ điều tốc turbine thủy điện
Hệ thống điều tốc là một thiết bị điều khiển tốc độ, có nhiệm vụ điều khiển tốc độ ngõ
ra sao cho luôn luôn bằng với giá trị đặt, bằng cách lấy tín hiệu phản hồi ngõ ra so sánh với
giá trị đặt để xuất tín hiệu đi điều khiển các thông số của thiết bị. Và giữ cho tốc độ luôn luôn
ở giá trị ổn định với tốc độ đặt.
3.2.1. Nhiệm vụ của bộ điều tốc turbine thủy điện
Hệ thống điều tốc có chức năng chính là điều khiển và ổn định tốc độ turbine thủy lực,
để thực hiện được việc điều chỉnh này hệ thống điều tốc lấy tín hiệu đo lường tốc độ phản hồi
về so sánh với tín hiệu tốc độ đặt, khi có sự sai khác sẽ xuất tín hiệu đi điều khiển sao cho tốc
độ ra luôn luôn duy trì ở giá trị tốc độ đặt.
Ngoài chức năng chính trên hệ thống điều tốc còn có các chức năng trong quá trình làm
việc như sau:
- Khởi động/dừng máy khi lệnh được đưa xuống điều tốc.
- Ổn định tốc độ tổ máy khi làm việc không tải và trong quá trình hòa lưới.
- Khi làm việc với lưới nó cho phép tổ máy đáp ứng nhanh theo sự thay đổi của phụ tải
để ổn định tốc độ tổ máy ở giá trị định mức.
- Làm việc ở các chế độ P mode (chế độ cố định công suất), GV mode (chế độ cố định
độ mở), F mode (chế độ điều tần), Isolated mode (chế độ độc lập).
- Làm việc ở chế độ bù đồng bộ.
3.2.2. Thông số hệ thống GOV của tua bin thủy điện
a) Thông số hệ thống turbine
b) Thông số hệ thống điều tốc

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 48
Tên đề tài

3.2.3. Sơ đồ khối hệ thống GOV turbine thủy điện


Sơ đồ khối nguyên lý điều khiển của một hệ thống điều tốc trong nhà máy thủy điện

Hình 3.4 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều tốc trong nhà máy thủy điện
3.3. Mô hình hóa hệ thống điều tốc (GOV)
3.3.1. Xây dựng mô hình các phần tử trong hệ thống turbine thủy điện
Các phương trình động lực của turbine thủy lực:
a) Vận tốc nước trong đường ống áp lực
Ta biết rằng khi chất lưu lượng (Q) nước đi qua khe hẹp (G) thì lưu lượng tỷ lệ với căn
bậc 2 của hiệu áp (H) trước và sau khe hẹp, (H) chính là cột áp trước cánh hướng được thể
hiện qua biểu thức dưới:
Q = K U G √H (3.4)
Nếu giả thiết tổn thất lưu lượng không đáng kể và đường ống áp lực là không có nhánh
rẽ, khi đó lưu lượng tại mọi điểm trên đường ống áp lực là đều bằng nhau. Thì phương trình
liên tục của dòng chảy thể hiện là tổng lưu lượng vào bằng tổng lưu lượng ra tại cánh hướng
ta có:
∑ Q vào = ∑ Q ra (3.5)
Mặt khác ta có quan hệ giữa lưu lượng (Q) và vận tốc (U) của nước trong đường ống có
quan hệ bởi công thức sau:
Q = AU (3.6)
Để chuẩn hóa phương trình trên ta sử dụng đại lượng cơ bản là Qbase và Ubase để chuẩn
hóa trong hệ đơn vị tương đối ta có:
Q AU
= (3.7)
Q base AUbase
⇒Q̅=U̅ (3.8)
Ta xét tua bin là đối tượng lý tưởng và được biểu diễn trong hệ đơn vị tương đối từ đó
ta có mối quan hệ vận tốc trong đường ống áp lực được biểu diễn bởi phương trình sau:
U = K U G √H (3.9)
Trong đó:
G: là độ mở của cánh hướng.
U: vận tốc của nước (m/s).

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 49
Tên đề tài

H: cột áp trước cánh hướng (m).


Q: lưu lượng nước qua tua bin (m3/s).
Biểu thức (2.5) là phương trình động học của nước trong đường ống áp lưc từ đó ta có
mối quan hệ giữa lưu lượng và dịch chuyển.

