You are on page 1of 78

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

TÓM TẮT

Tổng quan về ngành Năng lượng


Trong nhiều thập kỷ, Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động và có tốc độ tăng trưởng
nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa then chốt đối
với việc nâng cao chất lượng sống của người dân, thể hiện rõ nét nhất thông qua tỉ lệ đói nghèo đã
giảm rõ rệt. Việt Nam luôn coi tăng trưởng kinh tế là một ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên các chiến lược
phát triển đều chú trọng đến việc tăng trưởng nhanh phải song song với phát triển bền vững.

Ngành năng lượng đóng vai trò then chốt cho việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tăng trưởng kinh
tế đòi hỏi phải có nguồn cung năng lượng an toàn, trong khả năng chi trả đối với tất cả các đối tượng
xã hội và ngành kinh tế. Đồng thời, để bảo đảm tính bền vững, ngành năng lượng phải có khả năng
thu hút nguồn vốn cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng, bảo đảm nguồn cung năng lượng trong dài
hạn, giảm các tác động tiêu cực tới môi trường và cũng như kiểm soát được lượng khí nhà kính phát
thải ra môi trường.

Việt Nam đã đề ra một số chính sách và chiến lược, trong đó bao gồm các quy hoạch tổng thể về khai
thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong nước và chiến lược tăng cường sử dụng năng lượng tái
tạo. Trong thời gian qua, Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư vào ngành năng lượng
thông qua sử dụng vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước và thu hút một phần từ nguồn
vốn của tư nhân và nước ngoài thông qua chính sách phát triển trong ngành năng lượng. Việt Nam
cần tiếp tục xây dựng khung pháp lý và quy định phù hợp nhằm bảo đảm môi trường đầu tư cạnh
tranh, thu hút, khuyến khích áp dụng công nghệ mới, tiên tiến đáp ứng các chính sách quốc gia về
bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng.

Mục đích của báo cáo này là nhằm phân tích các yếu tố đầu vào cho việc xây dựng quy hoạch phát
triển năng lượng để đưa ra các định hướng tổng quan cho phát triển ngành năng lượng nói chung
và đặt biệt ngành điện lực nói riêng trên cơ sở xác định các nguồn năng lượng tiềm năng và tối ưu
hóa chi phí trong khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp và năng lượng cuối cùng cho
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trung hạn và dài hạn của Việt Nam. Báo cáo đặc biệt chú trọng
đến khả năng tích hợp nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) vào lưới điện quốc gia trong tương lai với
các phân tích về cơ hội và thách thức trong triển vọng phát triển ngành và đưa ra các kịch bản và
biện pháp giải quyết.

Báo cáo Triển vọng Năng lượng sẽ cung cấp thông tin tổng quan về những cơ hội, thách thức để Việt
Nam có thể phát triển ngành năng lượng bền vững và hiệu quả về chi phí với an ninh nguồn cung
năng lượng duy trì ở mức cao. Báo cáo tổng hợp các kết quả của nhiều công trình nghiên cứu khác
và đưa ra những phân tích mới về các cơ hội phát triển ngành năng lượng.

1
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Các nội dung chính


Nhu cầu năng lượng tăng mạnh

Theo Dự thảo báo cáo Quy hoạch phát triển năng lượng Quốc gia giai đoạn 2016-2025, định hướng
đến 2035 (QHNL) do Viện Năng lượng – Bộ Công Thương đang thực hiện, dự báo về nhu cầu năng
lượng trong Kịch bản cơ sở cho thấy, đến năm 2035, tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng, tăng
gấp gần 2,5 lần so với năm 2015. Vào năm 2035, mức tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận
tải (chiếm tỷ trọng 27,5%) được dự báo sẽ gia tăng nhanh nhất (5,7%/năm), lĩnh vực công nghiệp
(chiếm tỷ trọng 45,3%) có tốc độ tăng 5,0%/năm trong giai đoạn 2016-2035.

Tỷ trọng than và các nguồn năng lượng tái tạo trong cung cấp năng lượng sơ cấp

Năm 2000, các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm sinh khối và thủy điện chiếm 53% tổng cung năng
lượng sơ cấp. Tuy nhiên đến 2015, con số này đã giảm xuống còn 24%. Trong cùng giai đoạn đó, tỉ
trọng của than trong tổng nguồn cung đã tăng từ 15% lên 35%. Xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp
diễn trong tương lai do nguồn cung năng lượng từ thủy điện và sinh khối trong nước không đủ khả
năng đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng. Các nhà máy điện đóng vai trò chủ yếu trong tiêu thụ than,
sau đó là đến các ngành xi măng, phân bón, hóa chất và các hộ tiêu thụ khác. Tổng tiêu thụ than
trong nước năm 2015 khoảng 43,8 triệu tấn, trong đó các nhà máy điện chiếm 23,5 triệu tấn và tiêu
thụ than cuối cùng 20,3 triệu tấn (công nghiệp chiếm tới 87% tiêu thụ than cuối cùng).

Thách thức về bảo vệ môi trường tác động lớn đến môi trường

Thách thức về các tác động môi trường của hoạt động cung cấp năng lượng sẽ ngày càng gia tăng
do nhu cầu năng lượng trong nước tăng nhanh, đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng về tỉ trọng của
các nguồn nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than trong cơ cấu nguồn cung năng lượng.

An ninh nguồn cung năng lượng

Việt Nam từ một nước xuất khẩu năng lượng đã trở thành nước nhập khẩu ròng về năng lượng. Sự
thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến an ninh nguồn cung năng lượng. Dự kiến tỉ trọng của năng lượng
nhập khẩu trên tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp sẽ tăng lên 37,5% vào năm 2025 và 58,5% vào
năm 2035. Điều này sẽ gây ra các tác động lớn tới an ninh nguồn cung năng lượng và Việt Nam sẽ
phải phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, đặc biệt là than. Tuy nhiên, có thể hạn chế sự phụ thuộc
này bằng cách tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và khai thác các nguồn năng lượng tái tạo
trong nước.

Ngành điện lực

Trong giai đoạn 2011-2015, sản lượng điện tiêu thụ của toàn quốc đã tăng trưởng với tốc độ bình
quân là 10,6%/năm, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 13,4%/năm.

Điện năng đang ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng cuối cùng và nhu
cầu điện dự kiến sẽ tăng bình quân gần 8% mỗi năm cho đến năm 2035, tương ứng với nhu cầu công
suất sản xuất điện tăng thêm 93 GW trong cùng giai đoạn. Khoảng gần một nửa công suất nguồn
điện mới này sẽ được cung cấp từ nhiệt điện than và khoảng 25% là từ năng lượng tái tạo.

2
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Chiến lược Năng lượng tái tạo và khả năng phát triển năng lượng tái tạo

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 điều chỉnh (QHĐ VII điều
chỉnh) và Chiến lược phát triển Năng lượng tái tạo đã tạo ra những định hướng khá rõ nét cho phát
triển ngành điện trong những năm tới.

Các nghiên cứu cũng cho thấy Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu giảm phát thải CO2 tham vọng
hơn, đồng thời giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu bằng cách áp dụng giá phát thải CO2.
Biện pháp này sẽ tạo động lực khuyến khích đầu tư thêm công suất phát điện từ khí thiên nhiên và
các dạng năng lượng tái tạo, thông qua đó có thể đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển
năng lượng tái tạo với mức chi phí tăng thêm thấp so với kịch bản phát triển bình thường (BAU),
trong khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Việt Nam có thể tích hợp hiệu quả năng lượng tái tạo vào
hệ thống điện với tỷ trọng khá cao để đáp ứng các chính sách quốc gia về năng lượng tái tạo.

Sử dụng năng lượng hiệu quả là giải pháp “nhiên liệu đầu tiên”

Việt Nam hiện đang là nền kinh tế có cường độ tiêu thụ năng lượng cao trong khu vực và trên thế
giới. Một số nghiên cứu trong ngành công nghiệp và xây dựng đã cho thấy tiềm năng lớn có tính khả
thi về tài chính trong việc giảm cường độ tiêu thụ năng lượng bằng cách cải tiến công nghệ và áp
dụng các giải pháp quản lý tài nguyên hiệu quả hơn. Đến năm 2030, tiềm năng sử dụng năng lượng
hiệu quả chưa được khai thác dự kiến khoảng 8,1%. Nghiên cứu cho thấy các chi phí giảm phát thải
khí nhà kính nhờ tiết kiệm năng lượng thấp hơn nhiều so với lợi ích do việc tiết kiệm năng lượng
đem lại. Do đó các phương án sử dụng năng lượng hiệu quả cùng với các cơ hội thay thế nhiên liệu
có thể đem lại lợi ích kinh tế, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện an ninh năng lượng
quốc gia.

Các nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng lớn trong việc cải thiện sử dụng năng lượng hiệu quả, nhưng
các nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số ngành. Tiềm năng tiết kiệm điện được xác định ở mức
17% vào năm 2030. Để có thể khai thác tiềm năng này, Việt Nam cần củng cố khung chính sách về
sử dụng năng lượng hiệu quả.

Khai thác tiềm năng lớn của năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối là nguồn năng lượng có nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Ngoài khả năng
sản xuất đến gần 4.000 MW điện, năng lượng sinh khối còn có thể thay thế than và dầu trong ngành
công nghiệp với tỷ trọng lớn.

Đánh giá chung


Nghiên cứu cho thấy cam kết đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam theo Công
ước khung của Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) với mục tiêu giảm phát thải khí nhà
kính đến 25% có thể đạt được thông qua tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả và khai thác các
nguồn năng lượng tái tạo cùng với sự hỗ trợ về nguồn lực của các Tổ chức quốc tế. Những biện pháp
này sẽ giúp giảm các tác động môi trường của hoạt động cung cấp năng lượng cũng như giảm phụ
thuộc vào năng lượng nhập khẩu.

3
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

MỤC LỤC

Tóm tắt.................................................................................................................................................................................1

Mục lục.................................................................................................................................................................................4

Danh sách các bảng........................................................................................................................................................5

Danh sách các hình..........................................................................................................................................................6

Thuật ngữ viết tắt.............................................................................................................................................................8

Giới thiệu.............................................................................................................................................................................10

1 Tổng quan năng lượng Việt Nam................................................................................................11

1.1 Hiện trạng phát triển năng lượng...........................................................................................................12

1.1.1 Hiện trạng ngành năng lượng........................................................................................................12

1.1.2 Hiện trạng sử dụng năng lượng hiệu quả..................................................................................18

1.1.3 Hiện trạng phát triển năng lượng tái tạo (NLTT).....................................................................20

1.1.4 Chính sách năng lượng chính.........................................................................................................21

1.2 Dự báo nhu cầu năng lượng.....................................................................................................................24

1.2.1 Dự báo phát triển kinh tế - xã hội.................................................................................................24

1.2.2 Dự báo nhu cầu năng lượng...........................................................................................................28

1.2.3 Dự báo nhu cầu điện..........................................................................................................................31

1.2.4 Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng.................................................................................32

1.3 Đánh giá cân bằng cung cầu năng lượng............................................................................................36

1.3.1 Tiềm năng năng lượng sơ cấp........................................................................................................36

1.3.2 Cân bằng năng lượng........................................................................................................................37

1.3.3 Định hướng phát triển nguồn điện..............................................................................................42

1.3.4 Định hướng phát triển năng lượng tái tạo................................................................................44

1.3.5 Định hướng sử dụng hiệu quả năng lượng...............................................................................47

1.3.6 Phát thải khí nhà kính trong phát triển năng lượng..............................................................47

1.3.7 Những kết luận về cân bằng cung cầu năng lượng dài hạn...............................................49

4
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

2 Kết quả các kịch bản phát triển nguồn điện sử dụng mô hình Balmorel................................51

2.1 Các kịch bản phát triển nguồn điện......................................................................................................52

2.2 Vấn đề tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện..................................................................62

2.3 Những kết luận chính của phân tích kịch bản phát triển nguồn điện sử dụng

mô hình Balmorel................................................................................................................................................66

3 Khuyến nghị.................................................................................................................................69

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................................................74

Phụ lục..................................................................................................................................................................................75

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1‑1: Diễn biến cung cấp năng lượng sơ cấp giai đoạn 2000-2015 (KTOE).......................................13

Bảng 1‑2: Khai thác năng lượng trong nước giai đoạn 2005-2015 (KTOE)..................................................14

Bảng 1‑3: Tổng kết về cơ chế hỗ trợ hiện tại cho các dạng NLTT....................................................................21

Bảng 1‑4: Các mục tiêu phát triển NLTT...................................................................................................................24

Bảng 1‑5: Diễn biến các chỉ tiêu kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2015...........................................................24

Bảng 1‑6: Giá trị GDP theo các kịch bản phát triển (tỷ VNĐ giá 2010)..........................................................26

Bảng 1‑7: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP theo 3 kịch bản giai đoạn 2016 – 2035................................26

Bảng 1‑8: Tốc độ tăng trưởng NCNL cuối cùng theo 3 kịch bản các giai đoạn..........................................29

Bảng 1‑9: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng cuối cùng theo dạng nhiên liệu (%/năm)...........30

Bảng 1‑10: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng cuối cùng theo các ngành (%/năm)...................31

Bảng 1‑11: Dự báo nhu cầu điện giai đoạn 2015-2035 theo các ngành......................................................31

Bảng 1‑12: Các kịch bản phát triển năng lượng....................................................................................................38

Bảng 1‑13: Cung cấp NLSC trong Kịch bản đề xuất............................................................................................39

Bảng 1‑14: Cân bằng cung-cầu than KB đề xuất (triệu tấn)..............................................................................40

Bảng 1‑15: Cân bằng cung-cầu khí các giai đoạn Kịch bản đề xuất (tỷ m3)...............................................41

Bảng 1‑16: Cân bằng cung cầu dầu thô Kịch bản đề xuất (triệu tấn)............................................................42

Bảng 1‑17: Tỷ trọng NLTT trong tổng cung cấp NLSC theo kịch bản (%).....................................................44

Bảng 1‑18: Tỷ trọng điện sản xuất từ NLTT trong tổng điện năng sản xuất theo các Kịch bản (%)....44

5
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Bảng 1‑19: Ước tính chi phí trợ giá cho NLTT hàng năm (tỷ USD)..................................................................46

Bảng 1‑20: Phát thải CO2 theo ngành ở Kịch bản đề xuất (triệu tấn)...........................................................48

Bảng 1‑21: Phát thải CO2 theo dạng năng lượng ở Kịch bản đề xuất (triệu tấn)......................................49

Bảng PL 1: Kết quả dự báo NCNL cuối cùng theo dạng nhiên liệu KB cơ sở.............................................75

Bảng PL 2: Kết quả dự báo NCNL cuối cùng theo ngành KB cơ sở................................................................75

Bảng PL 3: Kết quả dự báo NCNL cuối cùng theo dạng nhiên liệu KB đề xuất (TOE).............................76

Bảng PL 4: Kết quả dự báo NCNL cuối cùng theo ngành KB đề xuất (TOE)...............................................76

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1‑1: Diễn biến cung cấp năng lượng sơ cấp giai đoạn 2000-2015.....................................................13

Hình 1‑2: Diễn biến xuất nhập khẩu năng lượng giai đoạn 2006-2015 (KTOE)........................................15

Hình 1‑3: Diễn biến mức độ phụ thuộc nhập khẩu tịnh năng lượng...........................................................15

Hình 1‑4: Tiêu thụ năng lượng cuối cùng theo dạng nhiên liệu giai đoạn 2006-2015 (KTOE).............16

Hình 1‑5: Cơ cấu tiêu thụ NLCC năm 2006 và 2015 theo ngành kinh tế (triệu TOE, %)..........................17

Hình 1‑6: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2006-2015...........................................25

Hình 1‑7: Dự báo tăng trưởng GDP theo 3 kịch bản giai đoạn 2016-2035.................................................27

Hình 1‑8: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP theo 3 kịch bản giai đoạn 2016 - 2035..................................27

Hình 1‑9: Dự báo tổng NCNL cuối cùng giai đoạn 2016-2035 theo 3 kịch bản........................................28

Hình 1‑10: Dự báo nhu cầu năng lượng cuối cùng theo dạng nhiên liệu 2015-2035............................29

Hình 1‑11: Dự báo nhu cầu năng lượng cuối cùng theo các ngành kinh tế..............................................30

Hình 1‑12: So sánh kết quả dự báo nhu cầu điện với QHĐ VII ĐC.................................................................32

Hình 1‑13: Tổng hợp kết quả đánh giá mức tiết kiệm năng lượng (đơn vị KTOE)...................................36

Hình 1‑14: Cung cấp NLSC trong KB đề xuất.........................................................................................................38

Hình 1‑15: Cân bằng cung cầu than trong Kịch bản đề xuất.........................................................................40

Hình 1‑16: Cân bằng cung-cầu khí giai đoạn 2016-2035 Kịch bản đề xuất...............................................41

Hình 1‑17: Công suất nhà máy điện Kịch bản đề xuất.......................................................................................43

Hình 1‑18: Sản lượng điện theo các dạng nhiên liệu KB đề xuất....................................................................43

Hình 1-19: Tăng trưởng công suất điện NLTT Kịch bản phát triển bình thường.......................................45

6
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 1-20: Tăng trưởng công suất điện NLTT Kịch bản đề xuất......................................................................45

Hình 1‑21: So sánh NCNL cuối cùng 2 kịch bản....................................................................................................47

Hình 1‑22: So sánh cường độ phát thải khí nhà kính trong 2 kịch bản.......................................................48

Hình 1‑23: Tỷ lệ nhập khẩu năng lượng tịnh ở Kịch bản cơ sở và Kịch bản đề xuất................................49

Hình 2‑1: Các mức giá phát thải CO2 trong Kịch bản giá phát thải CO2 và Kịch bản giá phát thải CO2
cao (Đô la Mỹ, 2015/tấn CO2)......................................................................................................................................55

Hình 2‑2: Tổng công suất điện cho các kịch bản..................................................................................................56

Hình 2‑3: Sản xuất điện dựa trên mô hình Balmorel cho các kịch bản........................................................57

Hình 2‑4: Tỷ trọng NLTT (bao gồm tỷ trọng thủy điện lớn) cho các kịch bản. Mục tiêu thể hiện các chỉ
tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển NLTT..........................................................................................................58

Hình 2‑5: Lượng phát thải CO2 dựa trên mô hình Balmorel cho các kịch bản...........................................58

Hình 2‑6: Tổng năng lực truyền tải cho các kịch bản..........................................................................................59

Hình 2‑7: Tổng chi phí hệ thống hàng năm (vốn đầu tư cơ bản để sản xuất và truyền tải điện được
tính toán hàng năm) theo các kịch bản...................................................................................................................60

Hình 2‑8: Chi phí sản xuất điện cho các kịch bản, tổng chi phí hệ thống hàng năm chia cho tổng sản
lượng năm 2050 theo mô hình Balmorel................................................................................................................61

Hình 2‑9: Lượng than đá và khí tự nhiên nhập khẩu trong các kịch bản theo mô hình Balmorel......61

Hình 2‑10: Số giờ hoạt động hết công suất trong sản xuất nhiệt điện than cho các kịch bản theo mô
hình Balmorel....................................................................................................................................................................62

Hình 2‑11: Ví dụ hoạt động điều tiết theo giờ với sự phối hợp các tổ máy phát. Kết quả mô hình
Balmorel cho Kịch bản chính sách hiện hành ở khu vực miền Trung, tuần 40, năm 2050....................62

Hình 2‑12: Tỷ lệ cắt giảm công suất điện gió và điện mặt trời trong mô phỏng hoạt động điều tiết
theo giờ theo Kịch bản chính sách hiện hành, với việc tối ưu các tổ máy phát........................................63

7
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BĐKH Biến đổi khí hậu

DANIDA Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch

DEA Cơ quan Năng lượng Đan Mạch

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

GEF Quỹ Môi trường Toàn cầu

GIS Hệ thống thông tin địa lý

GIZ Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Đức

IEA Cơ quan Năng lượng Quốc tế

IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IPP Dự án điện độc lập

JICA Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật bản

kgOE Kilôgam dầu tương đương

KNK Khí nhà kính

KTOE Nghìn tấn dầu tương đương

LNG Khí thiên nhiên hóa lỏng

LPG Khí hóa lỏng

MEPS Mức tiêu thụ năng lượng tối thiểu

MWS Chất thải rắn đô thị

NCNL Nhu cầu năng lượng

NLCC Năng lượng cuối cùng

NLMT Năng lượng mặt trời

NLSC Năng lượng sơ cấp

8
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

NLSK Năng lượng sinh khối

NLSK PTM Năng lượng sinh khối phi thương mại

NLTT Năng lượng tái tạo

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến
QHĐ VII
2030 (Quy hoạch điện 7)

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020
QHĐ VII ĐC
có xét đến 2030 (Quy hoạch điện 7)

SDNLHQ Sử dụng năng lượng hiệu quả

SIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy điển

TĐ Thủy điện

TKNL Tiết kiệm năng lượng

TOE Tấn dầu tương đương

UNDP Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc

UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc

Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
VNEEP
hiệu quả

WB Ngân hàng thế giới

9
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

GIỚI THIỆU

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017 là báo cáo đầu tiên do Bộ Công Thương xây dựng
và dự kiến tiếp tục thực hiện theo chu kỳ 2 năm trong tương lai. Mục đích của báo cáo là đưa ra định
hướng tổng quan cho ngành năng lượng, trong đó tập trung vào các kịch bản phát triển điện lực
trên cơ sở tiềm năng và chi phí của nguồn năng lượng sơ cấp, đồng thời xác định những thách thức
chính của ngành trong trung hạn và dài hạn. Mục tiêu dài hạn khi cập nhật tình hình về triển vọng
ngành năng lượng của Việt Nam là nhằm đạt được sự đồng thuận của các bên trên phạm vi rộng hơn
về những cơ hội và thách thức của ngành cũng như đưa ra các biện pháp giải quyết.

