You are on page 1of 2

Khi tín hiệu được truyền từ anten phát đến anten thu, nó sẽ đi theo nhiều đường khác

nhau. Các tia này gồm tia đi thẳng-LOS (cái này trong viba, còn trong di động thì không
nhất thiết), tia khúc xạ từ khí quyển, tia phản xạ từ các vật chắn trên đường đi... Kết quả
tín hiệu tại anten thu là tổng hợp của các tín hiệu này, nếu may mắn thì các tín hiệu này
đồng pha và cường độ tín hiệu được tăng cường. Nhưng nếu các tín hiệu này triệt tiêu lẫn
nhau làm cường độ tín hiệu tại anten thu giảm nghiêm trọng (ngang mức nhiễu)- đó chính
là hiện tường fading!
Fading nhanh (hay còn gọi là fading thời hạn ngắn).
Đây là loại fading rất nhanh xảy ra khi anten mobile nhận tín hiệu là nguần tia phản
xạ. Nó thường diễn ra trong suất thời gian liên lạc. Do anten mobile thường thấp hơn cấu
trúc không gian xung quanh như cây cối nhà cửa, đóng vai trò là những vật phản xạ. Tín
hiệu tổng hợp bao gồm nhiều sóng có biên độ và pha khác nhau, nên nó có tín hiệu thay
đổi bất kỳ nhiều khi chúng còn bị triệt tiêu lẫn nhau.
Fading gây ra cho ta nghe thấy những tiếng ồn. Trong môi trường thoáng mà ở đó có
sóng trực tiếp vượt trội, thì loại fading không đáng kể hơn trong khu đô thi.
Loại fading ngắn hạn này có biên độ phân bố theo phân bố rayleigh nên còn được
gọi là fading rayleigh.
Loại fading này gây tác động lớn đối với chất lượng tín hiệu nên cần phải xử lý hạn
chế fading này. Giải pháp đầu tiên và đơn giản nhất là sử dụng đủ công suất phát để cung
cấp một khoảng dự trữ fading.
Fading chậm (hay còn gọi là fading thời hạn dài).
Loại fading này do hiệu ứng che khuất bởi các vật thể che chắn của các địa hình
xung quanh gây nên. Nó có phân bổ xung quanh một giá trị trung bình nếu ta lấy logarit
cường độ tín hiệu. Do vậy người ta còn gọi là fading chuẩn loga. Ảnh hưởng của fading
chuẩn loga là làm giảm khả năng phủ sóng của máy phát. Để chống lại loại fading này
người ta cũng sử dụng khoảng dự trữ fading. Khoảng dự trữ này phụ thuộc vào độ lệch
tiêu chuẩn thường được giả thiết 4 ÷ 8 dB. Nếu suy hao tín hiệu có thể là 10% thì khoảng
dự trữ fading yêu cầu 3 ÷ 5 dB.
Fading phẳng (flat fading) xảy ra khi băng thông của kênh truyền lớn hơn băng tần của
tín hiệu (chú ý tín hiệu thì là băng tần, không phải băng thông). Do các hệ thống tốc độ
thấp có độ rộng băng tần tín hiệu hẹp (hẹp hơn độ rộng kênh truyền) nên chịu ảnh hưởng
của flat fading. Ảnh hưởng của flat fading tác động lên toàn bộ dải tần tín hiệu truyền
trên kênh là như nhau, do đó việc tính toán độ dự trữ fading (fading margin) dễ dàng hơn
(các tần số trong băng tần đều bị tác động như nhau thì chỉ việc tăng thêm phát cho tất cả
băng tần. Thực tế thì có bộ gọi là tự động điều chỉnh độ lợi-AGC (Auto Gain Control) sẽ
điều chỉnh mức bù nhiễu này)
Fading lựa chọn tần số (selective fading) xảy ra khi băng tần của tín hiệu lớn hơn băng
thông của kênh truyền. Do đó hệ thống tốc độ vừa và lớn có độ rộng băng tín hiệu lớn
(lớn hơn độ rộng kênh) sẽ chịu nhiều tác động của selective fading. Tác hại lớn nhất của
loại fading này là gây nhiễu lên kí tự -ISI. Selective fading tác động lên các tần số khác
nhau (trong cùng băng tần của tín hiệu) là khác nhau, do đó việc dự trữ như flat fading là
không thể. Do đó để khắc phục nó, người ta sử dụng một số biện pháp: 1/Phân tập
(diversity): không gian (dùng nhiều anten phát và thu) và thời gian (truyền tại nhiều thời
điểm khác nhau). 2/ Sử dụng mạch san bằng thích nghi, thường là các ATDE (Adaptive
Time Domain Equalizer) với các thuật toán thích nghi thông dụng là Cưỡng ép không ZF
(Zero Forcing) và Sai số trung bình bình phương cực tiểu LMS (Least Mean Square
error); 3/Sử dụng mã sửa lỗi để giảm BER (vốn có thể lớn do selective fading gây
nên);4/Trải phổ tín hiệu (pha-đinh chọn lọc thường do hiện tượng truyền dẫn đa đường
(multipath propagation) gây nên, trải phổ chuỗi trực tiếp, nhất là với máy thu RAKE, có
khả năng tách các tia sóng và tổng hợp chúng lại, loại bỏ ảnh hưởng của multipath
propagation); 5/Sử dụng điều chế đa sóng mang mà tiêu biểu là OFDM (cái của nợ này
ngày nay được ứng dụng khắp nơi, trong di động 3G, trong WIFI, WIMAX hay trong
truyền hình số mặt đất DVB-T...)

You might also like