Hình 3.5 Đồ thị quan hệ giữa lưu lương U (Q) và độ dịch chuyển x
Đặc tuyến thực tế (a) và đặc tuyến tính hóa (b)
Giả xử xét một dịch chuyển nhỏ của cánh hướng ta có:
∂Q ∂Q
∆U =
∆U + ∆G (3.10)
∂H ∂G
Thay thế các biểu thức tương ứng cho các đạo hàm riêng và chia cho giá trị U0 =
K U G0 √H0 ta có:
∆U ∆H ∆G
= + (3.11)
U0 2H0 G0
Hay:
1
∆U = ∆H + ∆G (3.12)
2
Trong đó các giá trị “0” là trạng thái cánh hướng ổn định ban đầu, biểu diễn Δ là thể hiện
độ sai lệch nhỏ, và dấu “–” chỉ trạng thái giá trị trong đơn vị tương đối.
b) Công suất cơ của turbine
Công suất cơ đặt của turbine là một hàm quan hệ giữa lưu lượng và cột nước f(U,H) được
thể hiện qua công thức:
Pm = 9.81ηQH (3.13)
Hay trong quan hệ đơn vị tương đối ta biểu diễn như sau:
Pm = K P HU (3.14)
Trong đó:
Pm: Công suất cơ của turbine.
η = 1: Hiệu suất turbine vì turbine – máy phát nối trực tiếp.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 50
Tên đề tài

Q: Lưu lượng nước qua turbine (m3/s).


Kp: Hệ số (Kp = 8 ÷ 8.5 đối với thủy điện lớn; Kp = 7 ÷ 8 đối với thủy điện vừa; Kp =
6÷7 đối với thủy điện nhỏ).
U: Vận tốc nước trong đường ống áp lực (m/s).
Tuyến tính hóa bằng cách xem sự dịch chuyển của công suất là nhỏ, và chuẩn hóa phương
trình (3.14) trên bằng cách chia cả hai vế cho Pm0 = KpH0U0 ta có:
∆Pm ∆H ∆U
= + (3.15)
Pm0 H0 U0
Hay:
̅m = ∆H
∆P ̅ + ∆U
̅ (3.16)
Thay biểu thức (3.12) vào (3.16) ta có:
̅m = 1.5∆H
∆P ̅
̅ + ∆G (3.17)
Hoặc:
̅m = 3∆H
∆P ̅
̅ − 2∆G (3.18)
c) Gia tốc của cột nước
Turbine là nơi chuyển đổi năng lượng của dòng chảy thành cơ năng quay turbine. Nước
từ thượng lưu đi qua đường ống áp lực tác động lên bánh xe công tác tạo ra momen quay tur
bine. Theo định luật 2 Newton ta có:
dU
Fnet = mag = ρLA (3.19)
dt
Trong đó:
Fnet: lực tác động lên khối lượng nước trong đường ống (N).
m: khối lượng nước (kg).
ag: gia tốc của nước (m/s2).
L: chiều dài đường hầm (m).
ρ: khối lượng riêng của nước (kg/m3).
A: Diện tích đường ống áp lực (m2).
Sơ đồ hình 3.6 là sơ đồ mô tả lưu lượng nước (Q) chảy trong đường ống áp lực.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 51
Tên đề tài