Báo cáo được xây dựng tập trung chủ yếu vào ngành điện, trong đó đưa ra các kịch bản phát triển
nguồn điện và xem xét khả năng phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo trong tương lai. Bộ Công
Thương phối hợp với Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) tổ chức thực hiện nghiên cứu và xây
dựng báo cáo các kịch bản phát triển quy hoạch nguồn điện nhằm xác định các giải pháp, lộ trình
để đạt được mục tiêu chính sách hiện tại với chi phí thấp nhất, đảm bảo an ninh nguồn cung năng
lượng và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu này đặc biệt tập trung vào khía cạnh tích hợp phát triển
năng lượng tái tạo vào cơ cấu nguồn điện trong tương lai.

Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra một số kết quả nghiên cứu ban đầu về tiềm năng sử dụng năng lượng
tái tạo bao gồm điện gió, mặt trời, sinh khối… trên cơ sở các số liệu của các nghiên cứu trước đây.

Những nội dung và phân tích chung về ngành năng lượng dựa trên các báo cáo đã thực hiện. Bộ
Công Thương có thể phân tích sâu hơn về các vấn đề khác trong những báo cáo triển vọng sau này
khi thực hiện thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn về những giả định dữ liệu được sử dụng.

Về mặt bản chất, báo cáo hướng đến tương lai với tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra các kết luận dựa
trên một số giả định mà chỉ có thể kiểm chứng về độ tin cậy trong tương lai.

Báo cáo này đưa ra những góc nhìn dành cho các nhà hoạch định chính sách trong ngành cũng như
các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có quan tâm đến sự phát triển của ngành năng lượng
Việt Nam.

Báo cáo và phân tích các kịch bản phát triển nguồn điện và xem xét khả năng phát triển nguồn
điện năng lượng tái tạo được thực hiện với nguồn tài trợ của Chính phủ Đan Mạch. Trong quá trình
nghiên cứu, tiềm năng năng lượng tái tạo được tham khảo từ nguồn của Tổ chức Hợp tác phát triển
Đức (GIZ) và hoàn tất dựa trên số liệu về tốc độ gió do Công ty Vestas và trường Đại học Kỹ thuật Đan
Mạch cung cấp.

Những đề xuất và đánh giá trong báo cáo này sẽ tiếp tục được nghiên cứu, cập nhật trong thời gian
3 năm tiếp theo thực hiện Chương trình Hợp tác đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch.

10
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

1.1 Hiện trạng phát triển năng lượng

1.1.1 Hiện trạng ngành năng lượng

Trong hai thập kỷ vừa qua, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh
trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa then chốt đối với việc nâng cao chất lượng sống của
người dân, thể hiện rõ nét nhất thông qua tỉ lệ đói nghèo đã giảm rõ rệt.

Chính phủ Việt Nam luôn coi tăng trưởng kinh tế là một ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên các chiến lược
của chính phủ đều nhấn mạnh rằng tăng trưởng nhanh phải song song với phát triển bền vững, gắn
liền với công bằng và hòa nhập xã hội.

Theo Dự thảo báo cáo Quy hoạch phát triển Năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-2025, định hướng
đến 2035 (QHNL) do Bộ Công Thương đang tổ chức xây dựng (tư vấn là Viện Năng lượng), giai đoạn
2006-2015, nhu cầu năng lượng cuối cùng tăng trung bình khoảng 4,1% mỗi năm, đạt mức 54.080
KTOE vào năm 2015. Mức tăng trưởng tương đối thấp như vậy là do tiêu thụ năng lượng phi thương
mại, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ, giảm mạnh. Cường độ năng lượng thương mại
cuối cùng trong giai đoạn này cũng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Giai đoạn
2006-2010 chỉ tiêu này tăng từ 249,4 kgOE/1000 USD lên đến 289,6 kgOE/1000 USD, sau đó giảm
xuống 270 kgOE/1000 USD vào năm 2015. Tuy nhiên chỉ số tiêu thụ năng lượng thương mại cuối
cùng trên đầu người không ngừng gia tăng. Trong giai đoạn 2006-2015, chỉ tiêu này tăng từ 273,3
kgOE/người lên thành 454,8 kgOE/người.

Nền kinh tế năng lượng Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong vài thập kỷ qua với việc chuyển
mình từ một nền kinh tế nông nghiệp dựa trên các loại nhiên liệu sinh khối truyền thống sang một
nền kinh tế hỗn hợp hiện đại. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đã tăng
gần 20 lần từ 114 USD năm 1990 đến 2.109 USD vào năm 2015, là một dấu mốc quan trọng đưa Việt
Nam trở thành một quốc gia thu nhập trung bình.

Việt Nam có nhiều loại nguồn năng lượng sơ cấp nội địa như dầu thô, than, khí tự nhiên và thủy điện,
những nguồn năng lượng này đóng một vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng cho
phát triển kinh tế trong hai thập kỷ gần đây. Với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và những biến
động trong hoạt động xuất nhập khẩu năng lượng gần đây, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu
tịnh về năng lượng từ năm 2015.

Năm 2015, tổng cung cấp năng lượng sơ cấp (NLSC) của Việt Nam là 70.588 KTOE, trong đó năng
lượng thương mại chiếm 75,5% và năng lượng phi thương mại chiếm 24,5% trong tổng tiêu thụ
NLSC. Tỷ lệ năng lượng sinh khối phi thương mại (NLSK PTM)1 trong tổng cung cấp năng lượng sơ
cấp giảm đáng kể từ 44,2% năm 2000 xuống 16,9% vào năm 2015. Tính cả giai đoạn 2001-2015, cung
cấp năng lượng sơ cấp thương mại tăng trưởng 9,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn mức tăng
GDP của quốc gia trong cùng kỳ dẫn đến hệ số đàn hồi của năng lượng thương mại so với GDP lớn
hơn 1. Trong các loại năng lượng thương mại, khí tự nhiên có tỷ lệ tăng cao nhất với 13,4%/năm. Tốc
độ tăng trưởng của than, sản phẩm dầu và thủy điện trong cùng kỳ lần lượt là 12,2%, 6,2% và 27,6%/
năm. Những động lực chính cho tăng trưởng tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam được nhận dạng là tăng
trưởng công nghiệp, sử dụng năng lượng dân dụng và mức độ cơ giới hóa trong giao thông.

12
1
Năng lượng sinh khối phi thương mại: các loại nhiên liệu không thông qua trao đổi thương mại hoặc không có thị trường chính thức, thường được
sử dụng làm chất đốt trong dân dụng, ở đây chủ yếu bao gồm củi gỗ, phụ phẩm nông nghiệp, chất thải động vật v.v…
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Bảng 1‑1: Diễn biến cung cấp năng lượng sơ cấp giai đoạn 2000-2015 (KTOE)

2000 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2015


Than 4.372 8.376 14.730 15.605 15.617 17.239 19.957 24.608
Dầu 7.917 12.270 17.321 16.052 15.202 14.698 17.700 19.540
Khí 1.441 4.908 8.316 7.560 8.253 8.522 9.124 9.551
Thủy điện 1.250 1.413 2.369 3.519 4.540 4.468 5.146 4.827
NL phi thương
14.191 14.794 13.890 14.005 14.121 13.673 12.745 11.925
mại
Nhập khẩu điện 33 399 333 125 200 124 136
Tổng 29.171 41.794 57.025 57.075 57.857 58.801 64.797 70.588

Nguồn: [1]

Hình 1‑1: Diễn biến cung cấp năng lượng sơ cấp giai đoạn 2000-2015

Theo ước tính, NLSK PTM đã dần được thay thế bởi các dạng năng lượng thương mại. Sự chuyển
dịch sang năng lượng hóa thạch đã và đang là nguyên nhân quan trọng cho việc tăng phát thải khí
nhà kính (KNK). Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam có mức tăng phát thải KNK cao nhất trong khu vực
ASEAN. Tổng phát thải KNK và phát thải KNK trên đầu người đã tăng gần gấp 3 lần trong 10 năm,
trong khi cường độ carbon trên GDP tăng 48%. Dầu thô, than đá, khí, thủy điện và năng lượng phi
thương mại là những nguồn năng lượng được khai thác trong nước. Trong những năm gần đây, tổng
năng lượng khai thác có xu hướng ổn định, chủ yếu là do sản lượng khai thác các sản phẩm thương
mại không có sự đột biến lớn về lượng.

Năm 2015, lượng khai thác trong nước đạt 68.655 KTOE, trong đó có than và dầu thô là hai thành

13
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

phần lớn nhất chiếm 34% và 28% trong cơ cấu. Trong cả hai giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015,
lượng khai thác trong nước đều tăng xấp xỉ 1,3%/năm. Về cơ cấu, năng lượng phi thương mại đóng
góp 24% năm 2005 và giảm xuống chỉ còn 17% vào năm 2015. Thủy điện cũng có sự thay đổi đáng
kể trong cơ cấu, 2,3% vào năm 2005 tăng lên thành 7% vào năm 2015, do sản lượng điện từ thủy điện
đã tăng gần gấp 3,5 lần trong giai đoạn 2006-2015. Trong tổng cung năng lượng sơ cấp, tổng cung
năng lượng thương mại có tỷ lệ tăng trưởng ngày càng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng này đạt 12,5%/
năm và 9,8%/năm tương ứng trong giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010, giảm xuống còn 6,3%/năm
trong giai đoạn 2011-2015. Bảng dưới đây trình bày sản lượng khai thác của từng dạng năng lượng
trong cung cấp năng lượng sơ cấp của Việt Nam giai đoạn 2005-2015:

Bảng 1‑2: Khai thác năng lượng trong nước giai đoạn 2005-2015 (KTOE)

Hạng mục 2005 2009 2010 2011 2013 2014 2015


Than 19.076 24.684 24.646 26.102 22.985 22.998 23.231
Dầu thô 18.901 16.687 15.266 15.489 17.039 17.740 19.121
Khí 6.204 7.290 8.316 7.560 8.522 9.124 9.551
Thủy điện 1.413 2.578 2.369 3.519 4.897 5.146 4.827
NLSK PTM 14.860 13.778 13.890 14.005 13.669 12.745 11.925
Tổng NL khai thác trong nước 60.453 65.017 64.488 66.675 67.112 67.753 68.655

Nguồn: [1]

Xuất khẩu năng lượng được thực hiện với mục tiêu tạo nguồn thu ngoại tệ và tối ưu hóa mục đích sử
dụng tài nguyên trong khi nhập khẩu năng lượng là để đáp ứng thiếu hụt nguồn cung do sự thiếu
hụt các nguồn sản xuất hoặc chuyển đổi năng lượng trong nước. Hình dưới đây thể hiện tương quan
giữa xuất và nhập khẩu năng lượng trong giai đoạn 2006 – 2015:

14
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 1‑2: Diễn biến xuất nhập khẩu năng lượng giai đoạn 2006-2015 (KTOE)

Xu hướng giảm dần của xuất khẩu năng lượng trong những năm vừa qua với sản lượng xuất khẩu
của năm 2015 chỉ còn gần 12 ngàn KTOE, tức là chỉ bằng 40% so với năm 2009. Trong khi đó lượng
năng lượng nhập khẩu, sau một vài năm giảm sút, đã tăng mạnh trở lại vào năm 2015. Nhìn vào
chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu năng lượng trong chuỗi số liệu như trên, có thể thấy rằng vào
năm 2015, Việt Nam đã trở thành một quốc gia nhập khẩu tịnh năng lượng.

Hình 1‑3: Diễn biến mức độ phụ thuộc nhập khẩu tịnh năng lượng

15
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Từ đồ thị trên, có thể nhận thấy xu hướng thay đổi mạnh mẽ của cán cân xuất nhập khẩu than, với
đà giảm than xuất khẩu và tăng than nhập khẩu, Việt Nam đã có mức nhập khẩu tịnh than là 12%. Xu
hướng nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới với lượng nhập khẩu than năm 2016 lên đến
hơn 10 triệu tấn. Chính do xu thế xuất nhập khẩu than cộng với tỷ trọng nhập khẩu tịnh dầu (dầu
thô và sản phẩm dầu) khiến Việt Nam trở thành nước phụ thuộc nhập khẩu với mức độ nhập khẩu
tịnh 5% trong năm 2015. Mức nhập khẩu này chưa phải là cao nếu so với các quốc gia trong khu vực
và trên thế giới, tuy nhiên, đây là một diễn biến cần chú ý sau một thời gian dài xuất khẩu tịnh năng
lượng.

Nếu chỉ xét riêng năng lượng thương mại, mức tiêu thụ ở năm 2015 đạt 41.715 KTOE, tăng trưởng
7,1%/năm trong giai đoạn 2006-2015. Mức tăng trưởng này là cao hơn so với tăng trưởng GDP trong
cùng giai đoạn là 6,0%/năm. Đồ thị sau thể hiện diễn biến tiêu thụ năng lượng cuối cùng theo dạng
nhiên liệu giai đoạn 2006-2015:

Hình 1‑4: Tiêu thụ năng lượng cuối cùng theo dạng nhiên liệu giai đoạn 2006-2015 (KTOE)

Thay đổi rõ nét nhất là tỷ lệ tiêu thụ điện trên tổng tiêu thụ năng lượng tăng liên tục thể hiện sự
chuyển đổi từ các dạng nhiên liệu sơ cấp sang điện. Năm 2010, tỷ lệ này đạt 22,2% thì tới năm 2015
tăng lên 29,6%. Về cơ cấu tiêu thụ năng lượng thương mại, dầu có tỷ trọng lớn nhất với 40,7%, tiếp
theo là điện và than tương ứng ở mức 29,6% và 27,3%, khí tự nhiên được sử dụng chủ yếu ở khu vực
công nghiệp, chiếm 2,4%. Về cơ cấu ngành trong tiêu thụ năng lượng cuối cùng năm 2015, công
nghiệp vẫn là hộ tiêu thụ lớn nhất với 43,0%, kế tiếp là dân dụng 29,6% và giao thông vận tải (GTVT)
22,7%. Có một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng cuối cùng theo ngành giai đoạn
2006-2015. Nếu như ở năm 2006, dân dụng chiểm tỷ trọng lớn nhất với 41% thì đến năm 2015 công
nghiệp đã có tỷ trọng cao nhất đạt 43%. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng cuối cùng của GTVT
cũng khá cao.

16
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 1‑5: Cơ cấu tiêu thụ NLCC năm 2006 và 2015 theo ngành kinh tế (triệu TOE, %)

Nguồn: [1]

Những thách thức của ngành năng lượng:

• Tăng trưởng nhu cầu năng lượng và nhất là nhu cầu điện tăng nhanh như tóm tắt ở trên đã đặt
ra những thách thức lớn;

• Từ năm 2015 Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu tịnh năng lượng, với tỷ lệ nhập ròng
khoảng 5% tổng năng lượng cung cấp. Tỷ lệ nhập khẩu ròng được dự báo sẽ ngày càng tăng;

• Tài nguyên năng lượng sơ cấp truyền thống đang dần cạn kiệt: thủy điện lớn và vừa sẽ được
khai thác hầu hết khi từ gần 18 GW hiện nay sẽ đạt công suất khoảng 21,6 GW vào năm 2020;
than nội địa hiện nay đã không đủ cung cấp cho các nhà máy điện. Với quy hoạch khai thác
than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, than còn có thể khai thác được trong vòng 70
năm, nhưng không đáp ứng được nhu cầu; tài nguyên dầu mỏ khí đốt sẽ giảm dần và cạn kiệt
trong 60 năm tới;

• Yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ ngành năng lượng đang ngày càng cao để đảm bảo
phát triển bền vững.

Mặt khác, năng lượng Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội to lớn:

• Sự quan tâm và chú trọng rất cao của Chính phủ đối với sự phát triển kinh tế và các vấn đề an
ninh năng lượng và bảo vệ môi trường;

17
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

• Tiềm năng tiếp tục thực hiện các giải pháp tiết kiệm và hiệu quả năng lượng còn lớn;

• Tiềm năng năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng mặt trời và năng lượng gió, được đánh giá là
khá lớn, có thể đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng trung và dài hạn;

• Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng ngày càng phát triển với sự tham gia của các tổ chức quốc
tế và thành phần tư nhân trong lĩnh vực năng lượng ngày càng nhiều.

Trong thời gian qua Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp quan trọng trong việc thu hút đầu
tư từ nhiều thành phần kinh tế vào ngành năng lượng thông qua việc huy động vốn nhà nước, tư
nhân và đầu tư nước ngoài tham gia trực tiếp vào xây dựng, sở hữu và vận hành cơ sở hạ tầng năng
lượng. Các dự án đầu tư tương lai trong ngành năng lượng sẽ tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư
từ khu vực tư nhân với tỷ trọng ngày càng cao nên Chính phủ cần tiếp tục xây dựng khung pháp lý và
quy định phù hợp nhằm bảo đảm thị trường đầu tư cạnh tranh, hấp dẫn, khuyến khích ứng dụng các
công nghệ tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng.

1.1.2 Hiện trạng sử dụng năng lượng hiệu quả

Những năm đầu của thế kỷ 21, trong bối cảnh Việt Nam đối mặt với nguy cơ thiếu hụt năng lượng do
sự tăng cao của giá dầu thế giới, sự giảm sút của các nguồn thuỷ điện do thời tiết bất lợi cũng như
sự khai thác và sử dụng thiếu hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp của quốc gia, Luật Sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả 20102 đã được Quốc hội thông qua vào năm 2010 tạo nền tảng cơ sở
pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ). Nhiều
chương trình đã được phê duyệt nhằm thúc đẩy sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng
lượng có hạn của quốc gia cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Các chương trình này cũng
được thực hiện đồng bộ, lồng ghép với các dự án tiết kiệm năng lượng do các tổ chức quốc tế tài trợ
nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cũng như kinh nghiệm quốc tế trong việc triển khai các
hoạt động tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.

Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015
(VNEEP 2) được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2012.
Chương trình đặt mục tiêu tiết kiệm từ 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước trong
giai đoạn 2012-2015 so với dự báo nhu cầu năng lượng theo Quy hoạch phát triển điện lực
quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
tương đương từ 11-17 triệu TOE trong giai đoạn 2012-2015. Bên cạnh đó, Chương trình còn đặt ra
một số chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng cụ thể cho một số ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng
lượng như sau:

• Giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân để sản xuất 01 tấn xi măng từ 97 kgOE năm 2011
xuống còn 87 kgOE vào năm 2015;

• Giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân để sản xuất 01 tấn thép thành phẩm từ mức 179
kgOE năm 2011 xuống còn 160 kgOE vào năm 2015;

• Giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân để sản xuất 01 tấn sợi năm 2011 là 773 kgOE xuống
còn 695 kgOE vào năm 2015.

