You are on page 1of 11

Cao trào kháng Nhật cứu nước

1) Những chuyển biến quan trọng của thế giới


• Cuối 1944 đầu 1945 chiến tranh thế giới thứ hai dần
bước vào giai đoạn kết thúc. Quân đội Liên Xô mở
cuộc tổng tiến công về phía Beclin hang ổ của phát xít
Đức, lần lượt giải phóng các nước Trung, Đông Âu.
• Đêm 8-5-1945 phát xít Đức đầu hàng đồng minh
không điều kiện.
• Phát xít Nhật đứng trước nguy cơ thất bại trên mọi
mặt trận
• Quân đội Pháp ráo riết chuẩn bị kế hoạch chiếm lại
Đông Dương ngay sau khi quân Đồng Minh tiến vào
Đông Dương đê tiến công Nhật.
• Tối ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp để
độc chiếm Đông Dương. Quân Pháp nhanh
chóng đầu hàng.
• Trước tình hình đó, ngày 12-3-1945 Ban
Thường vụ ban chấp hành trung ương Đảng
đã ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”.
Hội nghị nhận định là cuộc đảo chính đã tạo
nên một tình hình khủng hoảng chính trị sâu
sắc, điều kiện của cuộc tổng khởi nghĩa sẽ
nhanh chóng chín muồi, đối tượng của cách
mạng có chỗ thay đổi.
• Về tình thế cách mạng ban chỉ thị nhận định:
điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi
vì Pháp tan rã nhưng Nhật chưa hoang mang,
do dự đến mức cực điểm. Các tầng lớp trung
gian chưa nghiêng hẳn về phía cách mạng,
còn đội tiên phong vẫn còn đang ở giai đoạn
chuẩn bị chưa sẵn sàng cho chiến đấu.
Từ đó ban chỉ thị quyết định: “Phát động một
cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để
làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”.
2) Cao trào kháng Nhật cứu nước của quân và dân ta
 Từ ngày 12-3-1935 trở đi, ở các tỉnh Việt Bắc, Cứu Quốc Quân
phối hợp với lực lượng tự vệ và nhân dân địa phương đã
chuyển ngay sang tiến công quân địch, giải phóng nhiều vùng
rộng lớn.
 Cao trào diễn ra sôi nổi đã gây ra được rất nhiều tiếng vang
và khá nhiều thành quả:
 Thành lập uỷ ban cách mạng lâm thời châu Tự Do
 Khởi nghĩa Ba Tơ và thành lập đội du kích Ba Tơ
 Một số hoạt động tiêu biểu ở Việt Bắc:
• Từ ngày 2-10/4/1945 Cứu Quốc Quân đã bao vây và giải
phóng được Châu Vũ Nhai. Ở Bắc Giang, tước khí giới của
bọn lính ở phủ Yên Thế và tổ chức các cuộc mít tin ở Nhã
Nam. Ở Lạng Sơn, phá kho thóc đồn Nam Nhi, giải phóng Mỏ
Nhai, châu Bằng Mạc.
• Cuối tháng 4-1945 một khu vực rộng lớn gồm hầu hết các xã,
châu, huyện ở Cao-Bắc-Lạng-Hà-Tuyên-Thái đã được giải
phóng và thành lập chính quyền cách mạng.
Hội nghị quân sự Bắc Kỳ (tại Bắc Giang) đã quyết
định: “tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên
tất cả nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc
này. Chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh
du kích, gây dựng căn cứ địa kháng Nhật, để
chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời
cơ”.
Đội du kích Âu Cơ được thành lập, không ngừng
phát triển và được củng cố, nhanh chóng trở
thành lực lượng nòng cốt tiến tới khởi nghĩa
giành chính quyền trên địa bàn.
Đập tan cuộc tổng tiến công hơn 2000 quân của
phát xít Nhật.
Phong trào cách mạng ở Nam Bộ trước ngày tổng
khởi nghĩa:
o Ở Bến Tre: lực lượng vũ trang lấy tên là Cứu quốc
quân, đến gần ngày khởi nghĩa thì tổ chức thành
Cảm tử quân.
o Ở Sa Đéc: mỗi xa lập ra một đội xung phong vũ
trang.
o Ở Mỹ Tho: tổ chức được ba trung đội du kích bên
cạnh mở thêm các lớp huấn luyện về du kích cho
các cán bộ trong cơ sở.
o Tại Sài Gòn: phong trào cách mạng công nhân,
thanh niên diễn ra hết sức rầm rộ, sôi nổi.
Cao trào kháng Nhật cứu nước của quân dân ta
Tổng khởi nghĩa tháng tám thắng lợi
1) Thời cơ lịch sử
 Mùa thu năm 1945 Liên Xô thực hiện cam kết ở hội
nghị Yanta tuyên chiến với Nhật, đánh tan đội quân
Quan Đông tinh nhuệ của chúng. Cùng lúc Mỹ ném hai
quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhật
đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Trước đó vào ngày
8-5-1945 phát xít Đức đã đầu hàng Đồng Minh, ngày
14-8-1945 thế chiến thứ hai kết thúc.
 Tình hình thế giới lúc này đã có những ảnh hưởng tích
cực tới nước ta. Cách mạng nước ta tiến nhanh đến
ngày quyết định.
2) Tổng khởi nghĩa tháng tám thắng lợi
o Trước tình hình phát triển nhanh chóng, Trung ương
quyết định họp Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân
Trào (Tuyên Quang) từ ngày 13 đến 15-8-1945.
o Ngay đêm 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra
lệnh tổng khởi nghĩa .
o Ngày 16-8-1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào đã
tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và
mười chính sách của Việt Minh, quyết định đặt tên
nước là Việt Nam dân chủ cộng hoà, xác định quốc kỳ,
quốc ca và thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt
Nam. Ngay sau Đại hội, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư
kêu gọi tổng khởi nghĩa.
o Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã nhất tề
vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Từ 14-8-1945,
các đơn vị giải phóng quân đã liên tiếp hạ nhiều đồn
Nhật thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Yên Bái và hỗ trợ quần chúng tiến lên
giành chính quyền.
o Ngày 18-8-1945, nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải
Dương, Phúc Yên, Thái Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh,
Quảng Nam và Khánh Hoà giành chính quyền ở tỉnh lỵ.
o Ngày 19-8-1945, hàng chục vạn quần chúng xuống
đường biểu tình, tuần hành. Trước khí thế áp đảo của
quần chúng khởi nghĩa, hơn một vạn quân Nhật ở Hà
Nội tê liệt, không dám chống cự. Chính quyền về tay
nhân dân.
o Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Huế; ngày
25-8-1945, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Sài Gòn. Chỉ
trong vòng 15 ngày (từ 14 đến 28-8-1945) cuộc Tổng
khởi nghĩa đã thành công trên cả nước, chính quyền
về tay nhân dân.
o Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

You might also like