Hình 3.6 Sơ đồ mô tả lưu lượng nước (Q) chảy trong đường ống áp lực
Mặt khác, lực cưỡng bức của nước trong đường ống áp lực có thể được tính bằng áp lực
của cột nước: Nghĩa là nước tại đầu vào đường ống áp lực tỷ lệ thuận với chiều cao cột nước
tĩnh (H0), còn tại ngõ ra turbine thì nước lại tỷ lệ thuận với cột nước turbine (H), và tổn thất
cột nước trong đường ống áp lực do ma sát là (Hf). Vì vậy lực trong đường ống áp lực là:
Fnet = F0 − Ff − F = ρLAag − Ff − F
H0
Fnet = ρ Aa sinθ − Ef − F = ρH0 Aag − Ff − F
sinθ g
Fnet = (H0 − Hf − H)ρAag (3.20)
Vì mô hình đang xét là mô hình đường ống đơn và không có tháp điều áp. Do đó, ta xem
như nước là một chất lỏng không bị nén để bỏ qua hiện tượng “búa nước”, và sức cản thủy
lực không đáng kể. Vì vậy ta bỏ qua thành phần cột nước tổn thất Hf khi đó phương trình
(3.20) sẽ là:
Fnet = (H0 − H)ρAag (3.21)
Thay (3.19) vào (3.21) khi đó ta có:
dU
ρAL
= (H0 − H)ρAag
dt
dU (H0 − H)ag ag
= = − (H − H0 ) (3.22)
dt L L
Mặt khác ta biết rằng khi cánh hướng được mở ra trong khoảng thời gian Δt thì làm cho
vận tốc của nước trong đường ống áp lực tăng lên vận tốc ΔU, khi đó làm cho cột nước thượng
lưu bị giảm đi một lượng ΔH. Tốc độ tăng của vận tốc nước được biểu diễn theo định luật 2
Newton là:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 52
Tên đề tài

d∆U
ρLA = −ρag A∆H (3.23)
dt
Trong đó:
ρLA: Khối lượng của nước trong đường ống áp lực (kg).
ρagΔH: Độ gia tăng áp lực tại cánh hướng.
Chia hai vế của phương trình (2.19) trên cho AρH0U0 và chuẩn hóa ta có phương trình:
LU0 d ∆U ∆H
( )=− (3.24)
ag H0 dt U0 H0
Hay:
d∆U̅
TW = −∆H̅ (3.25)
dt
Với Tw là hằng số thời gian khởi động của nước, Tw nói lên thời gian cần thiết để nước
từ điểm đầu của cột áp H0 tăng tốc trong đường ống áp lực đến điểm cuối với vận tốc U0, và
Tw có giá trị thay đổi phụ thuộc vào tải. Thông thường khi đầy tải thì nó có giá trị từ 0.5s đến
4s.
Biểu thức (3.25) là biểu thức đặc trưng của hằng số thời gian khởi động nước của nhà
máy thủy điện, điều đó nói lên rằng áp lực phản hồi ở cuối đường ống áp lực chỉ xảy ra khi
cánh hướng được đóng lại. Có nghĩa là nếu có sự thay đổi áp lực dương thì khi đó sẽ xuất
hiện gia tốc âm.
Từ biểu thức các (3.12) và (3.25) ta thấy được mối quan hệ giữa sự thay đổi vận tốc và
vị trí cánh hướng được như sau:
d∆U̅
TW ̅ − ∆U
= 2(∆G ̅) (3.26)
dt
Thay thế đạo hàm d/dt bằng toán tử Laplace s, ta có thể viết lại như sau:
TW s∆U̅ = 2(∆G̅ − ∆U̅)
1 1
̅=
⇒ ∆U ∆G̅= ̅
∆G (3.27)
1 1 + 0.5T W s
1 + TW s
2
̅ thay vào biểu thức (2.24) ta được biểu thức như sau:
Từ biểu thức (3.27) rút ∆U
∆P̅m 1 − TW s
= (3.28)
∆G̅ 1 + 0.5TW s
Biểu thức (3.28) là đại điện hàm truyền đạt “kinh điển” của turbine thủy điện. Biểu thức
nói lên cách turbine thay đổi công suất ngõ ra để đáp ứng với sự thay đổi của độ mở cánh
hướng đối với turbine lý tưởng không có tổn thất.
Hàm truyền đạt của turbine không lý tưởng có thể được xây dựng từ các biểu thức chung
ở dưới, vì các giá trị vận tốc nước và công suất turbine bị ảnh hưởng của nhiễu. Ta thấy rằng
turbine có đặc điểm là một đối tượng phi tuyến (độ biến thiên chậm nhưng quán tính lớn).
Trong hệ thống turbine thủy điện, sự thay đổi của momen cơ (ΔPm) và lưu lượng qua turbine
(ΔU) phụ thuộc vào sự thay đổi của độ mở cánh hướng (ΔG), sự thay đổi của tốc độ (Δω) và