18

2
Luật số 50/2010/QH12
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Đối với VNEEP 2, kết quả đánh giá cho thấy mức tiết kiệm thực tế đạt được là 5,65%, tương đương với
10.610 KTOE[2]. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, nhưng một số khó khăn vẫn còn
tồn tại trong quá trình triển khai các hoạt động của VNEEP 2, cụ thể như sau:

• Nguồn kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước cho Chương trình thực hiện hàng năm còn thấp,
ví dụ: năm 2011 là 70 tỷ đồng; năm 2012 là 82,5 tỷ đồng (ngân sách nhà nước là 55 tỷ đồng và
27,5 tỷ hỗ trợ từ Chính phủ Đan Mạch), năm 2013 là 96,1 tỷ đồng; năm 2014 là 58,7 tỷ đồng;
năm 2015 là 42 tỷ đồng. Tổng kinh phí từ ngân sách cấp cho Chương trình tính đến hết năm
2015 là 349 tỷ đồng (chưa tính ngân sách địa phương và của các doanh nghiệp) trong khi đối
tượng trong khuôn khổ Chương trình rất rộng và đa dạng từ trung ương tới địa phương;

• Việc thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng đã gặp phải một số khó khăn như cơ sở hạ tầng
thử nghiệm, nguồn nhân lực và nguồn kinh phí triển khai còn hạn chế, sự thiếu hụt và không
đồng bộ các tiêu chuẩn, thiết bị thử nghiệm hiệu suất năng lượng;

• Nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp còn hạn chế, chưa sẵn sàng tiếp cận với thông tin
về công nghệ và các giải pháp tiết kiệm năng lượng;

• Doanh nghiệp không có vốn hoặc không tiếp cận được những khoản vay tín dụng ưu đãi cho
các dự án tiết kiệm năng lượng. Mặt khác, do các khó khăn về tài chính nên các doanh nghiệp
dừng hoặc chưa triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng đặc biệt là ngành thép và xi măng;

• Cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư thay thế dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây
chuyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng còn gặp nhiều hạn chế. Chương trình
VNEEP hỗ trợ 30% tổng số vốn đầu tư về dây chuyền công nghệ, thiết bị hiệu suất cao cho các
doanh nghiệp và không quá 7 tỷ đồng cho một doanh nghiệp, mức hỗ trợ này không còn thu
hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư thay đổi dây chuyền công nghệ vì quá nhỏ so với tổng
mức đầu tư của doanh nghiệp;

• Nhiều doanh nghiệp còn chưa thực sự thực hiện các yêu cầu theo qui định của luật, nghị định,
thông tư và các quyết định đã ban hành, chưa xây dựng mô hình quản lý năng lượng cũng như
xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp, chưa báo cáo
với cơ quan chức năng tại địa phương (Sở Công Thương) đầy đủ tình hình tiêu thụ năng lượng
tại doanh nghiệp;

• Các dự án của doanh nghiệp gặp khó khăn do điều kiện kinh tế đi xuống nên không triển khai
được theo kế hoạch, vì vậy mà các dự án đầu tư còn chậm và chưa thực hiện được;

• Giá năng lượng đã tăng hơn 10%, tuy nhiên so với các nước trong khu vực giá năng lượng
trong nước còn thấp, vì vậy cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng
lượng;

• Nguồn lực triển khai và giám sát thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và
các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định liên quan từ trung ương đến địa phương mặc
dù đã có chuyển biến, tuy nhiên cần phải được bổ sung và đào tạo nâng cao năng lực;

• Nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện Chương trình chưa thật sự chủ động, tích cực triển khai các

19
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

nội dung, nhiệm vụ được giao; nguồn lực tài chính, lực lượng các chuyên gia kỹ thuật, đặc biệt
trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải và tại các địa phương còn hạn chế, do
vậy khả năng thực hiện kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này để xác
định các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tư vấn xây dựng dự án, tìm nguồn tài chính cho các
dự án tiết kiệm năng lượng còn hạn chế.

Bên cạnh Chương trình VNEEP, kể từ năm 1997 đến nay đã có một số chương trình liên quan đến lĩnh
vực tương tự được thực hiện ở Việt Nam, hầu hết là những chương trình vay vốn, nâng cao năng lực,
hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), Quỹ Môi trường Toàn
cầu (GEF), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy điển
(SIDA), Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA), Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA).v.v.

1.1.3 Hiện trạng phát triển năng lượng tái tạo (NLTT)

Mặc dù được đánh giá có tiềm năng về NLTT, tuy nhiên sự phát triển NLTT tại Việt Nam vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng. Đơn cử là việc phát triển nguồn NLTT cho phát điện đối với các dạng NLTT
có tiềm năng lớn ở Việt Nam như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, sinh khối.

Ngoài công suất thủy điện nhỏ (công suất đặt <30 MW) tương đối cao (tổng công suất đặt khoảng
2.300 MW tính đến hết năm 2015), công suất các loại hình nguồn điện khác còn rất hạn chế. Hiện
tại có 4 dự án điện gió lớn với tổng công suất 159 MW, mới chỉ đạt được khoảng 2,7% mục tiêu phát
triển điện gió đến 2030. Về điện sinh khối một nghiên cứu của GIZ[3] cho thấy, vào năm 2010, sử
dụng sinh khối cho sản xuất điện và nhiệt kết hợp ở Việt Nam chỉ ở mức 552 KTOE (trong tổng sử
dụng NLSK là 12.808 KTOE). Mức sử dụng này rất nhỏ so với 8.915 KTOE sử dụng cho chất đốt sinh
hoạt, 1.168 KTOE cho các lò nung và 2.173 KTOE cho các lò đốt. Ngoài ra công suất nguồn điện mặt
trời (hay kể cả các thiết bị nước nóng NLMT) còn rất nhỏ so với tiềm năng lớn của đất nước. Sự phát
triển NLTT ở Việt Nam được nhận định vấp phải những rào cản chủ yếu sau đây:

• Rào cản kỹ thuật:


o Thiếu năng lực phát triển dự án;
o Cơ sở hạ tầng kém;
o Phụ thuộc công nghệ.

• Rào cản về thể chế:


o Chưa có quy hoạch quốc gia cho NLTT;
o Chính sách và cơ chế hỗ trợ NLTT chưa đủ thu hút các nhà đầu tư;
o Giá điện thấp.

• Rào cản về tính kinh tế:


o Vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn;
o Khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.

• Rào cản về thị trường:

o Thiếu hoặc không thể tiếp cận thông tin về tiềm năng, công nghệ các dạng NLTT.

20
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Để vượt qua được các rào cản này, các cơ chế khuyến khích NLTT cần phải rõ ràng và đủ mạnh để thu
hút đầu tư vào NLTT. Chiến lược phát triển NLTT3 được phê duyệt năm 2015 đã đưa ra những mục
tiêu cụ thể cho NLTT nói chung và đối với từng loại NLTT. Giá mua điện từ các dự án NLTT (giá chi phí
tránh được, giá FIT) được xác định là giải pháp hỗ trợ quan trọng đối với việc phát triển NLTT ở Việt
Nam. Tổng hợp các cơ chế hỗ trợ phát triển NLTT hiện tại như sau:

Bảng 1‑3: Tổng kết về cơ chế hỗ trợ hiện tại cho các dạng NLTT

Loại nguồn điện Công nghệ Loại biểu giá Mức giá bán điện
598-663 VNĐ/kWh (theo thời gian, vùng, mùa)
Giá chi phí
tránh được 302-320 VNĐ/kWh (lượng điện dư so với hợp
Thủy điện nhỏ Sản xuất điện
công bố hàng đồng)
năm
2158 VNĐ/kWh (giá công suất)
Điện gió Sản xuất điện Giá FIT 20 năm 7,8 USc/kWh (trên đất liền)
Đồng phát Giá FIT 20 năm 5,8 USc/kWh
7,5551 USc/kWh (Bắc)
Sinh khối
Sản xuất điện Giá FIT 20 năm 7,3458 USc/kWh (Trung)
7,4846 USc/kWh (Nam)
Đốt trực tiếp Giá FIT 20 năm 10,5 USc/kWh
Rác thải Chôn lấp sản
Giá FIT 20 năm 7,28 USc/kWh
xuất khí
Sản xuất điện
Điện mặt trời Giá FIT 20 năm 9,35 USc/kWh
nối lưới

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều văn bản pháp luật về cơ chế hỗ trợ NLTT; Giá chi phí tránh được tham chiếu năm
2017.

Việc trợ giá cho phát triển NLTT là cần thiết để hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, do mức giá hỗ trợ
trên mua điện (trừ thủy điện nhỏ) là cao hơn mức giá mua điện trung bình của EVN từ thị trường
điện, cần phải tính đến phương án thành lập một quỹ để hỗ trợ việc phát triển NLTT (hay các dự án
năng lượng sạch nói chung, bao gồm cả hoạt động TKNL).

1.1.4 Chính sách năng lượng chính

1.1.4.1 Luật Dầu khí 1993, 2000, 2008 và Nghị định

Luật này quy định về hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong phạm vi lãnh thổ, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.1.4.2 Luật Điện lực 20044 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực5

Luật này quy định về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; tiết kiệm điện; thị trường điện lực;
quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; bảo vệ trang thiết bị
điện, công trình điện lực và an toàn điện.

21
3
Quyết định 2068 QĐ-TTg ngày 25/11/2015 phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
4
Luật số 28/2004/QH11
5
Luật số 24/2012/QH13
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

1.1.4.3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 20106

Luật này quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách, biện pháp thúc đẩy sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Luật này tạo khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy
các hoạt động sử dụng hiệu quả năng lượng ở tất cả các khu vực của nền kinh tế thông qua các quy
định, tiêu chuẩn, các ưu đãi và khuyến khích. Những nội dung chính của Luật như sau:

• Nghĩa vụ đối với các hộ tiêu thụ năng lượng trọng điểm: xây dựng kế hoạch năng lượng hàng
năm và 5 năm; bổ nhiệm cán bộ quản lý năng lượng, xây dựng mô hình quản lý năng lượng;
kiểm toán năng lượng bắt buộc hàng 3 năm;

• Xây dựng các tiêu chuẩn và dán nhãn thiết bị;

• Khuyến khích: miễn giảm thuế, ưu đãi sử dụng đất, nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Phát
triển Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Khoa học Công nghệ, Quỹ Cải tiến Công nghệ Quốc gia,
Quỹ Bảo vệ Môi trường, và Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả (VNEEP);

• Bộ Công Thương đảm nhiệm vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu
quả.

1.1.4.4 Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 20507

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam được phê duyệt vào năm 2007 với những
mục tiêu cụ thể như sau:

• Phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội: trong đó
NLSC năm 2010 khoảng 47,5 - 49,5 triệu TOE, đến năm 2020 đạt khoảng 100 - 110 triệu TOE,
đến năm 2025 khoảng 110 - 120 triệu TOE và đến năm 2050 khoảng 310 - 320 triệu TOE;

• Phát triển nguồn, lưới điện, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội,
đến năm 2010 độ tin cậy cung cấp của nguồn điện là 99,7% và lưới điện bảo đảm tiêu chuẩn n-1;

• Phát triển các nhà máy lọc dầu, đưa tổng công suất các nhà máy lọc dầu lên khoảng 25-30 triệu
tấn dầu thô vào năm 2020;

• Bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu quốc gia đạt 45 ngày tiêu thụ bình quân vào năm
2010, đạt 60 ngày vào năm 2020 và đạt 90 ngày vào năm 2025;

• Hoàn thành chương trình năng lượng nông thôn, miền núi: đến năm 2020 hầu hết số hộ dân
nông thôn có điện;

• Xây dựng các mục tiêu, tiêu chuẩn dài hạn về môi trường theo hướng thống nhất với tiêu
chuẩn môi trường khu vực và thế giới, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước;

• Chuyển mạnh các ngành điện, than, dầu khí sang hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh
có sự điều tiết của nhà nước, hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh giai đoạn sau 2022,
thị trường kinh doanh than, dầu khí từ nay đến năm 2015;

22
6
Luật số 50/2010/QH12
7
Quyết định 1855/2007/QĐ-TTg
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

• Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng.

1.1.4.5 Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả8

Chương trình đưa ra mục tiêu tiết kiệm từ 5 - 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước trong
giai đoạn 2012 - 2015 so với dự báo nhu cầu năng lượng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tương đương
từ 11 triệu TOE đến 17 triệu TOE trong giai đoạn 2012 - 2015.

1.1.4.6 Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo9

Chiến lược hướng đến việc khuyến khích huy động mọi nguồn lực từ xã hội và người dân cho phát
triển năng lượng tái tạo, từng bước gia tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu
thụ năng lượng quốc gia nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần đảm
bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội
bền vững:

• Giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với phương án phát triển bình
thường: Khoảng 5% vào năm 2020; khoảng 25% vào năm 2030 và khoảng 45% vào năm 2050;

• Góp phần giảm nhiên liệu nhập khẩu cho mục đích năng lượng: Giảm khoảng 40 triệu tấn
than và 3,7 triệu tấn sản phẩm dầu vào năm 2030; giảm khoảng 150 triệu tấn than và 10,5 triệu
tấn sản phẩm dầu vào năm 2050;

• Tăng tổng các nguồn năng lượng tái tạo sản xuất, sử dụng từ khoảng 25 triệu TOE vào năm
2015 lên đạt khoảng 37 triệu TOE vào năm 2020; khoảng 62 triệu TOE vào năm 2030 và 138
triệu TOE vào năm 2050. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp năm
2015 đạt khoảng 31,8%; khoảng 31,0% vào năm 2020; khoảng 32,3% vào năm 2030 và tăng
lên đạt khoảng 44,0% vào năm 2050;

• Tăng sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo: tăng từ khoảng 58 tỷ kWh năm 2015 lên
đạt khoảng 101 tỷ kWh vào năm 2020, khoảng 186 tỷ kWh vào năm 2030 và khoảng 452 tỷ
kWh vào năm 2050. Tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản
xuất toàn quốc tăng từ khoảng 35% vào năm 2015 tăng lên khoảng 38% vào năm 2020; đạt
khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050.

23
8
Quyết định số 1427/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 - 2015
9
Quyết định 2068 QĐ-TTg ngày 25/11/2015 phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Bảng 1‑4: Các mục tiêu phát triển NLTT

2015 2020 2030 2050


Sản xuất sử dụng NLTT (MTOE) 25 37 62 138
Tỷ lệ trong tổng NLSC (%) 31,8 31,0 32,3 44
Điện sản xuất từ NLTT (TWh) 58 (35%) 101 (38%) 186 (32%) 452 (43%)
Thủy điện (TWh) 56 90 96
Thủy điện tích năng (MW) 2400 8000
Sinh khối cho sản xuất điện (TOE) 0,3 (1%) 1,8 (3%) 9,0 (6,3%) 20,0 (8,1)
Sinh khối cho sản xuất nhiệt (TOE) 13,7 13,6 16,8 23,0
Sinh khối cho NL sinh học (TOE) 0,2 0,8 6,4 19,5
Điện gió (TWh) 2,5 (1%) 16 (2,7%) 53 (5%)
Điện mặt trời (TWh) 1,4 (0,5%) 35,4 (6%) 210 (20%)

1.2 Dự báo nhu cầu năng lượng


1.2.1 Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 đạt 5,91%/năm thấp hơn giai đoạn
2006-2010 (đạt 6,32%/năm). Trong giai đoạn 2011- 2015, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,12%,
xấp xỉ mức tăng giai đoạn trước; công nghiệp và xây dựng tăng 7,22%, cao hơn mức tăng 6,38% của
giai đoạn trước; dịch vụ tăng 6,68%, thấp hơn mức tăng 7,64% của giai đoạn 2006-2010. Diễn biến
một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chính giai đoạn 2006-2015 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 1‑5: Diễn biến các chỉ tiêu kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2015

Hạng mục Đơn vị 2006 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tỷ VNĐ,
GDP 1.699.501 2.157.828 2.292.483 2.412.778 2.543.596 2.695.796 2.875.856
2010
Tăng trưởng
%/năm 6,98% 6,42% 6,24% 5,25% 5,42% 5,98% 6,68%
GDP
Triệu USD,
GDP 91.308 115.932 123.166 129.629 136.658 144.835 154.509
2010
1.000
Dân số 83.311 86.947 87.860 88.809 89.760 90.729 91.713
người
Dân số 1.000
23.046 26.516 27.719 28.269 28.875 30.035 31.132
thành thị người
GDP đầu USD/người,
1096 1334 1402 1460 1522 1596 1685
người 2010

Nguồn: [4]

24
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 1‑6: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2006-2015

Nguồn: [4]

Các kịch bản tăng trưởng có thể xảy ra là:

• Kịch bản thấp (kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn): Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016
– 2020 đạt 6,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020 đạt 2.794 USD;

• Kịch bản phát triển bình thường (KBCS) (kịch bản kinh tế thế giới phục hồi như dự báo của Quỹ
Tiền tệ Thế giới (IMF)): Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,7%/năm. Thu nhập
bình quân đầu người vào năm 2020 đạt 3.180 USD;

• Kịch bản cao (quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng tạo ra sự chuyển biến về
chất rất rõ rệt đối với nền kinh tế): Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 7,5%/năm.
Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020 đạt 3.473 USD.

Theo các giả thiết của KBCS, quy mô nền kinh tế sẽ tăng từ mức 2.879 tỷ VNĐ (giá cố định 2010) lên
đến 5.910 tỷ VNĐ và 11.154 tỷ VNĐ vào năm 2025 và năm 2035.

25
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Bảng 1‑6: Giá trị GDP theo các kịch bản phát triển (tỷ VNĐ giá 2010)

Kịch bản phát triển bình Kịch bản thấp Kịch bản cao
Năm
thường (KBCS) (KB thấp) (KB cao)
2015 2879 2879 2879
2020 3985 3897 4121
2025 5910 5215 6341
2030 8375 6835 9605
2035 11154 8765 13585

Nguồn: Kết quả dự báo cập nhật của Viện Chiến lược phát triển, Bộ KHĐT

Tốc độ tăng trưởng GDP trong Kịch bản phát triển bình thường như sau: giai đoạn 2016-2020 là 6,7%;
giai đoạn 2021-2025 là 8,2%; giai đoạn 2026-2030 là7,2%; giai đoạn 2031-2035 là 5,9%. Ở kịch bản
cao, GDP được kỳ vọng tăng trưởng với tỷ lệ cao trong toàn giai đoạn 2016-2035, đạt 8,1%%/năm. Ở
kịch bản thấp, GDP được tăng trưởng với tỷ lệ thấp hơn trong toàn giai đoạn 2016-2035, đạt 5,7%%/
năm. Tốc độ tăng trưởng GDP cho các kịch bản phát triển kinh tế xã hội theo các giai đoạn được dự
báo như sau:

Bảng 1‑7: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP theo 3 kịch bản giai đoạn 2016 – 2035

Giai đoạn KBCS KB thấp KB cao


2016-2020 6,7% 6,2% 7,4%
2021-2025 8,2% 6,0% 9,0%
2026-2030 7,2% 5,6% 8,7%
2030-2035 5,9% 5,1% 7,2%
2016-2025 7,5% 6,1% 8,2%
2026-2035 6,6% 5,3% 7,9%
2016-2035 7,0% 5,7% 8,1%

Nguồn: Kết quả dự báo cập nhật của Viện Chiến lược phát triển, Bộ KHĐT

26
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 1‑7: Dự báo tăng trưởng GDP theo 3 kịch bản giai đoạn 2016-2035

Hình 1‑8: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP theo 3 kịch bản giai đoạn 2016 - 2035

27
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Kết quả dự báo của KBCS cho thấy Việt Nam có khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân
7,0%/năm giai đoạn 2016-2035 do tính khả thi trong việc huy động vốn đầu tư phát triển cũng như
mức độ cải thiện hiệu quả sử dụng vốn.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng của khu vực công nghiệp và dịch
vụ. Điều này dẫn đến cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh hơn, tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch
vụ sẽ tăng lên, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống.

1.2.2 Dự báo nhu cầu năng lượng

Nhu cầu năng lượng cuối cùng được dự báo dựa trên hệ thống các phương trình đa hồi quy liên hệ
nhu cầu năng lượng cho các phân ngành của nền kinh tế với các biến số kinh tế vĩ mô. Theo đó, tổng
nhu cầu năng lượng cuối cùng có thể tăng từ 54 MTOE ở năm 2015 lên đến 81,9 MTOE, 89,0 MTOE và
93,3 MTOE ở năm 2025 lần lượt theo 3 kịch bản thấp, cơ sở và cao. NCNL cuối cùng ở năm 2035 đạt
mức 112,0 MTOE, 134,5 MTOE và 156,5 MTOE tương ứng với 3 kịch bản này.

Hình 1‑9: Dự báo tổng NCNL cuối cùng giai đoạn 2016-2035 theo 3 kịch bản

Trong cả giai đoạn 2016-2035, NCNL cuối cùng tăng 4,7% năm ở KBCS (KB thấp và KB cao lần lượt
là 3,7%/năm và 5,5%/năm). Nhìn chung, tốc độ tăng NCNL cuối cùng có xu hướng giảm dần ở các
giai đoạn sau phù hợp với mức tăng giảm dần của tăng trưởng GDP và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

28
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Bảng 1‑8: Tốc độ tăng trưởng NCNL cuối cùng theo 3 kịch bản các giai đoạn

Giai đoạn 5 năm Giai đoạn 10 năm Giai đoạn


2016-2020 2021-2025 2026-2030 2031-2035 2016-2025 2026-2035 2016-2035
KB Thấp 5,0% 3,4% 3,4% 3,0% 4,2% 3,2% 3,7%
KBCS 5,3% 4,9% 4,8% 3,7% 5,1% 4,2% 4,7%
KB Cao 5,7% 5,5% 5,9% 4,7% 5,6% 5,3% 5,5%

Nguồn: Kết quả tính toán của Viện Năng lượng

Trong cả giai đoạn 2016-2035, hệ số đàn hồi (HSĐH) NCNL cuối cùng so với GDP ở KBCS là 0,67 lần.
Hệ số này có xu hướng giảm dần trong các giai đoạn 10 năm, ở giai đoạn 2016-2025 là 0,68 sau đó
giảm xuống mức 0,64 cho giai đoạn 2026-2035.