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 53
Tên đề tài

sự thay đổi của cột nước (ΔH). Do đó ta có thể biểu diễn các mối quan hệ của các sự thay đổi
trên qua phương trình sau:
∂U ∂U ∂U
̅=
∆U ̅+
∆H ∆ω
̅+ ̅
∆G (3.29)
∂H ∂ω ∂G
∂P ∂P ∂Pm
̅m = m ∆H
∆P ̅ + m ∆ω̅+ ̅
∆G (3.30)
∂H ∂ω ∂G
Với:
∂U ∂U ∂U
a11 =; a12 = ; a13 =
∂H ∂ω ∂G
∂Pm ∂Pm ∂Pm
a21 = ; a22 = ; a23 =
∂H ∂ω ∂G
Từ đó biểu thức (3.29) và (3.30) trở thành:
̅ = a11 ∆H
∆U ̅ + a12 ∆ω ̅
̅ + a13 ∆G (3.31)
̅m = a21 ∆H
∆P ̅ + a22 ∆ω ̅
̅ + a23 ∆G (3.32)
Trong đó ∆ω ̅ là đạo hàm tốc độ của mỗi tổ máy. Đạo hàm tốc độ thì nhỏ, nhất là khi tổ
máy làm việc trong hệ thống lớn, do đó các giá trị liên quan đến ∆ω
̅ có thể bỏ qua, khi đó hai
biểu thức (3.31) và (3.32) có thể viết lại:
∆U̅ = a11 ∆H
̅ + a13 ∆G̅ (3.33)
̅m = a21 ∆H
∆P ̅
̅ + a23 ∆G (3.34)
Các hệ số a11 và a13 là đạo hàm riêng của lưu lượng đối với cột áp và độ mở cánh hướng,
còn các hệ số a21 và a23 là đạo hàm riêng của công suất turbine đối với cột áp và độ mở cánh
hướng. Các hệ số này phụ thuộc vào tải của máy và có thể được đưa ra giá trị nhờ vào đặc
điểm turbine tại một điểm làm việc.
Thay các biểu thức (3.33) và (3.34) vào các biểu thức (3.12) và (3.17), ta rút ra được mối
̅m và ∆G
quan hệ giữa ∆P ̅ như sau:
a a
∆P̅m 1 + (a11 − 13 21 ) TW s
a23
= a23 (3.35)
∆G̅ 1 + a11 TW s
Biểu thức (3.35) biểu diễn mô hình của turbine không lý tưởng.
3.3.2. Mô hình phi tuyến của turbine với cột nước không đàn hồi
Ở phần trên ta đã đưa ra được hàm truyền đạt của turbine ở mô hình lý tưởng (3.28) cũng
như ở mô hình không lý tưởng (3.35). Tuy nhiên để tìm hiểu sự thay đổi công suất và tần số
của turbine thì cần đưa ra mô hình phi tuyến của turbine để nghiên cứu.
Từ các phương trình động lực học đã xét ở trên (3.8), (3.9), (3.14) và (3.22) ta có:
U = K U G√H (3.36)
Pm = K P HU (3.37)
dU ag
= − (H − H0 ) (3.38)
dt L

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 54
Tên đề tài

Q = AU (3.39)
Trong đó:
Q: Lưu lượng chạy qua đường ống áp lực (m3/s).
H0: Giá trị cột áp ở trạng thái ổn định ban đầu của cột áp H.
Đối với các tín hiệu lớn, ta cần phải chuẩn hóa các phương trình ở trên dựa trên các giá
trị định mức và bỏ qua hệ số KU, KP. Biểu thức (3.36) và (3.37) có thể chuẩn hóa như sau:
1
U G H 2
= ( ) (3.40)
Ur Gr Hr
Pm U H
= (3.41)
Pr Ur Hr
Trong đó chỉ số “r” là giá trị định mức. Trong các ký hiệu của tổ máy các biểu thức có
thể được viết lại như sau:
1
̅=G
U ̅ (H
̅ )2 (3.42)
̅m = U
P ̅H
̅ (3.43)
Từ biểu thức (3.42) ta có:
̅ 2
U
̅
H=( ) (3.44)
̅
G
Tương tự như vậy đối với biểu thức (3.38) ta có:
d U ag Hr H Ho
( )=− ( − )
dt Ur L Ur Hr Hr
̅
dU 1
= − (H ̅−H̅o) (3.45)
dt Tw
Hoặc viết dưới dạng Laplace ta có:
̅
U 1
=− (3.46)
̅−H
H ̅o Tw 𝑠
Trong đó Tw là hằng số thời gian khởi động của nước tại tải định mức, nó có giá trị cố
định đối với turbine đường ống áp lực của mỗi tổ máy nhất định và được tính bằng:
LUr LQ r
Tw = = (3.47)
ag Hr ag AHr
Từ biểu thức (3.37) ta thấy công suất cơ của turbine đang xét là đạt 100% đối với mô
hình turbine lý tưởng, nhưng trong thực tế công suất của turbine không đạt 100% hiệu suất
của nó, nó còn phụ thuộc vào công suất cản của turbine, do đó công suất cơ ngõ ra của turbine
được biểu diễn trong hệ đơn vị tương đối như sau:
̅
Pm = At H̅ (U
̅−U ̅ NL ) − ̅
PDam (3.48)
Trong đó:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 55
Tên đề tài

At: Hệ số tua bin.


U: Vận tốc nước vào ngõ vào.
UNL: Vận tốc nước khi không tải.
PDam: Công suất cản của tua bin.
Với At là hệ số khuyếch đại của tua bin được tính bằng:
1
At = (3.49)
̅FL − G
G ̅NL
Hình sau đây trình bày mối quan hệ giữa độ mở lý tưởng và độ mở thực của turbine.

Hình 3.7 Quan hệ giữa độ mở lý tưởng và độ mở thực của turbine


Công suất cản của turbine được tính như sau:
̅Dam = DDam G
P ̅∆ω
̅ (3.50)
Với: DDam là hệ số cản.
Hệ số DDam nói lên sự thay đổi tốc độ đột ngột khi cánh hướng được mở từ trạng thái
không tải sang trạng thái mở hoàn toàn. Thông thường giá trị DDam được chọn tùy vào từng
nhà máy thủy điện và DDam nằm ở trong khoảng 0.5 ≤ DDam ≤ 2.
Do đó, biểu thức (3.48) có thể được viết lại như sau:
̅ ̅ (U
Pm = At H ̅−U ̅∆ω
̅ NL ) − DDam G ̅ (3.51)
Từ các biểu thức (3.43) tới (3.51) ta có sơ đồ hàm truyền đặt trưng của cột nước và
turbine, ta tiến hành tổng hợp mô hình của turbine như hình sau:

Hình 3.8 Sơ đồ cấu trúc hàm truyền của turbine với đường ống áp lực không đàn hồi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 56
Tên đề tài

3.3.3. Mô hình hóa hệ thống máy phát – tải


a) Mô hình động năng turbine và máy phát điện
Để xây dựng mô hình chuyển động của turbine máy ta dựa vào góc quay, góc quay thể
hiện mối quan hệ giữa momen quay của trục rotor và gia tốc của nó, trong đó momen quay
được xác định là độ sai lệch giữa momen cơ và momen điện. Khi có sự cân bằng về momen
sẽ tạo ra gia tốc quay của máy phát theo phương trình:
d2 δ m
Tacc = J = Tmec − Telec (3.52)
dt 2
Đạo hàm thời gian của góc quay δ ta được biểu thức sau:
dωm
J = Tmec − Telec (3.53)
dt 2
Lưu lượng dòng chảy từ thượng lưu xuống chuyển cơ năng thành động năng tính bằng
2
Jωm /2, vì vậy có thể viết lại biểu thức (3.53) trong hệ đơn vị tương đối với hằng số quán tính
H, được định nghĩa là động năng quay của ở tốc độ định mức trên giá trị định mức Volt -
Ampe của máy phát, ωm0 là vận tốc góc định mức ta có:
Jω2m dωm
= Tmec − Telec (3.54)
2VAbase dt
Jω2m0
Với: H =
2VAbase
Trong khi đó vận tốc góc điện ω (rad/s) với vận tốc góc của rotor được tính bằng:
ωm
ω= (3.55)
pn
Với: pn là số đôi cực của máy phát.
Khi đó phương trình (3.54) được viết lại với tốc độ góc của rotor theo vận tốc điện (rad/s):

̅m
Tmec − Telec = 2H (3.56)
dt
Trong đó momen cơ bản được tính bằng:
VAbase
Tbase = (3.57)
ωm0