Ở phương án cơ sở, kết quả dự báo nhu cầu cho thấy tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng sẽ tăng ở
mức 4,7%/năm trong giai đoạn 2015-2035 và đạt 134,5 triệu TOE vào năm 2035. Tốc độ tăng trưởng
theo từng giai đoạn lần lượt là: 2015-2020 là 5,3%/năm, 2020-2025 là 4,9%/năm, 2025-2030 là 4,8%/
năm và 2030-2035 là 3,7%/năm.

Hình 1‑10: Dự báo nhu cầu năng lượng cuối cùng theo dạng nhiên liệu 2015-2035

Trong các loại nhiên liệu, điện có mức tăng cao nhất với 7,9%/năm trong giai đoạn 2016-2035. Khí tự
nhiên, các sản phẩm dầu và than lần lượt có tốc độ tăng là 5,7%/năm, 5,1%/năm và 2,9%/năm.

29
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Bảng 1‑9: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng cuối cùng theo dạng nhiên liệu (%/năm)

  2016-2020 2021-2025 2026-2030 2031-2035 2016-2035


Than 3,7 3,4 3,0 1,4 2,9
Sản phẩm dầu 6,1 5,8 5,2 3,4 5,1
Khí tự nhiên 10,4 6,4 4,4 1,6 5,7
Điện 9,8 8,6 7,4 5,9 7,9
Tổng 5,3 4,9 4,8 3,7 4,7

Nguồn: Kết quả tính toán của Viện Năng lượng

Ở Kịch bản phát triển bình thường, xét theo các ngành kinh tế, nhu cầu năng lượng cuối cùng của
ngành giao thông vận tải sẽ có mức tăng cao nhất, từ 12,3 triệu TOE năm 2015 lên đến 36,9 triệu TOE
năm 2035. Ngành công nghiệp vẫn có mức tiêu thụ năng lượng lớn nhất với mức tiêu thụ 40,2 triệu
TOE năm 2025 và lên đến 60,9 triệu TOE vào năm 2035.

Hình 1‑11: Dự báo nhu cầu năng lượng cuối cùng theo các ngành kinh tế

Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng của ngành giao thông vận tải được dự báo tăng mạnh từ mức 22,7%
năm 2015 lên 26,1% năm 2025 và 27,5% năm 2035. Nhu cầu năng lượng của ngành công nghiệp có
tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế với hơn 40% tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng.

Giao thông vận tải có mức tăng trưởng nhu cầu năng lượng cuối cùng cao nhất với tốc độ trung bình 5,7%/
năm trong giai đoạn 2016-2035. Tiếp theo đó, dịch vụ và công nghiệp có cùng mức tăng 5,0% năm.

30
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Bảng 1‑10: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng cuối cùng theo các ngành (%/năm)

  2016-2020 2021-2025 2026-2030 2031-2035 2016-2035


Nông lâm thủy sản 3,0 1,2 1,6 1,4 1,8
Công nghiệp xây dựng 5,7 5,7 5,0 3,5 5,0
Dịch vụ thương mại 6,8 5,2 4,6 3,5 5,0
Dân dụng 3,6 2,2 3,0 3,5 3,1
Giao thông vận tải 6,6 6,5 5,7 3,8 5,7
Hoạt động khác 2,6 2,3 5,7 7,1 4,4
Tổng 5,3 4,9 4,8 3,7 4,7

1.2.3 Dự báo nhu cầu điện

Ở Kịch bản tăng trưởng kinh tế cơ sở, nhu cầu điện thương phẩm được dự báo tăng ở mức khoảng
7,9 %/năm trong giai đoạn 2016-2035, nghĩa là cao hơn mức 7%/năm của GDP trong cùng kỳ. Tuy
nhiên giai đoạn 2026 - 2035 nhu cầu điện tăng trưởng thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 4,3%/năm (nhu
cầu điện dự báo trong báo cáo này thấp hơn phương án dự báo nhu cầu điện trong Quy hoạch điện
VII điều chỉnh). Chi tiết nhu cầu điện theo các phân ngành như sau:

Bảng 1‑11: Dự báo nhu cầu điện giai đoạn 2015-2035 theo các ngành

2015 2020 2025 2030 2035


Thành phần
GWh % GWh % GWh % GWh % GWh %
Nông lâm
2,327 1,6 3,946 1,7 4,550 1,3 5,182 1,0 5,781 0,9
thủy sản
Công nghiệp
77,189 54,0 126,979 55,3 203,584 58,6 299,840 60,4 402,461 60,7
xây dựng
Dịch vụ
7,547 5,3 13,248 5,8 19,395 5,6 26,840 5,4 35,501 5,4
thương mại
Quản lý tiêu
50,377 35,3 76,411 33,3 105,258 30,3 140,919 28,4 179,250 27,0
dùng dân cư
Hoạt động
5,437 3,8 9,106 4,0 14,741 4,2 23,923 4,8 39,876 6,0
khác
Tổng ĐTP 142,877 100,0 229,690 100,0 347,527 100,0 496,704 100,0 662,869 100,0

31
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 1‑12: So sánh kết quả dự báo nhu cầu điện với QHĐ VII ĐC

1.2.4 Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng

Bên cạnh tác động của phát triển kinh tế-xã hội, giá năng lượng, các giải pháp SDNLHQ có một tác
động tích cực điều chỉnh nhu cầu năng lượng. Những giải pháp được nêu là kết quả tổng hợp và
đánh giá lại từ các chương trình tiết kiệm năng lượng đã thực hiện bởi nhiều chương trình khác nhau
trong giai đoạn 2011-2015. Đây cũng là luận cứ để thiết lập một giả định về tác động của các giải
pháp tiết kiệm năng lượng đến nhu cầu năng lượng cuối cùng được dự báo ở trên.

Khu vực dân dụng

Đối với khu vực dân dụng, nhu cầu sử dụng điện gia tăng chủ yếu do mức sống cải thiện và tăng dân
số. Thực tế những năm qua cho thấy, sử dụng điện gia tăng cũng một phần do có sự chuyển dịch từ
các dạng năng lượng khác như than, dầu hoặc sinh khối chủ yếu cho nhu cầu đun nấu sang dùng
điện. Đối với sử dụng điện, biện pháp tiết kiệm được nhận dạng ngay là đầu tư ngay vào các thiết bị
có hiệu suất cao thay thế cho thiết bị hiện có.

Số lượng bình nước nóng năng lượng mặt trời sẽ sớm bão hòa do bị hạn chế bởi diện tích lắp đặt (ví
dụ ở chung cư cao tầng, rất nhiều căn hộ cùng sinh sống nhưng chỉ có thể lắp đặt tối đa bình NLMT
cho một lượng rất nhỏ) và một phần do điều kiện khí hậu vùng miền. Dù sao, đây cũng là một biện
pháp giảm tiêu thụ điện rất hiệu quả. Một khảo sát đo đếm gần đây do Viện Năng lượng thực hiện
cho thấy, một gia đình 4 người sẽ tiêu thụ trung bình khoảng 1,8-2,5kWh/ngày cho nhu cầu nước
nóng, và lượng điện này chiếm khoảng 16-21% nhu cầu điện trong ngày.

Như vậy, các giải pháp cơ bản trong khu vực dân dụng có thể được nhận dạng như sau:

• Sử dụng bình nước nóng NLMT thay thế cho bình điện (hoặc gas);

• Thúc đẩy các thiết bị điện hiệu suất cao, thay thế cho các thiết bị hiệu suất thấp. Bên cạnh đó
Mức tiêu thụ năng lượng tối thiểu (MEPS) cần được tăng dần theo lộ trình nhằm tạo động lực
nghiên cứu cải tiến công nghệ;

32
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

• Theo xu thế, sinh khối sẽ không còn phổ biến trong đun nấu và đang bị thay thế bởi các hình
thức đun nấu bằng nhiên liệu khác. Nhưng biogas, nhất là trong chăn nuôi hộ gia đình, lại là
một trường hợp tận dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu có sẵn, đầu tư thấp và thấy ngay được
lượng giảm phát thải CO2 ra môi trường.

Khu vực tòa nhà

Khu vực tòa nhà có nhu cầu sử dụng điện gia tăng đáng kể và điện chiếm tỷ trọng chi phối trong cơ
cấu sử dụng năng lượng. Vì vậy, biện pháp có thể nhận dạng ngay là thúc đẩy các thiết bị điện có hiệu
suất cao. Bên cạnh đó, thiết kế và các chất liệu tường vách và trần của tòa nhà cũng ảnh hưởng đến
sử dụng điện, chủ yếu là nhu cầu thông gió và chiếu sáng. Như vậy, có hai giải pháp cơ bản trong khu
vực tòa nhà được nhận dạng như sau:

• Thúc đẩy sử dụng các thiết bị hiệu suất cao thay thế cho các thiết bị hiệu suất thấp;

• Áp dụng các thiết kế theo tiêu chuẩn xây dựng mới (ví dụ: QCVN 09:2013/BXD về Các công
trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả) hướng đến mục tiêu bảo tồn năng lượng cho
tòa nhà ngay từ khi chưa vận hành.

Nông nghiệp

Ở Việt Nam, ngành sản xuất nông nghiệp tiêu thụ tương đối ít năng lượng. Trên thực tế, cũng không
có nhiều hoạt động về tiết kiệm năng lượng đáng kể được ghi nhận cho ngành này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 19/2013/TT-BNNPTNT, ngày 15
tháng 3 năm 2013 về Hướng dẫn biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất
nông nghiệp trong đó nêu lên nhiều biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong nhiều
lĩnh vực nông nghiệp, như trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản,
lâm nghiệp, làm muối và đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên trong báo cáo này, chỉ nhận dạng hai trong
số nhiều giải pháp được nêu trong thông tư, chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực nông nghiệp tiêu thụ
nhiều năng lượng nhất và có thể xây dựng các giả thiết tính toán, bao gồm:

• Ngành đánh bắt thủy hải sản: sử dụng thiết bị chiếu sáng có hiệu suất cao và pin mặt trời làm
giảm lượng điện sản xuất (từ dầu DO) trên các tàu đánh bắt xa bờ;

• Tưới tiêu, thủy lợi: sử dụng bơm nước có hiệu suất cao làm giảm lượng điện năng tiêu thụ.

Giao thông vận tải

Giao thông vận tải là một ngành có kết cấu sử dụng năng lượng khá phức tạp, do có nhiều loại hình
và đối tượng giao thông khác nhau. Nếu xét theo mục đích, có thể chia thành hai loại là vận tải hành
khách và vận tải hàng hóa. Nếu chia theo loại hình, có thể chia thành 5, bao gồm đường bộ, đường
sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không.

Giao thông đường bộ cũng có nhiều loại phương tiện cùng tham gia. Tuy nhiên, có thể nhóm lại
thành hai dạng là phương tiện cá nhân và phương tiện công cộng.

33
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Đối với mỗi loại hình, đối tượng và phương tiện như trên, đều có thể xây dựng những giải pháp khác
nhau nhằm giảm thiểu lượng nhiêu liệu sử dụng. Bộ Giao thông vận tải cũng đã ban hành Thông tư
64/2011/TT-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2011 nhằm cung cấp các biện pháp sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải.

Một số nghiên cứu gần đây của WB (hỗ trợ công cụ EFFECT), ADB (Trợ giúp hỗ trợ kỹ thuật và Cơ
quan Năng lượng Anh (Công cụ Vietnam Calculator2050) đã nhận dạng một số giải pháp tổng thể có
thể áp dụng cho Việt Nam, bao gồm:

• Thúc đẩy sử dụng các loại xăng, dầu sinh học (như xăng E5);

• Thúc đẩy các phương tiện có hiệu suất cao hoặc phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch (như xe
điện, hybrid);

• Thúc đẩy phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện đô thị) và giảm bớt lưu thông của phương
tiện cá nhân;

• Chuyển dịch cơ cấu vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường sắt và đường thủy.

Sản xuất công nghiệp

Công nghiệp hiện đang là ngành kinh tế tiêu thụ năng lượng lớn nhất. Điều này sẽ tiếp diễn trong
nhiều năm tới, trong bối cảnh Việt Nam vẫn trong quá trình công nghiệp hóa. Bởi vậy, đã có rất nhiều
chương trình và dự án về hiệu suất năng lượng công nghiệp được thực hiện trong một thời gian dài,
với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhiều tổ chức quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã ban hành các thông tư hướng dẫn và cung cấp các biện pháp tiết
kiệm năng lượng có thể áp dụng trong sản xuất công nghiệp nói chung và một số phân ngành cụ
thể, như là:

• Thông tư 02/2014/TT-BCT, ngày 16 tháng 01 năm 2014 quy định các biện pháp sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp;

• Thông tư 19/2016/TT-BCT ngày 14 tháng 9 năm 2016 quy định định mức tiêu hao năng lượng
trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát;

• Thông tư 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy định mức tiêu hao năng lượng
trong ngành nhựa.

Dựa trên những bài học thành công điển hình trong nước và so sánh với quốc tế, có thể nói ngành
công nghiệp Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng tiết kiệm năng lượng đồng thời vẫn còn nhiều thách
thức khác.

Có thể tóm lược thành 6 nhóm giải pháp như sau:

• Thúc đẩy xây dựng hệ thống quản lý năng lượng (ví dụ như hệ thống chứng chỉ ISO 50001).
Nhóm giải pháp này chủ yếu hướng đến thượng tầng của doanh nghiệp, những người ra
quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, một hệ thống quản lý sẽ tác động trực tiếp đến công tác vận
hành thiết bị và nâng cao khả năng giám sát và tìm kiếm các cơ hội cải thiện hiệu suất bên
trong doanh nghiệp;

34
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

• Tối ưu hóa hệ thống phụ trợ (hệ thống nén khí, hệ thống hơi, hệ thống lạnh hoặc làm mát):
nhóm giải pháp này hướng đến các hệ thống phụ trợ thông thường nhưng có tiềm năng lớn.
Một thống kê gần đây của nhóm nghiên cứu Viện Năng lượng khi đánh giá một số báo cáo
kiểm toán cho thấy, số lượng giải pháp thuộc nhóm này thường chiếm từ gần một nửa số
giải pháp đề xuất cho doanh nghiệp;

• Tăng hiệu suất động cơ (thay thế bằng động cơ/bơm có hiệu suất cao hơn hoặc lắp đặt thêm
các biến tần). Đây cũng là một trong những giải pháp thông dụng và được đề xuất thường
xuyên trong các báo cáo kiểm toán năng lượng;

• Tận dụng nhiệt thải: trong sản xuất xi măng, tận dụng nhiệt thải có thể sử dụng để sản xuất
điện, nhưng chi phí tương đối lớn. Trong một số ứng dụng khác chi phí thấp, nhiệt thải được
thu hồi có thể dùng để gia nhiệt cho các công đoạn khác, ví dụ như sấy nhiên liệu;

• Thay thế nhiên liệu: chủ yếu trong hệ thống hơi nước, ví dụ trấu hạt điều thay than, hoặc DO
thay bằng khí hóa than (riêng ứng dụng này làm có thể làm giảm chi phí vận hành doanh
nghiệp, nhưng lại tiêu cực hơn đối với môi trường);

• Thay thế công nghệ (công nghệ mới hiệu suất cao thay thế cho công nghệ cũ như xi măng
lò đứng thay bằng lò quay, lò gạch thủ công thay bằng lò gạch kiểu đứng...). Theo một nghĩa
nào đó, “đập đi để xây mới” không hoàn toàn là một giải pháp cải thiện hiệu suất năng lượng.
Tuy nhiên, lựa chọn công nghệ mới chắc chắn sẽ đem lại tính cạnh tranh cho sản phẩm
cao hơn, thông qua giảm chi phí nhiên liệu và đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi
trường ngày càng khắt khe.

Kết quả tổng hợp mức tiết kiệm năng lượng từ các ngành như các đánh giá ở trên cho thấy rằng, Kịch
bản tiết kiệm năng lượng kinh tế đem lại các mức tiết kiệm so với Kịch bản phát triển bình thường
(KBCS) là 4,1%, 5,9%, 8,1% và 10,0% tương ứng ở các năm 2020, 2025, 2030 và 2035. Như vậy, tổng
NCNL cuối cùng ở KB TKNL KT là 67,2 MTOE, 83,7 MTOE, 103,2 MTOE và 121,1 MTOE vào các năm
2020, 2025, 2030 và 2035.

35
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 1‑13: Tổng hợp kết quả đánh giá mức tiết kiệm năng lượng (đơn vị KTOE)

Mức tiêu thụ năng lượng chi tiết cho từng dạng nhiên liệu và cho từng phân ngành ở các kịch bản
được trình bày chi tiết ở Phụ lục.

1.3 Đánh giá cân bằng cung cầu năng lượng


1.3.1 Tiềm năng năng lượng sơ cấp

Than

Theo Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030
(QHT ĐC)[5], tổng tài nguyên-trữ lượng than Việt Nam đã được điều tra đánh giá và thăm dò là
48.877.952 ngàn tấn. Trong đó:

• Trữ lượng là 2.260.358 ngàn tấn chiếm 5%;

• Tài nguyên chắc chắn và tin cậy là 1.298.464 ngàn tấn chiếm 3%;

• Tài nguyên dự tính là 2.686.834 ngàn tấn chiếm 5%;

• Tài nguyên dự báo 42.632.295 ngàn tấn chiếm 87%.

Khả năng sản xuất than thương phẩm toàn ngành năm 2016 đạt khoảng 41 triệu tấn/năm, năm 2020
đạt khoảng 48 triệu tấn, đến năm 2030 đạt khoảng 56 triệu tấn/năm sau đó tăng lên khoảng 60 triệu
tấn vào năm 2035. Phương án khai thác này thể hiện khả năng khai thác than trong nước.

36
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Dầu

• Giai đoạn 2016 - 2020: Sản lượng khai thác dầu trong nước hàng năm đạt 10 - 15 triệu tấn/năm,
nước ngoài đạt 2 - 3 triệu tấn/năm và sản lượng khai thác khí đạt 10 - 11 tỷ m3/năm;

• Giai đoạn 2021 - 2025: Sản lượng khai thác dầu trong nước hàng năm đạt 6 - 12 triệu tấn/năm,
nước ngoài đạt trên 2 triệu tấn/năm và sản lượng khai thác khí đạt 13 - 19 tỷ m3/năm;

• Giai đoạn 2026 - 2035: Sản lượng khai thác dầu trong nước hàng năm đạt từ 5 - 12 triệu tấn/
năm, nước ngoài đạt trên 2 triệu tấn/năm và sản lượng khai thác khí đạt 17 - 21 tỷ m3/năm.

Khí

• Giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11 - 15 tỷ m3/năm;

• Giai đoạn 2021 - 2025 đạt 13 - 27 tỷ m3/năm;

• Giai đoạn 2026 - 2035 đạt 23 - 31 tỷ m3/năm.

• Triển khai nhập khẩu LNG từ sau năm 2020 với sản lượng:

o Giai đoạn 2021 - 2025 đạt 1 - 4 tỷ m3/năm;

o Giai đoạn 2026 - 2035 đạt 6 - 10 tỷ m3/năm.

Năng lượng tái tạo

Những đánh giá về NLTT gần đây cũng cho thấy tiềm năng hứa hẹn của các dạng NLTT cho phát
điện trong đó đáng kể nhất là NLMT, gió và sinh khối cho phát điện. Tuy nhiên, để chuyển tiềm năng
kỹ thuật nêu trên thành tiềm năng kinh tế - kỹ thuật vẫn còn khoảng cách đáng kể, cần những biện
pháp hỗ trợ đủ mạnh về tài chính cũng như là các giải pháp kỹ thuật để tạo điều kiện phát triển các
dạng NLTT này. Đánh giá tiềm năng kỹ thuật và khả năng huy động vào năm 2035 theo các kịch bản
của các dạng NLTT chính cho phát điện như sau:

• Sinh khối: tiềm năng kỹ thuật 10,3 GW (phát triển 2,9 - 3,7 GW vào năm 2035);

• Khí sinh học: tiềm năng kỹ thuật 5,3 GW;

• Chất thải rắn: tiềm năng kỹ thuật 1,55 GW;

• Gió: tiềm năng kỹ thuật 26,7 GW (phát triển 10 - 12 GW vào năm 2035);

• Mặt trời: tiềm năng kỹ thuật khoảng 300 GW (phát triển 21 - 40 GW vào năm 2035);

• Thủy triều: tiềm năng kỹ thuật 2,3 GW.

1.3.2 Cân bằng năng lượng

Đối với nhu cầu năng lượng cuối cùng và tiềm năng năng lượng sơ cấp trong nước đánh giá ở các
phần trên, một kịch bản phát triển năng lượng tối ưu đề xuất cân bằng cung cầu năng lượng, đồng
thời đáp ứng mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính ở mức 15% so với kịch bản phát triển bình thường
đã được xây dựng. Những phân tích về Kịch bản phát triển năng lượng đề xuất này được thảo luận
chi tiết ở các phần sau đây.