Với công suất bằng momen nhân với vận tốc góc (P=Tω). Biểu diễn biểu thức (3.56) theo
quan hệ giữa công suất cơ và công suất điện với dao động nhỏ quanh điểm làm việc đồng
thời có thể bỏ qua thành phần bậc 2 như sau:
∆P̅=ω ̅−T
̅ r0 ∆T ̅0 ∆ω
̅r (3.58)
⇔ ∆P ̅mec − ∆P
̅elec = ω ̅mec − ∆P
̅ r0 (∆P ̅elec ) + (T
̅mec − T
̅elec )∆ω
̅r (3.59)
Trong đó:
̅=ω
P ̅=P
̅ r0 T ̅0 + ∆P
̅

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 57
Tên đề tài

̅mec = T
T ̅mec0 − ∆T̅mec
̅elec = T
T ̅elec0 − ∆T
̅elec
ωr = ωr0 + ∆ωr
̅mec0 ≅ T
Ở trạng thái xác lập, thì T ̅elec0 vì vậy công thức (3.59) được viết lại như sau:
∆P̅mec − ∆P
̅elec = ω ̅mec − ∆P
̅ r0 (∆P ̅elec ) (3.60)
Từ hai biểu thức (3.56) và (3.60) ta có:
dω̅m
̅mec − ∆P
∆P ̅elec = 2H (3.61)
dt
Đối với hệ cơ turbine máy phát khi hệ làm việc chuyển động của hệ dao động rất nhỏ, vì
vậy ta xem như bỏ qua, khi đó biểu thức (3.61) được viết lại:

̅m
̅mec − P
P ̅elec = 2H (3.62)
dt
Từ biểu thức (3.52) và (3.56) ta có được biểu thức tính hằng số thời gian cơ như sau:

̅m T ̅acc
= (3.63)
dt 2H
Trong quá trình khởi động tổ máy từ khi dừng (đứng im) đến khi tổ máy đạt được tốc độ
định mức cần có một thời gian nhất định, nếu gọi T m là hằng số thời gian cơ, lấy tích phân
̅acc = 1.0 (pu), ta có:
(3.63) với thời gian từ 0 đến Tm trong đó ωm = 1.0 (pu) và T
Tm
1
1.0 = ∫ 1.0dt (3.64)
2H
0

Hằng số quán tính H được tính bằng:


Năng lượng tích lũy ở tốc độ định mức
H= (3.65)
MWAđm
Trong đó:
Jω2m0 10−6
Năng lượng tích lũy định mức tại tốc độ ổn định: [MWs];
2
2πnm0
Tốc độ định mức tính bằng: ωm0 = [rad/s];
60
Tốc độ quay định mức bằng: nm0 [vòng/phút].
b) Mô hình tải máy phát
Mô hình tải máy phát là mô hình phổ biến dùng để biểu diễn công suất tác dụng, là mô
hình dòng điện không đổi và công suất phản kháng là mô hình trở kháng không đổi. Thông
thường mô hình tải máy phát sẽ được sử dụng với mô hình dòng điện không đổi và giả sử
điện áp hệ thống là hằng số, lúc này công suất tác dụng được biểu diễn như sau:
PL = P0 + P0DpfΔf (3.66)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 58
Tên đề tài

Biểu thức (3.66) thể hiện cho việc phân tích tín hiệu nhỏ và bỏ qua thành phần bậc hai,
khi đó ta có biểu thức sau:
ΔPL = ΔP0 + DΔf (3.67)
Biểu thức (3.67) mô tả tải thành hai phần riêng biệt, là thành phần tải không chịu tác động
của tần số và thành phần tải nhạy với sự thay đổi tần số.
Ở trên D = P0Dpf tỷ lệ thuận với tải được nối vào và tham số độ nhạy của tần số. Từ (3.62)
và (3.67) ta có:
dω̅m
̅
Pmec − ̅
Pelec = 2H + Dω̅r (3.68)
dt
Hay có thể viết lại (3.68) dưới dạng công suất tải như sau:

̅m
̅
Pmec − ̅
Pload = 2H+ Dω̅r (3.69)
dt
Xét turbine và máy phát được nối cứng với nhau, do đó tỷ số truyền động quay giữa trục
turbine và máy phát là như nhau (tỷ số truyền động 1:1). Do đó, tốc độ cơ và tốc độ của máy
phát xem như bằng nhau, khi đó biểu thức (3.69) có thể viết lại như sau:

̅m
̅mec − P
P ̅load = 2H + Dω̅r
dt
̅mec − P
⇔P ̅load = (2H𝑠 + D)ω
̅r
ω̅r 1
⇔ = (3.70)
̅
Pmec − ̅Pload 2H𝑠 + D
Biểu thức (3.70) là phương trình chuyển động của hệ turbine máy phát điện được thể hiện
ở hình sau:

Hình 3.9 Mô hình tải máy phát điện


3.3.4. Mô hình hóa của hệ thống điều khiển thủy lực
a) Mô hình hệ thống cơ thủy lực
Trước đây, hệ thống điều khiển thủy lực được dùng là hệ thống cơ thủy lực. Các cơ cấu
phản hồi độ dịch chuyển của servo là hệ thống cáp và được điều chỉnh.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 59
Tên đề tài

Hình 3.10 Sơ đồ nguyên lý của cụm van servo


Đối với một bộ điều tốc cơ khí thủy lực được mô tả ở hình 3.10. Về nguyên lý thì tốc độ
trên trục ω được so sánh với tốc độ đặt ωref, tại đó đã được bù Droop (độ dốc) cố định σΔG.
Khi vị trí cánh hướng thay đổi, thì sẽ xuất hiện một Droop tức thời (c) để chống lại sự thay
đổi của cánh hướng. Khi đó thông qua van tín hiệu điều khiển của bộ điều khiển sẽ điều chỉnh
van tỷ lệ để thay đổi độ mở cửa cánh hướng sao cho tốc độ ω và tốc độ đặt ω ref phải như nhau
và giá trị sai lệch gần như không có (bằng 0).
Từ sơ đồ hình 3.10 trên ta thấy hàm truyền liên hệ giữa ngõ a và b là:
b K1
= (3.71)
a 1 + Tp s
Trong đó K1 được xác định bằng hệ số đồn bẩy phản hồi về và T p được xác định bởi lỗ
thông giữa van điều khiển với K1. Khi đó hàm quan hệ giữa ngõ vào b của van phân phối và
độ thay đổi của cửa van servo ΔG là:
ΔG K 2
= (3.72)
b s
Từ biểu thức (3.71) và (3.72) ta có:
ΔG K1 K 2 Ka
= = (3.73)
a (Ta s + 1)s (Ta s + 1)s
Với Ka = K1K2 là thời gian đáp ứng trong vài giây để thay đổi tần số của mỗi tổ máy khi
servo thay đổi độ mở. Giả sử lưu lượng qua bộ giảm chấn chất lỏng của van là tỷ lệ với bộ
giảm chấn áp lực, khi đó độ giảm chấn được bù vào là:
c δTr s
= (3.74)
ΔG (1 + Tr )s
Trong đó δ góc bù Droop (độ dốc) tạm thời được xác định bởi vị trí van điều khiển và vị
trí van servo. Thông qua hoạt động của đòn bẩy tín hiệu đầu ra của van điều khiển được xác

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 60
Tên đề tài

định bởi tốc độ đặt ωref, tốc độ trên trục ω, phần bù Droop cố định σΔG và phần bù Droop
tức thời (c) khi đó ta có tín hiệu ra ở (a) là:
a = ωref − ω − σΔG − c (3.75)
Từ biểu thức trên ta có sơ đồ khối hệ thống thủy lực như hình sau:

Hình 3.11 Sơ đồ khối cấu trúc của cụm van servo


Từ lập luận ở trên, kết hợp với các biểu thức (3.71) đến (3.75) ta có sơ đồ cấu trúc hàm
truyền của hệ thống cơ khí thủy lực bộ điều tốc như sau:

Hình 3.12 Sơ đồ cấu trúc hàm truyền của cụm van servo cơ thủy lực
Mối quan hệ của độ lệch tốc độ ωref và ω so với sự thay đổi của van servo ΔG được mô tả
ở hình 3.12 trong đó cơ thêm 2 khâu giới hạn định mức của vạn tỷ lệ và giới hạn vị trí của
van servo với σ là độ bù Droop cố định.
d) Mô hình hệ thống cơ điện
Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật điện cũng như thiết bị đo lường, hệ thống điều
khiển cơ thủy lực dần được thay thế bằng hệ thống cơ điện, đó là hệ thống điều khiển thủy
lực phản hồi độ dịch chuyển của servo trực tiếp. Hình 3.13 là sơ đồ của hệ thống thủy lực cơ
điện.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 61
Tên đề tài