37
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Bảng 1‑12: Các kịch bản phát triển năng lượng

TT Kịch bản Diễn giải


KB phát triển bình
1 Tăng trưởng kinh tế cơ sở
thường (KBCS)
Điều chỉnh nhu cầu năng lượng dựa trên những đánh giá về mức tiết kiệm
2 KB đề xuất năng lượng kinh tế các khu vực kinh tế + Mục tiêu giảm phát thải CO2 mức
15% vào năm 2030 so với KBCS

Ở Kịch bản này do có sự tiết giảm NCNL cuối cùng, phát thải CO2 giảm ở mức 5% vào năm 2020 sau
đó tăng lên mức 15% từ năm 2030 so với KBCS. Tổng phát thải CO2 tích lũy trong giai đoạn 2016-2035
sẽ giảm 956 triệu tấn. Trong các dạng năng lượng sơ cấp, tiêu thụ than giảm 204,7 MTOE, dầu giảm
51,6 MTOE trong khi đó tăng sử dụng NLTT lên 17,1 MTOE và khí tự nhiên lên 13,5 MTOE. Có thể nhận
thấy rõ ràng của việc kết hợp giữa thúc đẩy TKNL và chính sách các-bon thấp đã dẫn đến những sự
thay đổi theo hướng “sạch hơn” cho nền kinh tế thông qua việc thúc đẩy các dạng năng lượng sạch
như NLTT và khí tự nhiên.

Tổng cung cấp NLSC sẽ tăng từ mức 80,7 MTOE ở năm 2015 lên đến 136,8 MTOE năm 2025 và 217,9
MTOE năm 2035. Tốc độ tăng trưởng NLSC giai đoạn 2016-2025 sẽ là 5,3%/năm sau đó giảm xuống
mức 4,8%/năm ở giai đoạn sau 2026-2035. Tốc độ tăng NLSC cả giai đoạn 2016-2025 sẽ là 5,0%/năm.
Trong các loại nhiên liệu hóa thạch, than sẽ có mức tăng cao nhất với tốc độ 7,9%/năm trong giai
đoạn 2016-2025, sau đó đến khí tự nhiên và dầu với tốc độ tăng trưởng 5,7%/năm và 4,4%. Trong
giai đoạn 2016-2025, NLSC sẽ được huy động 1.098 MTOE. Con số này ở giai đoạn 2026-2030 là 1.803
MTOE.

Hình 1‑14: Cung cấp NLSC trong KB đề xuất

250.00 40.0%
36.2%
34.8%
35.0%
NLTT
200.00 30.1%
29.4%
28.0% 30.0%
Điện

25.0% Thủy điện


150.00
MTOE

Dầu
20.0%

Khí
100.00
15.0%
Than
10.0%
50.00 Tỷ lệ NLTT

5.0%

0.00 0.0%
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031 2032 2033 2034 2035

38
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Về cơ cấu NLSC theo dạng nhiên liệu, than vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng sẽ có xu hướng ổn định tỷ trọng
ở những năm sau của giai đoạn quy hoạch với tỷ lệ 37,3% ở năm 2025 và 38,4% ở năm 2035. Đây là
một kết quả của việc áp dụng những chính sách các-bon thấp để thúc đẩy NLTT phát triển. Tỷ lệ thủy
điện có mức giảm đáng kể, trong khi đó các loại xăng dầu chiếm tỷ trọng hơn 20-22% và khí tự nhiên
chiếm khoảng 11-13% của tổng NLSC.

Với Kịch bản đề xuất, tỷ lệ NLTT trong tổng cung NLSC có thể đạt mức 28% vào năm 2030, sau đó
tăng lên mức 30,1% vào năm 2035. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với Kịch bản cơ sở, tuy nhiên, vẫn
chưa đạt mục tiêu yêu cầu trong Chiến lược NLTT, do đó, vẫn cần những chính sách hỗ trợ mạnh để
các giải pháp NLTT vào sớm hơn trong giai đoạn 2026-2035.

Bảng 1‑13: Cung cấp NLSC trong Kịch bản đề xuất

Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn


2020 2025 2030 2035
2016-2025 2026-2035 2016-2035

Than 35,47 51,02 65,65 83,57 7,9% 5,1% 6,5%


Khí 10,66 15,78 23,02 24,36 5,7% 4,4% 5,1%
Dầu 22,11 29,79 37,96 44,27 4,4% 4,0% 4,2%
Thủy điện 18,81 19,89 20,23 20,57 2,5% 0,3% 1,4%
Điện 0,03 0,04 0,04 0,06 12,2% 5,0% 8,5%
NLTT 17,69 20,32 29,03 45,08 3,7% 8,3% 6,0%
Tổng 104,77 136,84 175,93 217,90 5,3% 4,8% 5,0%

Nhu cầu than nhập trong Kịch bản đề xuất giảm mạnh so với Kịch bản cơ sở. Tổng sản lượng than
khai thác và nhập khẩu trong giai đoạn 2016-2025 sẽ là 485,9 triệu tấn và 278,7 triệu tấn than. Tổng
sản lượng than khai thác và nhập khẩu trong giai đoạn 2016-2035 là 1056,4 và 1085,1 triệu tấn. Kịch
bản đề xuất giúp giảm đáng kể sản lượng than nhập khẩu (giảm khoảng 32% so với Kịch bản cơ sở).

39
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 1‑15: Cân bằng cung cầu than trong Kịch bản đề xuất

Kết quả tính toán cho thấy, sản lượng khai thác than trong nước vẫn được huy động hết theo như
điều chỉnh QHT với mức khai thác đạt khoảng 60 triệu tấn than vào năm 2030. Sản lượng than nhập
khẩu sẽ tăng lên 50,4 triệu tấn vào năm 2025 và 107,2 triệu tấn năm 2035.

Bảng 1‑14: Cân bằng cung-cầu than KB đề xuất (triệu tấn)

2016-2025 2026-2035 2016-2035


Khai thác 485,9 570,5 1.056,4
Xuất khẩu 14,8 14,3 29,1
Nhập khẩu 266,2 818,9 1.085,1
SX điện 475,3 1.046,7 1.522,0
HTT khác 262,1 328,3 590,4

Sản lượng LNG nhập khẩu tăng lên mức 9,3 tỷ m3 vào năm 2030 và 14,8 tỷ m3 vào năm 2035. Cân
bằng cung-cầu khí được thể hiện trong hình sau:

40
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 1‑16: Cân bằng cung-cầu khí giai đoạn 2016-2035 Kịch bản đề xuất

Bảng 1‑15: Cân bằng cung-cầu khí các giai đoạn Kịch bản đề xuất (tỷ m3)

2016-2025 2026-2035 2016-2035


Khai thác 125,2 145,4 270,6
Nhập khẩu 4,2 90,2 94,4
SX điện 109,3 200,4 309,7
HTT khác 23,7 36,2 60,0

Tổng sản lượng khí trong nước khai thác trong giai đoạn 2016-2025 đạt mức 125,2 tỷ m3 giai đoạn
2016-2025. Trong cả giai đoạn 2016-2035, sản lượng khí khai thác là 270,6 tỷ m3 (đạt mức 92% lượng
khí tự nhiên huy động theo phương án cung cấp khí cơ sở, khoảng 295 tỷ m3). Sản lượng khí cung
cấp 109,3 tỷ m3 cho sản xuất điện và 23,7 tỷ m3 cho các hộ tiêu thụ khác trong giai đoạn 2016-2025.
Các hộ tiêu thụ khí khác tiêu thụ trung bình 3-4 tỷ m3 khí/năm.

Nhìn chung, dầu thô khai thác được huy động hết theo PA khai thác dầu thô trong và ngoài nước.
Sản lượng dầu thô nhập khẩu gần tương tự với kết quả Kịch bản phát triển bình thường, tuy nhiên
do NCNL thấp hơn nên có một số điều chỉnh xuống trong sản lượng nhập khẩu dầu, do sản phẩm các
NMLD chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong nước. Theo đó với 2 NMLD Dung Quất (kể cả dự án mở rộng)

41
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

và NMLD Nghi Sơn, nhu cầu dầu thô cho lọc dầu vào khoảng 18,2 triệu tấn/năm. Nhu cầu dầu thô
tăng lên mức 28,0 triệu tấn với sự xuất hiện của NMLD Vũng Rô giai đoạn đến 2025. Nhu cầu dầu thô
cho lọc dầu sẽ tăng lên mức 36 triệu tấn/năm khi NMLD Nam Vân Phong vào vận hành giai đoạn đến
2030. Ở Kịch bản này có thể xem xét đầu tư thêm NMLD Long Sơn trong giai đoạn đến 2035.

Bảng 1‑16: Cân bằng cung cầu dầu thô Kịch bản đề xuất (triệu tấn)

2016-2025 2026-2035 2016-2035


Khai thác 136,5 42,6 179,1
Nhập khẩu 103,4 330,6 434,0
Xuất khẩu 51,6 - 51,6
NMLD 185,4 373,2 558,6

Tổng sản lượng dầu thô nước khai thác trong giai đoạn 2016-2025 đạt mức 136,5 triệu tấn giai đoạn
2016-2025. Trong cả giai đoạn 2016-2035, sản lượng dầu thô khai thác là 179,1 triệu tấn (đạt mức
100% lượng dầu thô huy động theo phương án khả năng cung cấp dầu thô). Sản lượng dầu thô cung
cấp 185,4 triệu tấn cho các NMLD giai đoạn 2016-2025.

Xuất khẩu dầu thô sẽ giảm dần đến năm 2022 để giành nhiên liệu cho các cơ sở lọc dầu trong nước.
Giai đoạn đến 2025 sản lượng dầu thô xuất khẩu là 51,6 triệu tấn để tạo nguồn thu ngoại tệ trong bối
cảnh nhu cầu dầu các NMLD chưa cao. Với sự xuất hiện của NMLD Nghi Sơn sử dụng dầu thô nhập
khẩu, dòng nhập khẩu dầu thô sẽ tăng lên 18 triệu tấn vào năm 2025 và 38 triệu tấn vào năm 2035.
Kịch bản đề xuất sử dụng phương án khai thác dầu thô trong nước và ngoài nước như trong quy
hoạch dầu khí, do đó nếu không đạt được mức sản lượng dầu thô khai thác này, nhu cầu nhập khẩu
dầu thô, cho các NMLD sẽ cao hơn.

1.3.3 Định hướng phát triển nguồn điện

Sản xuất điện

Theo kết quả ở Kịch bản đề xuất, tổng công suất đặt các nhà máy điện trong hệ thống sẽ đạt mức
61,1 GW vào năm 2020, 98 GW vào năm 2025, 127,7 GW vào năm 2030 và 171,3 GW vào năm 2035.
Có thể nhận thấy, mặc dù có sự tiết giảm nhu cầu điện, nhưng các nguồn điện NLTT vào nhiều hơn
do đó, công suất đặt hệ thống của Kịch bản đề xuất không giảm nhiều so với Kịch bản cơ sở.

42
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 1‑17: Công suất nhà máy điện Kịch bản đề xuất

Điện năng sản xuất trong Kịch bản đề xuất sẽ tăng lên mức 354 TWh vào năm 2025, 489 TWh vào
năm 2025 và 645 TWh vào năm 2035. Sản lượng điện này thấp hơn Kịch bản cơ sở do có sự tiết giảm
nhu cầu điện.

Hình 1‑18: Sản lượng điện theo các dạng nhiên liệu KB đề xuất

43
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Trong Kịch bản đề xuất, tỷ lệ điện năng sản xuất từ NLTT năm 2030 (bao gồm cả thủy điện lớn) là
29,8% xấp xỉ mức yêu cầu trong Chiến lược NLTT. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét về sự khác biệt
trong các dự báo nhu cầu điện (với mức sản lượng điện ước tính 580 TWh vào năm 2030 của Chiến
lược NLTT) thì nếu tính đến giá trị tuyệt đối, sản lượng điện từ thủy điện và các dạng NLTT khác sẽ
cao hơn mức yêu cầu trong Chiến lược NLTT.

1.3.4 Định hướng phát triển năng lượng tái tạo

Các kịch bản xem xét có mức tác động đáng kể đến tỷ lệ năng lượng tái tạo trong NLSC và điện năng
phát hệ thống điện. Bảng sau đây trình bày tỷ lệ NLTT trong tổng NLSC ở các kịch bản khác nhau:

Bảng 1‑17: Tỷ trọng NLTT trong tổng cung cấp NLSC theo kịch bản (%)

2020 2025 2030 2035


Kịch bản phát triển bình thường 33,7% 27,9% 25,6% 23,5%
Kịch bản đề xuất 34,8% 29,4% 28,0% 30,1%

Như vậy, xét đến mục tiêu tỷ lệ NLTT trong tiêu thụ NLSC đã được đề ra trong Quyết định 2068 ở mức
32,3%, thì chỉ có KB giảm 25% phát thải CO2 là đạt được mục tiêu này vào năm 2030. Do đó, Kịch bản
đề xuất là một kịch bản phát triển hợp lý để tạo tiền đề hoàn thành được cam kết giảm phát thải CO2
và các mục tiêu phát triển NLTT quốc gia.

Tỷ trọng sản lượng điện từ NLTT trong tổng điện năng sản xuất được trình bày sau đây:

Bảng 1‑18: Tỷ trọng điện sản xuất từ NLTT trong tổng điện năng sản xuất theo các Kịch bản (%)

Kịch bản Loại hình NLTT 2015 2020 2025 2030 2035
Điện gió + MT 0,3% 2,4% 3,6% 6,2% 7,7%
KB phát triển bình
NLTT + thủy điện nhỏ 4,7% 9,3% 10,6% 13,8% 13,7%
thường
NLTT + thủy điện 37,4% 35,0% 28,6% 26,6% 23,8%
Điện gió + MT 0,3% 2,5% 3,8% 6,8% 13,3%
KB đề xuất NLTT + thủy điện nhỏ 4,8% 9,6% 11,3% 15,6% 21,0%
NLTT + thủy điện 37,4% 36,4% 30,6% 29,8% 32,7%

Xu thế trên thế giới cho thấy sự đóng góp quan trọng của NLTT trong phát điện đối với việc phát triển
nền kinh tế các-bon thấp (thậm chí không các-bon). Tương tự như vậy, việc phát triển NLTT trong sản
xuất điện ở Việt Nam sẽ là trụ cột chính để thúc đẩy hoạt động sử dụng NLTT. Mức tăng trưởng công
suất đặt các loại hình NLTT trong phát điện ở KB cơ sở và KB đề xuất được thể hiện sau đây:

44
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 1‑19: Tăng trưởng công suất điện NLTT Kịch bản phát triển bình thường

Hình 1‑20: Tăng trưởng công suất điện NLTT Kịch bản đề xuất

45
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Về tính kinh tế của các nguồn điện NLTT, giai đoạn đến 2030, các nguồn điện NLTT khó có thể cạnh
tranh về tính kinh tế với các nguồn điện truyền thống và vẫn cần có những hỗ trợ nhất định. Tuy
nhiên, giai đoạn sau 2030, với xu hướng giá nhiên liệu hóa thạch tăng trong dài hạn, chi phí đầu tư
các nguồn điện hóa thạch tăng lên do đáp ứng những tiêu chuẩn môi trường khắt khe hơn, chi phí
nguồn NLTT giảm xuống do mức độ tích lũy công nghệ. Từ đó, sản xuất điện từ các nguồn NLTT sẽ có
khả năng cạnh tranh với các nguồn điện truyền thống.

Nguồn điện NLMT và nguồn điện gió có những hạn chế khác nhau trong việc tích hợp vào hệ thống
(mức độ biến động, khả năng phát công suất phản kháng, sử dụng đất…). Do đó, việc phân bố phát
triển đều hai loại hình điện NLTT chính này cần được xem xét cẩn trọng để đảm bảo vận hành hệ
thống điện an toàn, ổn định.

Có thể coi việc thiết lập thuế các-bon nhằm điều chỉnh các hành vi thị trường phản ánh các ngoại tác
trong sản xuất và sử dụng năng lượng hóa thạch. Nhờ đó, tính kinh tế của các dạng NLTT phản ánh
đúng hơn mức chi phí mà xã hội phải chi trả và NL gió và NLMT sẽ là những nhân tố quan trọng trong
các Kịch bản giảm phát thải KNK.

Hiện nay, Việt Nam đã có một số cơ chế giá FIT cố định cho các loại nguồn điện NLTT, nếu đánh giá về
mức hỗ trợ cần thiết dựa trên chênh lệch giữa giá FIT hiện hành và giá mua điện bình quân của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) (1.190 đồng/kWh trong năm 2016), mức độ trợ giá cho các loại hình
nguồn điện NLTT chủ yếu như sau:

Bảng 1‑19: Ước tính chi phí trợ giá cho NLTT hàng năm (tỷ USD)

Hạng mục Loại hình NLTT 2020 2025 2030 2035


Điện MT 3,88 7,62 18,86 24,77
Điện sản xuất (GWh) Gió 4,31 7,97 17,55 55,45
Sinh khối 1,67 5,59 15,67 30,54
Điện MT 0,16 0,31 0,77 1,01
Trợ giá (tỷ USD) (chênh lệch Gió 0,11 0,20 0,44 1,39
giữa giá FIT hiện hành và giá
EVN mua trung bình 12/2016) Sinh khối 0,01 0,03 0,08 0,16
Tổng 0,28 0,54 1,29 2,56

Như vậy, đối với 3 loại hình nguồn điện NLTT này, quy mô của trợ giá năm 2025 lên đến 540 triệu USD
và tăng lên đến 2,56 tỷ USD vào năm 2030 (giả thiết giữ nguyên giá mua điện như thời điểm hiện tại).
Do đó, cần phải xem xét một nguồn tài trợ bền vững từ Quỹ phát triển năng lượng bền vững dựa trên
nguồn thu từ thuế/phí cho các dạng năng lượng hóa thạch. Ví dụ, có thể áp một mức thuế các-bon 5
USD/tấn cho các loại nhiên liệu hóa thạch than, sản phẩm dầu và khí tự nhiên dựa trên mức tiêu thụ
trong Kịch bản đề xuất để hình thành nguồn thu cho Quỹ phát triển năng lượng bền vững.

46
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Việt Nam đang ở một thời điểm chuyển giao quan trọng trong phát triển năng lượng khi chuyển
sang một nền kinh tế nhập khẩu tịnh năng lượng trong bối cảnh BĐKH. Việc phát triển NLTT có một
vai trò quan trọng trong phát triển năng lượng bền vững trong tương lai.

1.3.5 Định hướng sử dụng hiệu quả năng lượng

Nhu cầu NLCC trong kịch bản đề xuất có mức giảm 6,6% ở năm 2025 và 11% ở năm 2035 so với Kịch
bản phát triển bình thường.

Hình 1‑21: So sánh NCNL cuối cùng 2 kịch bản

Ở Kịch bản đề xuất, tốc độ tăng trưởng NCNL cuối cùng là 4,1%/năm trong giai đoạn 2016-2035, với
đà tăng giảm dần ở mức 4,4%/năm giai đoạn 2016-2025 xuống còn 3,7%/năm giai đoạn 2026-2035.

1.3.6 Phát thải khí nhà kính trong phát triển năng lượng

Với Kịch bản đề xuất, cường độ phát thải của ngành năng lượng trên tiêu thụ NLSC giảm 10% vào
năm 2035, tương đương với mức giảm từ 2,78 kg CO2/kgOE xuống 2,5 kgCO2/kgOE.

47
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 1‑22: So sánh cường độ phát thải khí nhà kính trong 2 kịch bản

Trong Kịch bản đề xuất, tổng phát thải CO2 tăng lên mức 338 triệu tấn vào năm 2025 và 544 triệu tấn
vào năm 2035 (so với mức 385 triệu tấn và 663 triệu tấn ở Kịch bản phát triển bình thường). Kịch bản
phát triển này giúp giảm 12% phát thải CO2 vào năm 2025, 15% vào năm 2030 và 18% vào năm 2035
so với Kịch bản cơ sở. Tốc độ tăng phát thải CO2 ước tính cho cả giai đoạn 2016-2025 là 5,9%/năm,
thấp hơn 1 điểm % so với Kịch bản cơ sở. Tác động tổng hợp của TKNL và phát triển NLTT ở Kịch bản
đề xuất là tác nhân chính cho sự cắt giảm phát thải CO2 ở Kịch bản đề xuất.

Tỷ trọng phát thải CO2 của sản xuất điện trong tổng phát thải ngành năng lượng lần lượt là 54,5%
năm 2025 và 62,0% năm 2035. Phát thải CO2 cho các hoạt động năng lượng theo các ngành và theo
nhiên liệu giai đoạn 2015-2035 như sau:

Bảng 1‑20: Phát thải CO2 theo ngành ở Kịch bản đề xuất (triệu tấn)

2015 2020 2025 2030 2035


Nông nghiệp 1,4 1,2 1,1 1,1 1,1
Dịch vụ 4,1 4,3 4,7 5,1 5,2
Công nghiệp 47,3 56,9 66,5 75,2 76,4
Dân dụng 6,9 9,3 13,1 16,8 21,0
GTVT 37,0 47,8 64,8 84,6 100,1
Khác 4,5 4,3 3,6 3,5 3,2
Sản xuất điện 72,0 113,6 184,2 249,3 337,3
Tổng 173,2 237,3 338,0 435,7 544,4

48
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Bảng 1‑21: Phát thải CO2 theo dạng năng lượng ở Kịch bản đề xuất (triệu tấn)

Nhiên liệu 2015 2020 2025 2030 2035


Than 86,0 100,3 122,9 148,0 172,5
SP dầu 70,2 120,8 189,3 255,2 311,2
Khí 17,0 16,2 25,8 32,5 62,6
Tổng 173,2 237,3 338,0 435,7 546,3

1.3.7 Những kết luận về cân bằng cung cầu năng lượng dài hạn

Nhìn chung, ở các kịch bản, phần khai thác năng lượng trong nước luôn được huy động ở mức tối đa
hoặc xấp xỉ mức tối đa. Phần biến đổi nhiều là phần năng lượng nhập khẩu từ bên ngoài. Diễn biến
phụ thuộc năng lượng nhập khẩu được thể hiện trong hình dưới đây theo đó dự kiến tỷ trọng nhập
khẩu năng lượng trong tổng cung NLSC đạt 37,5% vào năm 2025 và 58,5% vào năm 2035 ở Kịch bản
cơ sở:

Hình 1‑23: Tỷ lệ nhập khẩu năng lượng tịnh ở Kịch bản cơ sở và Kịch bản đề xuất

Về mức độ đa dạng hóa nguồn cung cấp NLSC, ở Kịch bản cơ sở, chỉ số HHI của NLSC tăng mạnh lên
đến 2902 vào năm 2035, thể hiện mức độ tập trung cao với tỷ trọng tiêu thụ than tương đối lớn. Với
Kịch bản đề xuất, hệ thống năng lượng sẽ ít phụ thuộc vào than, nguồn cung được đa dạng hóa hơn
với tỷ trọng NLTT và khí tăng cao hơn, do đó, chỉ số HHI của NLSC chỉ tăng nhẹ lên mức 2526 vào
năm 2035.

49
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Trên cơ sở dự báo các định hướng lớn về phát triển kinh tế vĩ mô, mức tổng tiêu thụ năng lượng cuối
cùng (NLCC) toàn quốc năm 2015 là gần 54,1 triệu tấn dầu quy đổi (MTOE), năm 2025 từ 83 đến 89
MTOE; năm 2035 từ 120 đến 135 MTOE.

Kịch bản đề xuất về cung cấp tổng thể năng lượng quốc gia đã kiến nghị được định hướng tới mục
tiêu cam kết Quốc gia tại COP21 về cắt giảm phát thải khí CO2. Tổng cung cấp NLSC toàn quốc ở năm
2025 tương ứng theo Kịch bản đề xuất và Kịch bản cơ sở là từ 137 đến 147 MTOE; năm 2035 từ 218
đến 238 MTOE.

Kết quả phân tích cho thấy ở Kịch bản đề xuất tỷ lệ NLTT trong tổng cung năng lượng sơ cấp sẽ đạt
mức khoảng 29% vào năm 2025 và trên 30% vào năm 2035, xấp xỉ đáp ứng mục tiêu trong Chiến
lược phát triển NLTT. Kịch bản đề xuất cũng góp phần giảm khoảng 12% phát thải CO2 vào năm 2025
và khoảng 15% vào năm 2030 và 18% vào năm 2035 so với Kịch bản cơ sở. Kịch bản đề xuất cũng góp
phần tăng cường an ninh năng lượng quốc gia thông qua việc cải thiện sự phụ thuộc năng lượng
nhập khẩu và tăng cường đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng.

50
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Phần này của báo cáo trình bày những phân tích về phát triển nguồn điện dựa trên những kịch bản
khác nhau về khả năng cung cấp, giá năng lượng, nhu cầu điện, chi phí công nghệ NLTT, mức cắt
giảm phát thải KNK… Những phân tích này dựa trên việc sử dụng mô hình Balmorel, một mô hình
quy hoạch tối ưu hệ thống điện cho phép đánh giá kỹ lưỡng về việc tích hợp các nguồn điện NLTT
vào hệ thống điện Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là các loại hình NLTT biến đổi như điện gió và
mặt trời.

Những phân tích này được trích từ [8] một nghiên cứu sự phát triển của hệ thống điện Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2050 với việc ứng dụng mô hình Balmorel - khung mô hình mã
nguồn mở với những dữ liệu chi tiết mô hình hóa hệ thống điện Việt Nam hiện tại cũng như những
phát triển dự kiến sau này để mô phỏng các hoạt động đầu tư có cực tiểu chi phí với các kịch bản
phát triển tiềm năng trong tương lai. Nghiên cứu này được tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận hợp
tác trong 3 năm tới giữa Việt Nam và Đan mạch.

2.1 Các kịch bản phát triển nguồn điện

Các kịch bản sau đây được đưa vào xem xét đánh giá:

• Kịch bản “Chính sách hiện hành” (Stated policies): dựa trên các mục tiêu của Tổng sơ đồ VII và
Chiến lược Năng lượng tái tạo;

• Kịch bản “Không hạn chế” (Unrestricted): Giả định rằng không có giới hạn nào ngoài tiêu chí tối
thiểu hóa chi phí (không có mục tiêu năng lượng tái tạo hay các hạn chế khác);

• Kịch bản “Giá phát thải CO2” (CO2 price): Kịch bản này đề xuất thay thế chiến lược năng lượng
tái tạo bằng giá phát thải CO2. Giá được cố định ở mức mà tại đó phát thải CO2 tương tự như
mức đạt được trong kịch bản “Chính sách hiện hành”;

• Kịch bản “Giá phát thải CO2 cao” (CO2 price high): đề xuất mức giá CO2 cao hơn để thử nghiệm
mức độ hiệu quả của cơ chế chính sách này trong giảm phát thải CO2;

• Kịch bản “Hạn chế mức phát thải CO2” (CO2 cap): Kịch bản này thử nghiệm các tác động khi
thay thế Chiến lược Năng lượng tái tạo bằng chính sách thiết lập mức hạn chế về phát thải CO2;

• Kịch bản “Không nhà máy nhiệt điện than mới” (No coal): Kịch bản này đề xuất ngừng xây dựng
nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2034. Các nhà máy đã xây hoặc sẽ xây mới trước năm
2035 có thể tiếp tục vận hành cho đến cuối vòng đời.

Kịch bản Quy hoạch phát triển ngành điện 7 (PDP7)

Kịch bản PDP 7 phân tích toàn bộ quy hoạch phát triển hệ thống điện và truyền tải nêu trong bản
Quy hoạch Điện 7 điều chỉnh đến năm 2030. Dưới đây là các đặc điểm chính của Kịch bản PDP7:

• Công suất nguồn và truyền tải điện của hệ thống đến năm 2030 theo Quy hoạch điện 7 Điều chỉnh;

• Chỉ chạy mô hình về điều độ, không mô hình đầu tư;

• Chạy theo các kỳ 5 năm cho đến 2030;

• Không đặt mục tiêu về năng lượng tái tạo.

52
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Kịch bản chính sách hiện hành (Stated Policies)

Kịch bản chính sách hiện hành là kịch bản với các thông tin có trong Quy hoạch điện 7 Điều chỉnh áp
dụng trong thời gian sắp tới và các đầu tư vào hoạt động sản xuất và truyền tải điện trong thời gian
sau đó, theo kết luận rút ra sau khi lập mô hình. Nghiên cứu áp dụng phép tối ưu hóa dựa trên mô
hình, sử dụng các dữ liệu đầu vào và các giả định trên cơ sở các thông tin tốt nhất hiện có. Hoạt động
tối ưu hoá cần tuân thủ các quy định của chính sách quốc gia hiện hành (ví dụ như các mục tiêu về
phát triển năng lượng tái tạo). Dưới đây là các đặc điểm chính của Kịch bản PDP7:

• Công suất sản xuất và truyền tải điện của hệ thống đến năm 2020 theo bản Quy hoạch Điện
7 Điều chỉnh;

• Kịch bản cho phép thực hiện các đầu tư dựa trên mô hình sau:

o Đầu tư nguồn điện - từ năm 2020;

o Đầu tư vào công suất truyền tải điện - từ năm 2030.

• Chạy theo các kỳ 5 năm cho đến 2050;

• Kịch bản hướng tới thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với Chiến lược
phát triển năng lượng tái tạo.

Các kịch bản thay thế

Các kịch bản thay thế được xây dựng dựa trên Kịch bản chính sách hiện hành với một số tham số bị
biến đổi. Điều này cho phép đánh giá sự thay đổi của tham số đó đến kết quả của kịch bản thay thế
tương ứng so với Kịch bản chính sách hiện hành.

Dưới đây là đặc điểm chung của tất cả các kịch bản thay thế:

• Công suất sản xuất và truyền tải điện của hệ thống đến năm 2020 theo Quy hoạch điện 7 điều
chỉnh;

• Cho phép mô hình quyết định các đầu tư sau:

o Đầu tư nguồn điện - từ năm 2020;

o Đầu tư lưới truyền tải điện - từ năm 2030.

• Chạy cho mỗi 5 năm cho đến 2050.

Phần dưới đây trình bày các kịch bản thay thế và sự khác biệt của các kịch bản này với Kịch bản chính
sách hiện hành.

Kịch bản không hạn chế (Unrestricted)

Kịch bản không hạn chế được xây dựng với giả định không có thực là trong tương lai Việt Nam không
theo đuổi chính sách môi trường hay chính sách năng lượng nào cả. Kịch bản này đóng vai trò là cơ
sở để đánh giá các khác biệt tạo ra khi Việt Nam có các chính sách thay thế khác. Thay đổi so với Kịch
bản chính sách hiện hành: không đặt mục tiêu về năng lượng tái tạo.

53
Kịch bản hạn chế mức phát thải CO2 (CO2 Cap)

Kịch bản hạn chế mức phát thải CO2 là kịch bản “mức phát thải CO2 tương đương” của Kịch bản chính
sách hiện hành. Kịch bản này phân tích các tác động của việc thay thế các mục tiêu phát triển năng
lượng tái tạo bằng chính sách tập trung vào CO2 trong đó hạn chế mức phát thải CO2 trên toàn bộ hệ
thống điện. Nhờ đó, ta có thể tính được mức giá bóng của hoạt động phát thải khí CO2. Dưới đây là
các thay đổi so với Kịch bản chính sách hiện hành.

• Hạn mức phát thải CO2 được quy định phù hợp với mức phát thải CO2 từ Kịch bản chính sách
hiện hành;

• Không đặt mục tiêu về năng lượng tái tạo trong thời gian này.

Kịch bản giá phát thải CO2 (CO2 Price)

Kịch bản giá phát thải CO2 phân tích trường hợp Việt Nam thay thế các mục tiêu về phát triển năng
lượng tái tạo bằng chính sách môi trường, trong đó quy định các đơn vị phát thải CO2 phải trả thêm
chi phí (dưới dạng giá CO2, chi phí phát thải CO2 tương lai, thuế CO2, v.v.). Dưới đây là các thay đổi so
với Kịch bản chính sách hiện hành:

• Áp dụng giá phát thải CO2: 7 USD/tấn vào năm 2020, 20 USD/tấn sau năm 2020. Giá này dựa
trên giá trị ngoại tác CO2 dự tính ở Việt Nam.

• Không đặt mục tiêu về năng lượng tái tạo.

Lựa chọn giá phát thải CO2 cho kịch bản:

Giả thiết giá phát thải CO2 ở mức 7 Đô la Mỹ/ tấn vào năm 2020 và 20 Đô la Mỹ/tấn sau năm 2020
được xác định dựa trên nghiên cứu “Kịch bản các-bon thấp cho ngành điện Việt Nam: giả thiết chi
phí các tổn thất do CO2 gây ra được tính theo giá phát thải CO2 của các dự án Cơ chế phát triển sạch ở
Việt Nam”. Giá trị 7 Đô la Mỹ/tấn là giá trị tiền tương đương mà đơn vị sản xuất điện có thể kiếm được
nếu họ giảm phát thải CO2 trong quá trình sản xuất, mức này được coi là phù hợp để áp dụng khi tính
toán chi phí trước đây và trong tương lai gần. Đối với các dự báo dài hạn, nghiên cứu nói trên đưa ra
mức chi phí ngoại tác CO2 bình quân là 20 Đô la Mỹ/tấn.

Kịch bản giá phát thải CO2 cao (CO2 Price High)

Kịch bản giá phát thải CO2 cao là biến thể của Kịch bản giá phát thải CO2, trong đó chi phí phát thải
CO2 được đặt ở mức cao hơn. Dưới đây là các thay đổi so với Kịch bản chính sách hiện hành.

• Áp dụng giá phát thải CO2 cao hơn;

• Không đặt mục tiêu về năng lượng tái tạo trong thời gian này.
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 2‑1: Các mức giá phát thải CO2 trong Kịch bản giá phát thải CO2 và Kịch bản giá phát thải
CO2 cao (Đô la Mỹ, 2015/tấn CO2)

Lựa chọn giá phát thải CO2 cho kịch bản

Giá phát thải CO2 trong Kịch bản giá phát thải CO2 cao được lựa chọn thể hiện được tính tham vọng
vượt trội của chính sách môi trường trong kịch bản này so với Kịch bản chính sách hiện hành. Xuất
phát từ các mức giá bóng phát thải CO2 trong Kịch bản chính sách hiện hành, khoảng 20 Đô la Mỹ/
tấn CO2 phát thải được cộng vào mỗi mức giá biên CO210 cuối cùng trong mỗi năm chạy mô hình
(năm 2030 và 2035, chi phí cộng thêm là khoảng 35 Đô la Mỹ/tấn để đảm bảo xu hướng tăng giá CO2
trong Kịch bản giá phát thải CO2 cao, trong khi giá bóng CO2 trong Kịch bản chính sách hiện hành
giảm dần trong cùng giai đoạn nói trên).

Kịch bản không nhà máy nhiệt điện than mới (No Coal)
Kịch bản không nhà máy nhiệt điện than mới thể hiện một chính sách môi trường đầy tham vọng và
giả định, theo đó Việt Nam sẽ ngừng mở rộng công suất sản xuất nhiệt điện than kể từ năm 2035 (tuy
vẫn cho phép các nhà máy nhiệt điện than hiện có tiếp tục vận hành sau năm 2035). Kịch bản không
nhà máy điện chạy than mới là sự kết hợp giữa Kịch bản chính sách hiện hành với việc hạn chế việc
xây dựng nhà máy nhiệt điện than mới từ năm 2035. Kịch bản này vẫn cho phép các hoạt động đầu
tư vào lĩnh vực thu giữ và lưu trữ các - bon từ hoạt động sản xuất nhiệt điện than. Dưới đây là thay
đổi so với Kịch bản chính sách hiện hành:
• Không đầu tư mới nhà máy nhiệt điện than từ sau năm 2035.

Kết quả phân tích kết quả từ các kịch bản cho thấy, thiếu chính sách môi trường (Kịch bản không
hạn chế) dẫn đến đầu tư cho năng lượng tái tạo rất hạn chế và tỷ trọng nhiệt điện than (phụ thuộc

55
Giá biên CO2 (CO2 shadow price) được hiểu là mức thuế tương đương có thể áp dụng đối với nhiên liệu để đạt được mức phát thải thấp đặt ra trong Kịch bản chính
10

sách hiện hành, hoặc là khoản hỗ trợ cho nguồn năng lượng sạch để đạt được mục tiêu về năng lượng sạch (nếu không đặt ra các mục tiêu về NLTT). Theo thiết kế
mô hình Balmorel cho Việt Nam, giá bóng CO2 trong nghiên cứu này được lấy từ Kịch bản Hạn chế mức phát thải CO2 (mức phát thải CO2 của kịch bản này tương tự
như trong Kịch bản chính sách hiện hành).
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

nguồn than nhập khẩu) cao nhất. Tuy nhiên, theo Kịch bản không hạn chế, đến năm 2030 sẽ có đầu
tư cho điện gió công suất 2,7GW (trong đó 1,9GW đặt tại khu vực có nguồn tài nguyên gió dồi dào
ở miền Trung). Điều này cho thấy những cải tiến trong công nghệ năng lượng tái tạo (NLTT) và giảm
chi phí sẽ giúp những khu vực có nguồn tài nguyên gió dồi dào nhất Việt Nam có thể cạnh tranh về
chi phí với các nguồn phát điện thông thường. Đến năm 2050, trong Kịch bản không hạn chế, đầu
tư tích lũy cho điện gió và điện mặt trời lần lượt đạt 30 GW và 25 GW - xem xét thuần túy trên cơ sở
cạnh tranh về chi phí.

Mặc dù lượng phát thải khí CO2 tương đương mức Kịch bản chính sách hiện hành, Kịch bản hạn mức
phát thải CO2 giúp làm giảm một chút mức độ đầu tư cho nhiệt điện than (thay vào đó, đầu tư nhiều
hơn vào điện khí ít phát thải các-bon hơn). Có thể quan sát tác động của việc định giá CO2 trong Kịch
bản giá phát thải CO2, trong đó mức giá CO2 tương đối thấp trong dài hạn (20 Đô la Mỹ/tấn) mang lại
kết quả tương tự như các yêu cầu về NLTT (theo Chiến lược phát triển NLTT) giả định trong Kịch bản
chính sách hiện hành. Ngược lại, mức giá CO2 cao hơn đáng kể (Kịch bản giá phát thải CO2 cao) dẫn
đến việc sử dụng hệ thống sản xuất điện ít phát thải các-bon hơn, trong đó khoản đầu tư vào nhiệt
điện than là nhỏ nhất, thay thế bằng các công nghệ không phát thải các-bon (hạt nhân, nhiệt điện
than bằng công nghệ thu giữ khí các-bon (CCS), điện từ chất thải rắn đô thị (MSW)). Ta cũng quan sát
được những thay đổi tương tự trong Kịch bản không phát triển nguồn nhiệt điện than mới, trong đó
khác biệt nổi bật nhất là việc bổ sung đáng kể công suất điện khí tự nhiên.

Hình 2‑2: Tổng công suất điện cho các kịch bản

Điện hạt nhân Than thấp Than – cao Than – CCS-thấp Than – CCS - cao Than nhập khẩu
Khí TN - Phú Mỹ 3
Khí TN trong nước Khí TN - Côn Sơn Không phát triển Khí TN lỏng nhập Dầu nhiên liệu Dầu nhẹ
NĐT mới khẩu
Bã mía Vỏ trấu Điện từ chất thải Thủy điện Gió Mặt trời
rắn đô thị

Tác động của số giờ hoạt động hết công suất rất rõ ràng, trong đó các nguồn NLTT (nổi bật nhất là
điện gió và điện mặt trời) chiếm tỉ trọng nhỏ hơn so với các nguồn khác; trong khi kết quả là ngược
lại đối với các công nghệ sản xuất điện truyền thống (đặc biệt là điện than và điện hạt nhân).

56
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 2‑3: Sản xuất điện dựa trên mô hình Balmorel cho các kịch bản

Điện hạt nhân Than – thấp Than – cao Than nhập khẩu Than – CCS-thấp
Than – CCS - cao Khí TN trong nư ớc Khí TN–Phú Mỹ 3-Không Khí TN lỏng nhập khẩu
Khí TN–Côn Sơn
phát triển NĐ T mới
Dầu nhiên liệu Dầu nhẹ Bã mía Vỏ trấu Điện từ chất thải
rắn đô thị
Thủy điện Gió Mặt trời Chưa sử dụng

Như dự kiến theo thời gian, Kịch bản chính sách hiện hành hoàn thành chính xác mục tiêu NLTT. Khi
không có bất kì chính sách môi trường nào, Kịch bản không hạn chế không đạt được mục tiêu Chiến
lược phát triển NLTT đến năm 2020, và khoảng cách tới mục tiêu này lớn dần theo thời gian. Trong
dài hạn, Kịch bản hạn mức phát thải CO2 và Giá phát thải CO2 cao đều cho tỷ trọng NLTT tương đương
với Kịch bản chính sách hiện hành. Kịch bản giá phát thải CO2 cao và Không phát triển nhiệt điện
than mới lần lượt cho tỷ trọng sản xuất NLTT cao nhất trong dài hạn, vượt đáng kể mục tiêu đề ra
trong Chiến lược phát triển NLTT.