Hình 3.13 Sơ đồ cấu trúc hàm truyền của cụm van servo cơ điện
Với sơ đồ cấu trúc hàm truyền như trên ta có mối quan hệ giữa tín hiệu vào ra của khâu
servo là:
Ka
ΔG s(Ta s + 1) Ka
= = (3.76)
u Ka Ta s2 + s + K a + 1
1+
s(Ta s + 1)
3.4. Tổng hợp mô hình
Từ mục 3.3.2 ở trên, ta đã xây dựng được mô hình của turbine với cột nước không đàn
hồi, kết hợp với mục 3.3.3 và 3.3.4 ta đưa ra mô hình tổng quát về đối tượng nghiên cứu hệ
thống turbine thủy điện như hình sau để tiến hành nghiên cứu bộ điều khiển mới:

Hình 3.14 Mô hình phi tuyến hệ thống điều tốc turbine thủy điện

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 62
Tên đề tài

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 63
Tên đề tài

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 64
Tên đề tài

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 65
Tên đề tài

…………………………………………………………………………………………...

Ghi chú về trình bày mỗi trang của đồ án

- Page layout: cỡ giấy A4; lề trái: 3cm, lề phải: 2cm, lề trên: 2,5cm, lề dưới: 2,5cm; header
và footer: from edge: 1,6cm;
- Đánh số trang: bắt đầu đánh số trang từ phần “MỞ ĐẦU”;
- Tiêu đề chương, mục, tiểu mục: xem chi tiết như minh họa ở trên;
- Mục Header: Tên đề tài (định dạng: font Time New Roman, Italic, size 10, căn lề: giữa);
- Mục Footer: Sinh viên thực hiện, giảng viên hướng dẫn, đánh số trang (định dạng: font
Time New Roman, size 10);
- Chú dẫn bảng: nằm trên bảng, đánh số theo chương và số lũy tiến theo số thứ tự của bảng
trong chương;
- Chú dẫn hình: nằm dưới hình, đánh số theo chương và số lũy tiến theo số thứ tự của hình
trong chương;

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 66
Tên đề tài

- Đánh số công thức: bên phải công thức, đánh số theo chương và số lũy tiến theo số thứ tự
của công thức trong chương;
- Nên sử dụng các chức năng về Bookmark, Caption, Cross-Reference, Format Heading,…
của Microsoft Word hoặc các phần mềm soạn thảo tương tự; cần tổ chức theo dạng “Long
Document”.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 67
Tên đề tài

KẾT LUẬN {size 14}


{Để 2 dòng trống}

Nội dung kết luận {Font: Time New Roman; thường; cỡ chữ: 13; dãn dòng: 1,3;
căn lề: justified}
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...

Ghi chú về phần Kết luận

- Phần Kết luận cần phải nêu được những kết luận chung, khẳng định những kết
quả đạt được, những đóng góp, đề xuất và kiến nghị (nếu có);
- Trong phần này, có thể định dạng các điểm/ mục kết luận theo dạng Outline hoặc
Numbering hoặc Bullets.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn A Hướng dẫn: Trần Văn B 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
{bold, size 14}
{Để 2 dòng trống}

{Font: Time New Roman; thường; cỡ chữ: 13; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}

Ghi chú:
Sinh viên xem “Quy định về liêm chính học thuật” ban hành kèm theo Quyết định số
29/QĐ-ĐHBK ngày 09/01/2017 và “Hướng dẫn trích dẫn và lập Danh mục tài liệu tham
khảo” được ban hành theo văn bản số 30/HD-ĐHBK ngày 09/01/2017 để thực hiện trích
dẫn và lập Danh mục tài liệu tham khảo.
PHỤ LỤC 1
{bold, size 14}

{Font: Time New Roman; thường; cỡ chữ: 12; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}

Phụ lục 1
PHỤ LỤC 2
{bold, size 14}

{Font: Time New Roman; thường; cỡ chữ: 12; dãn dòng: 1,3; căn lề: justified}

Phụ lục 2

You might also like