57
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 2‑4: Tỷ trọng NLTT (bao gồm tỷ trọng thủy điện lớn) cho các kịch bản. Mục tiêu thể hiện
các chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển NLTT

NL truyền
NLTT Mục tiêu
thống

Kịch bản không hạn chế dẫn đến lượng phát thải CO2 cao nhất, vượt đáng kể mức phát thải trong
Kịch bản chính sách hiện hành (và Kịch bản hạn chế mức phát thải CO2 và Giá phát thải CO2), còn Kịch
bản giá phát thải CO2 cao và Không phát triển nhiệt điện than mới sau 2035 lần lượt giảm lượng phát
thải CO2 nhiều nhất trong dài hạn.

Hình 2‑5: Lượng phát thải CO2 dựa trên mô hình Balmorel cho các kịch bản

Triệu tấn/năm

Than – thấp Than – cao Than – CCS-thấp Than – CCS - cao Than nhập khẩu Khí TN trong
nước
Khí TN–Phú Mỹ 3-
Khí TN–Côn Sơn Khí TN lỏng nhập Dầu nhẹ Dầu nhẹ
Không phát triển khẩu
NĐ T mới

58
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Các kịch bản đầu tư vào NLTT ít nhất (Kịch bản không hạn chế) sẽ có mức đầu tư nâng cao năng lực
truyền tải thấp nhất. Các kịch bản có mức đầu tư vào NLTT cao nhất (Kịch bản giá phát thải CO2 năm
2030 và Giá phát thải CO2 cao và Không phát triển nhiệt điện than mới từ năm 2040 trở đi) lần lượt
thể hiện mức đầu tư nâng cao năng lực truyền tải lớn nhất.

Hình 2‑6: Tổng năng lực truyền tải cho các kịch bản

Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ

Hiện có và đã cam kết Dựa vào mô hình

Điểm đáng chú ý ở đây là tổng chi phí hệ thống chênh lệch không nhiều trong một số kịch bản. Ví
dụ, vào năm 2040, Kịch bản chính sách hiện hành có tổng chi phí cao hơn Kịch bản không hạn chế là
2 tỷ Đô la Mỹ (4%). Con số này vào năm 2050 là 4,9 tỷ Đô la Mỹ hay 5,6%. Con số trên được hiểu là chi
phí gia tăng hàng năm của hệ thống để thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo. Chi phí
gia tăng ở mức khá thấp là do mặc dù Kịch bản không hạn chế có chi phí đầu tư sản xuất năng lượng
hàng năm thấp hơn (vốn đầu tư cơ bản), Kịch bản chính sách hiện hành giúp tiết kiệm đáng kể chi
phí nhiên liệu (các nguồn năng lượng tái tạo có chi phí đầu tư cao như điện gió và năng lượng mặt
trời không phát sinh chi phí nhiên liệu).

59
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 2‑7: Tổng chi phí hệ thống hàng năm (vốn đầu tư cơ bản để sản xuất và truyền tải điện
được tính toán hàng năm) theo các kịch bản

Tỷ USD 2015

Chi phí vốn truyền tải Chi phí vận hành


Chi phí vốn (triệu Chi phí nhiên Chi phí vận hành bảo dưỡng
(triệu USD) bảo dưỡng cố định
USD) liệu (triệu USD) biến đổi (triệu USD)
(triệu USD)

Kịch bản hạn chế mức phát thải CO2 và giá phát thải CO2 có tổng chi phí hệ thống tương đương với
Kịch bản chính sách hiện hành. Cần lưu ý rằng giới hạn phát thải khí CO2 giúp Kịch bản không hạn
chế có tổng chi phí thấp hơn chút ít so với Kịch bản chính sách hiện hành (0,38 tỷ Đô la Mỹ vào năm
2050) mặc dù cả hai kịch bản đều đạt được các mức phát thải khí CO2 đề ra. Ngược lại, hai kịch bản
Giá phát thải CO2 cao và Không phát triển nhiệt điện than mới đã đạt được mức phát thải CO2 thấp
nhất và có tổng chi phí cao nhất.

Đúng như dự kiến, chi phí trên mỗi MWh trong Kịch bản không hạn chế là thấp nhất. Chi phí trong
Kịch bản chính sách hiện hành và Giá phát thải CO2 chênh lệch không nhiều, chi phí bổ sung chỉ lần
lượt là 4,9 và 2,1 đô-la Mỹ/MWh. Việc áp giá CO2 cao hơn (Kịch bản giá phát thải CO2 cao) và sản xuất
nhiệt điện than công nghệ mới (kịch bản Không phát triển nhiệt điện than mới) đẩy chi phí sản xuất
điện lên, cao hơn mức chi phí trong Kịch bản không hạn chế lần lượt là 16 và 21 đô-la Mỹ/MWh.

60
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình 2‑8: Chi phí sản xuất điện cho các kịch bản, tổng chi phí hệ thống hàng năm chia cho
tổng sản lượng năm 2050 theo mô hình Balmorel

Kết quả cho thấy rõ ràng việc thiếu chính sách môi trường (Kịch bản không hạn chế) làm tăng đáng
kể sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. Ngược lại, các phương án can thiệp chính sách mạnh
nhất (Giá phát thải CO2 cao và Không phát triển nhiệt điện than mới) giảm khối lượng nhiên liệu hoá
thạch nhập khẩu xuống mức thấp nhất do nguồn NLTT trong nước đáp ứng được phần lớn nhu cầu
về năng lượng. Hình sau thể hiện khối lượng (tính bằng đơn vị PJ) của than và khí tự nhiên nhập khẩu
theo các kịch bản.

Hình 2‑9: Lượng than đá và khí tự nhiên nhập khẩu trong các kịch bản theo mô hình Balmorel

Than nhập khẩu Khí TN lỏng nhập khẩu

61
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Ngoại trừ Kịch bản không hạn chế (trong đó tỷ lệ sử dụng NLTT thấp), trong tất cả các kịch bản, kết
quả phản ánh tác động của tăng sản lượng NLTT trong hệ thống điện, do đó giảm nhiệt điện than
thông thường. Hình sau cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuất nhiệt điện than chạy
hết công suất theo thời gian trong mỗi kịch bản.

Hình 2‑10: Số giờ hoạt động hết công suất trong sản xuất nhiệt điện than cho các kịch bản
theo mô hình Balmorel

2.2 Vấn đề tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện

Hình sau là ví dụ hoạt động điều tiết theo giờ cho tuần 40, được mô phỏng ở khu vực Miền Trung vào
năm 2050 - khi có sự phối hợp các tổ máy phát. Bản mô phỏng minh họa cách thức cân bằng giữa
sản xuất điện gió và điện mặt trời với thủy điện và nhiệt điện khí trong một tuần cụ thể - với tỉ lệ sản
xuất điện từ nguồn NLTT rất cao.

Hình 2‑11: Ví dụ hoạt động điều tiết theo giờ với sự phối hợp các tổ máy phát. Kết quả mô
hình Balmorel cho Kịch bản chính sách hiện hành ở khu vực miền Trung, tuần 40, năm 2050

Gió MT Nước Khí TN trong nư ớc

62
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Hình sau tóm tắt tỷ lệ cắt giảm công suất điện gió và điện mặt trời trong bản mô phỏng hoạt động
điều tiết theo giờ của Kịch bản chính sách hiện hành (với các điều kiện ràng buộc tổ máy). Kết quả
cho thấy tỷ lệ cắt giảm đến năm 2030 (và đến năm 2040 với điện mặt trời) là không đáng kể, dù tổng
công suất lắp đặt trong cả hai công nghệ sản xuất điện đều cao. Công suất điện gió cắt giảm nhiều
hơn trong năm 2040 và 2050, với tỷ lệ cắt giảm là 4% và 8%, còn tỷ lệ cắt giảm của điện mặt trời giữ
ở mức 3% trong năm 2050.

Hình 2‑12: Tỷ lệ cắt giảm công suất điện gió và điện mặt trời trong mô phỏng hoạt động điều
tiết theo giờ theo Kịch bản chính sách hiện hành, với việc tối ưu các tổ máy phát

Mặt trời Gió

Cần lưu ý là bên cạnh những biện pháp áp dụng trong mô hình này, có thể tiến hành các biện pháp
bổ sung để tích hợp NLTT vào hệ thống điện. VD: hoạt động điều chỉnh phụ tải, công nghệ lưu trữ
điện cũng như tăng khả năng liên kết và xuất khẩu điện sang các nước láng giềng có thể góp phần
cải thiện việc tích hợp NLTT vào hệ thống, từ đó giảm tỷ lệ cắt giảm công suất NLTT.

Kinh nghiệm quốc tế

Trong quá khứ, các nhà vận hành hệ thống điện từng quan ngại về “mức độ tới hạn” của tỷ trọng sản
xuất điện từ NLTT. Tại Đức vào năm 1993 và Ireland vào năm 2003 (nơi tỷ trọng điện nguồn NLTT khả
biến hiện nay lần lượt vượt mức 20% và 23%), người ta cho rằng tỷ trọng “tối đa” và “tới hạn” lần lượt
ở mức 4% và 2%. Những quan ngại ban đầu về hệ thống NLTT khả biến chủ yếu liên quan đến việc
không thể kiểm soát phụ tải điện, vì thế phải sử dụng hệ thống sản xuất điện kiểm soát hoàn toàn
để vận hành hệ thống (và vì NLTT là nguồn tài nguyên không liên tục nên không thể phụ thuộc hoàn
toàn). Tuy nhiên, do hoạt động vận hành hệ thống đã có thể đối phó được với phụ tải biến đổi và chỉ
có thể dự đoán phần nào, có thể sử dụng các nguồn tài nguyên có khả năng cân bằng phụ tải để tích
hợp NLTT vào hệ thống sản xuất điện.

Theo kinh nghiệm quốc tế, có thể đề xuất xử lý các vấn đề sau trong giai đoạn bắt đầu tích hợp NLTT
vào hệ thống sản xuất điện (IEA, 2016):

• Đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật (quy định lưới điện và quy định đấu nối) cho các nhà máy điện
NLTT được cập nhật và có các điều khoản kỹ thuật phù hợp khi NLTT bắt đầu chiếm tỷ trọng
lớn trong hoạt động sản xuất điện;

63
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

• Dự báo sản lượng điện NLTT bằng phương pháp dự báo tập trung và sử dụng hiệu quả kết quả
dự báo khi lập kế hoạch điều độ cho các loại nhà máy khác nhau và cho vận hành lưới điện;

• Bảo đảm các nhà vận hành hệ thống có quyền truy cập dữ liệu sản xuất thời gian thực và có
thể kiểm soát từ xa một lượng công suất đủ lớn các nhà máy điện NLTT biến đổi (nên ưu tiên
các nhà máy điện NLTT có quy mô lớn). Để làm được điều này có thể cần phát triển thị trường
điện cũng như hạ tầng lưới điện thông minh;

• Tránh việc quy hoạch tập trung cục bộ các nhà máy điện NLTT, cả trên một vùng và ở những
khu vực nhất định trên lưới điện để tránh những khó khăn về kĩ thuật trong đấu nối và vận
hành cho các khu vực này.

Hệ thống điện có tỷ trọng sản lượng NLTT trên 10% đang ngày càng trở nên phổ biến (tỷ trọng này là
trên 50% ở Đan Mạch, 23% ở Ireland, và 21% ở bán đảo Iberia), tỷ trọng này chủ yếu là thành quả của
việc tăng cường vận hành của hệ thống hiện có hơn là do các khoản đầu tư bổ sung lớn. Tuy nhiên,
đến một thời điểm nhất định, cần bổ sung các biện pháp cần thiết, trong đó có đầu tư bổ sung vào
các nguồn điện linh hoạt. Chính sách, thị trường và khuôn khổ pháp lý có tác động quan trọng đến
việc tích hợp thành công NLTT vào hệ thống điện. Bên cạnh đó, có thể duy trì tính linh hoạt thông
qua các nguồn lực ngoài ngành điện như điện khí hóa giao thông, trong đó phương tiện giao thông
sử dụng điện có thể là đóng vai trò lưu trữ. Nên xem xét vai trò của các quy trình vận hành, ví dụ: mở
rộng khu vực cân bằng sẽ giảm mức độ biến đổi tổng thể, đồng thời giảm nhu cầu duy trì tình trạng
cân bằng liên tục (IEA, 2016).

Một trong các vấn đề thường gặp và quan trọng khi tích hợp NLTT vào hệ thống điện là tăng tính linh
hoạt của các nhà máy có thể điều độ, đặc biệt là nhà máy nhiệt điện than. Tính linh hoạt của nhà máy
điện được thể hiện qua một số mặt: khởi động sản xuất trong thời gian ngắn; hoạt động ở nhiều mức
phát điện khác nhau; và có thể nhanh chóng chuyển đổi giữa các mức phát điện (IEA, 2016).

Sự thích ứng trong các hệ thống điện có tỷ trọng NLTT cao nhất (Đan Mạch, Đức và Tây Ban Nha)
phần lớn đã dẫn tới những cải thiện trong cách thức vận hành hệ thống, bao gồm thiết kế thị trường
tiên tiến cho phép hoạt động kinh doanh diễn ra rất gần với thời gian thực, nâng cấp nhà máy nhiệt
điện để điều chỉnh phụ tải biến động nhanh, và chủ động tận dụng các liên kết nếu có. Đồng thời,
cũng theo kinh nghiệm quốc tế, cách tiếp cận toàn diện và có hệ thống như thế này là lời giải đảm
bảo và hiệu quả nhất về chi phí cho những thách thức khi đưa NLTT vào hệ thống, khác hẳn phương
thức xem xét riêng lẻ vai trò của NLTT trong hệ thống điện. Xu hướng thứ hai, so sánh hệ thống NLTT
khả biến với các nguồn phát điện “truyền thống” bằng các phương pháp như bổ sung tích trữ điện
hoặc áp dụng nhà máy sản xuất điện chuyên dụng để cân bằng sản lượng điện từ NLTT. Phân tích
của IEA đã cho thấy phương pháp thứ hai tạo ra “chi phí cao hơn đáng kể so với chiến lược toàn hệ
thống” (IEA, 2016).

Ví dụ của Đan Mạch

Hoạt động của hệ thống và thị trường điện là hai trụ cột chính làm nên thành công trong việc đưa
điện gió vào hệ thống của Đan Mạch (Cơ quan Năng lượng Đan Mạch, 2015):

64
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

• Hoạt động của hệ thống với năng lực dự báo gió chính xác và năng lực dự phòng cho thời kì ít
gió, và phía nhu cầu tự động điều chỉnh trong tình huống sản lượng điện gió tạo ra quá nhiều
hoặc quá ít;

• Một thị trường điện hoạt động tốt - trong đó các đối tượng tự cân bằng, nguồn cung cân bằng
với cầu dự kiến (thị trường hoạt động trong phiên) và một thị trường cân bằng sản lượng điện
(thị trường điện điều chỉnh) do Cơ quan vận hành hệ thống truyền tải vận hành (TSO).

Sản lượng điện gió tăng làm thay thế một số nguồn điện tập trung lớn, từ đó thay đổi cách thức cung
cấp điện. Do đó, cần tăng yêu cầu đối với những đấu nối tua-bin gió và những đặc điểm hệ thống (ví
dụ: khả năng vượt qua sự cố điện áp thấp, kiểm soát công suất và tần số điện) như đã được áp dụng
trong các nhà máy nhiệt điện. Cần có quy định kĩ thuật với nội dung phù hợp để đảm bảo chức năng
của lưới điện và an ninh toàn hệ thống. Theo Cơ quan Năng lượng Đan Mạch, 2015, lưới điện truyền
tải có thể được thiết kế để yêu cầu các tua bin gió:

• Ngắt kết nối trong trường hợp có sự cố điện áp và tần số bất thường;

• Giữ kết nối trong trường hợp hệ thống có sự cố;

• Có thể điều khiển từ xa;

• Cắt giảm nếu cần.

Để triển khai điện gió trên quy mô lớn cần có mạng lưới truyền tải và phân phối có liên kết chặt chẽ
với các thị trường lân cận. Trong trường hợp của Đan Mạch, kết nối với Na Uy và Thụy Điển là đặc
biệt quan trọng vì đây là các kết nối giúp cân bằng điện gió và thủy điện. Khi các tua-bin gió tại Đan
Mạch sản xuất ra nhiều điện hơn nhu cầu, phần sản lượng điện dư thừa sẽ được chuyển sang Na Uy
hoặc Thụy Điển, giúp giảm bớt lượng nước dự trữ tại các hồ thủy điện. Khi cường độ gió giảm bớt,
các nhà máy thủy điện sẽ tăng sản lượng, và chuyển điện trở lại Đan Mạch. Các liên kết chặt chẽ và
sự hợp tác hiệu quả trong thị trường điện năng giữa các nhà vận hành hệ thống truyền tải điện (TSO)
tại khu vực Scandinavi đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu năng lượng thân thiện với môi
trường và tăng cường chia sẻ điện gió tại Đan Mạch (nguồn: Cơ quan năng lượng Đan Mạch, 2015).

Việc dự báo chính xác về gió đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh các nước tăng cường
chia sẻ sản lượng điện gió. Trong dự báo tốc độ gió, chỉ cần một sai số là một mét trên giây, và hệ quả
là việc tăng hoặc giảm đột ngột sản lượng điện, sẽ dẫn đến sai lệch đáng kể về sản lượng cũng như
chi phí trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, hoạt động dự báo gió ngày nay đã ở mức độ hết sức tân tiến,
cho phép dự tính chính xác sản lượng 36 tiếng trước khi hoạt động sản xuất thực tế diễn ra. Dù vậy,
đôi khi vẫn xảy ra lỗi trong dự báo (và do đó cần phải cân bằng lại sản lượng trước và trong giờ vận
hành). Một yếu tố quan trọng khác liên quan đến việc sử dụng các kết quả dự báo trong vận hành hệ
thống. Các dự báo được cập nhật mỗi sáu giờ theo dự báo thời tiết, và tại thời điểm (giờ) hệ thống
vận hành, các kết quả dự báo phải được cập nhật theo thông tin thực tế tại thời điểm đó (Cơ quan
năng lượng Đan Mạch, 2015).

65
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

2.3 Những kết luận chính của phân tích kịch bản phát triển nguồn điện sử dụng mô hình Balmorel

Tích hợp năng lượng tái tạo

Kết quả phân tích cho thấy có thể vận hành hệ thống điện Việt Nam với tỷ trọng năng lượng tái tạo
cao, các nguồn điện có thể điều độ góp phần giúp hệ thống trở nên linh hoạt. Việc cắt giảm không
đáng kể (cắt giảm công suất điện mặt trời và cắt giảm công suất điện gió 4% vào năm 2040, với công
suất lần lượt là 42 GW và 39 GW trong hệ thống điện theo Kịch bản chính sách hiện hành) cho thấy
các nguồn năng lượng này đã được tích hợp hiệu quả vào hệ thống điện. Một trong những nguyên
nhân là do kịch bản nói trên đã tính đến tất cả các khoản đầu tư kinh tế vào năng lực truyền tải liên
vùng, do đó đã khắc phục được sự biến động của các nguồn năng lượng tái tạo.

Việt Nam có thể giảm thiểu sự cắt giảm này hơn nữa, ví dụ: với các biện pháp bổ sung chưa được đưa
vào phân tích như hoạt động điều chỉnh phụ tải và trao đổi với các quốc gia láng giềng.

Các Kịch bản chính sách môi trường khác

Trong trường hợp không có các chính sách môi trường được áp dụng (Kịch bản không hạn chế), kết
quả mô hình cho thấy ngành điện của Việt Nam đến năm 2050 bị chi phối bởi điện năng sản xuất từ
than đá; dẫn đến không đạt được các mục tiêu nêu trong Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo
với mức phát thải CO2 rất cao.

Kịch bản chính sách hiện hành lấy các mục tiêu của Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo làm yêu
cầu và cho kết quả là năng lượng sản xuất từ nguồn điện gió và năng lượng mặt trời chiếm tỷ trọng
đáng kể trong hệ thống, giúp giảm phát thải CO2 với ít chi phí bổ sung. Ví dụ, vào năm 2040, Kịch bản
chính sách hiện hành có tổng chi phí cao hơn Kịch bản không hạn chế là 2 tỷ Đô la Mỹ (4%). Con số
này vào năm 2050 là 4,9 tỷ Đô la Mỹ hay 5.6%.

Con số trên được hiểu là chi phí gia tăng hàng năm của hệ thống để thực hiện Chiến lược phát triển
năng lượng tái tạo. Chi phí gia tăng ở mức khá thấp là do mặc dù Kịch bản không hạn chế có chi phí
đầu tư hàng năm cao hơn, Kịch bản chính sách hiện hành giúp tiết kiệm đáng kể chi phí nhiên liệu
(các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời không phát sinh chi phí nhiên liệu).

Giới hạn phát thải khí CO2 giúp Kịch bản không hạn chế có tổng chi phí thấp hơn chút ít so với Kịch
bản chính sách hiện hành (0,38 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2050) mặc dù cả hai kịch bản đều đạt được các
mức phát thải khí CO2 đề ra. Ngược lại, hai kịch bản Giá phát thải CO2 cao và Không phát triển nhiệt
điện than mới đã đạt được mức phát thải CO2 thấp nhất và có tổng chi phí cao nhất.

Việc đánh giá số chi phí gia tăng này có đáng bỏ ra so với kết quả thu về (mức phát thải thấp hơn)
là một quyết định mang tính chính trị. Các phân tích cho thấy cách thức cắt giảm phát thải hiệu quả
nhất trong bối cảnh các yếu tố khác không đổi.

Sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu

Việc không có các chính sách môi trường trong Kịch bản không hạn chế làm tăng đáng kể mức độ
phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, đặc biệt là than đá từ nước ngoài. Các phương án chính sách
can thiệp mạnh nhất (Giá phát thải CO2 cao và Không phát triển nhiệt điện than mới) có nhu cầu về
khối lượng nhiên liệu hoá thạch nhập khẩu thấp nhất do nguồn năng lượng tái tạo trong nước đáp
ứng được đa số nhu cầu về năng lượng.

66
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng

Nghiên cứu này đưa ra con số ước tính về tiềm năng của nguồn năng lượng điện gió trên đất liền
dựa trên kết quả giữa kỳ của dự án Bản đồ gió do GIZ phối hợp với Cơ quan Năng lượng Đan Mạch
hỗ trợ thực hiện, “Phân tích chi phí - lợi ích vĩ mô để tích hợp năng lượng tái tạo” (Ea Energy Analyses
và DHI GRAS, 2017). Theo kết quả sơ bộ, Việt Nam giàu tiềm năng sản xuất điện gió (27 GW). Trong
dài hạn, quốc gia còn có nhiều tiềm năng năng lượng gió (đạt 144 GW) nếu loại bỏ các hạn chế liên
quan đến đất trồng trọt.

Khả năng cạnh tranh của hệ thống năng lượng tái tạo (điện gió và năng lượng mặt trời)

Kết quả phân tích cho thấy trong trung hạn (đến năm 2030), Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động đầu tư
nâng cao sản lượng điện gió tại Việt Nam (vượt 2,7 GW) trên cơ sở cạnh tranh về giá với điều kiện chi
phí công nghệ năng lượng tái tạo tiếp tục giảm và công nghệ liên tục cải tiến. Trong Kịch bản không
hạn chế, tổng sản lượng điện năng sản xuất từ nguồn điện gió và năng lượng mặt trời của các dự án
đầu tư cạnh tranh về giá vào năm 2050 lần lượt là 30 GW và 25 GW.

Sự tăng trưởng về nhu cầu sử dụng điện

Trong khi lưu ý đến khả năng biến động cao của các yếu tố không chắc chắn khi dự báo nhu cầu sử
dụng điện trong dài hạn, chúng ta cũng có thể áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong quá trình đánh
giá các dự đoán có tốc độ tăng trưởng cao và liên tục này. Khi một quốc gia đạt đến mức độ phát
triển kinh tế nhất định, thực tế cho thấy cùng với các động lực khác, việc đổi mới cơ cấu kinh tế (dịch
chuyển từ các ngành công nghiệp nặng sử dụng nhiều năng lượng sang nền kinh tế dịch vụ) và các
tiến bộ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu quả (trong toà nhà, đơn vị sản xuất cũng như các
thiết bị gia dụng và chiếu sáng) góp phần giảm nhu cầu năng lượng mà không ảnh hưởng đến tăng
trưởng GDP. Trong bối cảnh Việt Nam, điều này giúp đảm bảo dự báo tăng trưởng nhu cầu sử dụng
năng lượng đến năm 2050 ở mức thấp hơn (có thể là rất thấp).

Dự báo nhu cầu sử dụng điện

Các kết quả cho thấy tác động rất lớn của dự báo nhu cầu đối với việc thiết lập và quy mô hệ thống
phát điện tối ưu. Cả Kịch bản chính sách hiện hành và các kịch bản dự báo nhu cầu (Cao, Thấp, Rất
thấp) đều đạt chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển NLTT, nhưng nguồn NLTT cần thiết để đạt
mục tiêu đó thì rất khác nhau (từ 48 GW điện gió và điện mặt trời trong kịch bản Nhu cầu rất thấp đến
năm 2050, tới 235 GW trong kịch bản Nhu cầu cao). Tổng công suất lắp đặt cũng có cách biệt lớn tùy
theo giả định về lập kế hoạch phát triển nhu cầu. Như dự kiến, dự báo nhu cầu có tác động trực tiếp
đối với tổng chi phí hệ thống, và một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn giả định
trong quy hoạch phát triển, cũng như lợi ích của việc cải thiện hiệu suất năng lượng.

Các dự báo nhu cầu có ảnh hưởng đáng kể lên mức phát thải khí CO2, do đó có thể minh họa các tác
động có lợi cho môi trường do biện pháp cải thiện hiệu suất năng lượng mang lại.

Giá nhiên liệu

Các giả định về giá nhiên liệu cũng là yếu tố quan trọng tác động đến việc thiết lập hệ thống điện
tối ưu. Nếu giá khí tự nhiên thấp hơn, sản xuất thêm nhiệt điện khí và giảm nhiệt điện than sẽ là giải
pháp chi phí thấp nhất cho toàn hệ thống (giảm 12,8 GW nhiệt điện từ nguồn than nhập khẩu so với

67
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

mức trong Kịch bản chính sách hiện hành năm 2050), trong khi vẫn duy trì tỷ trọng cao của điện gió
và điện mặt trời. Việc giả định giá khí tự nhiên ở mức thấp cũng dẫn đến kết quả mức phát thải CO2
thấp hơn, do các công nghệ nhiệt điện khí phát thải CO2 thấp hơn.

Chi phí công nghệ năng lượng tái tạo

Việc tiếp tục giảm mạnh chi phí cho các công nghệ NLTT sẽ tăng công suất lắp đặt NLTT (trong đó,
điện mặt trời sẽ có tỷ trọng lớn hơn), đồng thời giảm sản lượng nhiệt điện than để khuyến khích
nhiệt điện khí. Chi phí NLTT thấp giúp điện mặt trời (và cả điện gió) có chi phí tương đối cạnh tranh
so với các công nghệ sản xuất điện khác, do đó sản lượng điện từ NLTT tăng thêm thuần túy dựa trên
cơ sở cạnh tranh (VD: năm 2030 khi chỉ tiêu NLTT vượt mức đặt ra trong kịch bản Chi phí NLTT thấp).

Khung pháp lý trong ngành điện

Một yếu tố quan trọng để đảm bảo nguồn cung năng lượng là đảm bảo cung cấp vốn cho đầu tư cơ
sở hạ tầng cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng.

68
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 xét đến 2030 điều chỉnh, nhu cầu
vốn đầu tư cho ngành điện trong giai đoạn 2016-2030 cần khoảng gần 10 tỷ USD là một thách thức
lớn về vốn đầu tư cho Việt Nam. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam không muốn đầu tư trực tiếp thêm
vào ngành, trong khi các doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) và
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) dù trước đây đã từng đầu tư vào các
dự án điện, dự kiến cũng sẽ giảm dần đầu tư. Việt Nam cũng cần hoàn thiện khung pháp lý cùng với
quá trình tái cơ cấu ngành điện và chính sách giá điện hợp lý, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành
mạnh để thu hút các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực phát điện.

Phát triển thị trường điện

Thị trường phát điện cạnh tranh đang được triển khai, trong đó các nhà máy phát điện có công suất
trên 30 MW (trừ nhà máy điện BOT, năng lượng tái tạo) điện tái tạo, sẽ phải tham gia thị trường này.

Hiện tại, khoảng 80% sản lượng đang được cung cấp trên cơ sở hợp đồng mua bán điện dài hạn,
phần còn lại được bán trên thị trường giao ngay. Các nhà máy thủy điện đa mục tiêu quy mô lớn với
các chức năng về chống lũ và điều tiết tưới tiêu, vận hành với khung giá bán điện dựa trên chi phí
được Bộ Công Thương điều chỉnh hàng năm.

Theo Lộ trình phát triển thị trường điện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thị trường bán buôn
điện cạnh tranh đang được xây dựng và dự kiến vào vận hành từ năm 2019 và Thị trường bán lẻ điện
cạnh tranh dự kiến vào vận hành từ năm 2023. Các định hướng chính sách phát triển thị trường được
đưa ra trong lộ trình cải cách thị trường điện là những bước quan trọng nhằm thu hút đầu tư, bảo
đảm nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết cho ngành điện.

Khai thác các tiềm năng về sử dụng năng lượng hiệu quả

Đánh giá về tiềm năng tiết kiệm năng lượng đã chỉ ra rằng, lượng năng lượng tiết kiệm trong giai
đoạn 2025-2035 có thể đạt được từ 5,9%-10,0%, Như vậy, mức giảm này có thể đáp ứng mục tiêu
cường độ năng lượng mỗi năm giảm tối thiểu 1% như đã đề ra trong Chiến lược Tăng trưởng xanh.
Một chương trình quốc gia về tiết kiệm năng lượng trong giai đoạn tới, nếu được thực hiện, phải là
sự kế thừa của VNEEP 2. Đồng thời cần có một số thay đổi để các hoạt động đi sâu vào chất lượng.
Các cơ chế chính sách sau cần được thực hiện:

Khu vực liên ngành:

• Giám sát, thực thi và đánh giá các chính sách và biện pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng
lượng;

• Xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động;

• Xây dựng hệ thống thu thập số liệu và xây dựng chỉ tiêu.

Khu vực tòa nhà:

• Thực thi tiêu chuẩn tòa nhà bắt buộc;

• Cải thiện hiệu suất năng lượng vỏ công trình và các hệ thống bên trong tòa nhà;

• Tiến hành các hệ thống đánh giá tòa nhà xanh.

70
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Khu vực thiết bị sử dụng năng lượng:

• Cải thiện hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) và mở rộng đối tượng dán nhãn năng lượng;

• Tạo dựng thị trường cho các thiết bị năng lượng hiệu suất cao.

Khu vực công nghiệp:

• Xây dựng định mức năng lượng cho một số lĩnh vực; Xây dựng lộ trình, kế hoạch hành động
và chuyển đổi công nghệ;

• Xây dựng hệ thống quản lý và giám sát mức tiêu thụ NL của các cơ sở sản xuất, khuyến khích
và tiến tới bắt buộc áp dụng các định mức tiêu hao năng lượng tiên tiến trên một đơn vị sản
phẩm.

Khu vực giao thông vận tải:

• Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, vận tải hành khách khối lượng lớn;

• Phối hợp các phương thức vận tải hàng hóa, ưu tiên phát triển phương thức vận tải khối lượng
lớn tiết kiệm nhiên liệu;

• Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn về suất tiêu hao nhiên liệu tối thiểu;

• Thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học.

Phát triển năng lượng tái tạo

Những đánh giá cho thấy sự cần thiết có thực hiện những chính sách hỗ trợ để đạt được các mục tiêu
của Chiến lược phát triển NLTT nhằm nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng
sơ cấp khoảng 31,0% vào năm 2020; khoảng 32,3% vào năm 2030 và tăng lên, đạt khoảng 44,0%
vào năm 2050.

Để hiện thực hóa các mục tiêu của Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam và Quy
hoạch phát triển năng lượng quốc gia, cần xây dựng một Chương trình Phát triển Năng lượng tái
tạo nhằm cụ thể hóa hơn nữa và mở rộng các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển NLTT.

Chính sách phát triển NLTT sẽ bao gồm những cơ chế chính sách đã được đề cập trong Chiến lược
phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm:

• Hình thành thị trường về năng lượng tái tạo;

• Chính sách giá điện và bảo đảm đầu tư;

• Nghĩa vụ đảm bảo phát triển năng lượng tái tạo thông qua việc đáp ứng các tiêu chuẩn tỷ lệ
năng lượng tái tạo (Renewable Portfolio Standard - RPS);

• Cơ chế thanh toán bù trừ (Net Metering);

• Chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo bao gồm: ưu đãi về
thuế (thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp), ưu đãi về đất đai và các ưu tiên cho các
nghiên cứu liên quan đến phát triển và sử dụng tài nguyên năng lượng tái tạo;

71
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

• Chính sách bảo vệ môi trường: phí môi trường cho nhiên liệu hóa thạch nhằm xây dựng Quỹ
phát triển năng lượng bền vững.

Ngoài ra, những cơ chế chính sách cần thiết được thực hiện để thúc đẩy phát triển năng lượng tái
tạo:

• Khung pháp lý:

o Thể chế hóa việc phát triển NLTT nhằm đảm bảo về mặt pháp lý dài hạn cho việc huy
động các nguồn lực để phát triển NLTT;

o Xây dựng Chương trình phát triển NLTT với các biện pháp cụ thể trong ngắn hạn và
trong trung hạn với những phân công cụ thể cho các cơ quan quản lý nhà nước nhằm
thúc đẩy phát triển NLTT đạt được các mục tiêu đề ra.

o Lập quy hoạch phát triển các nguồn NLTT dựa trên việc cân đối nhu cầu năng lượng và
tiềm năng các nguồn NLTT trên phạm vi toàn quốc;

o Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về công nghệ và thiết bị NLTT nhằm tạo
lập một thị trường bền vững thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp NLTT trong nước.

• Khuyến khích tài chính:

o Tạo lập nguồn tài chính bền vững cho việc phát triển NLTT thông qua tài trợ của các tổ
chức quốc tế, các nguồn vốn vay ưu đãi từ các định chế tài chính và xây dựng thị trường
vốn từ các ngân hàng thương mại cho đầu tư phát triển NLTT;

o Xây dựng cơ chế cấp chứng chỉ NLTT (Tax credit) bao gồm chứng chỉ sản xuất hoặc
chứng chỉ đầu tư vào NLTT.

• Quy định cơ chế hỗ trợ:

o Xây dựng cơ chế đấu thầu NLTT nhằm đề ra các tiêu chí đấu thầu cạnh tranh riêng cho
từng loại công nghệ NLTT nhằm giảm giá NLTT. Ngoài ra, việc cố định giá cho các dự án
trúng thầu cũng là một đảm bảo lâu dài cho nhà đầu tư;

o Hoàn thiện cơ chế giá cố định FIT có thể điều chỉnh định kỳ cho từng loại hình NLTT
nhằm đảm bảo giá FIT tạo động cơ thúc đẩy cho phát triển NLTT. Cơ chế giá FIT cần phải
có các đánh giá định kỳ để đảm bảo mức hỗ trợ phù hợp để hoàn thành các mục tiêu
phát triển NLTT với chi phí thấp nhất có thể;

o Xem xét việc xây dựng cơ chế giá FIT linh hoạt đảm bảo mức giá FIT thay đổi linh hoạt
theo giá thị trường khi thị trường điện cạnh tranh đầy đủ;

Quy hoạch tổng thể năng lượng tích hợp

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng một Quy hoạch phát triển năng lượng tổng thể nhằm tối
ưu hóa nguồn lực và chi phí giữa các phân ngành năng lượng. Quy hoạch cần được tăng cường bằng
những biện pháp sau:

72
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

• Tăng cường lập bản đồ về nhu cầu năng lượng theo vị trí địa lý và theo ngành với mục đích đưa
ra dự báo về tiêu thụ năng lượng cũng như thiết kế và triển khai các biện pháp nhằm giảm tiêu
thụ năng lượng hoặc thay thế loại năng lượng;

• Tăng cường năng lực dự báo về tiêu thụ năng lượng trên cơ sở những yếu tố như tăng trưởng
kinh tế của từng ngành, mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ, giá năng lượng... ;

• Xây dựng và cập nhật tiềm năng sử dụng năng lượng hiệu quả trong tất cả các ngành của nền
kinh tế. Trong một nền kinh tế đầu tư mạnh vào xây dựng và hạ tầng như Việt Nam với mức
tiêu thụ năng lượng cao trong nhiều năm liền, các chính sách đầu tư về sử dụng năng lượng
hiệu quả đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này áp dụng với tất cả các ngành bao gồm các
công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng và hạ tầng giao thông vận tải.

• Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng năng lượng tái tạo theo vùng, dưới định dạng GIS
(hệ thống thông tin địa lý) nhằm hỗ trợ lập quy hoạch để tích hợp các nguồn năng lượng tái
tạo vào hệ thống năng lượng;

• Tiếp tục xây dựng, đào tạo và chuyển giao các công cụ dự báo, phân tích trong quy hoạch
năng lượng.

73
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Viện Năng lượng, “Thống kê Năng lượng Việt Nam 2014,” IE, 2016;

Viện Năng lượng, “Báo cáo đánh giá Hiệu quả và tiềm năng tiết kiệm NL từ các nhiệm vụ đã
[2] triển khai của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn
2011-2015,” IE, Hà Nội, 2016;

Dự án Hỗ trợ Năng lượng tái tạo GIZ-GDE/MOIT, “Tóm tắt nghiên cứu về cơ chế hỗ trợ năng
[3]
lượng sinh học nối lưới tại Việt Nam,” GIZ-GDE/MOIT, Hà Nội, 2014;

[4] Tổng Cục Thống kê, “Niên giám thống kê 2015,” GSO, Hà Nội, 2016;

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp, “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành
[5]
than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030,” VIMCC, Hà Nội, 2016;

Viện Dầu khí Việt Nam, “Quy hoạch Phát triển Ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, định
[6]
hướng đến năm 2035,” VPI, Hà Nội, 2016;

Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí, “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khí Việt Nam
[7]
giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025,” PVE, Hà Nội, 2016;
EA Energy Anlyses, “Kịch bản năng lượng tái tạo cho Việt Nam,” EA Energy Anlyses, Copenhagen,
[8]
2017;
Công ty CP Tư vấn xây dựng Petrolimex, “Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các
[9]
sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035,” PEC, Hà Nội, 2016;

[10] IEA, “Next Generation Wind and Solar Power - from Cost to Value,” OECD/IEA, Paris, 2016.

74
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

PHỤ LỤC

Bảng PL 1: Kết quả dự báo NCNL cuối cùng theo dạng nhiên liệu

Thành phần Đơn vị 2020 2025 2030 2035

Than KTOE 13.228 15.665 18.146 19.455

LPG KTOE 2.289 2.925 3.803 4.611

Xăng KTOE 6.472 8.911 12.219 15.406

Xăng máy bay KTOE 1.306 2.024 3.116 4.723

Dầu hỏa KTOE 87 112 128 127

Dầu DO KTOE 11.744 15.206 18.592 20.188

Dầu FO KTOE 1.609 2.043 2.454 2.630

Khí tự nhiên KTOE 2.197 2.999 3.720 4.032

Điện KTOE 19.753 29.887 42.717 57.007

Năng lượng tái tạo KTOE 11.353 9.250 7.379 6.329

Tổng nhu cầu năng lượng KTOE 70.039 89.023 112.273 134.508

Bảng PL 2: Kết quả dự báo NCNL cuối cùng theo ngành KB cơ sở

Thành phần Đơn vị 2020 2025 2030 2035

Nông lâm thủy sản KTOE 738 782 847 908

Công nghiệp xây dựng KTOE 30.490 40.174 51.298 60.925

Dịch vụ thương mại KTOE 2.558 3.299 4.130 4.908

Dân dụng KTOE 17.198 19.144 22.186 26.394

Giao thông vận tải KTOE 16.927 23.239 30.663 36.929

Hoạt động khác KTOE 2.129 2.385 3.150 4.445

Tổng nhu cầu năng lượng KTOE 70.039 89.023 112.273 134.508

75
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2017

Bảng PL 3: Kết quả dự báo NCNL cuối cùng theo dạng nhiên liệu KB đề xuất (TOE)

2,020 2,025 2,030 2,035

Than 12.586 13.844 14.381 14.147

LPG 2.094 2.902 3.669 4.563

Xăng 5.608 7.126 8.028 8.815

Xăng E5 294 787 2.658 4.121

Xăng máy bay 1.306 2.024 3.116 4.723

Dầu hỏa 59 66 72 73

Dầu DO 10.928 13.651 16.104 15.832

Dầu DO sinh học - 194 597 1.921

Dầu FO 1.562 1.957 2.354 2.496

Khí tự nhiên 2.147 2.947 3.647 3.936

Điện 19.053 28.130 39.615 51.798

Năng lượng SK PTM 11.412 9.582 8.377 8.057

Khí sinh học 146 513 556 593

Tổng 67.198 83.728 103.173 121.075

Bảng PL 4: Kết quả dự báo NCNL cuối cùng theo ngành KB đề xuất (TOE)

2020 2025 2030 2035

Nông nghiệp 708 734 777 813

Dịch vụ 2.273 2.837 3.503 4.191

Giao thông vận tải 15.858 21.468 28.141 33.309

Hộ gia đình 16.514 17.765 19.331 22.611

Công nghiệp 29.716 38.539 48.271 55.706

Khác 2.129 2.385 3.150 4.445

Tổng 67.198 83.728 103.173 121.075

76

You might also like